Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sang kien kinh nghi doi 16 17 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.79 KB, 15 trang )

PHÒNG GD&ĐT MANG YANG
TRƯỜNG THCS HRA
TỔ VĂN – SỬ – ĐỊA - GDCD

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA GIÚP THU HÚT VÀ TẬP
HỢP THIẾU NHI HIỆU QUẢ

Người thực hiện: Nguyễn Vũ Nhật Nguyên
Chức vụ: Giáo viên – Tổng phụ trách Đội

Tháng 2 năm 2017


Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam
do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và Đoàn Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài trường học, là đội hậu bị của Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào
của thiếu nhi.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên
nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong
học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận của mình theo luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Để thu hút các em thiếu nhi tham gia có hiệu quả vào tổ chức hoạt động
Đội thì người cán bộ phụ trách Đội phải là người thiết kế các chương trình hoạt
động phong phú, đa dạng tạo cho các em tư thế thoải mái “chơi mà học”, “ học


mà chơi ” nhằm thu hút các em đội viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự
giác, tránh sự gò bó ép buộc không có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế khi tổ chức các hoạt động tập thể ở Liên đội trường
THCS Hra còn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, thời gian và
kinh nghiệm tổ chức hoạt động. Đặc biệt là trình độ và năng lực, kỹ năng tổ
chức, thực hiện các phong trào hoạt động tập thể chưa có sức thu hút các em
trong hoạt động, việc kết hợp giữa các cán bộ Đội trong hoạt động tập thể chưa
mang lại kết quả giáo dục cao, nhiều hoạt động chưa có chất lượng.
Là những người tham gia hoạt động công tác Đội thì cần phải luôn luôn tìm
ra những phương pháp mới và sáng tạo để tổ chức các hoạt động trong sinh hoạt
Đội nhằm thu hút các em tham gia, vì chính sự tham gia đông đủ, nhiệt tình của
các em là thành công đầu tiên trong tất cả các hoạt động Đội, vì vậy tôi đã chọn


đề tài “Một số phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa thu hút và tập hợp
thiếu nhi hiệu quả”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Qua tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức các hoạt động phong trào. Từ đó
đưa ra các phương pháp áp dụng để thu hút và tập hợp thiếu nhi có hiệu quả, phù
hợp với các em thiếu nhi ở Liên đội trường THCS Hra. Tìm ra những biện pháp
để giải quyết những thực trạng trong việc tổ chức các hoạt động phong trào giúp
thu hút và tập hợp thiếu nhi có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho các em học sinh trong nhà trường phổ thông.
3. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu.
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò, tổ chức các hoạt động phong
trào thu hút, tập hợp thanh thiếu nhi tham gia hoạt động có hiệu quả ở Liên đội
trường THCS Hra.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2017.
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cách thức tổ chức các hoạt động
phong trào của giáo viên - Tổng phụ trách Đội.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kết hợp với nhau như:
Phương pháp nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hiện tại của liên đội khi thực
hiện đề tài, sáng kiến kinh nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận từ thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu quan sát, đàm thoại.

Phần 2: NỘI DUNG


1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐỘI Ở LIÊN ĐỘI
TRƯỜNG THCS HRA.
1.1. Thuận lợi:
Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các ban
ngành đoàn thể, đội ngũ giáo viên phụ trách Đội và sự đồng thuận nhất trí của
phụ huynh học sinh.
Đa số đội ngũ cán bộ Đội và các em học sinh ngoan ngoãn, nhiệt tình tham
gia các hoạt động tập thể ở liên đội.
1. 1.2. Khó khăn:
Một số Đội viên ý thức chưa cao, chưa có tinh thần tự giác.
Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến hoạt động đội của
Đội viên
Các em Đội viên là dân tộc Bahnar hàng năm thường chiếm hơn 70% tổng
số Đội viên của Liên dội, lại sống rải rác trên địa bàn dân cư,đường sá đi lại gặp
nhiều khó khăn. Khi tham gia các hoạt động tập thể còn rụt rè, nhút nhát.
Một khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động Đội là tình hình kinh tế
địa phương rất khó khăn, các em Đội viên một buổi đi học một buổi phải đi làm
việc để phụ giúp gia đình, trong khi đó hoạt động Đội chủ yếu được tổ chức trái
buổi học, cho nên các em ít tham gia.
Mặt trái của sự phát triển CNTT cũng ảnh hưởng đến hoạt động Đội, các

em hứng thú với những trò chơi hoặc những bài hát, phim … trên điện thoại, các
quán Net hơn là tham gia các hoạt động Đội.
Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội còn hạn chế. Địa điểm
tổ chức các hoạt động đội cũng chưa thực sự thuận lợi.
Đội ngũ cán bộ Đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các phong
trào của liên đội nhưng phần năng khiếu và năng lực cũng còn nhiều hạn chế.
Trong các hoạt động phong trào chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo trong công


việc, còn lúng túng nên chất lượng hoạt động còn chưa cao. Vì vậy ảnh hưởng
rất lớn đến việc thu hút tập hợp thiếu nhi.
Theo kết quả thống kê đầu năm thu được như sau:
Bảng 1:

Lớp
Thời gian
6A
6B
Đầu năm
6C
học
6D
6E
Tổng cộng

Tổng số

Không

Muốn


Rất muốn

học sinh

muốn

tham gia

tham gia

38
36
36
37
36
183

tham gia
14
18
13
13
11
69

12
13
11
16

14
66

12
5
12
8
11
48

2. NHỮNG GIẢI PHÁP
Để tổ chức các hoạt động phong trào trong công tác Đội nhằm thu hút, hấp
dẫn các em thiếu nhi tham gia thì cần phải có năng lực tổ chức các hoạt động
thực tiễn cho các em, biết thiết kế và thực thi các hoạt động thế nào cho đúng.
Thiết kế hoạt động Đội chính là sự lựa chọn về nội dung, hình thức và
phương pháp giáo dục nhằm tạo ra một mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện
sáng tạo theo một chủ đề, chủ điểm, một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội.
Phải đảm bảo nội dung một cách trình tự, khoa học. Phải có phần mở đầu
và kết thúc, xác định đâu là khâu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động.
Xác định được thời điểm diễn ra các hoạt động trong tháng, trong năm. Có
thời gian cụ thể hoá chương trình trong quá trình thiết kế.
Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đối tượng (là thiếu nhi, đội viên), về
khả năng, trình độ và đặc biệt là sức khoẻ. Thiết kế một hoạt động phải phù hợp
với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và nhà trường.


Trong các hoạt động phải mang tính lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục các em
trong mỗi một hoạt động, vừa tạo ra được một sân chơi bổ ích “học mà chơi”,
“chơi mà học” gây hứng thú cho các em tham gia nhiệt tình, tích cực.
2. 1 Các bước tiến hành thiết kế một hoạt động phong trào thu hút

thiếu nhi tham
2.1.1 Những yêu cầu cần nắm vững khi tiến hành thiết kế các hoạt
động phong trào của Đội:
Hoạt động phong trào của Đội thực chất là hoạt động giáo dục, vì vậy bất
kỳ một hoạt động nào dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục. Đây
là yêu cầu quan trọng nhất mà người thiết kế cần nắm vững.
Thiết kế phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Cụ thể là em có
thể thực hiện được một cách hào hứng, phấn khởi, đem lại hiệu quả cao, góp
phần tăng cường, củng cố tình cảm quê hương, đất nước và góp phần nâng cao
kiến thức tự nhiên, xã hội mà các em học tập tại trường.
Thiết kế hoạt động Đội phải trên cơ sở điều kiện kinh phí cần thiết cho
công việc đặt ra để có hiệu quả cao mà ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công
sức và kinh phí.
Thiết kế hoạt động Đội phải thể hiện được màu sắc của Đội, “Màu sắc” đây
chính là sự vui chơi lành mạnh tức là “Học mà chơi”, “ Chơi mà học” tạo nên
những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em.
2.1.2 Các bước tiến hành, thiết kế một hoạt động Đội:
Bước 1: Công tác chuẩn bị.
Tìm hiểu nghiên cứu kế hoạch và những chủ trương của Hội đồng đội cấp
trên và nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời nắm bắt những yêu cầu nguyện vọng
của các em thiếu nhi.
Chú trọng đến các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của đơn
vị và của địa phương để thiết kế.


Chọn cử đội ngũ cán bộ phụ trách chi đội có năng lực phụ trách các nội
dung khác nhau sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của cá nhân họ.
Chuẩn bị về cơ sở vật chất phục vụ tối đa cho các hoạt động đồng thời dự
kiến thời gian, thời điểm phù hợp.
Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động.

Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động Đội là công việc rất quan trọng
và có tính quyết định. Nội dung tổng hợp và nội dung cho từng hoạt động cụ thể
phải đảm bảo bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao.
Nội dung hoạt động phải chia thành các công việc cụ thể gắn với thời gian
dự kiến.
Xác định được những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm. Tiến
trình công việc gắn với địa điểm cụ thể.
Khẳng định được tính thống nhất chung, tính riêng biệt.
Có phương án 2 cho các nội dung.
Có thể điều chỉnh kế hoạch trước, trong quá trình chỉ đạo thi công bản thiết
kế sao cho phù hợp với tình hình. Chương trình và kế hoạch hoạt động được lập
một cách khoa học, chi tiết đảm bảo đạt hiệu quả cao.
Nội dung chương trình một bản thiết kế hoạt động được cụ thể như sau:
- Tên bản thiết kế.
- Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác, người thiết kế.
- Mục đích của bản thiết kế.
- Nội dung và chương trình hoạt động ( Nội dung cụ thể, địa điểm, thời
gian, người chịu trách nhiệm chính, người chịu trách nhiệm về các mặt khác…)
- Ban tổ chức chỉ đạo thi công và chỉ đạo bản thiết kế.
- Điều kiện cơ sở vật chất và công tác phối hợp.
- Phương án 2 dự phòng.
- Những điểm cần chú ý.


Bước 3: Chỉ đạo thực hiện.
Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung, chương trình và
kế hoạch hoạt động thì tiến hành phổ biến vận dụng thực hiện. Trong quá trình
chỉ đạo thực hiện, trưởng ban phải chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công
việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên
dương cũng như nhắc nhở những công việc chưa làm được của cá nhân và tập

thể Đội.
Các uỷ viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ
chức công việc được phân công và báo cáo kịp thời diễn biến cho trưởng ban để
phối hợp thực hiện.
Có thể có những phát sinh trong quá trình thực hiện vì vậy cần linh hoạt,
sáng tạo để sử dụng và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình.
Thường xuyên hội ý với ban tổ chức để nắm bắt diễn biến các hoạt động,
tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn nôị dung và
chương trình để ra.
Bước 4: Tổng kết đánh giá kết quả
Thiết kế hoạt động Đội và chỉ đạo thi công sao cho đạt hiệu quả cao nhất và
rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Để giành thời gian thích đáng xem
xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm, nhược điểm
của cá nhân và của cả các tập thể là rất cần thiết. Rút kinh nghiệm để ban tổ chức
và các em tự xem lại mình, tự đánh giá và làm bài học cho lần sau. Mặt khác,
tổng kết đánh giá kết quả kịp thời để động viên, tuyên dương, khen thưởng cũng
như nhắc nhở, phê bình những cá nhân, tập thể chưa tích cực, chưa tham gia tốt,
đảm bảo thực hiện yêu cầu tất yếu của thiết kế và chỉ đạo thi công hoạt động
Đội.


Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, vô tư và công bằng cả vấn đề tổ
chức, yêu cầu giáo dục, nội dung, hiệu quả kinh tế và các mối quan hệ với các
đơn vị trong quá trình hoạt động Đội.
2.2 Thiết kế một hoạt động cụ thể
Thiết kế: “Tổ chức giải Bóng đá mini nam”
2.2.1 Mục đích yêu cầu:
- Tổ chức giải “Bóng đá mini nam” nhằm giáo dục các em tinh thần tập thể,
rèn luyện sức khỏe tạo môi trường thuận lợi cho thiếu nhi phấn đấu trở thành con
ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ. Củng cố và xây dựng tình đoàn

kết, thân ái; đồng là dịp để các em thể hiện năng khiếu của mình, tự khẳng định
mình trong quá trình rèn luyện phấn đấu theo chương trình rèn luyện đội viên;
cơ hội để giao lưu với các bạn trong Liên đội.
2.2.2 Quy mô, thời gian, địa điểm:
- Quy mô: Tổ chức Hội thi cấp liên đội
- Thời gian: Tháng 10
- Hội thi tổ chức trong khoảng 1 tuần
- Địa điểm: Sân trường (khu vực sân đất)
2.2.3. Nội dung:
a. Công tác chuẩn bị:
- Lên kế hoạch Hội thi trình cho Ban giám hiệu, chi đoàn nhà trường duyệt.
- Họp phụ trách các chi đội, phổ biến nội dung thi ( luật thi đấu; lịch thi đấu
…), cho các chi đội luyện tập.
- Thành lập tổ trọng tài, thư ký hội thi.
- Dự trù kinh phí Hội thi ( Có cả kinh phí phát sinh).
- Chuẩn bị sân: làm sân; khung thành …
- Chuẩn bị cho Hội thi trước khi khai mạc:
+ Phân công người trang trí.


+ Chọn khán đài (khu vực sân bê tông)
b. Tiến hành nội dung thi:
- Các đội thi theo lịch đã sắp xếp
- Vấn đề cần lưu tâm ở đây là khi phân lịch thi đấu. Chúng ta phải đảm
bảo thời gian học văn hóa của các em, nên lịch thi đấu phải trái với buổi học;
đồng thời để đảm bảo tính công bằng, khách quan và phù hợp với tâm sinh lý, ta
nên cơ cấu thành hai nhóm thi đấu, nhóm khối lớp 8 + 9 và nhóm khối lớp 6 +
7.
c. Tổng kết đánh giá:
- Trưởng Ban giám khảo thay mặt Ban giám khảo và Ban tổ chức nhận xét

đánh giá những thành công của Hội thi.
- Công bố kết quả và trao giải thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất
sắc trong hội thi.
- Lời cảm ơn của trưởng ban tổ chức đối với đại biểu tham gia Hội thi.

Phần 3: KẾT LUẬN
Sau một năm hoạt động và tổ chức các phong trào đã thu được bảng thống
kê như sau:
Bảng 2:


Lớp
Thời gian
6A
6B
Giữa học
6C
kỳ II
6D
6E
Tổng cộng

Tổng số

Không

Muốn

Rất muốn


học sinh

muốn

tham gia

tham gia

38
36
36
37
36
183

tham gia
8
7
8
8
9
40

15
17
17
16
14
79


15
12
11
13
13
64

Nhìn vào kết quả khảo sát cuối năm học ta thấy 78% các em đã thích tham
gia vào các hoạt động phong trào của liên đội. Điều đó chứng minh một điều
rằng các hoạt động phong trào thực hiên đã thu hút được các em tham gia
Việc tổ chức các hoạt động phong trào để thu hút và tập thiếu nhi trong
Liên đội trường THCS H’ra là rất cần thiết và bổ ích. Nó góp phần tích cực trong
việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em học sinh,
làm tốt được công tác này, chúng ta sẽ tạo ra một tiền đề, cơ sở vững chắc trong
hoạt động của liên đội. Thông qua các hoạt động này chúng ta đã đào tạo một lớp
cán bộ Đội năng động, nhiệt tình, có tri thức về kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội,
đảm bảo tính kế thừa là đội kế cận trong công tác tổ chức các hoạt động phong
trào cho thanh thiếu nhi, góp phần làm nên thắng lợi mục đích, lý tưởng của
Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Về cơ bản việc tổ chức các hoạt động để tập hợp và thu hút thiếu nhi đã tạo
nên bước chuyển biến mới - Một không khí thi đua đầy hứng khởi ở các em học
sinh và trong các hoạt động của liên đội trong những năm học vừa qua. Nó giúp
cán bộ Đội biết tổ chức, phát huy năng lực trước tập thể, qua đó các em luôn tu
dưỡng, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ rèn luyện
mình trong các phong trào hoạt động Đội.


Các nội dung hoạt động của liên đội trở nên phong phú, sinh động và hấp
dẫn với nhiều màu sắc, Đội viên nâng cao vai trò tự quản trong các buổi hoạt
động phong trào của Đội, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Đội thiếu niên

Tiền phong Hồ Chí Minh.
Thực tế, trong những năm học qua, Liên đội trường THCS Hra đã liên tục
tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao không những thu hút
và tập hợp thiếu niên hiệu quả, mà còn thu hút cả người dân – phụ huynh trên địa
bàn tham gia cổ vũ nhiệt tình.
Tôi nhận thấy đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có tác dụng rất tốt tới các
hoạt động tập thể của liên đội. Kết quả đội ngũ cán bội Đội – các hoạt động
phong trào cuối năm học so với đầu năm học đã có rất nhiều tiến bộ. Từ chỗ các
em chỉ biết tham gia thụ động vào các hoạt động thì nay các em đã biết lên kế
hoạch và tổ chức các hoạt động phong trào nâng cao dần về kĩ năng nghiệp vụ
công tác Đội.

 KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT.
Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao các hoạt động phong trào
thu hút và tập hợp thiếu nhi có hiệu quả tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:
Có nhà đa năng để thuận tiện hơn trong việc tổ chức sinh hoạt – hoạt động
trái buổi cho Đội viên.


Tạo điều kiện về thời gian trong buổi học chính khóa để tổ chức hoạt động
tập trung như: dân vũ, múa hát tập thể …
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình làm
công tác Đội đã đúc kết được trong những năm học qua. Kinh nghiệm trên chắc
hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót, mong các quý đồng nghiệp, các anh chị đi trước đóng
góp, bổ sung để cho sáng kiến này ngày càng được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hra, ngày 9 tháng 02 năm 2017
Người viết

Nguyễn Vũ Nhật Nguyên


Mục lục


TT
1
2
3
4
5
6
7

NỘI DUNG
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chon đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Phần 2. NỘI DUNG
1. Thực trạng hoạt động phong trào Đội ở Liên đội

Trang
1
1
2
2
2
3
3


8
9
10

trường THCS Hra
2. Những giải pháp
Phần 3. KẾT LUẬN
Mục lục

4
10
13

Thời gian
Câu hỏi
Không thích tham
gia vào các phong

Tổng số
học sinh
154

Đầu năm học Cuối học kỳ I
49

30

Giữa học kỳ
II

12


trào hoạt động Đội.
Thích tham gia
vào các phong trào

154

76

89

94

154

29

35

48

hoạt động Đội.
Rất thích tham gia
vào các phong trào
hoạt động Đội.




×