Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người tày và người thái ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
______________

HÀ XUÂN HƢƠNG

SO SÁNH DÂN CA TRỮ TÌNH SINH HOẠT
CỦA NGƢỜI TÀY VÀ NGƢỜI THÁI
Ở VIỆT NAM

Ngành: VĂN HỌC DÂN GIAN
Mã số: 9 22 01 25

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN XUÂN KÍNH

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày
và người Thái ở Việt Nam là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết luận khoa học trong đề tài là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong các công trình khác. Nội dung đề tài có tham khảo và sử dụng các thông
tin đƣợc đăng tải trên các sách, tạp chí theo danh mục tài liệu tham khảo của đề
tài. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng

năm 201



TÁC GIẢ LUẬN ÁN

HÀ XUÂN HƢƠNG


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới GS. TS Nguyễn Xuân Kính –
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viên Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện để
tôi hoàn thành khóa học và luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ nhiều tƣ
liệu và kinh nghiệm quý liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã động
viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng

năm 201

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN ............................................................................................... 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 11
1.2. Luận án, sự kế thừa và phát triển............................................................................ 25

1.3. Cơ sở lí luận............................................................................................................ 29
CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY, THÁI Ở VIỆT NAM VÀ DÂN
CA TRỮ TÌNH SINH HOẠT CỦA HỌ .................................................................... 45
2.1. Khái quát về ngƣời Tày và ngƣời Thái ở Việt Nam............................................... 45
2.2. Dân ca trữ tình sinh hoạt của ngƣời Tày và ngƣời Thái – nhận diện và phân loại........... 65
CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG CỦA DÂN CA TRỮ TÌNH
SINH HOẠT CỦA NGƢỜI TÀY VÀ NGƢỜI THÁI .............................................. 73
3.1. Sự tƣơng đồng trong việc phản ánh đời sống hiện thực ở nông thôn miền núi
và tình cảm con ngƣời ................................................................................................... 73
3.2. Sự tƣơng đồng về cách thức thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình .................... 85
3.3. Sự tƣơng đồng trong việc sử dụng biểu tƣợng hoa ................................................ 93
3.4. Sự tƣơng đồng về trình tự diễn xƣớng hát đối đáp và sự tham gia của âm nhạc
vào diễn xƣớng .............................................................................................................. 97
3.5. Iếu và cắm nôm – sự giao thoa của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày, Thái .............. 103
CHƢƠNG 4: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA DÂN CA TRỮ TÌNH SINH
HOẠT CỦA NGƢỜI TÀY VÀ NGƢỜI THÁI ...................................................... 109
4.1. Sự khác biệt về nhân vật trữ tình .......................................................................... 109
4.2. Sự khác biệt về thi pháp lời thơ nghệ thuật .......................................................... 117
4.3. Sự khác biệt về đặc điểm diễn xƣớng ................................................................... 138
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 152


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

STT

Nghĩa của chữ viết tắt


1

DCTTSH

Dân ca trữ tình sinh hoạt

2

DTTS

Dân tộc thiểu số

3

Nxb

Nhà xuất bản

4

PL

Phụ lục

5

tr

Trang


6

VHDG

Văn học dân gian

7

VHSS

Văn học so sánh


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tài liệu khảo sát .................................................................................................5
Bảng 2: Thông tin điền dã ...............................................................................................7
Bảng 2.1: Phân loại dân ca của ngƣời Tày và ngƣời Thái ............................................70
Bảng 3.1. Sự xuất hiện của các từ mang sắc thái cầu khiến ..........................................90
Bảng 4.1: Sự xuất hiện của hình ảnh, biểu tƣợng là con ngƣời và các hình ảnh,
biểu tƣợng nguồn gốc thiên nhiên trong DCTTSH Tày, Thái......................... 121
Bảng 4.2: Sự xuất hiện của hình ảnh, biểu tƣợng nƣớc và các hình ảnh, biểu tƣợng
có nguồn gốc nhân tạo trong DCTTSH Tày, Thái .......................................... 125
Bảng 4.3: Khảo sát việc sử dụng điển tích trong DCTTSH Tày, Thái ...................... 131


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập nên dân tộc.
Nó có quan hệ mật thiết với tinh thần, tâm hồn của cả chủng tộc, giúp tạo nên dấu ấn

riêng, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn học, với tƣ cách là một thành tố của
văn hóa, cũng giữ vai trò ấy. Trong văn học, văn học dân gian (VHDG) giữ vị trí đáng
kể và có nhiều ƣu thế trong việc phản ánh tƣ duy, tình cảm của dân tộc. Nghiên cứu
VHDG là cần thiết và quan trọng đối với việc góp phần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là đối với việc xây dựng khối thịnh vƣợng chung của cộng
đồng quốc gia dân tộc trong bối cảnh giao lƣu thời toàn cầu hóa hiện nay.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Bức tranh văn hóa Việt Nam đa diện, đa sắc
màu, đƣợc tạo nên bởi quá trình tích hợp các giá trị văn hóa tộc ngƣời vào văn hóa Việt
Nam – một phức thể văn hóa đa dạng mà thống nhất. Qua VHDG, chúng ta có thể nhận
diện đƣợc sự hòa hợp trong đa dạng của mối quan hệ văn hóa giữa các tộc ngƣời. Vì thế,
con đƣờng nghiên cứu so sánh VHDG của các tộc ngƣời sẽ đem tới nhiều khả năng cho
việc phát hiện ra những yếu tố văn hóa truyền thống mang tính đặc trƣng tộc ngƣời cũng
nhƣ những nét chung, mang tính phổ biến.
1.2. Tày và Thái là hai dân tộc có số dân đông thứ hai và thứ ba trong 54 dân tộc
Việt Nam, sinh sống rải rác trong cả nƣớc song tập trung nhiều nhất ở khu vực miền núi
phía Bắc. Ngƣời Tày giữ vai trò chủ thể văn hóa vùng Đông Bắc, ngƣời Thái giữ vai trò
chủ thể văn hóa vùng Tây Bắc. Với những giá trị đặc sắc về văn hóa, hai dân tộc giữ vị
trí quan trọng trong tổng thể văn hóa dân gian Việt Nam. Trong đó, phải kể đến vai trò
của kho tàng VHDG thấm đẫm hồn cốt dân tộc.
1.3. Trong kho tàng VHDG của ngƣời Tày và ngƣời Thái, truyện cổ và dân ca là
hai bộ phận phong phú và tiêu biểu nhất. Dân ca Tày, Thái – với tƣ cách là những bộ
phận của văn hóa và VHDG, đã thể hiện khá sinh động và rõ nét đời sống văn hóa và
tâm hồn dân tộc bởi nó ra đời từ đời sống của nhân dân, rồi lại quay trở lại phục vụ
chính đời sống ấy trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, tín
ngƣỡng, hội hè… của tộc ngƣời. Do đó, có thể nói, dân ca Tày, Thái thể hiện một cách
tập trung nhất và rõ ràng nhất bản sắc văn hóa của hai dân tộc.

1



1.4. Dân ca có ở hầu hết các dân tộc và là nghệ thuật mang tính chất tổng hợp,
gồm ngôn từ, diễn xƣớng, âm nhạc, vũ đạo, đạo cụ. Ở ngƣời Kinh, do điều kiện riêng
nên bộ phận ngôn từ trong dân ca dần tách thành một thể loại độc lập là ca dao. Trái lại,
ở các dân tộc thiểu số (DTTS), bộ phận ngôn từ chƣa phân thành một thể loại độc lập.
Vì thế, các nhà nghiên cứu thƣờng nhắc đến dân ca các DTTS mà không nhắc đến ca
dao của họ nhƣ với ngƣời Kinh. Đây cũng là lí do để dân ca đƣợc coi là đối tƣợng
nghiên cứu của VHDG, dù nó là nghệ thuật biểu diễn.
1.5. Xét riêng về DCTTSH, nếu nhƣ ngƣời Tày có lượn cọi (hát gọi bạn yêu),
lượn slương (hát thƣơng yêu), lượn nàng ới (hát gọi ngƣời con gái), lượn then (hát
then), phong slư (thƣ tình con trai gửi cho con gái và ngƣợc lại)… thì ngƣời Thái có
khắp báo xao (hát trai gái), khắp xai peng (hát dây tình), khắp hạn khuống (hát nơi sàn
chơi), khắp loong tôông (hát nơi cánh đồng), khắp xư (hát thơ)… Sự phong phú, đa
dạng, sự đặc sắc cả về nội dung, thi pháp lời thơ nghệ thuật, đặc điểm diễn xƣớng của
DCTTSH và mức độ gắn bó của chúng với mọi mặt đời sống nhân dân khiến chúng tôi
đặc biệt quan tâm đến loại dân ca này. DCTTSH của mỗi dân tộc vừa mang những điểm
tƣơng đồng, vừa mang những điểm dị biệt.
Một sự so sánh DCTTSH của hai dân tộc Tày, Thái sẽ góp phần khám phá tính
chung, tính phổ biến trong văn hóa của hai dân tộc này, đồng thời làm phát lộ tính riêng
đặc thù của mỗi dân tộc trong bức tranh văn hóa Việt Nam, góp phần khẳng định bản
sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề này lại chƣa nhận đƣợc sự quan tâm thỏa đáng từ
các nhà nghiên cứu VHDG.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề So sánh dân ca trữ tình sinh
hoạt của người Tày và người Thái ở Việt Nam làm đề tài nghiên cứu với mong muốn chỉ
ra và lí giải đƣợc những điểm giống và khác nhau của hai bộ phận dân ca, trên cơ sở đó
thấy đƣợc cái chung của văn hóa các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam, đồng thời thấy
đƣợc nét đặc thù dân tộc của văn hóa ngƣời Tày và ngƣời Thái.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận án này, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu là qua so sánh
DCTTSH của hai dân tộc Tày, Thái, thấy rõ tính thống nhất và đa dạng của dân ca các

dân tộc Việt Nam nói chung, DCTTSH Tày, Thái nói riêng, lí giải nguyên nhân của sự
thống nhất, đa dạng đó.
2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, hệ thống theo lựa chọn có chủ ý các tƣ liệu DCTTSH Tày, Thái dựa
trên các nguồn tƣ liệu sƣu tầm, công bố tƣ liệu dân ca dƣới hình thức song ngữ.
- Điền dã, khảo sát diễn xƣớng DCTTSH Tày, Thái (còn quan sát đƣợc), phỏng
vấn hồi cố các nghệ nhân ngƣời Tày, Thái ở khu vực miền núi phía Bắc; khảo sát các tƣ
liệu phục dựng diễn xƣớng DCTTSH Tày, Thái; quan sát mối quan hệ giữa văn bản và
diễn xƣớng trong thực tế đời sống của hai dân tộc Tày, Thái.
- Tìm hiểu các vấn đề về lí luận văn học so sánh (VHSS) nói chung và VHSS
trong nghiên cứu văn hóa, VHDG nói riêng; hệ thống hóa lí luận về bản sắc văn hóa dân
tộc, dân ca và diễn xƣớng.
- Khái quát về tộc ngƣời và diện mạo DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái.
- Khảo sát các khía cạnh của DCTTSH của hai dân tộc Tày, Thái (qua văn bản là
chính, kết hợp với sự quan sát diễn xƣớng dân ca), lấy đó làm cơ sở cho sự so sánh.
- Phân tích các điểm tƣơng đồng và khác biệt của DCTTSH Tày, Thái.
- Lí giải nguyên nhân của sự tƣơng đồng và khác biệt đó, chỉ ra nội hàm văn hóa
ẩn chứa trong đó để dẫn tới nhận thức rằng sự tƣơng đồng chính là tính thống nhất, sự
khác biệt chính là bản sắc văn hóa của ngƣời Tày, Thái, tạo nên tính đa dạng của văn
hóa các dân tộc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái ở
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài so sánh DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái ở Việt Nam,
chúng tôi chỉ nghiên cứu loại dân ca này của ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc và ngƣời Thái

ở vùng Tây Bắc. Vùng Đông Bắc bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai và một phần của tỉnh Yên Bái. Vùng Tây
Bắc bao gồm các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình và một phần tỉnh Yên Bái.
Về nguồn tƣ liệu, các kết quả so sánh của chúng tôi trong luận án là dựa trên cơ
sở khảo sát kĩ càng các nguồn tƣ liệu DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái. Song,
chúng tôi nhận thấy kho tàng DCTTSH của hai dân tộc Tày, Thái có số lƣợng tƣơng đối
lớn và phong phú về thể loại. Hơn nữa, việc đƣa toàn bộ các tài liệu vào trong công trình
3


là không thật cần thiết. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng vai trò đại diện của tài liệu
VHDG trong công việc nghiên cứu. Lí do của sự không cần thiết nói trên nằm ở tính lặp
lại của VHDG nói chung, dân ca nói riêng. Nếu nhƣ ở văn học viết, nhà nghiên cứu cần
đọc hết các tác phẩm của một tác giả nào đó thì mới có thể đƣa ra những nhận định,
đánh giá khoa học về tác giả đó. Nhƣng, ở VHDG, nhà nghiên cứu chỉ cần biết một số
lƣợng tác phẩm vừa đủ, có tính chất đại diện. VHDG là mảnh đất của những yếu tố lặp
đi lặp lại, của những điểm chung mang tính cộng đồng, thời đại. Riêng ở dân ca, tính lặp
lại của các yếu tố trong dân ca là rất cao và phổ biến. Chỉ bằng quan sát, bạn đọc cũng dễ
dàng nhận ra những sự giống nhau giữa các văn bản dân ca. Do vậy, quan điểm của chúng
tôi là chỉ cần khảo sát giới hạn ở một số lƣợng tác phẩm mà ngoài số lƣợng đó chúng ta
không phát hiện thêm điều gì mới. Sự hạn chế nguồn tƣ liệu của chúng tôi là giống nhƣ
việc làm của tác giả V.IA. Propp trong công trình Hình thái học truyện cổ tích [165].
Khi thống kê, chúng tôi sử dụng các tƣ liệu dân ca dẫn từ các tài liệu đã đƣợc
xuất bản và dƣới hình thức song ngữ Tày – Kinh đối với DCTTSH Tày và Thái – Kinh
đối với DCTTSH Thái. Các tài liệu đƣợc lựa chọn phải có sự ăn khớp nhau về số dòng
thơ trong bản phiên âm và bản dịch sang tiếng Việt, đồng thời bản dịch phải sát nghĩa.
Trong đó, chúng tôi ƣu tiên những công trình mà tác giả là những ngƣời con của dân tộc
Tày, Thái hoặc từng có thời gian sinh sống cùng ngƣời bản tộc, có lợi thế trong việc am
hiểu văn hóa và ngôn ngữ dân tộc. Họ dành rất nhiều công sức, tâm huyết, trung thực và
trách nhiệm trong việc sƣu tầm, biên soạn. Vì thế, việc biên dịch của các tác giả đó khá

sát với cách cảm, cách nghĩ và đặc trƣng thi pháp thể loại của DCTTSH Tày, Thái.
Những tiêu chí nhƣ vậy sẽ đem đến tính tin cậy cho tài liệu đƣợc lựa chọn để khảo sát,
nghiên cứu của luận án.
Vì những lí do này, đối với DCTTSH Tày, trong rất nhiều mảng, chúng tôi lựa
chọn iếu, lượn slương, lượn cọi, phong slư, rọi. Ở từng mảng, chúng tôi chỉ lựa chọn
những bản tiêu biểu, có chất lƣợng để khảo sát. Cụ thể, chúng tôi lựa chọn dẫn 500 bài
dân ca với 4216 câu. Đối với DCTTSH Thái, chúng tôi dẫn 286 bài DCTTSH Thái với
6068 câu. Sự lựa chọn dẫn này là có chủ ý khi chúng tôi nhận thấy các hiện tƣợng đã
đƣợc hàm chứa khá đầy đủ trong 500 bài DCTTSH Tày và 286 bài DCTTSH Thái đƣợc
dẫn. Số lƣợng bài cụ thể trong các tài liệu dân ca đƣợc lựa chọn nhƣ sau:

4


Bảng 1: Tài liệu khảo sát
STT

Mã tài
liệu

Tài liệu

Số bài đƣợc
lựa chọn

Tày
1

Phƣơng Bằng (sƣu tầm, phiên âm chữ Nôm và dịch) [6]


5

(2012), Phong Slư, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
2

Hoàng Văn Chữ, Nông Phúc Tƣớc, Hoàng Nừng (sƣu [22]
tầm, biên dịch) (2012), Iếu – Dân ca dân tộc Tày, Nxb

50

Văn hóa dân tộc, Hà Nội
3

Nhiều tác giả (1970), Rọi (Vốn cổ văn học dân tộc Tày – [99]

50

Nùng), Nxb Dân tộc Việt Bắc
4

Nhiều tác giả (2012), Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, [108]
lượn slương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

200

5

Lục Văn Pảo (sƣu tầm, phiên âm, dịch) (1994), Lượn [117]

150


cọi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
6

Dƣơng Văn Sách, Dƣơng Thị Đào (sƣu tầm) (2016), [128]
Lượn rọi – Hát đối đáp của của người Tày, Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội

45

Tổng

500
Thái

7

Nguyễn Văn Hòa (sƣu tầm, biên dịch) (2001), Truyện cổ [50]
và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội

49

8

Hà Mạnh Phong, Đỗ Thị Tấc (sƣu tầm, biên dịch) (2012), [121]
Dân ca Thái Lai Châu, Quyển 2 – Thơ và dân ca tình
yêu của người Thái Mường So, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu, Hà Nội


190

9

Đỗ Thị Tấc (sƣu tầm và dịch) (2012), Dân ca Thái Lai [134]

47

Châu, Quyển 1 – Chiêng xoong mố bók (Mùa xuân
mùa hoa), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
Tổng

286

5


Số lời còn lại của các công trình kể trên và các tài liệu DCTTSH khác của ngƣời
Tày, Thái, chúng tôi sử dụng làm cơ sở tham khảo, đối chiếu, kiểm tra. Chẳng hạn, ở
DCTTSH Tày có các công trình nhƣ Lượn cằm Tày Hoàng Liên Sơn [138], Sli lượn
hát đôi của người Tày Nùng ở Cao Bằng [92], Chồm bjoóc mạ [14], Lượn then ở
miền đông Cao Bằng [78], Tàng pây kết chụ (Đường đi kết bạn tình) [70], Thành ngữ
- tục ngữ - ca dao dân tộc Tày [127], Thơ ca dân gian Tày Nùng xứ Lạng [5], Tục
ngữ, ca dao Tày vùng hồ Ba Bể [192], tƣ liệu điền dã của tác giả luận án; ở ngƣời Thái
có công trình: Khắp sứ lam của người Thái đen xã Noong Luống, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên [49].
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Theo Hà Văn Tấn, “phƣơng pháp luận khoa học là hệ thống lí thuyết lí giải đối
tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ lí giải các phƣơng pháp tiếp cận đối tƣợng đó” [55; tr. 10].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu ngôn ngữ [40] cũng nói tƣơng tự nhƣ vậy. Vậy, phƣơng pháp luận định hƣớng cho
chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án này là: Trong khi sử dụng các quy phạm của
nghiên cứu văn học, không quên tính đặc thù của VHDG; khi so sánh DCTTSH của hai
dân tộc Tày, Thái, chúng tôi chú ý đến mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Cái
chung ở đây là tính toàn nhân loại của VHDG, tính tƣơng đồng cao của dân ca các dân
tộc ở Việt Nam. Cái riêng ở đây là tính đặc thù của DCTTSH mỗi dân tộc. Theo ý nghĩa
triết học, cái chung đƣợc lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tƣợng hay quá trình riêng lẻ
khác; cái riêng là một sự vật, một hiện tƣợng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
Phƣơng pháp luận cũng chỉ ra rằng, để thực hiện bản luận án này, chúng tôi cần
áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp điền dã, phƣơng pháp thống kê,
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp liên ngành.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp điền dã
Luận án thực hiện trên cơ sở tƣ liệu là DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái.
Đây là đề tài nghiên cứu dân ca nên cần đặt nó trong môi trƣờng diễn xƣớng cụ thể để
thấy đƣợc hết tính sinh động của diễn xƣớng và thấy đƣợc mối liên hệ giữa dân ca với
phong tục, tập quán, tín ngƣỡng... của dân tộc. Vì thế, chúng tôi lựa chọn phƣơng pháp
điền dã. Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi tiến hành điền dã tại một số vùng
cƣ trú của đồng bào Tày, Thái ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Tại đó, chúng tôi quan sát
6


đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày, Thái, phỏng vấn ngƣời dân, tiếp cận với các diễn
xƣớng DCTTSH Tày, Thái. Chúng tôi đƣợc chứng kiến các diễn xƣớng có tính ngẫu
hứng khi làm ngô, làm lúa, các điệu hát rong chơi… của ngƣời Thái ở Yên Bái, diễn
xƣớng lượn slương của ngƣời Tày ở Bắc Kạn và đƣợc chứng kiến các nghệ nhân phục
hồi các diễn xƣớng lượn của ngƣời Tày ở Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn và khắp của
ngƣời Thái ở Yên Bái. Chúng tôi lựa chọn các địa bàn điền dã nhƣ thế bởi đó là nơi tập
trung đông đồng bào Tày/ Thái sinh sống, còn lƣu giữ đƣợc nhiều đặc điểm văn hóa

truyền thống của dân tộc. Các thông tin đƣợc cụ thể hóa trong bảng dƣới đây:
Bảng 2: Thông tin điền dã
Địa điểm

STT

Thời gian

Thông tin viên

Tày
1

Xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, 15/2 – 5/3/ 2017
tỉnh Lạng Sơn

2

3

Dƣơng Công Thông
Dƣơng Công Nam

Thị trấn Yên Minh, huyện Yên 24/4 - 28/4/2018

Nguyễn Thị Hà

Minh, tỉnh Hà Giang

Hoàng Thị Đại


Xã Thƣợng Bằng La, huyện Văn 7/2 - 12/2/2014

Hà Đình Tỵ

Chấn, tỉnh Yên Bái
4

Xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh 12/2 – 19/2/2016

Nông Minh Cƣơng

Bắc Kạn
Thái
4

5

Xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh 7/2 – 21/2/2016

Lò Thị Sa

Yên Bái

Sầm Văn Tuấn

Xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, 11/7 - 18/7/2018

Lƣờng Thủy Chung


tỉnh Yên Bái

Vì Thị Pọm
Lò Thị Sáng
Lò Thị Tía

Qua điền dã, chúng tôi thu thập các thông tin hữu ích cho quá trình so sánh và lí giải.
Việc thu thập các dữ liệu văn hóa, lịch sử, xã hội tộc ngƣời sẽ cho kết quả là những
7


thông tin định tính góp phần chứng minh và lí giải cho những đặc điểm tƣơng đồng và
khác biệt của DCTTSH của hai dân tộc.
4.2.2. Phương pháp thống kê
Về phƣơng pháp thống kê, trong công trình Văn hóa dân gian – Những phương
pháp nghiên cứu [101; tr. 127 – 141], Nguyễn Xuân Kính đã khẳng định đây là một
trong số các phƣơng pháp nghiên cứu chính xác bởi mục đích của việc nghiên cứu là tìm
ra giá trị và giải thích, làm sáng tỏ các quy luật, tức những sự lặp lại của các hiện tƣợng
cùng loại ở một mức độ nhất định nào đó. Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi thống kê
thông tin về các tài liệu công bố dân ca theo năm và theo dân tộc phục vụ cho việc lƣợc
thuật tình hình sƣu tầm, nghiên cứu, thống kê các bài DCTTSH Tày, Thái đƣợc lựa chọn
làm đối tƣợng khảo sát. Đặc biệt, chúng tôi thống kê các số liệu cụ thể liên quan đến nội
dung, thi pháp của DCTTSH Tày, Thái nhƣ tần suất xuất hiện của các điển tích, biểu
tƣợng, thể thơ. Các kết quả thống kê mang tính định lƣợng nhƣ thế sẽ là căn cứ để
chúng tôi đƣa ra các suy luận, nhận định khoa học. Đồng thời, việc sử dụng các phƣơng
pháp này cũng giúp tăng thêm sức thuyết phục, độ chính xác, tin cậy cho những nhận
định khoa học của chúng tôi.
4.2.3. Phương pháp so sánh
Ở góc độ là một phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, so sánh là phƣơng pháp
quen thuộc, đƣợc sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau để định tính, định

lƣợng hoặc xác định ngôi thứ của các sự vật, hiện tƣợng. Trong nghiên cứu văn hóa dân
gian, VHDG, phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng để xác định, đánh giá các hiện tƣợng
trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Chúng tôi lựa chọn phƣơng pháp so sánh vì
mục đích chính của đề tài là làm folklore so sánh. Chỉ có qua so sánh mới chỉ ra đƣợc
những tƣơng đồng, khác biệt của hai bộ phận dân ca này ở hai tộc ngƣời Tày, Thái.
Dạng thức chính của phƣơng pháp so sánh mà chúng tôi sử dụng là so sánh loại hình
lịch sử. Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi nhằm nhận thức DCTTSH Tày, Thái thông
qua việc tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa các yếu tố nhƣ nội dung, thi pháp lời thơ
nghệ thuật, đặc điểm diễn xƣớng trong DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái. Chúng tôi
tìm ra kết cấu bên trong, sự liên hệ giữa DCTTSH Tày, Thái với các yếu tố lịch sử, xã hội
để giải thích nguyên nhân, ý nghĩa của những điểm tƣơng đồng, dị biệt đó.
4.2.4. Phương pháp liên ngành
Phƣơng pháp liên ngành là phƣơng pháp nghiên cứu có sự kết hợp giữa nhiều
ngành khoa học, trong đó có một ngành đóng vai trò trung tâm, nhƣ tác giả Đinh Gia
8


Khánh đã phân tích trong cuốn sách Văn hóa dân gian – Những phương pháp nghiên
cứu [101; tr. 113]. Ở đây, khoa nghiên cứu văn học chú ý đến tính đặc thù của sáng tác
dân gian đóng vai trò trung tâm, các ngành khoa học khác nhƣ dân tộc học, lịch sử, văn
hóa học… đóng vai trò bổ trợ.
Chúng tôi sử dụng các kiến thức về dân tộc học, lịch sử, địa lí… trong một đề tài
folklore so sánh để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về nguyên nhân và ý nghĩa những đặc
điểm tƣơng đồng, khác biệt trong DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái. Cụ thể, thông
qua nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu các dữ liệu thu thập đƣợc từ việc quan sát văn
hóa, lịch sử, xã hội… của tộc ngƣời Tày, Thái, chúng tôi nhằm phát hiện ra sự chuyển
hóa các dữ liệu văn hóa, lịch sử, xã hội… thành các dữ liệu văn học, lấy đó làm cơ sở
cho những lí giải về sự giống và khác nhau của DCTTSH Tày, Thái; nhận định về mối
liên hệ cũng nhƣ vai trò của của DCTTSH đối với văn hóa tộc ngƣời nói riêng và văn
hóa Việt Nam nói chung.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên đặt DCTTSH – một bộ phận quan trọng
của VHDG nói riêng, văn hóa nói chung của ngƣời Tày và ngƣời Thái - dƣới góc nhìn
so sánh. Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, luận án đã kế
thừa, bổ sung và phát triển sâu hơn các luận điểm đó, đặt chúng trong một hệ quy chiếu
mới là sự so sánh, đối chiếu. Công trình đã chỉ ra và lí giải nguyên nhân, ý nghĩa của
những điểm tƣơng đồng và khác biệt trên nhiều phƣơng diện nhƣ: nội dung, thi pháp,
đặc điểm diễn xƣớng của DCTTSH Tày, Thái.
Luận án hƣớng tới việc từ các đặc điểm của dân ca để góp thêm tiếng nói khẳng
định tính chung của văn hóa các dân tộc Việt Nam, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa
Việt Nam thống nhất; đồng thời, khẳng định tính đặc thù dân tộc về văn hóa của hai dân
tộc Tày, Thái, giúp khu biệt hai dân tộc vốn gần gũi với nhau về nhiều mặt.
Luận án đƣợc thực hiện trong sự quan sát, liên tƣởng với văn học, văn hóa của
ngƣời Kinh nhằm cung cấp một góc độ nhìn nhận toàn diện hơn, rõ ràng và khách quan
hơn về tính chung và tính riêng của DCTTSH Tày, Thái.
Kết quả nghiên cứu của luận án khẳng định hƣớng nghiên cứu so sánh DCTTSH
nói riêng, VHDG nói chung là hƣớng nghiên cứu có tính khả thi, mang lại kết quả là sự
nhận thức sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa văn học với môi trƣờng tự nhiên, văn hóa,
lịch sử… của dân tộc, và quan trọng nhất, là làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc trong sự hài
hòa với văn hóa cộng đồng mang tính khu vực, cao hơn là quốc gia, nhân loại.
9


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lí luận
Vận dụng kết hợp các dạng thức khác nhau của phƣơng pháp so sánh: so sánh
loại hình lịch sử, so sánh từ cách tiếp cận dân tộc học, luận án bƣớc đầu làm rõ và đánh
giá các điểm tƣơng đồng, khác biệt về mặt nội dung, thi pháp và đặc điểm diễn xƣớng
của DCTTSH Tày, Thái trong mối liên hệ với các đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội,
lịch sử tộc ngƣời.

Việc so sánh dân ca để làm rõ bản sắc văn hóa của ngƣời Tày, Thái giúp hai dân
tộc tự khẳng định chính mình. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của luận án có thể
đóng góp thêm tƣ liệu và cách nhìn nhận trong việc tìm hiểu cái chung – cái riêng, hay
chính là cái phổ biến và cái đặc thù của dân ca các dân tộc, quan hệ giữa văn hóa dân
tộc, vùng miền với văn hóa quốc gia thống nhất.
6.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thực tiễn. Với mục đích hƣớng tới việc
tìm hiểu sâu sắc về những đặc điểm giống và khác nhau của DCTTSH Tày, Thái, vai trò
của những đặc điểm đó trong việc thể hiện bản sắc văn hóa tộc ngƣời, hi vọng các kết
quả của luận án có thể là cơ sở cho việc thực thi bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa
đặc sắc của hai DTTS hiện đang giữ vai trò chủ thể văn hóa vùng ở khu vực miền núi
phía Bắc và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo đƣờng lối, chính sách chung của
Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án còn có giá trị đối với việc nghiên
cứu, giảng dạy DCTTSH của ngƣời Tày và ngƣời Thái nói riêng, VHDG nói chung.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
của luận án đƣợc triển khai với bốn chƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của luận án
Chƣơng 2: Khái quát về người Tày, Thái ở Việt Nam và dân ca trữ tình sinh hoạt của họ
Chƣơng 3: Những điểm tương đồng của dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và
người Thái
Chƣơng 4: Những điểm khác biệt của dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và người Thái

10


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày
1.1.1.1. Tình hình sưu tầm dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày
Trong kho tàng dân ca các DTTS, dân ca dân tộc Tày đƣợc sƣu tầm nhiều và
sớm hơn cả. Trong đó, dân ca nghi lễ nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà sƣu tầm sớm
hơn so với DCTTSH. Nếu nhƣ dân ca nghi lễ, mà cụ thể là dân ca đám cƣới Tày đƣợc
Nguyễn Văn Huyên sƣu tầm, công bố cả bản chữ Nôm Tày, bản phiên âm và bản dịch
bằng tiếng Pháp, đƣợc nhà in Viễn Đông Bác Cổ xuất bản từ năm 1941 với công trình
Những khúc ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn và Cao Bằng (bản dịch tiếng Việt trong
cuốn Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam [55; tr. 497 – 482]), thì phải đến năm
1970, DCTTSH của ngƣời Tày mới đƣợc công bố lần đầu tiên qua cuốn Rọi – Vốn cổ
văn học dân tộc Tày Nùng [99] do nhóm các tác giả Trƣơng Lạc Dƣơng, Nông Đình
Tuấn, Trần Vĩnh, Võ Quang Nhơn sƣu tầm và dịch. Rọi (phuối rọi, phuối pác, lượn
tói) là một hình thức hát đối đáp theo kiểu ứng khẩu tự nhiên, không cầu kì. Trong
công trình, nhóm tác giả đã giới thiệu 231 bài, chủ yếu là về dân ca tình yêu. Điều
đáng quý là ngay từ công trình đầu tiên công bố tƣ liệu DCTTSH Tày, các tác giả đã
có ý thức công bố dƣới hình thức song ngữ Tày – Việt.
Năm 1987, các tác giả Cung Văn Lƣợc, Lê Bích Ngân công bố tƣ liệu dân ca về
lượn cọi thông qua cuốn Lượn cọi Tày Nùng [76]. Hai tác giả đã căn cứ vào 10 bản
chữ Nôm Tày ghi chép về lượn cọi sƣu tầm đƣợc ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng để lọc lựa ra một số bài hay và giới thiệu tới độc giả. Đáng
tiếc, các tác giả chỉ giới thiệu bản dịch thơ ra tiếng Việt.
Những năm 90 của thế kỉ XX, giới trí thức dân tộc Tày đã rất nỗ lực trong việc
giới thiệu di sản DCTTSH của dân tộc. Sự ra đời của các cuốn sách Phong slư năm
1991 [115], Lượn slương năm 1992 [7], Lượn cọi năm 1994 [117] của tác giả Lục
Văn Pảo (còn gọi là Phƣơng Bằng) là kết quả của sự nỗ lực ấy. Trong đó, đáng chú ý
là lượn slương và lượn cọi có số lƣợng đƣợc công bố hết sức dồi dào (lượn slương
đƣợc công bố 2924 câu, lượn cọi đƣợc công bố 7465 câu). Trừ cuốn Phong slư cung
cấp tƣ liệu về các bức thƣ tình của nam nữ thanh niên Tày thời xƣa dƣới hình thức là
những tác phẩm độc lập riêng rẽ, không liên quan gì đến nhau, các cuốn sách Lượn
11



slương, Lượn cọi sắp xếp các bài dân ca theo trình tự của diễn xƣớng trong thực tế,
khiến qua đó ngƣời đọc hình dung đƣợc đáng kể về cuộc hát. Cả ba nhóm bài hát của
DCTTSH Tày đều đƣợc giới thiệu dƣới hình thức song ngữ, tức bao gồm phần phiên
âm tiếng Tày và phần dịch nghĩa sang tiếng Việt.
Một tác giả đƣợc gọi là “ông tiên núi” vì những đóng góp trong việc sƣu tầm,
nghiên cứu dân ca H’Mông là Doãn Thanh cũng để tâm sƣu tầm DCTTSH của ngƣời
Tày. Trong công trình Lượn cằm Tày Hoàng Liên Sơn [138], Doãn Thanh đã công bố
các bài DCTTSH mà ông sƣu tầm đƣợc và có phân ra các bài lượn có lề lối và lượn tự
do, theo hình thức song ngữ.
Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình công bố tƣ liệu DCTTSH ngày càng sôi động.
Có thể kể đến các công trình: Sli lượn hát đôi của người Tày Nùng ở Cao Bằng của
Hoàng Thị Quỳnh Nha năm 2003 [92], Chồm bjoóc mạ của Hoàng Thị Cấp năm 2005
[14], Lượn then ở miền đông Cao Bằng của Triệu Thị Mai năm 2010 [78], Thơ ca
dân gian Tày Nùng xứ Lạng của Nguyễn Duy Bắc năm 2012 [5], Iếu – dân ca dân
tộc Tày của nhóm tác giả Hoàng Văn Chữ, Nông Phúc Tƣớc, Hoàng Nừng năm 2012
[22], Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương do Hoàng Văn Páo chủ biên năm
2012 [108], Thành ngữ - Tục ngữ - Ca dao dân tộc Tày của các tác giả Hoàng Triều
Ân, Hoàng Quyết năm 2014 [127], Tục ngữ ca dao Tày vùng hồ Ba Bể do Nguyễn
Thị Yên chủ biên năm 2014 [192], Lượn rọi – hát đối đáp của của người Tày của các
tác giả Dƣơng Văn Sách, Dƣơng Thị Đào năm 2016 [128], Tàng pây kết chụ (Đường
đi kết bạn tình) của Hoàng Tƣơng Lai năm 2016 [70]. Ở những công trình này, bên
cạnh việc giới thiệu một vài làn điệu mới của DCTTSH Tày nhƣ lượn then, iếu, các
nhà sƣu tầm tiếp tục công bố tƣ liệu DCTTSH thuộc các làn điệu nhƣ lượn cọi, lượn
rọi, lượn slương… đã từng đƣợc giới thiệu từ cuối thế kỉ XX, cho thấy trữ lƣợng
phong phú của các nhóm bài hát này.
Trong một chuyến điền dã tại thôn Thiên Tuế, xã Thƣợng Bằng La, huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2014, chúng tôi đã đƣợc nghệ nhân Hà Đình Tỵ cung cấp tƣ
liệu DCTTSH Tày bao gồm 64 bài cắm nôm dƣới hình thức song ngữ Tày – Việt.

Qua điểm lại tình hình sƣu tầm nhƣ trên, có thể thấy kho tàng DCTTSH phong
phú, dồi dào và đã đƣợc sƣu tầm, công bố với số lƣợng khá lớn.

12


1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày
Trong tƣơng quan so sánh với lịch sử nghiên cứu dân ca của các DTTS khác,
DCTTSH Tày đƣợc nghiên cứu từ khá sớm. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy có thể phân
loại tài liệu nghiên cứu về DCTTSH Tày thành hai dạng. Dạng thứ nhất là các công
trình công bố tƣ liệu DCTTSH Tày, trong đó nội dung nghiên cứu thƣờng nằm ở các
bài giới thiệu ở đầu sách. Dạng công trình thứ hai là các công trình nghiên cứu về một
thể loại của DCTTSH Tày ở một địa phƣơng cụ thể, hoặc về một khía cạnh của dân ca
Tày. Ở các công trình thuộc hai dạng tài liệu này, các vấn đề của DCTTSH Tày ít
nhiều đƣợc nghiên cứu ở các phƣơng diện khác nhau. Chúng tôi lƣợc thuật kết quả
nghiên cứu ở hai dạng công trình đó nhƣ sau:
Thứ nhất, nhóm các chỉ dẫn sơ bộ, khái quát trong các bài giới thiệu ở các sách
công bố tư liệu DCTTSH Tày: Trong các bộ sƣu tập tài liệu dân ca, trƣớc khi công bố
với độc giả kết quả sƣu tầm, biên dịch của mình về DCTTSH, các soạn giả thƣờng có
một bài giới thiệu mang tính chỉ dẫn về đặc điểm của các bài hát đƣợc công bố. Nội
dung chính của hệ thống bài giới thiệu này là cái nhìn tổng thể về các bài hát đó nhƣ
tên gọi, sự phân loại và sơ bộ đặc điểm nội dung, nghệ thuật lời ca, phƣơng thức diễn
xƣớng của từng nhóm bài hát.
Về tên gọi, các nhà nghiên cứu trong các bài giới thiệu đầu bộ sách sƣu tập dân
ca có xu hƣớng coi lượn là dân ca giao duyên – một hình thức của DCTTSH Tày. Đây
là cách hiểu lượn theo nghĩa hẹp. Đại diện cho quan điểm này là Cung văn Lƣợc, Lê
Bích Ngân với công trình Lượn cọi Tày – Nùng xuất bản năm 1987 [76], Phƣơng
Bằng (hay chính là Lục Văn Pảo) và Lã Văn Lô với công trình Lượn slương xuất bản
năm 1992 [7], Lục Văn Pảo với công trình Lượn cọi xuất bản năm 1994 [117], Triệu
Thị Mai với công trình Lượn then ở miền đông Cao Bằng xuất bản năm 2010 [78],

Hoàng Văn Páo và nhóm tác giả với công trình Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn
slương xuất bản năm 2012 [108], Nguyễn Duy Bắc với công trình Thơ ca dân gian
Tày – Nùng xứ Lạng xuất bản năm 2012 [5], Hoàng Quyết, Hoàng Triều Ân với công
trình Thành ngữ - Tục ngữ - Ca dao dân tộc Tày xuất bản năm 2014 [127], Dƣơng
Văn Sách, Dƣơng Thị Đào với công trình Lượn rọi – Hát đối đáp của của người Tày
xuất bản năm 2016 [128].
Ở sách Lượn cọi Tày – Nùng [76], các tác giả Cung Văn Lƣợc, Lê Bích Ngân
nhấn mạnh ngƣời Tày - Nùng gọi các lời ca tiếng hát trữ tình là sli – lượn, nhƣng chỉ
13


những bài dùng để hát đối đáp nam nữ và theo làn điệu nhất định mới đƣợc gọi là
lượn, tức không bao gồm hát đám cƣới và hát then nghi lễ. Các tác giả tập trung giới
thiệu về lượn cọi. Lượn cọi có nhiều cung, mỗi cung lại gồm nhiều bài. Tuy nhiên,
những nhận định, phân tích về mảng dân ca này chƣa đƣợc các tác giả đi sâu.
Về phân loại, các tác giả Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn
trong công trình Văn hóa dân gian Tày đã có sự phân chia các thể tài thơ ca sinh hoạt
của ngƣời Tày khá rõ ràng và hợp lí thành ba nhóm: Những bài hát giao duyên nhƣ
lượn, phong slư; những bài hát vui chơi của trẻ em nhƣ đồng dao và hát ru em; các thể
loại trung gian bao gồm “một bộ phận cấu tố phức tạp (chữ dùng của Lục Văn Pảo)
đƣợc diễn xƣớng theo lối hát” [69; tr. 213]. Ở nhóm này, các tác giả đã đƣa ra những
nét phác thảo chung nhất về nội dung và đặc điểm diễn xƣớng. Tuy thế, có một điều
bất hợp lí nhỏ là các tác giả đã xếp cả tục ngữ, câu đố vào nhóm loại hình trung gian.
Tục ngữ Tày có phƣơng thức diễn xƣớng là nói, không hề có sự gắn kết với yếu tố âm
nhạc. Trong khi đó, một bộ phận câu đố Tày lại có cấu tạo dài thành bài, đƣợc hát
thành các bài hát đối đáp trong một cuộc hát hai vế nhƣ trong diễn xƣớng iếu. Vì thế,
sẽ là ổn thỏa hơn và phù hợp với thực tế kho tàng DCTTSH Tày hơn nếu nhƣ các tác
giả chỉ xếp phuối pác, phuối rọi và các câu đố dài vào nhóm các thể tài trung gian.
Năm 2012, trong công trình Thơ ca dân gian Tày - Nùng xứ Lạng [5], PGS.
TS Nguyễn Duy Bắc đã giới thiệu về thơ ca dân gian của ngƣời Tày, Nùng ở Lạng

Sơn theo hƣớng phân định rõ ràng Tày – Nùng, trong đó có phân loại DCTTSH của
ngƣời Tày. Theo đó, ngƣời Tày có lượn và phong slư. Lượn có lượn slương và lượn
cọi. Ở mỗi loại lượn này lại có những thành phần nhỏ hơn. Khi trình bày về lượn và
phong slư, tác giả đã chỉ rõ đặc điểm nội dung phản ánh hình thức. Bên cạnh đó, tác
giả còn giới thiệu dân ca nghi lễ Tày là quan lang, pả mẻ và then.
Về đặc điểm của từng nhóm bài hát: Các tác giả đã nêu ra những nét chung nhất
về nội dung phản ánh, nghệ thuật lời ca… trong các bài giới thiệu về nhóm bài hát
đƣợc công bố ở phần sau đó. Sớm nhất, có thể kể đến cuốn Rọi – Vốn cổ văn học dân
tộc Tày - Nùng của nhóm tác giả Trƣơng Lạc Dƣơng, Nông Đình Tuấn, Võ Quang
Nhơn. Ở đây, các tác giả giới thiệu địa bàn lƣu truyền, nội dung, nghệ thuật và sự diễn
xƣớng của các bài rọi đƣợc công bố trong sách này. Theo đó, rọi rất phổ biến ở khu ta
và ngoài khu (khu với ý nghĩa chỉ khu tự trị Việt Bắc cũ). Nội dung của rọi chủ yếu là
phản ánh tình yêu nam nữ. Về diễn xƣớng, rọi thuộc kiểu hát đối đáp ứng khẩu song
14


có điểm nổi bật là “nói nhƣ hát, hát nhƣ nói một cách tự nhiên, không cầu kì, gò bó
thanh điệu, cấu trúc” [99; tr. 7]. Về nghệ thuật, rọi có những điểm nổi bật nhƣ lối tƣ
duy hình tƣợng, dùng cảnh để tả tình, dùng phụ nổi chính, dùng cách so sánh, tƣơng
phản, cƣờng điệu, dùng cách dẫn dắt cung bậc, cấu trúc đoạn ngắn dài tùy nội dung…
Tuy thế, các đặc điểm của rọi chỉ đƣợc các tác giả phác họa sơ bộ, chƣa đi sâu phân
tích. Đồng thời, do chỉ giới hạn địa bàn sƣu tầm ở khu tự trị Việt Bắc, trong khi rọi
còn lƣu truyền ở nhiều địa bàn khác nữa nên các tác giả chƣa bao quát hết đƣợc các
đặc điểm của rọi nói chung của ngƣời Tày.
Rọi còn đƣợc giới thiệu trở lại trong cuốn Lượn rọi – Hát đối đáp của người
Tày của các tác giả Dƣơng Văn Sách, Dƣơng Thị Đào năm 2016. Với công trình này,
các tác giả đề cập đến đặc điểm của lượn rọi ở Cao Bằng. Lượn rọi, cùng với phuối
rọi, phuối pác (với nghĩa nói rọi) đều thuộc rọi nói chung. Trong đó, “lượn rọi là câu
rọi khi trao đổi có giai điệu” [128; tr. 13]. Về cơ bản, các đặc điểm của lượn rọi đƣợc
chỉ ra ở đây là giống với các đặc điểm mà tác giả công trình Rọi – Vốn cổ văn học dân

tộc Tày Nùng đã chỉ ra, bổ sung thêm đặc điểm về giai điệu và lề lối diễn xƣớng. Đây
là điều đáng quý, giúp ngƣời đọc hình dung dễ hơn về hình thức hát đối đáp của mảng
dân ca này trong khi ngày nay khó đƣợc chứng kiến trong thực tế.
Lượn cọi đƣợc tác giả Lục Văn Pảo giới thiệu trong công trình Lượn cọi năm
1994. Tác giả Lục Văn Pảo đã căn cứ vào các bản cọi Nôm truyền thống của các vùng
Tày Việt Bắc để giới thiệu. Tác giả khẳng định: “…lượn cọi làm nổi lên thế giới quan
và nhân sinh quan của cả một tộc ngƣời… Về nghệ thuật, thì lượn là một thể loại văn
hóa tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực mà trƣớc hết là ngôn ngữ, thứ đến là văn tự
và thứ nữa là hình thức ngâm vịnh gồm nhiều làn điệu bằng lời” [117; tr. 13]. Từ đó,
tác giả đánh giá cao lượn cọi trong đời sống văn hóa của ngƣời Tày.
Năm 2010, với công trình Lượn then ở miền đông Cao Bằng, tác giả Triệu Thị
Mai đã giới thiệu đến đông đảo công chúng lượn then – một hình thức hát giao duyên
của ngƣời Tày ở các huyện Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang thuộc miền
đông Cao Bằng. Theo tác giả, “lượn then nghĩa là hát những bài hát theo ý của trời,
cao siêu và đẹp đẽ, linh thiêng” [78; tr. 15]. Cách thức hát và nội dung các cuộc hát có
đƣợc tác giả nhắc đến một cách ngắn gọn nhằm minh họa cho phần tƣ liệu dân ca đƣợc
tác giả sƣu tầm, biên soạn ở phía sau. Điểm đặc biệt ở đây là tác giả đã nhìn ra sự ảnh
hƣởng của văn hóa Kinh đối với sinh hoạt văn hóa dân tộc Tày khi nhận thấy lượn
15


then có sự pha lẫn nhiều từ tiếng Việt và có những lời ca đƣợc sáng tác bằng tiếng Việt
hoặc tiếng Tày theo thể thơ lục bát của ngƣời Kinh. Đây là gợi ý quan trọng đối với
chúng tôi trong việc lí giải các đặc điểm của DCTTSH Tày.
Năm 2012 đánh dấu sự xuất hiện của các công trình công bố tƣ liệu dân ca
thuộc các mảng lượn slương, lượn cọi, lượn nàng ới, iếu. Trong đó, các tác giả luôn
dành vài trang để giới thiệu đôi nét về những nhóm bài hát đƣợc công bố.
Công trình Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương [108] đƣợc tạo thành
bởi sự hợp sức của nhiều tác giả. Về lượn ở Lạng Sơn, các tác giả đã có giới thiệu khá
chi tiết về quy trình và nội dung lượn, các giá trị văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy

hát lƣợn Tày ở Lạng Sơn. Về lượn slương, tác giả Phƣơng Bằng đã khái quát vài nét
về lượn slương ở các khía cạnh: hình thức, sự phân bố, đặc trƣng hát xƣớng, đối tƣợng
tham gia, trình tự cuộc hát, nội dung. Với tính chất một công trình công bố các văn bản
dân ca Tày là chủ yếu, phần giới thuyết về lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương của các
tác giả mang tính chất tả hơn là khảo song lại cung cấp những chỉ dẫn quý báu với
chúng tôi khi tìm hiểu về DCTTSH Tày.
Nhà nghiên cứu Phƣơng Bằng trong cuốn Phong Slư đã giới thiệu 40 bài phong
slư – những bức thƣ tình yêu của trai gái Tày. Tác giả nhận thấy điểm đặc biệt của thƣ
tình yêu Tày là “đƣợc nâng lên thành một thể loại, có kết cấu và có quy cách biểu đạt
riêng,… có cách ngâm vịnh riêng biệt” [6; tr. 11] và có đặc điểm nội dung nổi bật là
yếu tố bi và yếu tố hƣ mang theo tính tao nhã, thanh cao.
Mở đầu cuốn Iếu – dân ca dân tộc Tày [22], các tác giả đã giới thiệu về một
hình thức hát đối đáp giao duyên của ngƣời Tày là iếu. Làn điệu này chƣa đƣợc quan
tâm sƣu tầm và đang có nguy cơ mất mát vĩnh viễn. Iếu lƣu truyền chủ yếu ở phía tây
tỉnh Hà Giang và phía đông tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, các tác giả nhận thấy iếu có một số
điểm gần gũi với khắp của ngƣời Thái ở Tây Bắc và có những đặc điểm riêng so với
các nhóm bài hát khác của ngƣời Tày nhƣ về nội dung, trình tự cuộc hát, cách thức tổ
chức, luật tục liên quan đến iếu. Những phát hiện này là rất quan trọng với chúng tôi
trong việc tìm hiểu những điểm tƣơng đồng trong DCTTSH Tày, Thái.
Về đặc điểm chung cho toàn bộ DCTTSH Tày hoặc vốn DCTTTSH Tày ở một
địa phương: Công trình Văn hóa dân gian Cao Bằng xuất bản năm 1993 [102] có
nhiều bài viết về DCTTSH của ngƣời Tày ở Cao Bằng. Tác giả Vƣơng Hùng có bài
viết Sli lượn Tày Nùng ở Cao Bằng đã chỉ ra đặc điểm phân bố, giai điệu, cấu trúc,
16


môi trƣờng diễn xƣớng và tình hình diễn xƣớng sli lượn Tày Nùng trong cuộc sống
hiện tại ở Cao Bằng. Trong bài viết Vài nét về ca nhạc dân gian Tày Cao Bằng, nhạc
sĩ Vĩnh Long quan tâm nhiều đến những nét chung về sinh hoạt âm nhạc qua khảo sát
các mảng dân ca Tày nhƣ lượn, phong slư, thơ lẩu, ứ noọng, hát then, phường ca… Từ

đó, nhạc sĩ đi đến khẳng định về sự phong phú và độc đáo, mang màu sắc địa phƣơng
của dân ca Tày xét về mặt âm nhạc.
Với công trình Sli lượn hát đôi của người Tày Nùng ở Cao Bằng [92], tác giả
Hoàng Thị Quỳnh Nha có nhắc tới bốn điệu dân ca của ngƣời Tày, Nùng: lượn Ngạn,
lượn phủ, sli giang, hêu phượn. Trong đó, chúng tôi chú ý tới lượn Ngạn là dân ca của
một nhóm Tày địa phƣơng. Lượn Ngạn đƣợc tác giả giới thiệu vắn tắt ở các khía cạnh:
thể thơ, nội dung phản ánh và đặc điểm âm nhạc.
Trong cuốn Văn hóa dân gian Tày - Nùng ở Việt Nam, tác giả Hà Đình Thành
có dành ra một phần nhỏ để giới thiệu khái quát về nội dung và nghệ thuật của ca dao
Tày Nùng. Ca dao bao gồm các nội dung về thiên nhiên hùng vĩ, về tình yêu nam nữ,
với các cách biểu hiện thú vị nhƣ cấu tứ theo lối phú, tỉ, hứng, nghệ thuật sử dụng các
biện pháp tu từ. Bên cạnh đó, tác giả điểm qua những hạn chế của ca dao Tày Nùng
nhƣ “mang tƣ tƣởng của giai cấp thống trị, hoặc mang tƣ tƣởng mê tín dị đoan về số
phận” [140; tr. 154]. Với tính chất là một phần giới thiệu để minh họa cho văn hóa dân
gian Tày Nùng ở Việt Nam, những luận điểm tác giả đƣa ra còn khá mờ nhạt, chƣa
khảo tả hết đƣợc sự phong phú, giàu có của ca dao Tày Nùng.
Trong cuốn Thành ngữ - tục ngữ - ca dao dân tộc Tày [127], tác giả Hoàng
Triều Ân đã giới thuyết về phuối rọi và lượn. Nhắc đến lượn có thể kể lượn nàng ới ở
Cao Bằng, lượn cọi ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, lượn slương ở Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn với các cách gieo vần khác nhau. Hoàng Triều Ân đặc biệt đi sâu vào tìm
hiểu nội dung phản ánh của ca dao Tày nhƣ: tâm tƣ, nguyện vọng, tình cảm một thời
của dân tộc; hiện thực xã hội bất công và ý thức dân chủ của ngƣời Tày; phản ánh nỗi
niềm trăn trở với đời; tình yêu con ngƣời.
Nhƣ thế, sự nghiên cứu ở các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
khái quát về DCTTSH Tày theo mục đích sƣu tầm, biên soạn và phổ biến văn hóa, văn
nghệ dân gian. DCTTSH Tày đƣợc giới thiệu ở các phƣơng diện: tên gọi, sự phong
phú của các nhóm bài hát và đi vào giới thiệu khái quát về các đặc điểm của một nhóm
bài hát nào đấy, hoặc ở một địa phƣơng cụ thể, hoặc chung cho cả kho tàng DCTTSH
17



Tày. Bởi thế, những sự nghiên cứu ở các công trình này chỉ gói gọn trong vài trang mở
đầu, dẫn luận, còn phần sau là kết quả sƣu tầm, biên dịch dân ca nhằm chứng minh
cho những nhận định chung nhất của phần dẫn luận. Sự nghiên cứu chuyên sâu dù là
về một bộ phận của DCTTSH Tày là chƣa có ở những công trình này.
Thứ hai là nhóm các nghiên cứu sâu hơn về một vấn đề hoặc một bộ phận cụ
thể của DCTTSH Tày trong các chuyên khảo, luận văn. Trong đó, công trình đầu tiên
phải kể đến là Sli, lượn dân ca trữ tình Tày Nùng của Vi Hồng xuất bản năm 1979
[52]. Ở đây, tác giả coi lượn là toàn bộ các hình thức dân ca của ngƣời Tày, phân biệt
lượn với sli của ngƣời Nùng. Đây là cách hiểu theo nghĩa rộng, với cách dịch lượn
nghĩa là hát. Theo đó, dân ca Tày sẽ có lượn cọi, lượn slương, lượn then, lượn nàng ới,
lượn phong slư, lượn quan lang… Tuy nhiên, ông chỉ tập trung nghiên cứu lượn giao
duyên với nhiều khía cạnh nhƣ: đề tài, nội dung phản ánh, ý nghĩa của lượn, mối quan
hệ giữa lượn với thơ Tày hiện đại. Hoàn cảnh diễn xƣớng của lượn ngày hội, lượn
trong nhà có đƣợc tác giả nhắc đến song chƣa đƣợc phân tích kĩ càng. Vi Hồng cũng
giới thiệu qua về lượn quan lang nhƣng để ở mục phụ lục tƣ liệu. Sự khảo sát nhƣ vậy
chƣa củng cố đƣợc sự vững chắc cho quan điểm coi lượn là toàn bộ dân ca Tày của Vi
Hồng. Tuy thế, đây vẫn là công trình nghiên cứu công phu, dày dặn nhất về DCTTSH
của ngƣời Tày. Những nhận định của nhà nghiên cứu Vi Hồng đem tới cho chúng tôi
những gợi ý hữu ích cho việc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của DCTTSH Tày.
Cũng là chuyên khảo nghiên cứu về dân ca, nhƣng tác giả Nông Thị Nhình của
chuyên luận Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày – Nùng – Dao Lạng Sơn [97] lại
hƣớng sự quan tâm tới khía cạnh âm nhạc. Bên cạnh âm nhạc của các dân tộc Nùng,
Dao, tác giả Nông Thị Nhình đã nghiên cứu về dân ca Tày ở Lạng Sơn trên những
phƣơng diện nhƣ: các hình thức sinh hoạt âm nhạc dân gian, các làn điệu, giai điệu,
quan hệ giữa giai điệu và thơ ca, các nhạc cụ dân gian và dàn nhạc.
Bên cạnh các công trình chuyên khảo nhƣ trên là sự xuất hiện của hàng loạt các
luận văn. Chẳng hạn, trong luận văn Yếu tố tự sự trong dân ca Tày [164], tác giả Vũ
Ánh Tuyết đã chỉ ra các dạng thức biểu hiện của yếu tố tự sự là những bài ca có cốt
truyện và những bài ca không có cốt truyện. Từ đó, tác giả nêu lên vai trò phản ánh

hiện thực và kể sự tả tình của yếu tố tự sự trong DCTTSH Tày. Với luận văn Khảo sát
ý nghĩa hình ảnh trong ca dao – dân ca Tày Nùng [84], Đỗ Vân Nga đã phân tích
các hình ảnh nổi bật của ca dao – dân ca Tày Nùng nhƣ các hình ảnh thiên nhiên, vũ
18


trụ, các hình ảnh về vật dụng sinh hoạt, các hình ảnh liên quan đến con ngƣời. Tác giả
cũng phần nào làm rõ đƣợc mối liên quan giữa các hình ảnh đó của ca dao – dân ca với
đời sống sinh hoạt, phong tục, tín ngƣỡng của cƣ dân Tày – Nùng. Năm 2016, với
việc công bố kết quả nghiên cứu của luận văn Nhân vật trữ tình trong cắm nôm – dân
ca dân gian Tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái [85], Nguyễn Thị Bích Ngọc đã phân
tích các hệ thống nhân vật nữ, nhân vật nam, nhân vật biểu tƣợng, đồng thời làm rõ
nghệ thuật xây dựng nhân vật trữ tình trong cắm nôm.
Tìm hiểu về một thể loại DCTTSH Tày ở một địa phƣơng cụ thể, năm 2009,
Hoàng Minh Nguyệt giới thiệu và nghiên cứu về một làn điệu độc đáo của DCTTSH
Tày là iếu – một hình thức mang tính địa phƣơng của lượn cọi – thông qua luận văn
Hát iếu của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang – Những đặc điểm nội dung và
nghệ thuật [91]; năm 2011, Lê Thị Phƣơng Thảo thực hiện luận văn với đề tài Hát
lượn slương của người Tày (Qua khảo sát ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc
Kạn) [141]. Đóng góp của hai công trình là ở chỗ chỉ ra đƣợc những đặc điểm nội
dung, thi pháp của hai mảng dân ca này, nhƣng lại hạn chế ở chỗ chƣa chỉ ra đƣợc cái
hay và tính đặc thù dân tộc của âm nhạc và diễn xƣớng.
Nhƣ vậy, dù đã nghiên cứu sâu hơn nhƣng do tính chất cụ thể, nhỏ lẻ của đối
tƣợng nghiên cứu, các luận văn kể trên vẫn chƣa thể nhận thức đƣợc DCTTSH Tày
trong tính chỉnh thể, tính hệ thống của nó, do đó, chƣa làm rõ đƣợc đầy đủ các đặc
điểm của mảng dân ca này. Tuy thế, đây lại là những chỉ dẫn quý báu đối với chúng tôi
trong quá trình thực hiện luận án này.
Qua điểm lại tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chƣa có một công trình
nào đi sâu tìm hiểu DCTTSH Tày một cách có hệ thống. Do tính chất là những công
trình công bố tƣ liệu dân ca nên hầu hết sự nghiên cứu ở các bài giới thiệu mới dừng

lại ở mức độ chỉ dẫn sơ bộ, chung chung trong một vài trang. Các luận văn tuy nghiên
cứu công phu hơn song cũng mới dừng sự quan tâm ở một vài mảng DCTTSH Tày
nhƣ lượn slương, iếu, cắm nôm với địa bàn nghiên cứu cụ thể là một địa phƣơng nào
đấy, hoặc nghiên cứu về một khía cạnh cụ thể của DCTTSH Tày nhƣ hình ảnh, yếu tố
tự sự… Công trình khảo tả dân ca để nghiên cứu âm nhạc tuy nghiên cứu về âm nhạc
dân gian Tày khá chuyên sâu song vẫn chỉ là một công trình phục vụ cho một chuyên
ngành khác, nên các yếu tố nhƣ nội dung, thi pháp, đặc điểm diễn xƣớng bị bỏ qua.

19


×