Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề và hướng dẫn chấm bài viết số 3 môn Ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.15 KB, 2 trang )

Ngày soạn: 15/11/2018
Ngày giao đề về nhà: 19/11/2018
Ngày nộp: 22/11/2018
BÀI VIẾT SỐ 3 (Về nhà)
A. Mục đích kiểm tra:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình
lớp 10 thông qua phần Làm văn. giúp học sinh bước đầu hiểu về văn nghị luận xã hội,
nhất là những kiến thức về đề tài lòng yêu quê hương đất nước.
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội
B. Hình thức kiểm tra
- Hình thức: Đề kiểm tra tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm bài tự luận ở nhà
C. Thiết lập ma trận
Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Chủ đề
Làm
văn:
nghị luận xã
hội


Vận dụng cách hiểu
của mình từ những
câu thơ đã dẫn để
nêu cảm nhận về
tình yêu quê hương

Số câu: 1
Tỉ lệ: 100%

1 câu
10 điểm = 100%

Tổng số câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ

1 câu
10 điểm
100%

1 câu
10 điểm =
100%
1 câu
10 điểm
100%

D. Đề bài
Từ những câu thơ sau đây, anh/chị có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương đối với mỗi con

người.
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những rặng tre”
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
“Quê hương là cầu tre nhỏ


Mẹ về nón lá nghiêng che”
(Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân)
E. Hướng dẫn chấm, biểu điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội
- Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt
- Chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những nội dung sau
đây:
Câu

Ý
1
2

3
1

4

5


Nội dung
- Giới thiệu được vấn đề tình yêu quê hương luôn hiện
hữu trong mỗi người
- Trích dẫn những câu thơ đã cho trong đề bài)
Giải thích từ “quê hương”: là làng, thôn xóm – nơi mình
sinh ra, lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi con người.
Vì thế tình yêu quê hương có sự gắn bó tự nhiên về mặt
tình cảm của con người với vùng đất quê mình.
Phân tích những câu thơ của Tế Hanh, Đỗ Trung Quân để
thấy sự cảm nhận của họ về quê hương:
- Tế Hanh: quê hương gắn với những dòng sông trong
xanh; với hàng tre rủ bóng êm đềm...
- Đỗ Trung Quân: quê hương là cầu tre nhỏ; gắn với hình
ảnh người mẹ với chiếc nón lá
Như vậy cả hai nhà thơ đều cảm nhận được: quê hương là
những gì bình dị và thân thương nhất.
Bình luận:
- Những cảm nhận của hai nhà thơ về quê hương là đúng,
phù hợp với cảm nhận của mọi người. Đó là biểu hiện của
tình yêu quê hương.
- Là những biểu hiện đa dạng về tình yêu quê hương
- Phê phán những người không biết yêu quê hương, có cái
nhìn tiêu cực về quê hương...
Liên hệ bản thân:
- Học tập trau dồi tri thức và hoàn thiện nhân cách
- Chung tay xây dựng và bảo vệ quê hương...

Điểm
2.0
1.0


3.0

3.0

1.0



×