Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

chuyên đề: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.37 KB, 28 trang )

Sở giáo dục và Đào tạo ……………
Trường THPT ………………

N
À
M
CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
Môn: Ngữ Văn
Tên chuyên đề:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ
"Sóng" của Xuân Quỳnh
Tác giả:
Họ và tên: ………………..
Giáo viên tổ Văn - GDCD
Trường ……………………………..
…………………………


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................3
I. Lý do chọn chuyên đề :..........................................................3
II. Cấu trúc đặc trưng của chuyên đề: 3 phần..........................3
III. Đối tượng học sinh ôn luyện:...............................................3
IV. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề :...................3
V. Dự kiến số tiết bồi dưỡng, ôn luyện: 8 tiết...........................4
VI. Khái quát chung về bài Sóng của Xuân Quỳnh:..................4
VII. Xây dựng ma trận cho chuyên đề......................................4
B. PHẦN NỘI DUNG.........................................................................5
B1. Hệ thống câu hỏi và các đề minh họa cụ thể cho ma trận


của chuyên đề:............................................................................5
I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm).....................................................5
II. Phần làm văn (7,0 điểm):.....................................................6
B2. Một số đề luyện tập ngoài ma trận của chuyên đề.............13
*MỘT SỐ ĐỀ YÊU CẦU HỌC SINH TỰ GIẢI..............................26
C1. Kết quả triển khai chuyên đề:.............................................27
C2. Kết luận và đề nghị:............................................................28


Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia
Tên chuyên đề:
"Hướng

dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Sóng
của Xuân Quỳnh"

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề :
- "Sóng" của Xuân Quỳnh là bài thơ tiêu biểu của chương trình lớp 12 và là
kiến thức trọng tâm ôn luyện cho học sinh thi THPT Quốc gia . Tôi xây dựng
chuyên đề này theo hướng tích hợp để giúp học sinh ôn tập một cách toàn diện cả
ba dạng: đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học theo cấu trúc của đề thi
THPT Quốc gia hiện hành. Học sinh ôn tập tốt chuyên đề này cũng sẽ biết cách ôn
tập những chuyên đề khác trong chương trình thi.
II. Cấu trúc đặc trưng của chuyên đề: 3 phần
Phần mở đầu: Giới thiệu chung về chuyên đề và xây dựng ma trận cho toàn
chuyên đề tổng số điểm là 10,0 điểm.
Phần nội dung:
(B1) Minh họa bằng các câu hỏi, các đề tương ứng với mức điểm trong ma trận.
(B2) Một số đề luyện tập ngoài ma trận của chuyên đề

Phần kết: Kết quả triển khai chuyên đề (C1)
Kết thúc và đề nghị (C2)
III. Đối tượng học sinh ôn luyện:
- Học sinh lớp 12.
IV. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề :
- Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa; hệ thống các câu hỏi, các bài tập
nâng cao, các đề thi đại học, THPT Quốc gia những năm gần đây.


V. Dự kiến số tiết bồi dưỡng, ôn luyện: 8 tiết.
VI. Khái quát chung về bài Sóng của Xuân Quỳnh:
1. Về tác giả:
- Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều và viết hay về tình yêu. Thơ
tình yêu của Xuân Quỳnh lấy cảm hứng từ trái tim của người phụ nữ khao khát,
đắm say, trăn trở và da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường.
- Nhân chuyến đi thực tế ở bãi biển Diêm Điền, đứng trước biển,
ngắm những con sóng, nhà thơ sáng tác bài Sóng để nói hộ nỗi lòng của người phụ
nữ đang yêu.
2. Về nội dung:
- Tình yêu soi vào sóng để tự nhận thức và bộc lộ những nỗi niềm
cảm xúc như: nỗi nhớ, sự chung thủy, lòng trăn trở và niềm tin yêu mãnh liệt. Cuối
bài thơ, Xuân Quỳnh muốn hóa thân vào sóng để sống cho tình yêu bất tử.
- Sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vừa truyền thống vừa hiện đại của
người phụ nữ đang yêu :
+ Vẻ đẹp truyền thống: nhớ nhung, thủy chung , gắn bó, hy
sinh.hết mình cho tình yêu.
+ Vẻ đẹp hiện đại: táo bạo, mạnh mẽ, kiên cường và bản lĩnh
trong tình yêu .
3. Về nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ thể hiện âm hưởng dạt dào của những con sóng.

- Sử dụng nhiều phép tu từ: so sánh, điệp từ, điệp ngữ, tiểu đối.
- Có sự đan cài của các hình tượng: không gian – thời gian, hữu hạn vô cùng, sóng biển - sóng lòng.
- Sóng là ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu. Trong bài thơ,
hình tượng sóng và hình tượng em lúc thì phân đôi ra để soi chiếu, cộng hưởng, lúc
thì hòa nhập làm một để thể hiện rõ nhất các cung bậc của tình yêu.
VII. Xây dựng ma trận cho chuyên đề
Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng

Vận dụng

Tổng


Chủ đề

thấp

I. Đọc hiểu

Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:


- Nhận diện
biện pháp tu từ
và kiểu văn
bản.
1
0,5
5%

- Tác dụng của
- Viết 1 đoạn
biện pháp tu từ
văn cảm nhận
- Ý nghĩa cơ bản về 1 khổ thơ
của đoạn thơ
1
1,0
10%

II. Làm văn - Nhận biết - Hiểu được vấn
1. Nghị luận kiểu đề nghị đề cần nghị luận
xã hội
luận xã hội.
thông qua bài
“Sóng”của Xuân
Quỳnh
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:

0,5

5%

2. Nghị luận - Giới thiệu tác
văn học
giả, tác phẩm.
- Nhận biết
được vấn đề
cần nghị luận
và kiểu đề nghị
luận văn học.

cao

1,0
10%

1
1,5
15%
Viết 1 bài
văn về tình
yêu của giới
trẻ hiện nay.
1
1,5
15%

- Hiểu được vấn
đề cần nghị luận.
- Xác lập được

hệ thống luận
điểm, luận cứ.

Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:

0,5
5%

0,5
5%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ

1
1,5
15%

1
2,5
25 %

3
3,0
30%

1

3,0
30%
. - Viết bài
nghị luận
văn học về
1 đoạn của
bài "Sóng".
- Đánh giá
và liên hệ
mở rộng
1
3,0
30 %

2
3,0
30 %

1
3,0
30 %

1
4,0
40%
5
10,0
100%

B. PHẦN NỘI DUNG

B1. Hệ thống câu hỏi và các đề minh họa cụ thể cho ma trận của chuyên đề:
I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 tập một, trang 155)
Câu 1. (0,5 điểm)
Anh/chị hãy xác định kiểu văn bản và các biện pháp tu từ chính trong
đoạn thơ?
Câu 2. (1,0 điểm)
Anh/chị hãy nêu tác dụng của các biện pháp tu từ và khái quát ý nghĩa
của đoạn thơ?
Câu 3. (1,5 điểm)
Viết một đoạn văn từ 15 - 20 dòng nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ
trên?
II. Phần làm văn (7,0 điểm):
Câu 1. Nghị luận xã hội (3,0 điểm):
Từ hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh, anh/chị hãy
viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ về tình yêu của giới trẻ trong
thời đại ngày nay.
Câu 2. Nghị luận văn học (4,0 điểm):
Đề bài: Cảm nhận về đoạn thơ:

"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh


Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương"
(Sóng - Xuân Quỳnh,
Ngữ văn 12 tập một, trang 155).

Đáp án
I. Phần đọc hiểu
Câu 1 (0,5 điểm ):
- Đoạn thơ trên thuộc kiểu văn bản nghệ thuật.
- Các biện pháp tu từ chính của đoạn thơ:


Biện pháp tiểu đối : Dữ dội – dịu êm , ồn ào – lặng lẽ.



Biện pháp nhân cách hóa :
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Câu 2 (1,0 điểm):
- Biện pháp tiểu đối cho ta thấy tính chất thất thường của sóng, từ đó

Xuân Quỳnh giúp người đọc liên tưởng tới trạng thái tương phản trong trái tim
người phụ nữ đang yêu : vui- buồn, hờn giận- yêu thương.
- Biện pháp nhân hóa: sóng cũng có tính cách, tình cảm như con
người, cũng khao khát sự lớn lao, mạnh mẽ và sống thật với những đam mê.


Câu 3 (1,5 điểm):
- Về hình thức: viết đúng hình thức 1 đoạn văn.
- Học sinh cần cảm nhận được các ý sau khi viết đoạn văn:
+

Từ trạng thái của những con sóng biển lúc tràn lên sôi nổi, lúc

êm dịu lắng sâu, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc nhận thức về những đối lập phong
phú , phức tạp trong trái tim người phụ nữ đang yêu.
+

Vượt qua những giới hạn chật hẹp, sóng tìm ra biển lớn, không

chấp nhận sự tầm thường ích kỉ, nhỏ nhen. Mượn hình tượng sóng, tác giả khẳng
định: người phụ nữ đang yêu sẽ vượt qua những giới hạn chật hẹp để tìm đến với
những chân trời mới cao thượng hơn, mãnh liệt hơn. Đó là nét đẹp của người phụ
nữ hiện đại trong tình yêu.
+

Bằng nghệ thuật tiểu đối và nghệ thuật nhân cách hóa, Xuân

Quỳnh đã khẳng định tình yêu phong phú như sóng, thất thường như sóng; cần
cảm thông cho trạng thái tâm hồn người phụ nữ khao khát yêu và được yêu.


II.Phần làm văn

Câu 1 Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
1. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm )
2. Thân bài:
2.1 Khái quát hình tượng sóng trong bài Sóng của Xuân Quỳnh
(0,5 điểm )
- Hình tượng sóng được Xuân Quỳnh thể hiện với những trạng thái
đối lập, với nỗi nhớ bờ thao thức ngày đêm; với khát vọng vươn ra biển lớn.
- Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để nói về những nhận thức, suy
tư, cảm xúc, khát vọng trong lòng người phụ nữ đang yêu.
- Sóng luôn song hành với em để bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ, niềm tin và
khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu.
2.2 Suy nghĩ về tình yêu của giới trẻ hiện nay (1,5 điểm )


a. Thực trạng tình yêu của giới trẻ trong xã hội hiện nay:
- Giới trẻ hiện nay được quyền chủ động trong tình yêu và họ
đã phá vỡ những luật lệ khắt khe của tình yêu thời phong kiến.
- Họ không chấp nhận những sắp đặt, những giới hạn chật hẹp
trong tình yêu, dám bộc lộ tình cảm một cách táo bạo và mãnh liệt hết mình.
- Tình yêu ở tuổi học đường hiện nay xuất hiện tương đối nhiều
đặc biệt là học sinh khối 12. Các em thường suy nghĩ về tình yêu rất bồng bột và
cảm tính.
b. Nguyên nhân:
- Xã hội ngày càng tiến bộ và cha mẹ để cho con cái tự quyết
định việc yêu đương và hôn nhân.
- Xã hội ngày càng “thoáng” hơn trong việc thể hiện tình yêu
trong sách báo, trong phim ảnh và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xã hội, gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục

tình yêu và giới tính cho học sinh một cách khoa học.
c. Hậu quả:
- Một số kẻ xấu trong xã hội đã lợi dụng tình yêu để làm việc
phạm pháp như : lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, thân xác – làm đổ vỡ lòng tin của con
người.
- Nhiều học sinh vì yêu sớm dẫn tới hậu quả: bỏ học lấy chồng
sớm, mang thai ở tuổi vị thành niên.
d. Giải pháp:
- Giúp giới trẻ, đặc biệt là học sinh hiểu biết đúng đắn về tình
yêu, biết tôn trọng tình yêu và người yêu, biết sống vì nhau và tuyệt đối chung
thủy.
- Thức tỉnh giới trẻ hiện nay hãy sống vì tình yêu đích thực, có
cảm xúc chân thành, biết yêu thương chia sẻ, đồng cảm và tri âm.Khao khát vươn
tới tình yêu đẹp đẽ , cao thượng .


3. Phần kết bài (0,5 điểm )
- Nêu bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức đầy đủ , đúng đắn về tình yêu trong thời đại
ngày nay, tỉnh táo phân biệt và lựa chọn tình yêu đích thực.
+ Không yêu theo phong trào, hoặc yêu cảm tính bồng bột.
+ Học tập tốt để có tương lai bền vững đảm bảo cho tình
yêu và hạnh phúc trong tương lai.

Câu 2. Nghị luận văn học (4,0 điểm)

Ý

Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh


4,0

1

Mở bài : Giới thiệu về tác giả, tác phẩm vị trí đoạn trích và xác 0,5
định vấn đề nghị luận
- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ
nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sóng là bài
thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: luôn trăn trở khát khao được
yêu thương gắn bó.
- Đoạn trích nằm ở phần giữa bài thơ. ở đoạn thơ này hai hình
tượng sóng và em luôn tồn tại đan cài, khắc họa rõ nét nỗi nhớ, sự thủy
chung tha thiết của người con gái đang yêu. Mỗi trạng thái tâm hồn
của người phụ nữ đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một đặc điểm
của sóng.

2

Thân bài

2.1 Cảm nhận về nội dung:

3,0
1,0


a. 6 câu đầu: Nỗi nhớ
- Sóng nhớ bờ bao trùm không gian, thời gian: lòng sâu - mặt
nước, ngày – đêm , với trạng thái nhớ không ngủ được
- Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa

thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nối nhớ của người phụ nữ đang yêu rất
táo bạo và mãnh liệt. Có ba cõi thức, ngủ, mơ em đều hướng về anh và
nhớ anh da diết :
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
b. Bốn câu tiếp theo: Nghị lực và lòng chung thủy

1,0

- Xuôi phương bắc – ngược phương nam là cách nói đặc biệt gợi
xa xôi, cách trở, éo le, ngang trái.
- Điệp từ Dẫu đặt ở đầu câu thể hiện nghị lực, quyết tâm vượt
qua những khó khăn và thử thách trong tình yêu.
- Hướng về anh một phương: Khẳng định lòng chung thủy, thế
gian có 4 phương đông ,tây .nam.bắc nhưng trong lòng em chỉ có một
phương để hướng về đó là phương trời có anh - Nơi có anh rất ấm áp,
yên bình và nghĩ đến anh luôn khiến em hạnh phúc.
2.2 Cảm nhận về nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp sóng
biển và nhịp sóng lòng của thi sĩ.
- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo hình tượng sóng để thể hiện mạch
cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, nhân hóa, so sánh… góp
phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả
nỗi nhớ mãnh liệt và lòng chung thủy của người phụ nữ trong tình yêu.

0,5


2.3 Đánh giá khát quát


0,5

- Từ những nhận thức, cảm xúc, niềm khát khao của sóng, Xuân
Quỳnh trực tiếp giãi bày nỗi nhớ, tình yêu, lòng chung thủy của người
phụ nữ Việt Nam .
- Thông qua đoạn thơ, tác giả thể hiện vẻ đẹp truyền thống và hiện
đại của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: rất táo bạo, mạnh mẽ và
cũng rất nhân hậu, thủy chung.
3

Kết luận : Khái quát chung về vấn đề nghị luận và liên hệ thực tế

0,5

Lưu ý:Trên đây là những ý cơ bản, học sinh có thể có cách cảm nhận và trình
bày khác nhau song phải đảm bảo được những ý cơ bản đó. Giám khảo linh
hoạt khi cho điểm.


B2. Một số đề luyện tập ngoài ma trận của chuyên đề

1. Đề số 1: Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: "Bài thơ
thể hiện những quan niệm mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu". Lại có ý
kiến khác cho rằng: "Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền
thống"
Anh /chị hãy bình luận ý kiến trên.

Hướng dẫn giải đề


Bình luận 2 ý kiến về bài Sóng : Có ý kiến cho rằng: "Bài thơ thể

4,0

hiện những quan niệm mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình
yêu". Lại có ý kiến khác khẳng định : "Bài thơ thể hiện quan niệm
về tình yêu mang tính truyền thống”
1

Mở bài :Giới thiệu tác giả, tác phẩm và xác định vấn đề nghị luận

0,5

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong những gương mặt tiêu
biểu cho các nhà thơ nữ thời chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ 0,2
đẹp nữ tính, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa 5
hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong
khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng 0,2
biển Diêm Điền, là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho 5
phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào
(1968).
2

Thân bài

3,0


2.1 Giải thích ý kiến


0,5

- Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm
của những người có đời sống văn hóa, tinh thần tự do, dân chủ và
không bị ràng buộc của ý thực hệ tư tưởng phong kiến.
- Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xưa, được bảo tồn
trong cuộc sống hiện đại, trở thành nét đặc trưng về tư tưởng, văn hóa
của một cộng đồng dân tộc.
2.2 Cảm nhận về bài thơ và bình luận hai ý kiến
a. Cảm nhận về bài thơ
- Quan niệm mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu

2,5
1,5
0,5

+ Tình yêu là trạng thái tâm lí phong phú, đa dạng luôn chứa
đựng những biến động thao thức, bất thường; vừa nồng nàn, táo bạo,
tha thiết; vừa tỉnh táo, đắm say.
+ Trong tình yêu, người phụ nữ không cam chịu, nhẫn nhục
mà luôn chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt, đồng
cảm, bao dung; dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá 0,5
nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
- Quan niệm mang tính truyền thống.
+ Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách.
+ Tình yêu gắn liền với lòng chung thủy và khát vọng về một 0,5
mái ấm gia đình hạnh phúc.



- Nghệ thuật
+ Bài thơ có âm hưởng vừa dạt dào sôi nổi vừa êm dịu, lắng
sâu. Kết cấu song trùng hai hình tượng sóng và em giúp người phụ nữ
biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn và những quan niệm về tình yêu vừa mới
mẻ, hiện đại, vừa sâu sắc mang tính truyền thống.
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách ngắt nhịp linh hoạt, nghệ
thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng sáng tạo, tài hoa.
* Bình luật hai ý kiến

1,0

- Cả hai ý kiến đều đúng. Bài thơ Sóng thể hiện rất rõ nhưng quan
niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, nồng 0,5
nàn, đắm say, mãnh liệt của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt
khác, quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có gốc rễ sâu xa trong
tâm thức dân tộc. Vì thế thơ Xuân Quỳnh nói chung và bài thơ Sóng
tạo được sự đồng điệu tâm hồn của nhiều thế hệ độc giả.

0,5

- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc
cảm nhận ở cả bề mặt lẫn chiều sâu và có những phát hiện thú vị trong
cảm quan nghệ thuật.
3

Kết luận : Khái quát chung về vấn đề nghị luận và liên hệ thực tế

0,5



2. Đề số 2: Cảm nhận về 2 đoạn thơ:
"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên,
Ngữ văn 12 tập một, trang 144 – 145)

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con song nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Sóng – Xuân Quỳnh,
Ngữ văn 12 tập một, trang 155)

Hướng dẫn giải đề:

Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài "Tiếng hát con tàu" của Chế 4,0
Lan Viên và "Sóng" của Xuân Quỳnh
1

Mở bài : Vài nét về tác giả và tác phẩm và xác định vấn đề nghị 0,5
luận
- Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam, 0,2
có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng, triết lí


và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh. Tiếng hát con tàu (in 5

trong tập Ánh sáng và phù sa) là tác phẩm tiêu biểu của Chế Lan Viên,
là khúc hát về lòng biết ơn, sự gắn bó với quê hương, đất nước.
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ
các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là 0,2
tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi 5
tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh
phúc bình dị đời thường. Sóng (in trong Hoa dọc chiến hào) là bài tiêu
biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, thể hiện những trăn trở, khát khao được
yêu thương, gắn bó của người con gái trong tình yêu.
2

Thân bài

3,0

2.1. Về đoạn thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu

1,25

a. Nội dung:
- Là nỗi nhớ của người con trai trong tình yêu lứa đôi: nỗi nhớ
chợt đến nhưng cùng không kém phần da diết sâu lắng. Trong nỗi nhớ 0,5
hiện lên một tình yêu đẹp, lấp lánh, rực rỡ những sắc màu, bồi hồi, xốn
xang những xúc động. Nhà thơ đã diễn tả thật độc đáo và sâu sắc mối
quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu.
Điều đáng nói là tình yêu ở đây không bó hẹp, giới hạn trong tình yêu
lứa đôi của anh và em mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu 0,5
nặng đối với quê hương, đất nước.
- Từ tình yêu, Chế Lan Viên hướng tới cắt nghĩa, lí giải một quy
luật, một chân lí phổ quát trong đời sống tình cảm của con người: tình 0,2

yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương 5
ta, hóa thành máu thịt tâm hồn ta. Triết lí được rút ra từ tình cảm, cảm


xúc chân thành nên không khô khan mà tự nhiên, dung dị.
b. Nghệ thuật:
- Việc sử dụng phép so sánh mới lại, lối diễn đạt trùng điệp cùng
thế giới hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu giá trị biểu cảm lấy ra
từ thiên nhiên và thực tế đời sống giúp thể hiện sâu sắc nỗi nhớ, vẻ đẹp
và mối quan hệ gắn bó khăng khít của anh và em trong tình yêu lứa
đôi.
- Đậm chất triết lí, suy tưởng mà không khô khan vì được rút ra từ
tình cảm, cảm xúc chân thành.
2.2. Về đoạn thơ trong bài thơ Sóng

1,25

a. Nội dung:
- Cặp hình tượng song hành sóng - em bổ sung, đắp đổi cho nhau 0,5
đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ trong tình yêu của người con gái. ở bốn câu
đầu, nỗi nhớ của em được diễn tả qua hình tượng sóng nhớ bờ nhưng
dường như chưa đủ nên đến 2 câu cuối, nỗi nhớ, tình cảm của em một
lần nữa được diễn tả trực tiếp. Đó là một nỗi nhớ mãnh liệt, thường
trực, bao trùm lên cả không gian, thời gian, không chỉ tồn tại trong ý 0,5
thức mà còn lên lỏi cả vào tiềm thức, đi vào trong những giấc mơ.
- Qua hình tượng sóng và em, Xuân Quỳnh đã nói lên một cách
chân thành, không giấu giếm khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt, táo 0,2
bạo chủ động nhưng cũng không kém phần thủy chung của người phụ 5
nữ. Đây là một tình yêu vừa truyền thống vừa hiện đại, hiếm thấy
trong văn học Việt Nam trước đó.

b. Nghệ thuật:
- Sóng là hình ảnh biểu tượng cho tâm hồn người con gái; em là cái
tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng và em tuy hai mà một, có lúc hòa nhập,


có lúc phân chia, để giãi bày sâu sắc nỗi nhớ trong tình yêu.
- Điệp từ, điệp cấu trúc cú pháp, nhân hóa, liệt kê, phép đối được
vận dụng linh hoạt, sáng tạo. Âm điệu của đoạn thơ là âm điệu của
sóng trên biển cả, sâu xa hơn chính là nhịp của những con sóng lòng,
nhiều cung bậc cảm xúc trong trái tim người con gái đang yêu.
2.3. Điểm tương đồng và khác biệt

0,5

- Điểm tương đồng: Cùng thể hiện sâu sắc nỗi nhớ trong tình yêu 0,2
lứa đôi; sử dụng lối diễn đạt trùng điệp để nhấn mạnh, khắc sâu nỗi 5
nhớ.
- Điểm khác biệt:

0,2

+ Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu thể hiện nỗi nhớ mạnh 5
liệt của chàng trai đối với cô gái. Tình yêu đấy không bó hẹp, giới hạn
trong tình yêu lứa đôi của anh và em mà còn là sự kết tinh của những
tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước. Từ tình yêu lứa đôi
hướng tới cắt nghĩa, lí giải những quy luật của đời sống tình cảm. Thể
thơ tự do, đậm chất suy tưởng, triết lí; thế giới hình ảnh thơ phong
phú, giàu sức gợi.
+ Đoạn thơ trong bài Sóng thể hiện nỗi nhớ da diết của người
con gái, nỗi nhớ song hành với tình yêu. Thể thơ 5 chữ, xây dựng được

cặp hình tượng thơ đẹp sóng và em đắp đổi, bổ sung cho nhau, lời thơ
hồn nhiên, sôi nổi nhưng vô cùng da diết, chất chứa khát vọng, mang
hơi thở của cuộc sống đời thường…
3

Kết luận : Khái quát chung về vấn đề nghị luận và liên hệ thực tế

0,5

Lưu ý:
- Trên đây là những ý cơ bản, học sinh có thể có cách cảm nhận và trình


bày khác nhau song phải đảm bảo được những ý cơ bản đó. Giám khảo
linh hoạt chấm điểm.
-

Lưu ý những bài có chất văn và có cách cảm nhận sáng tạo.

3. Đề số 3: Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có
ý kiến cho rằng: “Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh
liệt.” Lại có ý kiến khẳng định: “Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt
về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người.”
Từ cảm nhận về cái tôi trong bài thơ, anh/ chị hãy bình luận những ý kiến
trên.

Hướng dẫn giải đề:

Cảm nhận về cái tôi trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và bình 4,0
luận hai ý kiến.

1

Mở bài : vài nét về tác giả, tác phẩm và xác định vấn đề nghị luận

0,5

- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ 0,2
các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một 5
tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành,
đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Sóng là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân 0,2
chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền.

5


2

Thân bài

2.1 Giải thích ý kiến

3,0
0,5

- Cái tôi là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn
riêng của nhà thơ trước hiện thực khách quan. Qua cái tôi, ta có thể
thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng…của nhà thơ trước cuộc 0,5
đời.
- Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: là những

mong muốn, khát khao trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến
cao độ, nồng nàn.
- Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn
của kiếp người: là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, giàu trăn trở suy tư
khi nhận ra sự ngắn ngủi của tình yêu và sự mong manh của đời người.
2.2 Cảm nhận về cái tôi trong bài Sóng và bình luận hai ý kiến
a. Cảm nhận về cái tôi trong bài Sóng

2,5
1,5

- Cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh
liệt (0,75 điểm)
+ Cái tôi khát vọng được sống đúng với cá tính của mình, được 0,2
thấu hiểu và được yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian 5
truân tìm kiếm hạnh phúc. Cái tôi còn khát vọng khám phá bản chất,
nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình yêu là bí ẩn, thiêng
liêng và không thể nào lí giải.
+ Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết, nỗi nhớ ấy vượt qua 0,2
mọi khoảng cách không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại 5
trong ý thức mà còn len lỏi cả vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào


những giấc mơ.

0,2

+ Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thủy sẽ vượt 5
qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời
để đến được bến bờ hạnh phúc.

- Cái tôi nhạy cảm day dứt về giới hạn tình yêu và sự hữu hạn
của kiếp người (0,5 điểm)

0,2

+ Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm và sự từng 5
trải, nhờ thơ đã sớm nhận ra nghịch lý: đời người là ngắn ngủi so với
thời gian vô thủy vô chung; khát vọng tình yêu là khôn cùng mà kiếp
sống của mỗi người là hữu hạn.

0,2

+ Cái tôi tìm cách hóa giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng 5
khát vọng hóa thân vào sóng, hòa nhập vào biển lớn tình yêu để mãi
mãi được yêu thương và dân hiến, để tình yêu vượt qua sự hữu hạn của
phận người.
- Nghệ thuật thể hiện (0,25 điểm)
+ Cái tôi trong Sóng được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với
nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ
duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ, nhu một sự phá cách để thể hiện
một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.
+ Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, các cặp từ
tương phản, đối lập, cách điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng
đôi, vừa bổ sung hòa quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của
cái tôi thi sĩ.
2.3 Bình luận hai ý kiến
- Hai ý kiến đề cập đến những đặc điểm khác nhau của cái tôi
Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng. Ý kiến thứ nhất mạnh đến khát vọng

1,0



sống, khát vọng yêu, ý kiến thứ hai khẳng định sự nhạy cảm, nỗi day 0,5
dứt của cái tôi về giới hạn tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho
nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện về cái tôi của thi sĩ; giúp người 0,5
đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người
phụ nữ trong tình yêu.
3

Kết luận : Khái quát chung về vấn đề nghị luận và liên hệ thực tế

0,5

4. Đề số 4: Sức hấp dẫn từ bài Sóng của Xuân Quỳnh

Hướng dẫn giải đề
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
những ý cơ bản sau:
Sức hấp dẫn từ bài Sóng của Xuân Quỳnh
1

4,0

Mở bài : vài nét về tác giả, tác phẩm và xác định vấn đề nghị luận 0,5
- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ 0,25
các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của
một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân
thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời 0,25
thường.

- Sóng là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân
chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền.


2

Thân bài
2.1. Về nội dung

1,5

- Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ 0,25
nữ trong tình yêu. Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả sâu
sắc, tinh tế, chân thành những cảm xúc, những suy tư trong tâm hồn
người phụ nữ đang yêu.
- Những biến thái phong phú, phức tạp nhưng thống nhất của một
trái tim đang cồn cào khao khát tình yêu. Trái tim yêu ấy không chấp
nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp mà luôn vươn tới cái cao rộng, bao 0,25
dung. (Dữ dội và dịu êm….Sóng tìm ra tận bể). Nét mới mẻ, hiện
đại: khao khát yêu đương nhưng không còn thụ động, tĩnh tại nữa.
- Quan niệm đúng đắn thể hiện khao khát yêu đương mãnh liệt:
khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt
nhất là của tuổi trẻ. Cũng như sóng, nó mãi mãi trường tồn, vĩnh
hằng cùng thời gian.
- Nỗi băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một
cách hồn nhiên, chân thành sự bất lực không lí giải được câu hỏi 0,25
muôn đời ấy trong tình yêu (Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu
nhau). Đó chính là sự bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn của tình yêu.
- Nỗi nhớ trong trong trái tim yêu được diễn tả thật mãnh liệt:
nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm lên cả không gian,

thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà len lỏi vào cả trong tiềm
thức, xâm nhập cả vào trong giấc mơ (Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày
đêm không ngủ được/Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức).
Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo khát vọng tình yêu

0,25


sôi nổi, mãnh liệt của mình. Khẳng định tình yêu chung thủy sắt son:
Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam/Nơi nào em
cũng nghĩ/Hướng về anh một phương.
- Niềm tin mãnh liệt: yêu thương tha thiết cháy bỏng nhưng cũng 0,25
tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử thách trong tình yêu,
đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ
nữ vượt qua thử thách để đến với bến bờ hạnh phúc. (Con nào chẳng
tới bờ/Dầu muôn vời cách trở).
- Khát vọng tình yêu bất diệt: ý thức được sự hữu hạn của đời
người, Xuân Quỳnh ao ước được tan mình, hòa mình vào đại dương

0,25

để tình yêu trường tồn cùng đại dương bao la (Làm sao được tan ra/
Thành trăm con sóng nhỏ/Giữa biển lớn tình yêu/Để ngàn năm còn
vỗ).

2.2. Về nghệ thuật

1,0

- Âm điệu của bài thơ (được tạo nên bởi thể thơ năm chữ và 0,25

phương thức tổ chức ngôn từ, cách đan xen các thanh bằng trắc ở âm
tiết cuối mỗi dòng thơ, hình ảnh) như âm điệu của những con sóng
trên biển cả, nhịp của những con sóng liên tiếp, triền miên, vô hồi vô
hạn, khi dạt dào sôi nổi, lúc êm dịu lắng sâu…nhằm thể hiện nhịp
tâm hồn, nhịp tình cảm tha thiết, sôi nổi, mãnh liệt của người phụ nữ.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo - hình tượng sóng- hình tượng 0,25
trung tâm, xuyên suốt bài thơ tạo nên giá trị đặc biệt cho bài thơ. Qua
hình tượng này tác giả diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng
thái, tâm trạng, những cung bậc cảm xúc khác nhau trong trái tim của
người phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu thương.
- Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hòa


×