Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

CHUYÊN ĐỀ NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SINH LÝ MÁU – HỆ TUẦN HOÀN (PHẦN 1) PHỤC VỤ GIẢNG DẠY SINH HỌC THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ....
----------



----------

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............
----------



----------


CHUYÊN ĐỀ
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SINH LÝ
MÁU – HỆ TUẦN HOÀN (PHẦN 1) PHỤC VỤ
GIẢNG DẠY SINH HỌC THPT

2


NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN NHẤT VỀ SINH LÝ MÁU - HỆ TUẦN
HOÀN (PHẦN 1) PHỤC VỤ GIẢNG DẠY SINH HỌC THPT
I. Chƣƣ́c năng của máu:
Máu là dịch lỏng tuần hoàn trong khắp cơ thể động vật thực hiện các chức
năng chủ yếu sau đây:
1. Vâṇ chuyển các chất cho quátrinhh̀ chuyển hóa


- Vâṇ chuyển khíO 2 từ cơ quan trao đổi khí (phổi, mang,...) đến các tế bào
và vận chuyển khí CO2 từ các tếbào đến cơ quan trao đổi khiđ́ ểthải ra ngoài.
- Vâṇ chuyển các chất dinh dưỡng hấp thu từ hê ̣tiêu hóa đưa đến các tếbào.
- Vâṇ chuyển các chất bài tiết (urê, axít uric,...) đến các cơ quan bài tiết để
thải ra ngoài.
2. Bảo vệ cơ thể
- Bạch cầu trong máu tiêu hủy các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
- Các yếu tố đông máu, trong đó có yếu tố đông máu tiểu cầu tham gia chống
mất máu.
3. Điều hòa sƣ ̣ổn đinḥ của môi trƣờng trong
- Điều hòa thân nhiêṭ, giữthân nhiêṭổn đinḥ.
- Điều hòa pH, nhờhê ̣thống đêṃ cótrong máu.
- Hoocmôn (do các tuyến nôịtiết tiết vào máu ) tham gia điều hòa thểdicḥ các
quá trình sinh lí, như điều hòa áp suất thẩm thấu, điều hòa thân nhiệt...
II. Môṭsốtính chất líhóa của máu
1. Khối lƣợng máu
Khối lượng máu tính theo % khối lượng cơ thể là khác nhau ở các loài
động vật (bảng 1).
Bảng 1. Khối lượng máu tính theo % khối lượng cơ thể
Động vật

% khối lƣợng cơ thể

Cá

3,0

Lợn

4,6


Bò

8,0

Gà

8,5
3


Chó

8,9

Ngựa

9,8

Người

8,0

2. Thể tích máu
Người trưởng thành có khoảng 4 đến 6 lít máu (tùy theo khối lượng cơ thể),
trong đó có gần 50% là máu dự trữ (gan 20%; lách 16%; dưới da 10%). Máu dự trữ
được huy động trong trường hợp mất máu, lao động, sốt, ngạt thở...
3. Tỉ trọng của máu
Tỉ trọng của máu là 1,050 – 1,060. Tỉ trọng của máu phụ thuộc vào số lượng
tế bào máu và nồng độ các chất trong huyết tương.

4. Độ nhớt của máu
Nếu coi độ nhớt của nước tinh khiết là 1 thì độ nhớt của máu là 4,5 và của
riêng của huyết tương là 2,2. Độ nhớt của máu phụ thuộc chủ yếu vào số lượng tế
bào máu và nồng độ protein huyết tương. Trường hợp số lượng tế bào máu và nồng
độ protein huyết tương tăng lên thì độ nhớt của máu sẽ tăng lên. Điều này gây trở
ngại cho sự lưu thông của máu và hoạt động của tim, nếu kéo dài dẫn đến suy tim
và tăng huyết áp.
5. Hematocrit
Hematocrit là tỉ lệ giữa thể tích hồng cầu và thể tích máu toàn phần.
Hematocrit của người trưởng thành (sau 1 giờ để lắng): nam là 44 % ± 3% và nữ là
41 % ± 3%.
6. Áp suất thẩm thấu
Áp suât thẩm thấu của máu phần lớn là do nồng độ các muối khoáng hòa tan
trong máu (chủ yếu là NaCl) và một phần nhỏ là do các protein huyết tương tạo
nên. Mặc dù áp suất thẩm thấu do protein huyết tương tạo nên không lớn, khoảng
25 – 28 mmHg, nhưng lại có vai trò quan trọng trong trao đổi nước giữa mao mạch
và mô.
Sự ổn định của áp suất thẩm thấu của máu có ý nghĩa sinh lí rất lớn.
Nếu áp suât thẩm thấu của huyết tương lớn hơn của hồng cầu, thì nước sẽ từ
hồng cầu đi ra huyết tương, kết quả là kích thước hồng cầu giảm đi, hồng cầu teo
4


nhỏ lại. Thí nghiệm: Cho hồng cầu người hoặc thú vào dung dịch có áp suất thầm
thấu lớn hơn của hồng cầu, ví dụ dung dịch muối NaCl > 0, 96 %, thì hồng cầu teo
nhỏ lại. Dung dịch muối NaCl > 0, 96 % gọi là dung dịch ưu trương.
Nếu áp suât thẩm thấu của huyết tương nhỏ hơn của hồng cầu, thì nước sẽ
từ huyết tương đi vào hồng cầu, kết quả là kích thước hồng cầu tăng lên, hồng cầu
căng phồng to lên. Thí nghiệm: Cho hồng cầu người hoặc thú vào dung dịch có áp
suất thầm thấu nhỏ hơn của hồng cầu, ví dụ dung dịch muối NaCl < 0, 96 %, thì

hồng cầu phồng to lên. Dung dịch muối NaCl < 0, 96 % gọi là dung dịch nhược
trương. Nếu giảm dần nồng độ muối NaCl thì hồng cầu càng phồng to hơn lên và
cuối cùng bị vỡ ra, hiện tượng đó gọi là huyết tiêu.
Nếu áp suất thẩm thấu của hồng cầu và huyết tương bằng nhau, thì lượng
nước đi từ huyết tương vào hồng cầu và từ hồng cầu ra huyết tương sẽ bằng nhau,
kết quả là kích thước và hình dạng hồng cầu vẫn giữ nguyên. Thí nghiệm: Cho
hồng cầu người hoặc thú vào dung dịch muối NaCl = 0, 96 %, thì hồng cầu vẫn giữ
nguyên hình dạng và kích thước. Dung dịch muối NaCl = 0, 96 % gọi là dung dịch
đẳng trương và còn được gọi là nước muối sinh lí.
Trong thực tế, để giữ được lâu các mô hoặc các cơ quan bên ngoài cơ thể
hoặc khi cần bổ sung một lượng dịch vào cơ thể trong trường hợp cơ thể giảm
huyết áp, người ta có thể sử dụng nước muối sinh lí, nhưng sử dụng dung dịch sinh
lí thì tốt hơn.
Dung dịch sinh lí có áp suât thẩm thấu tương đương với áp suất thẩm thấu của
máu, dung dịch sinh lí thường được sử dụng là dung dịch sinh lí Rinh gơ (bảng 2).

Bảng 2. Dung dịch sinh lí Rinh gơ
Thành phần

Động vật hằng nhiệt Động vật biến nhiệt

NaCl

0,90 gam

0,60 gam

KCl

0,02 gam


0,02 gam

CaCl2

0,02 gam

0,02 gam

NaHCO3

0,02 gam

0,02 gam

Nước cất

100 ml

100 ml
5


7. pH máu
pH máu của người hơi kiềm, dao động trong khoảng 7,35 – 7,45. pH của
một số động vật thể hiện trên bảng 3.
Bảng 3. pH máu của một số động vật
Động vật

pH máu


Chó, ngựa

7,40

Trâu, bò

7,45

Lợn

7,47

Dê, cừu

7,49

Thỏ

7,58

Gà

7,42
+

-

Độ pH máu phụ thuộc và nồng độ các ion H và OH có trong máu. Các hoạt
động của tế bào, cơ quan luôn sản sinh ra các chất như CO 2, axit lắctic…dẫn đến biến

động pH máu và ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào, cơ quan. Tuy nhiên, pH máu
luôn duy trì được sự ổn định chủ yếu là nhờ các hệ đệm trong máu cùng với sự tham
gia điều hòa của phổi và thận. Hệ đệm duy trì được sự ổn định của pH máu là nhờ khả
+

-

năng lấy đi các ion H và OH khi các ion này xuất hiện trong máu.

Trong máu có ba hệ đệm chính đó là hệ đệm bicacbonat, hệ đệm phốt phát
và hệ đệm protein.
Hệ đệm bicacbonát: gồm axit cacbonic và muối bicacbonat natri hoặc kali và
được viết dưới dạng sau:
H2CO3
BHCO3

+

+

(B là Na hoặc K )

Hệ đệm phốt phát: gồm photphat điaxit và photphat mônoaxit và được viết
dưới dạng sau:
BH2PO4
______

B2HPO4

+


+

(B là Na hoặc K )

6


Hệ đệm protein: Protein của huyết tương có cả các gốc axit –COOH và gốc
kiềm –NH3OH nên có thể hoạt động như hệ thống đệm, tham gia điều chỉnh pH
khi có biến động. Hệ đệm protein là hệ đệm mạnh nhất.
Ngoài các hệ đệm trong máu, phổi và thận cũng đóng vai trò quan trọng
trong điều hòa pH nội môi. Phổi tham gia điều hòa pH bằng cách thải CO 2, vì khi
lượng CO2 tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu. Thận tham gia điều hòa pH nhờ khả
năng thải H+, HCO3-.
II. Huyết tƣơng
Máu gồm hai thành phần chính, đó là huyết tương vàtếbào máu. (hình 1).

Hình 1. Thành phần chính của máu
Để tách được hai thành phần này, người ta lấy máu vào ống nghiệm và cho
thêm chất chống đông máu vào sau đó đem li tâm, máu sẽ phân chia thành hai
phần:
- Phần ở trên có màu vàng nhạt, hơi đục đó là huyết tương. Phần này chiếm
55 % thể tích máu.
- Phần ở dưới đặc hơn, màu đỏ thẫm, đó là các tế bào máu, phần này chiếm
45 % thể tích máu. Màu đỏ của phần ở dưới là do hồng cầu. Nằm giữa hai phần có
một lớp mỏng màu trắng đó là bạch cầu và tiểu cầu.
Huyết tương làdicḥ lỏng cómàu vàng nhaṭ , gồm cónước vàchất tan . Nước
chiếm 92 % tổng lương ̣ huyết tương, còn các chất tan chiếm 8 %. Các chất tan gồm
nhiều thành phần (các ion, protein huyết tương…) với vai trò khác nhau (bảng 4).

Bảng 4. Thành phần và chức năng của huyết tương
7


HUYẾT TƢƠNG
Thành phần

Chức năng chính

Nước (chiếm 92 % tổng lượng

Dung môi cho các chất khác.

huyết tương)
Các ion (cation và anion):
Na+

Ca2+

Mg2+

Cân bằng thẩm thấu, đệm pH, điều hòa

K+

tính thấm màng.

ClIHCO3 -.
PO4 3-..
Các protein huyết tƣơng (chiếm

7 - 9 % khối lượng huyết tương):
- Albumin (chiếm 60 % tổng số
protein huyết tương)

Cân bằng thẩm thấu, đệm pH, vận chuyển
một số chất.

- Globulin α và β.

Vận chuyển một số chất.

- Globulin γ (kháng thể)

Bảo vệ cơ thể.

- Fibrinogen (chiếm 4 % tổng

Tham gia đông mau.
́

sốprotein huyết tương).
Các chất đƣợc máu vận chuyển:

Chất dinh dưỡng (glucozơ, axit béo, vitamin…)
Hoocmôn
Cholesteron
Các sản phẩm thải chuyển hóa
Các khí hô hấp (O2 và CO2 )
IV. Tếbao mau
Tếbào máu còn gọi là yếu tốhữu hinh̀ , gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

(hình 2).
8


Hình 2. Các loại tế bào máu
1. Hồng cầu
a) Hình thái và cấu tạo
Hồng cầu (erythrocytes) của người và thú là tế bào mất nhân và ti thể

, có

hình đĩa lõm hai mặt , đường kinh ́ 7,5 μm, chiều dày 1 μm ở trung tâm và 2 μm ở
ngoại vi (hình 3). Hình đĩa lõm làm tăng diện tích bề mặt, tăng cường độ khuếch
tán của ôxi qua màng. Hình đĩa lõm còn làm hồng cầu trở nên mềm dẻo dễ đi qua
các mao mạch nhỏ và khó bị vỡ. Không có nhân và ty thể có tác dụng giảm tiêu thụ
ôxi khi vận chuyển.

(a)

(b)

Hình 3. Hồng cầu người nhìn dưới kính hiển vi (a) và phóng to (b)
Hồng cầu chim , bò sát , lưỡng cư vàcácó hinh̀ bầu duc ̣ và cónhân
hết các loài đông ̣ vâṭcóxương sống vànhiều loài đông ̣ vâṭkhông xương sống

. Ở hầu
,
9



trong hồng cầu cóchứa sắc tốhô hấp hemôglôbin

. Hemôglôbin (Hb) cấu taọ từ

globin vàhem. Globin làmôṭloaịprotein được cấu tạo từ 4 chuỗi polipeptit, trong
đócó2 chuỗi α (mỗi chuỗi có 141 axit amin) và 2 chuỗi β (mỗi chuỗi có 146 axit
amin). Mỗi chuỗi polypeptit gắn với môṭnhân hem tạo thành một tiểu đơn vị. Như
vậy, một phân tử hemoglobin được tạo thành từ bốn tiểu đơn vị (hình 4).

Hình 4. Cấu trúc của phân tử hemoglobin
Cấu trúc của hem giống nhau ở các loài động vật. Hem được cấu tạo bởi
bốn vòng pyrol nối với nhau bằng các cầu nối metyl , ở giữa có nguyên tử sắt hóa
trị hai (hình 5). Mỗi nguyên tử sắt cóthểtaọ liên kết không bền vững với môṭphân
tử O2. Do phân tử hemoglobin có chứa sắt làm cho máu có màu đỏ.

Hình 5. Cấu tạo hóa học của hem
b) Sốlươngg

10


Số lượng hồng cầu trong máu lưu thông ở nam giới khác nữ giới. Nam có
khoảng 5 triệu hồng cầu / mm3 và nữ có khoảng 4,6 triệu / mm3.
Số lượng hồng cầu là khác nhau ở các loài động vật (bảng 5).
Bảng 5. Số lượng hồng cầu ở động vật
Động vật

Số lượng hồng cầu (triệu /mm3)

Gà


2,5 – 3,2

Thỏ

5,5 – 6,5

Bò, lợn, chó, mèo

6,0 – 8,0

Ngựa

7,0 - 10

Cừu

10 - 13
13 – 14

c) Hàm lượng Hb
Hàm lượng Hb của nam giới là khoảng 15 gam/100 ml máu và nữ giới là
khoảng 13,5 gam / 100 ml máu. Hàm lượng Hb khác nhau ở các loài động vật
(bảng 6).
Bảng 6. Hàm lượng hemoglobin ở động vật
Động vật

Hàm lượng hemoglobin
(gam / 100 ml máu)




10,7

Lợn

11,5

Cừu

11,6

Bò

12,0

Gà

12,7

Vịt

13,5

Ngựa

13,6

d) Chức năng
Hồng cầu cóchức năng vâṇ chuyển O 2 và CO2. Khoảng 98 % O2 là do hồng

cầu vâṇ chuyển từ phổi cung cấp cho tếbào , phần còn laị2 % hòa tan trong huyết
tương.

11


Ở động vật vật có xương sống , vâṇ chuyển O 2 là nhờ sắc tố hemoglobin
(Hb). Dù kích thước nhỏ, nhưng mỗi hồng cầu chứa khoảng 250 triệu phân tử
hemoglobin. Một phân tử hemoglobin gắn tối đa với 4 phân tử ôxi, như vậy một
hồng cầu có thể vận chuyển được khoảng một tỉ phân tử ô xi.
Giống như tất cảcác sắc tốhô hấp, Hb gắn với O2 môṭcách thuâṇ nghicḥ, Hb
gắn với O2 ở phổi tạo thành HbO2 và khi đến ở mô thì O2 tách ra khỏi Hb cung cấp
cho quátrinh̀ ôxi hóa ởtếbào . Phản ứng kết hợp và phân li giữa Hb và O
viết dưới dang ̣ sau:
Hb + O2

2

có thể

HbO2

e) Sản sinh hồng cầu và điều hòa sản sinh hồng cầu
Trong những tháng đầu của giai đoạn phôi thai, hồng cầu chủ yếu được sản
sinh ra từ gan và lách. Từ tháng thứ năm của phôi thai đến lúc đứa trẻ ra đời và lớn
lên, tủy xương là nơi duy nhất tạo ra hồng cầu.
Trong tủy xương, hồng cầu được tạo ra từ các tế bào gốc sinh máu toàn
năng. Các tế bào gốc này có khả năng sản sinh hồng cầu trong suốt cuộc đời. Tuy
nhiên, số lượng tế bào gốc giảm dần khi người ta già đi, dẫn đến khả năng sản sinh
hồng cầu giảm, đó là lí do tại sao người già dễ bị thiếu máu.

Trong tủy xương chỉ có tủy đỏ mới có chức năng tạo máu, sản sinh hồng
cầu. Ở trẻ sơ sinh, toàn bộ các xương dài đều chứa tủy đỏ. Sau đó, tủy xương dần
dần nhiễm mỡ trở thành tủy vàng. Tủy vàng gồm các tế bào mỡ, mạch máu, các sợi
xơ và các tế bào liên võng. Từ tuổi trưởng thành trở đi tất cả các xương dài chỉ
chứa toàn tủy vàng (trừ đầu trên của xương đùi và xương cánh tay), còn tủy đỏ chỉ
có ở trong các xương dẹt như xương sống, xương ức, xương sườn, xương chậu và
xương sọ.
Số lượng hồng cầu sản sinh và lưu hành trong máu được kiểm soát chặt chẽ
nhằm cung cấp đủ ôxi cho tế bào.
Yếu tố chính kiểm soát tốc độ sản sinh hồng cầu là lượng ôxi trong máu.
Bất kì một nguyên nhân nào làm giảm lượng ôxi trong máu đều làm tăng quá trình
sản sinh hồng cầu và ngược lại, tăng lượng ôxi trong máu cung cấp cho các mô làm
giảm quá trình sản sinh hồng cầu.
12


Erythropoietin là hoocmon điều hòa quá trình sản sinh hồng cầu. Khoảng
90% erythropoietin do thận sản xuất, phần còn lại là do gan. Chính vì vậy khi bị
bệnh suy thận sẽ ảnh hưởng đến sản sinh hồng cầu.
Khi lượng ôxi trong máu đến các mô giảm (Ví dụ: suy tim, bị bệnh hô hấp
mạn tính hoặc lên sống ở vùng núi cao, nơi có nồng độ ô xi trong không khí thấp)
sẽ kích thích thận sản sinh erythropoietin. Hoocmôn này theo máu đến tủy xương
kích thích tủy xương tăng tốc độ sản sinh hồng cầu và tăng giải phóng hồng cầu
vào máu (hình 6).

Hình 6. Kiểm soát của erythropoietin trong sản sinh hồng
cầu ( Nguồn: L.Sherwood, 2001)
Những người thổ dân sống ở độ cao 4000 mét trở lên so với mực nước biển
có số lượng hồng cầu cao hơn những người sống độ cao thấp gần với mặt nước
biển. Số lượng hồng cầu của những người này là 6 – 8 triệu /mm3 máu.

f) Thiếu máu
Những nguyên nhân gây thiếu máu (số lượng hồng cầu giảm) thường gặp:
- Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng dần đến thiếu sắt, thiếu axit folic,
vitamin B12, protein...Các chất này cần cho quá trình sản sinh hồng cầu.
- Bệnh đường tiêu hóa như chảy máu dạ dày, cắt dạ dày, thiếu yếu tố nội tại
trong các bệnh teo niêm mạc dạ dày, loét ruột, rối loạn hấp thu sắt ở ruột, giun móc
kí sinh trong ruột.
13


- Mất máu kéo dài.
- Suy tủy xương do nhiễm tia phóng xạ, điều trị bằng tia X quá liều. Một số
hóa chất cũng gây suy tủy xương như DDT, arsenic, benzen...
- Hồng cầu bị vỡ do chất độc, kháng thể, kí sinh trùng sốt rét...
- Bệnh suy thận làm giảm sinh ra hoocmôn erythropoietin.
g) Thời gian sống của hồng cầu
Hồng cầu người tồn tại trong máu được khoảng 120 ngày. Mỗi ngày có
khoảng 230 tỉ hồng cầu bị phá hủy. Các hồng cầu già bị tiêu hủy chủ yếu ở gan,
lách và tủy xương. Globin và sắt được tủy đỏ của xương tái sử dụng cho sản sinh
hồng cầu mới.
2. Bạch cầu
a) Hình thái, cấu tạo và số lượng
Bạch cầu là những tế bào không màu , có nhân, có hình dáng và kích thước
khác nhau tùy theo từng loại (hình 2). Bạch cầu không chỉ lưu thông trong máu mà
còn có mặt ở nhiều nơi trong cơ thể như bạch huyết, dịch não tủy, hạch bạch
huyết...
Bạch cầu có hệ thống enzim rất phong phú (oxidaza, peroxydaza, catalaza,
lipaza...) và một số chất diệt khuẩn.
Số lượng bạch cầu là khoảng 6.000 – 9.000 bạch cầu /mm3 máu. Số lượng
bạch cầu có thể thay đổi, tăng lên khi nhiễm khuẩn, bị bệnh bạch cầu và giảm khi

bị lạnh, bị đói, suy nhược tủy xương, nhiễm độc, già yếu...
Số lượng bạch cầu của một số động vật là khác nhau (bảng 7)
Bảng 7. Số lượng bạch cầu của một số động vật
Động vật

Số lượng bạch cầu
(nghìn / mm3 máu)

Lợn

20.000



9.600

Chó

9.400

Bò

8.200

Gà

30.000
14



Ngan

30.800

Cá mè

51.000

Một số loại bacḥ cầu như bạch cầu trung tính và đơn nhân bị thu hút bởi một
số chất do mô bị viêm hoặc vi khuẩn sinh ra (hóa ứng động). Chúng có thể di
chuyển theo kiểu amip bằng các chân giả và có thể lách qua kẽ giữa các tế bào lót
mao mạch tới nơi tổn thương.
b) Chức năng
Mặc dù có nhiều loại nhưng chức năng chung của bạch cầu là bảo vê ̣cơ thể
chủ yếu qua khả năng thực bào , sản sinh kháng thể và một số chất kháng khuẩn
lymphokin.
c) Công thức bạch cầu
Bạch cầu có nhiều loại. Tỉ lệ % của các loại bạch cầu trong máu gọi là công
thức bạch cầu (bảng 8).
Bảng 8. Công thức bạch cầu
Các loại bạch cầu
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu ưa axit

% tổng số bạch cầu
60 – 65
2–

4


Bạch cầu ưa kiềm.

0,5 –1

Bạch cầu đơn nhân

5 –8

Bạch cầu limphô.

25 - 35

Không có sự khác biệt giữa công thức bạch cầu của nam và nữ.
Xác định công thức bạch cầu và số lượng bạch cầu /mm3 máu là cần thiết
trong chuẩn đoán bệnh. Ví dụ:
- Bạch cầu trung tính tăng hơn 70 % trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp,
viêm, nhồi máu cơ tim...và giảm khi suy nhược tủy, nhiễm độc, sốt rét...
- Bạch cầu ưa axit tăng trong các bệnh giun sán, dị ứng... và giảm trong sốc,
hội chứng Cushing.
- Bạch cầu ưa kiềm tăng trong các trường hợp viêm mãn tính.
- Bạch cầu đơn nhân t ăng khi bị nhiễm trùng, bệnh bạch cầu và giảm trong
một số trường hợp nhiễm độc.
15


- Bạch cầu limphô tăng trong nhiễm khuẩn, nhiễm virut.

2 nhóm là bạc h cầu cóhaṭvàbacḥ

d) Phân loại bạch cầu

Các tế bào bạch cầu được phân thành
cầu không haṭ.
Bạch cầu có hạt : Là những bạch cầu cónhững haṭlớn chứa enzim trong tế
bào chất, nhân phân thành các thùy. Bạch cầu có hạt gồm ba loại :
- Bạch cầu trung tính.
- Bạch cầu ưa axit.
- Bạch cầu ưa kiềm.
Bạch cầu trung tính (neutrophils) có kich́ thước 9 – 12 µm, nhân phân thùy
(từ 3 – 5 thùy), trong tếbào chất cónhiều haṭbắt màu với cảthuốc nhuôṃ cótiń h
axit hoăc ̣ tinh́ kiềm . Chức năng của bạch cầu trung tính là thưc ̣ bào vàgiải phóng
chất chống vi khuẩn và virut gây bênḥ . Sốlương ̣ bacḥ cầu trung tinh́ tăng lên trong
các trường hợp nhiễm trùng cấp tính và hoại tử.
Bạch cầu ưa axit (eosinophils) có kich́ thước 10 – 14 µm, nhân hinh̀ chùy
(phân thành 2 thùy nối qua một cầu nối mảnh), hạt bắt màu manḥ với thuốc nhuôṃ
có tính axit. Chức năng thưc ̣ bào của bacḥ cầu ưa axit rất yếu , chức năng chiń h là
tiết ra các enzim tiêu diêṭhay làm suy yếu các kiś inh trùng vàkhử đôc ̣ đối với các
protein la đ ̣ ôc ̣ haị, vì vậy số lượng bạch cầu ưa axit thường tăng lên trong các bệnh
kí sinh, trùng, dị ứng, hen xuyêñ.
Bạch cầu ưa kiềm (basophils) có kich ́ thước 8 – 10 µm, nhân lớn hinh̀ chữ U
hay S, hạt bắt màu manḥ với thuốc nhuôṃ có tinh ́ kiềm. Bạch cầu ưa kiềm tiết ra
histamin gây giañ macḥ , làm tăng lượng máu đến mô và tiết ra heparin có tác d ụng

chống đông máu , do vâỵ giúp cho sư ̣di chuyển của bacḥ cầu dễ dàng

. Sốlương ̣

bạch cầu ưa kiềm tăng lên trong các bệnh viêm mãn tính, đái tháo đường týp 2, phù
nề...
Bạch cầu không hạt: Trong tếbào chất cóhaṭrất nhỏnhưng không thểnhiǹ
thấy haṭnếu quan sát chúng dưới kinh́ hiển vi quang hoc ̣ thông thường , nhân

không phân thùy như tếbào haṭ. Bạch cầu không hạt gồm hai loại:
- Bạch cầu đơn nhân.


16


- Bạch cầu limphô.
Bạch cầu đơn nhân (monocytes) là bạch cầu có kích thước lớn nhất trong
các loại bạch cầu , kích thước là 12 -15 µm, nhân hinh̀ haṭđâụ . Khi cơ thểnhiêmm̃
khuẩn, bạch cầu đơn nhân biệt hóa thành đại thực bào , di chuyển đến nơi bị tổn
thương và tiến hành thưc ̣ bào vi trùng , tếbào chết và bacḥ cầu chết . Sau khi thưc ̣
bào vi trùng , đaịthưc ̣ bào còn trinh̀ diêṇ kháng nguyên cho bacḥ cầu limphô T hỗ
trơ, ̣ qua đókich́ hoaṭcác tếbào lympho khá c trong hê ̣miêñ dicḥ , khởi đông ̣ quá
trình tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
Bạch cầu lymphô (lymphocytes) gồm limpho B vàlimpho T.
Limpho B làcác tếbào sản sinh kháng thểphùhơp ̣ kháng nguyên đểvô
hiêụ hóa hoạt động của kháng nguyên . Limpho B đươc ̣ san sinh va trương thanh
̉

(biêṭhoa) ngay trong tuy xương.
́

̀

̉

̀

̉


Limpho T đươc ̣ san sinh trong tuy xương va chuyển đến tuyến ưc để
̉
̉
̀
́
trương thanh . Cả 2 loại lymphô B va lympho T trươn g thanh đi theo đường máu
̉
̀
̀
̉
̀
đến cac tổ chức bạch huyết (hạch bạch huyết, lách, máu và bạch huyết).
́
Limphô T gồm nhiều loaịvơi chưc năng khac nhau:
́

́

́

- Limpho T hỗtrơ ̣tiếp nhâṇ khang nguyên trinh diêṇ bơi đaịth
́

̀

̉

ực bào và


khơi đông ̣ miêñ dicḥ dicḥ thểva miêñ dicḥ tếbao.
̉
̀
̀
- Limpho T gây đôc ̣ hay tế bào giết tự nhiên có khă năng tiêu diêṭcác tế
bào đã bị nhiễm khuẩn, tế bào ung thư, tế bào mô ghép.
- Limpho T kim
̀ hamm̃ có vai trò trong haṇ chếtăng sinh của limpho T và
limpho T gây đôc ̣ khi vi khuẩn xâm nhâp ̣ đa m̃bi tiêụ diêṭ.
- Limpho T nhớcóchức năng lưu trữthông tin vềkháng nguyên (gọi là trí
nhớmiêñ dicḥ).
e) Sản sinh bạch cầu

17


Hình 7. Sơ đồ biệt hóa tế bào máu ở tủy xương
Bạch cầu được sinh ra từ tế bào gốc toàn năng trong tủy xương. Các tế bào
gốc toàn năng biệt hóa thành hai dòng tế bào: Tế bào gốc lymphô và tế bào gốc
tủy. Các tế bào gốc lymphô tạo thành lymphô B và limpho T. Các tế bào gốc tủy
tạo thành bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit và bạch cầu ưa
kiềm, ngoài ra còn tạo ra hồng cầu và tiểu cầu (hình 7).
Trong khi lymphô B trưởng thành trong tuỷ xương và lymphô T trưởng thành
tuyến ức thì những lymphô nào mang thụ quan đặc hiệu với các phân tử trong cơ
thể sẽ bị loại bỏ hoặc mất chức năng, chỉ còn lại những lymphô phản ứng với các
phân tử ngoại lai.
f) Thời gian sống của bạch cầu:
Thời gian sống của bạch cầu là khác nhau, tùy loại bạch cầu và quá trình
thực hiện chức năng của chúng. Những bạch cầu có khả năng thực bào mạnh như
bạch cầu trung tính và đại thực bào thường chỉ sống vài phút cho đến 8 – 10 ngày,

thực bào càng nhiều thì thời gian sống càng ngắn. Bạch cầu lympho có thể tồn tại
nhiều năm. Các bạch cầu già bị tiêu hủy ở gan, lách, tủy xương và các hạch bạch
huyết.
18


3. Tiểu cầu
Tiểu cầu (platelets) là mảnh tế bào chất, không nhân, có màng sinh chất bao
bọc, đường kính khoảng 2 – 4 µm. Trên bề mặt màng tiểu cầu có lớp glicoprotein,
có tác dụng ngăn cản tiểu cầu dính vào lớp tế bào lót thành mạch máu, nhưng lại dễ
dính vào nơi thành mạch tổn thương có sợi colagen lộ ra.
Tiểu cầu có yếu tố đông máu và serotonin tham gia vào chống mất máu.
Số lượng tiểu cầu: dao động trong khoảng 150.000 – 300.000 tiểu cầu/ mm3
máu. Số lượng tiểu cầu tăng lên khi lao động, khi ăn uống, khi bị chảy máu và
giảm trong nhiễm độc, nhiễm xạ, xuất huyết dưới da và niêm mạc, suy tủy.
Sản sinh tiểu cầu: Tiểu cầu được tạo ra từ những tế bào có nhân khổng lồ
(40 – 100 µm) trong tủy xương. Các tế bào có nhân khổng lồ biệt hóa từ tế bào gốc
toàn năng của tủy xương. Các tế bào khổng lồ này hình thành các giả túc, tiếp đó
các giả túc này đứt ra tạo thành các tiểu cầu lưu thông trong máu. Mỗi tế bào có
nhân khổng lồ có thể tạo ra khoảng 6.000 tiểu cầu. Sự phát triển của tế bào có nhân
khổng lồ được điều hòa bởi một số interleukin và thrombopoietin.
Tiểu cầu tồn tại khoảng 1 – 2 tuần. Nếu không tham gia vào quá trình đông
máu tiểu cầu bị các đại thực bào, gan và lách tiêu hủy.
V. Đông máu
Máu có vai tròrất quan trong ̣ đối với cơ thể , vì vậy nếu bị mất máu có thể
dâñ đến tử vong. Cơ thểcócơ chếchống mất máu, trong đóđông máu đóng vai trò
chính trong chống mất máu.
Quá trình chống mất máu khi bị thương chảy máu diễn ra theo ba giai đoạn
sau:
- Mạch máu nơi tổn thương co lại làm hạn chế dòng máu chảy đến. Co macḥ

máu thực hiện nhờ cơ chế thần kinh dựa trên thông tin đau từ nơi tổn thương và do
serotonin giải phóng ra từ các tiểu cầu khi tiểu cầu tiếp xúc với vết thương.
- Hình thành nút tiểu cầu: Các tiểu cầu bám dính vào các sợi colagen lộ ra từ
thành mạch tổn thương và giải phóng ra chất hóa học làm các tiểu cầu lân cận dính
với nhau taọ thành môṭcái nút taṃ thời biṭvết thương . Nút tiểu cầu hình thành rất
nhanh nhưng laịrất yếu vềchiụ đưng ̣ lưc ̣ cơ hoc ̣.
19


- Đông máu: Đông máu làgiai đoaṇ cuối cùng chống mất máu nhưng hiêụ
quả nhất. Đông máu diễn ra theo một cơ chế rất phức tạp, trong đó có sự tham gia
của khoảng 13 yếu tố đông máu. Phần lớn các yếu tốđông máu là do gan sản sinh.
Khởi phát của quá trình đông máu là do tiểu cầu và các tế bào bị tổn thương
giải phóng ra các yếu tố gây đông máu , đồng thời các yếu tố đông máu trong
huyết tương trở nên hoạt hóa khi máu bị tổn thương.
Quá trình đông máu là một chuỗi các phản ứng hóa học diễn ra kế tiếp nhau
và cuối cùng là hình thành mạng lưới sợi huyết fibrin bao lấy các tế bào máu

.

Mạng lưới sợi huyết co dần lại taọ thành cuc ̣ máu đông biṭchăṭvết thương.
a) Cơ chếđông máu:
Thưc ̣ hiêṇ theo hai con đường nội sinh vàngoại sinh.
* Con đường nội sinh: là do các yếu tố đông máu có trong máu thực hiện.
Khi máu tiếp xúc cơ học với bề mặt vết thương, tiểu cầu sẽ được hoạt hóa
và giải phóng ra yếu tố tiểu cầu. Sự có mặt của yếu tố tiểu cầu khởi đầu cho sự
kích hoạt một số yếu tố đông máu khác có trong máu (yếu tố VIII, IX , XI và XII),
yếu tố đông máu bị kích hoạt trước sẽ xúc tác cho sự xuất hiện yếu tố sau và yếu tố
cuối cùng của con đường nội sinh được tạo ra là trombokinaza hoạt hóa (yếu tố X).
Con đường nội sinh thực hiện có sự tham gia của ion canxi (yếu tố IV).

* Con đường ngoại sinh: Mô tổn thương giải phóng ra yếu tố đông máu có
tên là tromboplastin mô (yếu tố III). Sự có mặt của tromboplastin mô khởi đầu cho
sự kích hoạt một số yếu tố đông máu khác có trong máu (yếu tố V và VII) và yếu
tố cuối cùng của con đường ngoại sinh cũng là trombokinaza. Con đường ngoại
sinh thực hiện có sự tham gia của ion canxi.
Hai con đường đông máu nói trên hợp nhất lại thành một con đường chung
kể từ trombokinaza (yếu tố X) để hoàn thành nốt quá trình đông máu.
Khi trombokinaza hoạt hóa phối hợp với một số yếu tố khác xúc tác phản
ứng biến đổi protrombin thành trombin. Tiếp đó, trombin xúc tác phản ứng biến
đổi fibrinogen (yếu tố I) thành fibrin. Các sợi fibrin đan thành mạng lưới, giữ tế
bào máu ở các mắt lưới và co lại tạo thành cục máu đông (hình 8), đồng thời đẩy

20


chất dịch có màu hơi vàng, trong suốt ra khỏi cục máu đông, dịch này gọi là huyết
thanh. Như vậy huyết thanh chính là huyết tương mất đi các yếu tố đông máu.

Hình 8. Đông máu
Quá trình đông máu được tóm tắt trong sơ đồ sau :
CON ĐƯỜNG NỘI
SINH Máu va chạm cơ học
với vết thương

CON ĐƯỜNG NGOẠI SINH
Mô tổn thương
Thromboplastin mô
(Yếu tố III)

Tiểu cầu giải phóng các yếu

tố tiểu cầu. Một số yếu tố
đông máu hoạt hóa (yếu tố
VIII, IX, XI, XII)
Ca

2+

Một số yếu tố đông máu hoạt hóa
(yếu tố V, VII)
2+
Ca (yếu tố IV)

(yếu tố IV)

Trombokinaza hoạt hóa
(Yếu tố X)
Yếu tố V
Yếu tố tiểu cầu

Ca2+

Protrombin (yếu tố II)

Trombin
Yếu tố XIII, Ca2+

Fibrinogen

Fibrin đơn phân


Fibrin đa phân
21


Các yếu tố đông máu được biểu thị bằng các số La mã dựa theo trình tự thời
gian phát hiện ra yếu tố đó (bảng 9). Ví dụ yếu tố đông máu đầu tiên được phát
hiện là fibrinogen, gọi là yếu tố I, tiếp đó là protrombin, gọi là yếu tố II...
Bảng 9. Các yếu tố đông máu.
Danh pháp quốc tế

Tên thông thường

Nguồn gốc

Yếu tô I

Fibrinogen

Gan

Yếu tô II

Protrombin

Gan

Yếu tô III

Tromboplastin mô


Mô tổn thương

Yếu tô IV

Ion canxi

Xương

Yếu tô V

Proaccelerin (yếu tố không bền)

Gan

Không có yếu tố VI

(Trước đây dạng hoạt hóa của
proaccelerin được coi là yếu tố VI)

Yếu tô VII

Proconvertin (yếu tố bền vũng)

Gan

Yếu tô VIII

Antihemophilia A

Gan


Yếu tô IX

Antihemophilia B (yếu tố Christmass)

Gan

Yếu tô X

Thrombokinaza (yếu tố Stuart-Prower)

Gan

Yếu tô XI

Antihemophilia C

Gan

Yếu tô XII

Hegeman

Gan, tiểu cầu

Yếu tô XIII

Yếu tố ổn định fibrin

Huyết tương,

tiểu cầu

Yếu tô tiểu cầu (PF)

Yếu tô tiểu cầu

Tiểu cầu

b) Chống đông máu:
Khi bị thương chảy máu, cục máu đông hình thành giúp cơ thể chống mất
máu. Tuy nhiên, nếu cục máu đông hình thành khi máu đang lưu thông trong hệ
mạch sẽ rất nguy hiểm. Tại sao máu không đông trong hệ mạch ?
Máu không đông trong hệ mạch là do :
- Bề mặt trơn nhẵn của lớp tế bào lót thành mạch không làm cho các yếu tố
đông máu hoạt hóa khi tiếp xúc.
- Thành mạch có protein chống bám dính ngăn cản bám dính của tiểu cầu.
22


- Các chất chống đông máu được giải phóng ra từ gan, bạch cầu ưa kiềm và
dưỡng bào (tế bào mast).
Trong thực tiễn cuộc sống, người ta cần phải chống máu đông trong hệ
mạch khi tiến hành phẫu thuật hoặc cần phải giữ máu không đông sử dụng cho
truyền máu.
Một số chất chống đông máu được sử dụng trong phẫu thuật như heparin,
coumarin. Heparin làm tăng cường tác dụng của antitrombin (chất chống trombin)
lên hàng trăm lần, do vậy gây bất hoạt đối với trombin. Coumarin ức chế tổng hợp
các yếu tố đông máu II, VII, IX, X, đối ngược với vitamin K là chất kích thích gan
sản xuất ra các yếu tố đông máu này.
Natri citrat, amoni citrat khi đưa vào máu sẽ tạo ra hợp chất canxicitrat, như

vậy máu bị mất canxi nên không đông được. Kali oxalat và amoni oxalat khi đưa
vào máu cũng làm cho máu mất canxi (do tạo ra hợp chất canxioxalat) nên máu
cũng không đông được. Tuy nhiên, hợp chất citrat thường được sử dụng rộng rãi
hơn vì chúng không độc như hợp chất oxalat. Người ta sử dụng natri citrat làm chất
chống đông trong các túi máu lưu trữ.
VI. Nhóm máu và truyền máu
Năm 1901, Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra sự có mặt của kháng
nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Kháng thể của người
này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người khác và ngược lại. Đến nay đã tìm ra
được rất nhiều kháng nguyên. Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt
hồng cầu người ta phân chia thành các hệ thống nhóm máu AOB, Rh, Duffy, Kidd,
Lewis, Kell, P, MNSs... Trong số này hệ thống nhóm máu AOB và Rh được quan
tâm nhiều hơn cả vì chúng đóng vai trò quan trọng trong truyền máu.
1. Hệ thống nhóm máu AOB
Trên màng hồng cầu có kháng nguyên A, kháng nguyên B, còn trong huyết
tương có kháng thể α (chống A), kháng thể β (chống B). Kháng thể α làm ngưng
kết hồng cầu mang kháng nguyên A, còn kháng thể β làm ngưng kết hồng cầu
mang kháng nguyên B. Do kháng thể làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên

23


tương ứng cho nên người ta gọi kháng thể là ngưng kết tố, còn kháng nguyên là
ngưng kết nguyên.
Do cơ thể dung nạp kháng nguyên của bản thân, nên trong huyết tương
không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của
chính cơ thể đó.
Dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng
kết tố có trong huyết tương, người ta phân chia hệ thống nhóm máu AOB thành 4
nhóm: Nhóm O, nhóm A, nhóm B và nhóm AB. Kí hiệu nhóm máu dựa trên sự có

mặt của ngưng kết nguyên trên màng hồng cầu.
Người có nhóm máu O không có ngưng kết nguyên trên bề mặt hồng cầu
và có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.
Người có nhóm máu A có ngưng kết nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có
ngưng kết tố β trong huyết tương.
Người có nhóm máu B có ngưng kết nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có
ngưng kết tố α trong huyết tương.
Người có nhóm máu AB có ngưng kết nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu
và không có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.
Sự phân bố ngưng kết nguyên và ngưng kết tố trong hệ thống nhóm máu
AOB như sau (bảng 10):
Bảng 10. Các nhóm máu hệ AOB
Nhóm máu

Ngƣng kết nguyên

Ngƣng kết tố

O

24


×