Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các trường mầm non quận nam từ liêm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
QUA TRÒ CHƠI CỦA TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
QUA TRÒ CHƠI CỦA TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM - HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số

: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Th ị Yến Phương


HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng
chí cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà Nội II đã giúp
đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thị Yến Phương, người thầy tâm huyết đã tận tình giúp đỡ tôi từ những bước đi
đầu tiên xây dựng ý tưởng nghiên cứu, cũng như luôn hướng dẫn, động viên và hỗ
trợ những điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
Tác giả xin chân thành cám ơn các đồng chí lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào
tạo quận Nam Từ Liêm và các đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên trong quận,
đã cung cấp số liệu quý báu, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình viết luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng bản Luận văn còn nhiều thiếu sót, kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các nhà khoa học, cô giáo và đồng nghiệp để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình

nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này kính đề nghị Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 xem xét để tôi được bảo vệ Luận văn theo đúng thời gian.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Dung


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................4
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ...........7
NGÔN NGỮ QUA TRÒ CHƠI CỦA TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ
LIÊM ..........................................................................................................7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...............................................................................7
1.1. 1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................7

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................8
1.2. Một số khái niệm................................................................................................10
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà trường.........................................................................10
1.2.2. Khái niệm trò chơi...........................................................................................12
1.2.3. Khái niệm hoạt động giáo dục ngôn ngữ ........................................................14
1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ ...........................................18
1.3. Hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi ở trường mầm non
.........................18
1.3.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
......................................18
1.3.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ..........................................19
1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ
..........................22
1.3.4. Các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ
....29
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ của hiệu trưởng ở
trường mầm non.
.......................................................................................................31
1.4.1. Vị trí, vai trò chức năng của hiệu trưởng trường mầm non. ...........................31


1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ.
............32


1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò
chơi
của
........................................................................................................................39


trẻ

Kết
luận
chương
.....................................................................................................41

1

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ QUA TRÒ
CHƠI CỦA TRẺ Ở CÁCTRƯỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ
NỘI.........................................................................................................45
2.1.
Vài
nét
về
địa
............................................................................43

bàn

nghiên

cứu

2.1.1. Điều kiện kinh tế văn hóa - xã hội của Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội ............43
2.1.2.Tình hình giáo dục Quận Nam Từ Liêm ..........................................................44
2.1.3. Đặc điểm giáo dục mầm non của Quận nam Từ liêm, Hà Nội .......................45
2.2
Tổ

chức
khảo
.................................................................................................49

sát

2.2.1.
Nội
dung
nghiên
.......................................................................................49

cứu

2.2.2.
Phương
pháp
cứu.................................................................................50

nghiên

2.2.3. Tiêu chí đánh giá khả năng quản lý của hiệu trưởng ......................................50
2.4.4. Điều tra khảo sát quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của
trẻ.52
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các trường
mầm

non

Quận


Nam

Từ

Liêm,



Nội..............................................................................53
2.3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi đóng vai theo chủ
để.53
2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi học tập
......................59
2.3.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi dân gian
....................64
2.3.4. Thực trạng hoạt dộng giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi vận động
...................67
2.3.5. Đánh giá chung thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của
trẻ



các
trường
non...............................................................................................70

mầm

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở

các
trường mầm non quận Nam Từ Liêm, Hà Nội..........................................................72
2.4.1.
Kết
quả
khảo
..............................................................................................72

sát

2.4.2. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò
chơi
của
trẻ

các
trường
..................................................................................89

mầm

Kết
luận
chương
.....................................................................................................92

non.
2



CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ QUA TRÒ CHƠI
CỦA TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI
............................................................................................................................93
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện
pháp......................................................................93
3.1.1. Đảm bảo tnh kế thừa
......................................................................................93
3.1.2. Đảm bảo tnh thực tiễn
....................................................................................93
3.1.3. Đảm bảo tnh hệ thống
....................................................................................93
3.1.4. Đảm bảo tnh khả thi
.......................................................................................94
3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các trường
Mầm non quận Nam Từ Liêm Hà Nội. .....................................................................94
3.2.1. Triển khai đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
ngôn ngữ qua trò chơi của
trẻ....................................................................................94
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, kĩ năng giáo dục ngôn ngữ qua trò
chơi của trẻ cho giáo viên. ........................................................................................96
3.2.3. Chỉ đạo tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ.
..........................................................................100
3.2.4. Xây dựng cơ chế và môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên thực hiện
hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ.
.................................................102
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................104
3.4. Kết quả khảo nghiệm về tnh cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ
..........................................................105

3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm...................................................................................105
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................................105
3.4.3. Mẫu khách thể khảo nghiệm
.........................................................................106
3.4.4. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả ...............................................................106
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................106


3.4.6. Kết quả khảo nghiệm tnh khả thi .................................................................108
3.4.7. Kết quả khảo nghiệm sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tnh khả thi
của các biện pháp quản lý
..............................................................................................110
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................116


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng, trình độ giáo viên mầm non của 05 trường tham gia
khảo
sát......................................................................................................................46
Bảng 2.2. Thống kê số lượng, trình độ hiệu trưởng các trường mầm non được khảo
sát ..............................................................................................................................4
7
Bảng 2.3. Thống kê số lượng, tỷ lệ chuyên cần, sức khỏe của trẻ ở các trường mầm
non tham gia khảo
sát................................................................................................47
Bảng 2.4. Tình hình thực hiện GDNN qua trò chơi ĐVTCĐ của trẻ .......................56
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện GDNN qua trò chơi ĐVTCĐ ......................................58
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện GDNN qua trò chơi học tập ........................................61

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện GDNN qua trò chơi học tập ........................................62
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện GDNN qua trò chơi dân gian ......................................65
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện GDNN qua trò chơi dân gian ......................................66
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện GDNN qua trò chơi vận động ...................................68
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện GDNN qua trò chơi vận động ...................................69
Bảng 2.12. Đội ngũ hiệu trưởng................................................................................72
Bảng 2.13. Đội ngũ giáo viên....................................................................................73
Trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 3- 5 tuổi năm học 2016 – 2017 ...........................73
Bảng 2.14.Mức độ thực hiện lập kế hoạch và thiết kế chương trình giáo dục ngôn
ngữ qua trò chơi của
trẻ.............................................................................................76
Bảng 2.15. Mức độ thực hiện tổ chức triển khai chương trình giáo dục ngôn ngữ qua
trò chơi của
trẻ...........................................................................................................78
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ..........80
Bảng 2.17. Mức độ thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết vị, các học liệu trong giáo
dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ
.............................................................................82


Bảng 2.18. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục ngôn ngữ qua trò
chơi của trẻ
................................................................................................................85


Bảng 2.19. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục ngôn ngữ qua
trò chơi của trẻ..........................................................................................................88
Bảng 3.1. Mức độ về sự cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục ngôn ngữ qua
trò chơi của
trẻ.........................................................................................................107

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp giáo dục ngôn ngữ
qua trò chơi của trẻ
..................................................................................................108
Bảng 3.3. Mức độ về tnh khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục ngôn ngữ qua
trò chơi của
trẻ.........................................................................................................109
Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm về tnh khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục
ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các trường mầm non
............................................109
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm giữa mức độ cần thiết và tnh khả thi của
các biện pháp quản lý giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các trường mầm
non
.................................................................................................................................110
Bảng 3.6 Biểu đồ về mức độ cần thiết và tnh khả thi của biện pháp .....................111


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Giáo dục mầm non

GDMN

Giáo dục ngôn ngữ

GDNN

Mầm non

MN


Trò chơi đóng vai theo chủ đề

TCĐVTCĐ

Nhà xuất bản
Trung học cơ sở

NXB
THCS

Trung học phổ thông

THPT

Giáo dục thường xuyên

GDTX

Quản lý giáo dục

QlGD

Nghiên cứu khoa học
Học sinh
Hội đồng nhân dân
ban nhan dân
bộ quản lý

NCKH
HS

HĐND Ủy
UBND Cán
CBQL


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển ngành nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong phát triển đất nước, xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Để phấn đấu đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế. Trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục chất lượng giáo dục phải từng
bước được nâng cao.
Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới,
chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các
hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt
động một cách chủ động tch cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện
cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm " Học
mà chơi, chơi mà học" đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về
mọi mặt.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ
mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể
thiếu được. Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự tuyệt vời của ngôn
ngữ là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phương tiện giao tiếp
cơ bản nhất, hữu hiệu nhất của cả loài người. Chúng ta, ai cũng có thể sử dụng

phương tiện "không mất tiền mua " này để trao đổi thông tin cho nhau một cách
nhanh nhất, nhiều nhất đầy đủ nhất. Từ đó, có thể dễ dàng hiểu nhau, thông cảm
chia sẻ liên kết hay hợp tác với nhau. Nhờ ngôn ngữ mà con người từ khắp năm
châu bốn bể, con người ở các thời đại khác nhau, các thế hệ khác nhau có thể tìm
hiểu nhau hoặc giao lưu với nhau. Hơn thế nữa ngôn ngữ là công cụ để chúng ta tư
duy, là chìa khóa vạn năng, thông minh nhất để chúng ta mở kho tàng tri thức
khổng lồ của nhân loại để tha hồ mà chiếm lĩnh nó, đưa nó đến với mọi người. Cứ


2

như thế, cá nhân ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn, hiện
đại hơn. Khi nói về ngôn ngữ,


nhà giáo dục nổi tiếng người Nga E.I.Tikheenva đã khẳng định "Tiếng mẹ đẻ là cơ
sở phát triển trí tuệ và là nguồn gốc để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc
và nhân loại"[15].
Hoạt động giáo dục ngôn ngữ là một trong 5 lĩnh vực của chương trình giáo
dục Mầm non. Hoạt động giáo dục ngôn ngữ đã thực sự trở thành một nội dung
quan trọng trong các hoạt động của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường Mầm non. Hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non được thực
hiện bằng nhiều hình thức phong phú sinh động thông qua họat động làm quen
với văn học, hoạt động làm quen với chữ cái, thông qua các trò chơi. Hoạt động
giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi trong trường Mầm non là một phương tiện phát
triển ngôn ngữ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua trò chơi trẻ được giúp trẻ phát
triển trí tuệ, tư duy và khả năng giao tiếp.
Thực tiễn trong các trường Mầm non chưa quan tâm nhiều đến hoạt
động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động
trò chơi giáo viên ít khi chú ý đến làm thế nào giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của

mình. Trẻ thường tham gia trò chơi mà chưa sử dụng ngôn ngữ của mình trong quá
trình chơi. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển mạnh mẽ khi tham gia
vào trò chơi.
Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở trường Mầm
non trong những năm qua đã được chú ý và đã đạt được những thành tựu
nhất định thông qua việc: Quản lý xây dựng và phát triển chương trình, quản lý
đổi mới hình thức dạy học. Tuy nhiên trong chương trình giáo dục Mầm non do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành đã có những nội dung nghe -hiểu, nói, đọc, viết khi
thực hiện giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào kế hoạch giảng dạy sao cho
phù hợp với từng chủ đề. Nhưng thực tế phần nhiều giáo viên mới chỉ lựa chọn nội
dung đơn giản, dễ thực hiện để dạy trẻ đó là hoạt động nghe - hiểu chưa quan tâm
nhiều đến hoạt động nói. Vì vậy chưa phát huy được khả năng giao tiếp của trẻ.
Bên cạnh đó việc quản lý sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng chất lượng đội
ngũ chưa được chú trọng nhiều, phần nhiều các tổ chuyên môn mới chỉ thực hiện
đủ số buổi sinh hoạt theo Điều lệ 2 lần/tháng nhưng chưa chú ý đến chất lượng,
nội


dung sinh hoạt chuyên môn để bồi dưỡng giáo viên theo các chuyên đề và đổi mới
chương trình giảng dạy sao cho hiệu quả. Mặt khác việc đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị trong các nhà trường chưa đồng bộ, đồ dùng, đồ chơi ở các nhóm lớp
mới chỉ đạt ở điều kiện tối thiểu theo danh mục quy định, trang thiết bị hiện đại
chưa được đầy đủ, đồ dùng tự tạo theo các chủ đề thực hiện hẳng tháng, tuần,
ngày chưa phong phú và hấp dẫn trẻ em nên ảnh hưởng việc nâng cao chất
lượng giảng dạy của đội ngũ. Công tác kiểm tra, đánh giá các nhà trường đã quan
tâm, hằng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra chất lượng
đầu năm, song mới chỉ là thực hiện theo kế hoạch, các biện pháp đánh giá trong
công tác quản lý, chất lượng đội ngũ, sự phát triển khả năng của trẻ ở từng lĩnh
vực chưa có sự đổi mới, đôi lúc dẫn đến kết quả chưa thực sự chính xác và khách
quan, chất lượng các nhà trường có phần chưa đáp ứng được với những yêu cầu

đổi mới giáo dục hiện nay. Chính bởi vậy mỗi, cơ sở giáo dục mầm non cần thiết
phải có người hiệu trưởng biết cách quản lý toàn diện các hoạt động nhà trường
một cách linh hoạt, phù hợp, chặt chẽ thông qua các biện pháp hữu hiệu, nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ đáp ứng mục tiêu giáo
dục mầm non trong thời kỳ mới.
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục phát triển ngôn
ngữ ở trường mầm non như: Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Huy Cẩn Các quá
trình hình thành và phát triển ngôn ngữ trẻ em, luận án tiến sĩ của tác giả Lưu Thị
Lan, Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em 1-6 tuổi, giáo trình của tác giả Đinh
Hồng Thái Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em và còn nhiều công trình
nghiên cứu về giáo dục Mầm non. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu về quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở trường mầm
non.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã tiến hành nghiên cứu và chọn đề tài “Quản lý
hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các trường mầm non Quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu


Luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các trường mầm non quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của
trẻ ở các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ
qua trò chơi của trẻ ở các trường mầm non quận Nam Từ liêm, Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý khả thi, phù hợp với tìm kiếm thực
tế thì hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các

trường mầm non quận Nam Từ Liêm, Hà Nội sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò
chơi của trẻ ở các trường mầm non.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ
qua trò chơi của trẻ ở các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò
chơi của trẻ ở các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong hoạt động
giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở các trường mầm non quận Nam Từ Liêm,
Hà Nội.
6.2. Địa bàn nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu trên các trường mầm non công lập.
- Trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm có 11 trường mầm non công lập. Đề tài
này nghiên cứu trên 05 trường mầm non công lập trong địa bàn quận.
+ Trường Mầm non Tây Mỗ A – phường Tây Mỗ
+ Trường Mầm non Trung Văn – phường Trung Văn


+ Trường Mầm non Đại Mỗ B – phường Đại Mỗ
+ Trường Mầm non Mỹ Đình I – Phường Mỹ Đình
+ Trường Mầm non Xuân Phương – Phường Xuân Phương
6.3. Khách thể khảo sát
- Nghiên cứu 145 người
+ Cán bộ quản lý: 15 người
+ Giáo viên: 30 giáo viên
+ Trẻ: 100 trẻ của 5 trường
7. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm các nhóm sau:
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu, sách báo, đề tài, công
trình nghiên cứu, văn bản, quy định đã công bố liên quan đến đề tài để xây dựng
cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của
trẻ ở các trường mầm non.
7.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Mục tiêu: tìm hiểu mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục
ngôn ngữ và kĩ năng vận dụng nhận thức đó vào công tác quản lý hoạt động giáo
dục.
- Đối tượng: Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng)
- Nội dung: Các phiếu hỏi được xây dựng với từng nhóm tìm hiểu với hệ
thống câu hỏi cho các đối tượng trả lời.
7.2.2. Phương pháp quan sát
- Mục tiêu: Tìm hiểu thông tin của công tác quản lý giáo dục ngôn ngữ qua
trò
chơi của trẻ trong thực tế từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức bằng phương pháp
quan sát.
- Đối tượng: Tham dự và quan sát trực tiếp việc triển khai các kế hoạch hoạt
động, hoạt động của giáo viên trong qua trình giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của
trẻ, kế hoạch sinh hoạt chủ điểm...


- Nội dung: Việc quản lý tổ chức giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ ở
trường mầm non. Nhận định về việc thể hiện ngôn ngữ của trẻ qua trò chơi.
7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác
- Phương pháp chuyên gia: tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực có liên
quan đến quản lý giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm chứng sự cần thiết và tnh

khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Phân tch, tổng hợp các bài báo, bài
viết, báo cáo, các đề tài trên tập san có liên quan đến đề tài.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng bảng thống kê số liệu. Thống kê toán học, xử lý số liệu thu được
trên phần mềm excel. Sử dụng phương pháp toán học thống kê giúp xử lý các dữ
liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập. Kết quả điều tra
từ các phiếu hỏi được quản lý, xử lý bằng phần mềm excel.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò
chơi của trẻ ở trường Mầm Non
+ Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi
của trẻ ở các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
+ Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi
của trẻ ở các trường mầm non quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN
NGỮ QUA TRÒ CHƠI CỦA TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
QUẬN NAM TỪ LIÊM
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1. 1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ngôn ngữ là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện trình độ văn hoá,
trình độ tư duy của con người. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó ra đời và tồn
tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ vừa là hình
thức thể hiện tư duy vừa là động lực thúc đẩy tư duy phát triển. E.I.Tikheenva - nhà
giáo dục học Liên Xô(cũ) đã khẳng định rằng " Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là

chia khoá để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của
nhân loại. Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người
đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời mỗi nguời, nên việc giáo dục ngôn
ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, từ khi các cháu chưa cắp sách tới trường".
Trong cuốn Mác - Ănghen - Lê Nin bàn về ngôn ngữ, khi nghiên cứu về vấn
đề phát triển ngôn ngữ, lời nói cho con người, tác giả đã khẳng định: " Ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người"[38] theo hướng đó, muốn phát
triển con người thì trước hết cần chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ qua trò
chơi, điều đó sẽ dễ thực hiện hơn khi họ được giáo dục từ nhỏ.
Việc nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học đã
đươc nhiều tác

giả

quan tâm:

A.M.Lesuina, E.I.Tikheeva, Ph.A.Sôkhin,

L.P.Phêdoencô, Kak-Hainơdich... Các đặc điểm phát triển vốn từ, ngữ âm, ngữ
pháp, lời nói mạch lạc... theo từng lứa tuổi đã dược các tác giả quan tâm nghiên
cứu và cũng đưa ra một số quy luật về phát triển ngôn ngữ của trẻ. Và đã có nhiều
công trình của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau ngiên cứu về ngôn
ngữ, coi đó như một phương tiện để hình thành và phát triển nhân cách, đưa con
người hoà vào các mối quan hệ xã hội.


Tác giả A.P.Uxova khi nói về giáo dục trẻ em trước tuổi học đã đưa ra nhận
định: "Ở lứa tuổi mẫu giáo, các em nắm ngôn ngữ là nhờ thường xuyên giao tiếp
ngôn ngữ với những nguời xung quanh, tức là nhờ sự tiếp xúc xã hội"[1]. Sự tiếp
xúc xã hội không chỉ giúp trẻ phát triển lời nói mà cùng với ngôn ngữ nó sẽ là điều

kiện để trẻ tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử: " Một điều rất rõ là quá trình nắm
kinh nghiệm lịch sử xã hội ở lúă tuổi mẫu giáo cũng là khách quan tác động từ bên
ngoài và do hoàn cảnh của các em trong môi trường xã hội nhất định". [1]
Winhem Preyer với Trí óc trẻ em, một tác phẩm miêu tả chi tiết về sự phát
triển của trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể.
Erik Erickson với tác phẩm Trẻ em và xã hội nghiên cứu về sự phát triển của trẻ
em, cách đối xử và giáo dục trẻ. John B.Watson với Chăm sóc về tâm lý cho trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ nghiên cứu về tâm lý của trẻ ngay từ khi mới sinhvà cách chăm
sóc chúng. Cả ba tác giả này, trong việc hình thành ngôn ngữ cho trẻ đều lưu ý đến
nội dung giao tiếp ngôn ngữ và chú trọng đến nội dung này trong giáo dục trẻ.
Nhà giáo dục nguời Nga N.A.Lêônchiep đã coi "Trò chơi đóng kịch là một
hình thức quá độ sang hoạt động thẩm mỹ, hoạt động nghệ thuật". Như vậy,
ở trường mầm non, nhiệm vụ là cho trẻ yêu kịch, ham thích tham gia đóng kịch
là quan trọng.[40]
Lý thuyết dạy ngôn ngữ hệ thống theo quan điểm của các nhà tâm lý học Xô
Viết: Xokhin, Chikhieva và một số tác giả khác đã căn cứ từ những nhiệm vụ căn
bản của phát triển ngôn ngữ để đề ra được những nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non bao gồm: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm, hình thành và phát
triển vốn từ, phát triển cấu trúc ngữ pháp về câu, phát triển lời nói mạch lạc và
phát triển ngôn nghệ thuật. Đây là cơ sở cho việc giáo dục ngôn ngữ ở lứa tuổi
mầm non, đưa lĩnh vực này trở thành khoa học về giáo dục trẻ trước tuổi đi học.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt nam, vấn đề giáo dục ngôn ngữ cho trẻ cũng được nhiều nhà giáo dục
quan tâm. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan trọng nhất trong
giáo dục trẻ mầm non qua các công trình nghiên cứu.


Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn "Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo" đã đề cập đến nhiều nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ khác nhau, trong
đó có nhiệm vụ dạy trẻ nói mạch lạc. Tác giả đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ

kể chuyện nhằm phát triển lời nói độc thoại cho trẻ: kể lại chuyện, kể chuyện theo
tri giác, kể chuyện theo trí nhớ và kể chuyện theo tưởng tượng.
Tác giả Lưu Thị Lan trong luận án tiến sĩ: "Những buớc phát triển ngôn ngữ
của trẻ em từ 1-6 tuổi" đã nêu lên những buớc phát triển ngôn ngữ về các mặt:
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... Từ đó, tác giả đã xây dựng được nội dung, các biện
pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Qua
nghiên cứu, tác giả cho rằng: "Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chịu ảnh hưởng rất
lớn của yếu tố gia đình và tích cực giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh".[33]
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Huy Cẩn "Các quá trình hình thành và
phát triển ngôn ngữ trẻ em" tác giả đã tập trung mô tả khá tỉ mỉ các hiện tượng
xuất hiện ngôn ngữ tự nhiên của trẻ về mặt ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Công trình
này cung cấp tài liệu về những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em Việt Nam, đóng
góp trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em trước tuổi học, đưa ra những cơ sở
khoa học định huớng cho việc nghiên cứu tiếp chương trình phát triển ngô ngữ cho
trẻ mầm non và đào tạo giáo viên mầm non.
Luận án tiến sĩ "Các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo
lớn 5-6 tuổi" của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã nghiên cứu kĩ lưỡng về lời nói mạch
lạc của trẻ mẫu giáo, từ đó dề xuất 9 biện pháp tác động nhằm phát triển lời
nói mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi. Cũng trong luận án tác giả khẳng định trò chơi diễn
kịch là phương tiện để phát triển ngữ âm rất tốt cho trẻ 5-6 tuổi. Trong quá
trình chơi đóng kịch, để thực hiện được vai chơi của mình, tẻ chủ động sử dụng lời
nói để diễn đạt những sắc thái tình cảm khác nhau như: vui sướng, tự hào, lo lắng,
buồn rầu, dịu dàng, giận dữ...[43]
Trong luận án tiến sĩ " Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo trong
nhóm chơi không cùng độ tuổi", tác giả Lê Xuân Hồng đã nêu lên đặc điểm phát
triển ngôn ngữ của trẻ về các mặt và lần đầu tiên vấn đề giao tiếp bằng ngôn
ngữ


được đề cập đến với những biểu hiện cụ thể và được xem là một nhiệm vụ độc lập

để phát triển ngôn ngữ
Như vậy, việc quản lý giáo dục ngôn ngữ trong các trường Mầm non nói
chung và giáo dục ngôn ngữ qua trò chơi của trẻ Mầm non nói riêng đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các công trình đã khẳng định vai
trò to lớn của ngôn ngữ đối với hình thành và phát triển ở trẻ em.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà trường
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Khái niệm về Quản lý theo từ điển “Giáo dục học”: “Quản lý là hoạt động
hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ
chức”[28]
Như vậy: Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của
chủ thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thống các luật lệ,
chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu xác
định.
Trong quá trình quản lý, chủ thể tiến hành các hoạt động cơ bản như: xác
định mục tiêu, chủ trương, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, điều chỉnh các
hoạt động để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là
nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý. Chúng ta
có thể định nghĩa khái niệm quản lý như sau:
“Quản lý là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối
hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc
cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu
quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng
sự thỏa mãn của những người tham gia”.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quá trình quản lý giáo dục là hoạt động của các chủ thể quản lý và đối tượng
quản lý thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đưa hệ thống
giáo dục đạt tới mục tiêu dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất. Quản lý giáo



×