Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

sáng kiến kinh nghiệm đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.38 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài:
Sinh hoạt tập thể là một yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển các
phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên trong Nhà trường phổ thông nói chung
và mỗi Liên đội, Chi đội nói riêng giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp,
thân thiện gần gũi nhau hơn trong cuộc sống; đây cũng là yếu tố góp phần không
nhỏ trong việc thực hiện chủ đề năm học của ngành Giáo dục “Xây dựng trường
học thân thiện-Học sinh tích cực”. Nhưng trên thực tế, ít anh chị Phụ trách nào
nắm bắt được cốt lõi của những sự việc hay phải làm gì khi tổ chức sinh hoạt tập
thể để phát huy cao nhất hiệu quả của buổi sinh hoạt.
Sau những giờ học căng thẳng và mệt mõi, các em cần đến những phút
giây thư giản và sảng khoái. Hầu hết các em đều háo hức chờ đợi các buổi ngoại
khoá, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhưng liệu chúng ta đã đáp ứng một
cách trọn vẹn nhu cầu và sự chờ đợi ở các em? Nếu khi đến sinh hoạt các em
gặp một anh chị Phụ trách cứ thao thao bất tuyệt hay một anh chị Phụ trách độc
diễn suốt buổi sinh hoạt, chúng tôi tin rằng khó tồn tại lâu dài những buổi sinh
hoạt như thế. Để cho các em có thể “tiêu hóa” được những bài học về đạo đức,
nhân bản, luân lý... chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu
múa, vở kịch hay trò chơi. Những hoạt động này không những giúp cho các em
tiếp thu bài học một cách thoải mái, tự nhiên, mà còn giúp cho các em được vui
chơi thư giãn, qua đó chúng ta có thể lồng ghép giáo dục cho các em đội viên-
nhi đồng những chuẩn mực đạo đức và rèn luyện lối sống tập thể, hiện đại.
Nhưng làm thế nào để cho những hoạt động như: ca múa hát, giao lưu, vui
chơi... đạt được hiệu quả cao? Chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp qua
đề tài: “Thực trạng việc tổ chức sinh hoạt tập thể và biện pháp nâng cao chất
lượng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho Tổng phụ trách và phụ trách
đội thông qua phương pháp tổ chức trò chơi và phương pháp quản trò.”
II/ Mục đích của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi
sinh hoạt tập thể của các Liên đội, Chi đội đồng thời đề xuất một số phương


pháp tổ chức trò chơi giúp cho cán bộ đội có thêm kinh nghiệm và kĩ năng trong
việc tổ chức sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
III/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp quản
trò trong sinh hoạt tập thể ở trường phổ thông.
2. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên TPT đội, phụ trách đội và cán bộ đội
trong nhà trường phổ thông cần có kĩ năng tổ chức trò chơi sinh hoạt tập thể.
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
IV/ Giả thuyết khoa học:
Hiện nay việc tổ chức trò chơi sinh hoạt tập thể ở hầu hết các Liên đội,
Chi đội còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, đặc biệt về mặt kĩ năng và phương
pháp tổ chức. Do vậy chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả tổ chức sinh hoạt tập thể cho cán bộ đội nói chung và TPT đội
nói riêng.
V/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức trò chơi trong
sinh hoạt tập thể, từ đó đề ta biện pháp tổ chức trò chơi và quản trò phù hợp và
hiệu quả.
VI/ Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài thực hiện thông qua một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, tra cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn để đánh giá.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát việc tổ chức trò chơi trong sinh
hoạt tập thể.
- Phương pháp xử lí.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I.
THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC SINH HOẠT TẬP THỂ
Ở LIÊN ĐỘI VÀ CHI ĐỘI.

Từ lâu, việc tổ sinh hoạt tập thể ở các Liên, Chi đội gắn liền với những trò
chơi, đặc biệt là trò chơi mang tính tập thể, trò chơi dân gian. Đây cũng là yếu tố
góp phần tạo sự hứng thú thong sinh hoạt học tập và rèn luyện cho đội viên.
Việc sinh hoạt tập thể thường diễn ra thường xuyên trong các ngày học,
trong các buổi sinh hoạt kỉ niệm các ngày lễ, như cắm trại, giao lưu văn hoá-văn
nghệ... Tuy nhiên hiện nay, ở nhiều Liên đội, Chi đội việc tổ chức vui chơi sinh
hoạt đang gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên Tổng phụ trách đội, phụ trách
đội và cán bộ chỉ huy liên đội đang lúng túng trong khi làm quản trò. Nhiều
đồng chí lúng túng trong việc tổ chức nên buổi sinh hoạt không đem lại không
khí vui vẻ và hiệu quả như mong đợi. Hơn nữa, các giáo viên đó là Tổng phụ
trách không chuyên trách nên kĩ năng sinh hoạt tập thể còn nhiều hạn chế. Mặt
khác, hầu hết cán bộ Đội nói chung và giáo viên Tổng phụ trách nói riêng lại ít
tiếp xúc với các buổi tập huấn về nghiệp vụ và kĩ năng đội, phương pháp tổ chức
trò chơi, phương pháp quản trò. Vì thế, các trò chơi mà hiện nay các Liên đội,
Chi đội tổ chức cho đội viên, nhi đồng chơi lại thiếu sự phong phú và đa dạng,
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 2 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
đây cũng là điều gây sự nhàm chán, thiếu đi yếu tố bất ngờ và thú vị. Ngay như
ở Liên đội trường chúng tôi, khi kiểm tra các Chi đội về kĩ năng tổ chức trò chơi
thì Chi đội trưởng rất lúng túng, chỉ tổ chức được trò chơi “Đoàn kết” một số
chi đội khác thì tổ chức trò chơi “Con thỏ ăn cỏ” ... Giáo viên là anh chị phụ
trách mặc dù rất nhiệt tình nhưng cũng không mạnh dạn và gặp nhiều lúng túng
khi điều khiển cuộc chơi. Tất cả các Phụ trách và cán bộ Liên đội, Chi đội
trưởng đều không có một tài liệu nào về phương pháp tổ chức trò chơi và
phương pháp quản trò ... Khi được hỏi, hầu hết các Phụ trách đội đều mong
muốn có tài liệu và được tập huấn về kĩ năng tổ chức trò chơi nhằm đem lại hiệu
quả cao trong các giờ sinh hoạt tập thể.
CHƯƠNG II.
PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI
I/ Trò chơi và đặc điểm tâm lí của trò chơi

1. Khái quát về trò chơi.
Trò chơi được xem như một nhu cầu không thể thiếu trong công tác tập hợp
thanh thiếu nhi (TTN). Nó được xem là một trong những phương tiện giáo dục
trẻ nhanh nhất, có hiệu quả nhất và dễ tiếp thu nhất.
Như chúng ta đều biết, trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con
người, Bất cứ ai, trong cuộc đời cũng đã từng tham gia vào những trò chơi.
Cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con
người. Trò chơi chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những quy tắc nhất
định mà người tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi,
giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn đối với con
người, đặc biệt là trẻ em.
Trò chơi thực sự có ý nghĩa đặc biệt với lứa tuổi thanh thiếu nhi. Trò chơi tạo
ra cho các em những điều kiện để các em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt
động, tạo ra ở các em những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống.
Theo từ điển Tiếng Việt, trò chơi có nghĩa là hoạt động bày ra để vui chơi,
giải trí.
2. Đặc điểm tâm lí của trò chơi
Trong khi chơi, các em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện
thái độ nhất định với môi trường. A.M Go-rơ-ki đã nói: “Trò chơi là con đường
trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần
phải thay đổi”.
Hoạt động trò chơi thúc đẩy các em:
+ Nhận thức về hiện thực
+ Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi.
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 3 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
+ Tiếp nhận những quy tắc và quy luật cảu sinh hoạt xã hội.
+ Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của
người khác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quen đạo đức.
Theo các nhà tâm lí học, trò chơi dành cho trẻ em có những đặc điểm tâm lí

sau:
- Sự sáng tạo tự do và tính tự lập của trẻ em.
- Tính chất tích cực của hoạt động: trò chơi không bao giờ là sự lặp lại máy
móc, cứng nhắc, nó đòi hỏi có sự suy nghĩ tích cực, nổ lực hoạt động của người
tham gia.
- Tràn đầy cảm xúc: Trò chơi gắn với cảm giác thoả mãn rõ rệt. Trò chơi
còn làm nảy sinh ở các em tình hữu nghị, tình bạn bè, sự quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau và các xúc cảm thẩm mĩ có liên quan đến nhịp điệu các động tác chơi, đến
yếu tố sáng tạo nghệ thuật trong trò chơi.
II/ Vai trò của trò chơi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
Cùng với việc học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh. Dù
không còn là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan
trọng trong hoạt động sống của trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Lí
luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách
hợp lí và đúng đắn thì mang lại hiệu quả giáo dục cao. Qua trò chơi, các em
không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn hình
thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy, Tổ chức trò chơi được
sử dụng như là một phương pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho
học sinh.
III/ Các loại trò chơi:
Có nhiều cách phân loại trò chơi:
- Phân loại trò chơi theo địa điểm: Trò chơi được tổ chức trong phòng học,
ngoài sân bãi, trên bãi cát ...
- Phân loại theo tính năng của trò chơi: Trò chơi tĩnh, trò chơi động, trò chơi
tĩnh động nhẹ, trò chơi tĩnh động mạnh ...
- Phân loại theo số lượng người tham gia: Trò chơi cá nhân, trò chơi theo
nhóm nhỏ, nhóm lớn ...
- Phân loại theo mục đích tổ chức: Trò chơi học tập/ giáo dục, Trò chơi giải trí,
trò chơi rèn luyện thể lực ...
IV/ Nguyên tắc lựa chọn, tổ chức trò chơi.

1. Đảm bảo cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.
Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với toàn bộ quá trình
tổ chức trò chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục.
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 4 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
Nội dung trò chơi giúp học sinh biết cần làm những gì và cách thức tổ
chức trò chơi.
Từ đó các em thực hiện trò chơi đúng hướng, với nội dung đầy đủ, cách
thức hoạt động phù hợp.
Vì vậy trước khi chơi, giáo viên cần giải thích rõ ràng những yêu cầu cần
đạt, nội dung và cách thức hoạt động. Nếu không các em sẽ tiến hành chơi một
cách vô thức, tuỳ tiện, không đem lịa kết quả giáo dục như mong muốn.
2. Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong quá trình tổ chức trò
chơi.
Học sinh là chủ thể nhận thức, chủ thể tự giáo dục, vì vậy trong quá trình
tổ chức trò chơi cần quan tâm đến mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến
cao.
3. Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép.
Khi tổ chức trò chơi, cần giúp các em tham gia một cách tự nhiên, không
gò ép, để các em dễ dàng thể nghiệm những chuẩn mực hành vi đạo đức đã
được học.
4. Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lí.
Không nên tổ chức một trò chơi quá lâu, hoặc quá dài, nên lựa chọn vài ba
trò chơi thích hợp để luân phiên nhau, giúp học sinh chuyển hướng chú ý và
hứng thú một cách hợp lí nhằm phục vụ cho những yêu cầu giáo dục đã đề ra.
5. Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.
Khi tổ chức cho học sinh chơi cần có chuẩn và thang đánh giá thành tích
cá nhân và đồng đội để kích thích tính tích cực phấn đấu của học sinh và tinh
thần đoàn kết, gắn bó.
V/ Quy trình tổ chức trò chơi.

1. Công tác chuẩn bị:
a. - Chuẩn bị đầy đủ trên giấy:
Như người thầy giáo soạn giáo án trước khi dạy : đưa những trò chơi gì
vào chương trình sinh hoạt, thứ tự tiến hành các loại trò chơi (lúc mở đầu, giữa
và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần có một số trò chơi thích hợp).Việc
chọn lựa các trò chơi trong một buổi sinh hoạt nhất định phải căn cứ vào nhiều
yếu tố:
- Người tham dự cuộc chơi: độ tuổi (rất quan trọng), tình hình sức khỏe,
trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn (trò chơi không vượt quá khả năng thể
lực, trí tuệ, của người chơi), giới tính : có loại trò chơi thích hợp với nam nhưng
lại không thích hợp với nữ giới và ngược lại, số lượng người tham dự : có loại
trò chơi chỉ vui với số ít (do đó phải chia người chơi thành nhiều nhóm nhỏ,
chơi làm nhiều đợt), ngược lại có loại trò chơi chỉ thích hợp với một số lượng
người chơi đông, có loại trò chơi chỉ có thể tiến hành với một số đối tượng đã
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 5 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
quen biết nhau (cùng đội, cùng đoàn …) nên không thích hợp với đa số người
mới gặp nhau lần đầu.
- Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, nơi trống trải, nơi có cỏ, cây xanh, sân
bãi rộng hẹp, có hoặc không có giới hạn rõ ràng, xét đến ảnh hưởng qua lại của
môi trường với việc tổ chức thực hiện trò chơi. Ví dụ : có thể tổ chức các trò
chơi leo trèo, ẩn nấp các nơi có cây xanh, lùm cây, nhưng lại không tổ chức trò
chơi ném bóng ở gần các loại cây hoang dại để đề phòng rắn rết khi tìm bóng …
- Khí hậu, thời tiết: mùa, tháng trong năm, ban ngày, ban đêm (để quyết định
thời gian, cường độ thích hợp của các trò chơi).
- Thời gian chơi: thời gian chung dành cho toàn bộ các trò chơi trong buổi
sinh hoạt hoặc ngày cắm trại và thời gian riêng của từng trò chơi trong chương
trình chung.
- Tác dụng, hiệu quả chính phụ của mỗi trò chơi: trò chơi rèn luyện, phát
triển đức tính hoặc khám phá những đức tính gì ở người chơi (thể lực, sự mềm

dẻo, khéo léo, sự nhanh trí, óc quan sát ? …) người điều khiển phải xác định rõ
mục tiêu giáo dục trong buổi sinh hoạt … để chọn những trò chơi đáp ứng yêu
cầu của mình.
- Tính chất của mỗi trò chơi: trò chơi rất đông (đòi hỏi một sự nỗ lực hỗn
hợp, kéo dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải), trò chơi động (đòi
hỏi một sự nỗ lực liên tục nhưng có xen kẽ những lúc nghỉ ngơi ngắn), trò chơi
tĩnh (sự nỗ lực về mặt thể lực yếu nhưng sự nỗ lực về tinh thần, trí tuệ lại cao,
trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thư giãn trong niềm vui).
Trong một buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi hoạt động với
các trò chơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người chơi
hoặc sự mệt mỏi do ít hoạt động thể lực và nhàm chán (chơi một trò chơi quá
lâu, lập lại một trò chơi mới hơn …
b.- Những trò chơi cần đến dụng cụ (bóng, gậy, khăn quàng, cờ, dây…):
Thì phải lập danh sách đầy đủ và nhớ đem theo đến nơi chơi. Dụng cụ phải thích
hợp với độ tuổi, sức khỏe người chơi (ví dụ : bóng to hoặc nặng dành cho thanh
thiếu niên lớn khỏe, bóng vừa và nhỏ, mềm, nhẹ cho thiếu nhi nhỏ tuổi và nhi
đồng). Dự kiến cả một số bài hát kèm theo một số trò chơi nào đó để có kế
hoạch ôn luyện trước.
Một số trò chơi cần thêm người giám sát, trong các cuộc tranh tài giữa các
đội cũng phải chọn người, sắp xếp trước. Ngoài số trò chơi chính đã lựa chọn
cho chương trình sinh hoạt cần chuẩn bị thêm một số trò chơi dự trữ, đề phòng
một số trò chơi chính vì những lý do, điều kiện ngoài trời dự kiến không thể tổ
chức được ở nơi vui chơi, cắm trại (ví dụ: trời mưa, số người đi cắm trại ít hơn
các lần trước…)
c.- Các trò chơi trong một buổi sinh hoạt :
Phải đạt được tác dụng, hiệu quả giáo dục (mục đích, yêu cầu chính) đồng
thời phải gây được hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm bảo an toàn đoàn
kết, không để xảy ra tranh cãi khi phân thắng, thua, xếp vị thứ, không để xảy ra
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 6 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×