Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Những thắng lợi có tính chất bước ngoặt về quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.57 KB, 9 trang )

0

Chuyên đề Lịch Sử:
NHỮNG THẮNG LỢI CÓ TÍNH CHẤT BƯỚC NGOẶT VỀ QUÂN SỰ,
CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
1946 – 1954

Tác giả: ……………
Giáo viên trường: …………………
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
Số tiết dự kiến: 3 tiết


1

LỜI NÓI ĐẦU
Do thực dân Pháp bội ước từ ngày 19/12/1946, nhân dân ta phải bước vào
cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược 1946 – 1954. Cuộc kháng
chiến cuối cùng cũng đã kết thúc thắng lợi bằng Chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh lập
lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương. Tuy nhiên, để có được thắng lợi đó trong
suốt chiều dài cuộc kháng chiến vĩ đại này, quân và dân ta đã phải hy sinh bao
gian khổ, máu xương xây dựng lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc chiến
đấu lâu dài và lần lượt làm nên những thắng lợi to lớn, toàn diện trên cả mặt trận
quân sự, chính trị và ngoại giao.
Để tìm hiểu sâu hơn về những thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng này
chúng tôi chọn chuyên đề: “Những thắng lợi có tính chất bước ngoặt về quân
sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954”.
Chúng tôi hy vọng với chuyên đề này sẽ giúp các em hứng thú học hơn và
bổ sung được những kiến thức cần thiết trong quá trình học tập cũng như các kỳ
ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia.


Chuyên đề gồm 3 phần:
I. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự.
II. Những thắng lợi trên mặt trận chính trị.
III. Những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
Trong quá trình viết, do thời gian có hạn, bản thân còn có những hạn chế
nhất định nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong
muốn đón nhận được những góp ý chân thành từ các thầy cô để chuyên đề được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


Những thắng lợi có tính chất bước ngoặt về quân sự…

NHỮNG THẮNG LỢI CÓ TÍNH CHẤT BƯỚC NGOẶT VỀ QUÂN SỰ,
CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
1946 – 1954
I. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự
1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
- Sau khi bị giam chân trong thành phố, chưa tiêu diệt được cơ quan đầu não của
ta, Pháp thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc với âm mưu xoá bỏ căn cứ
địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc
quốc tế; tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc và nhanh chóng kết thúc
chiến tranh.
Thực hiện âm mưu đó ggày 7/10/1947, Pháp đã huy động 12.000 quân, gồm cả
không quân, lục quân, và thuỷ quân với hầu hết máy bay có ở Đông Dương chia
thành ba cánh tiến công lên Việt Bắc.
- Trước âm mưu và hành động của Pháp, Trung ương Đảng ra chỉ thị: “phải phá
tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Trên khắp các mặt trận, quân dân
ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.
+ Tại Bắc Kạn: Ta chủ động bao vây tiến công địch ở Chợ Đồn, Chợ Mới, Chợ

Rã, Ngân sơn… buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11/1947.
+ Trên đường số 4: Tiêu biểu trận đèo Bông Lau (30/10/1947), ta phục kích
đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.
+ Ở mặt trận hướng Tây: Ta phục kích địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan
Hùng, Khe Lau, ta đã đánh chìm nhiều tàu chiến và ca nô địch.
- Kết quả: Sau hơn hai tháng mở chiến dịch ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân
Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc; bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc
kháng chiến; bộ đội chủ lực thêm trưởng thành. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu
hơn 6.000 quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô;
phá huỷ nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu nhiều vũ khí và hàng chục tấn
quân trang quân dụng. Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Thắng lợi này đã chứng minh đường lối
kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh tính vững chắc của căn cứ địa Việt
Bắc. Đồng thời làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của
giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.
2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950:
- Từ sau Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, cuộc kháng chiến của ta có
thêm những thuận lợi, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn
+ Thuận lợi: Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước
xã hội chủ nghĩa khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước

2


3

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, viện trợ vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam.
+ Khó khăn: Tháng 5/1949, Pháp đề ra kế hoạch Rơve, với kế hoạch này Mĩ can

thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Để thực hiện kế hoạch tháng
6/1949, Pháp cho tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4, lập hành lang
Đông – Tây: Hải Phòng – Hoà Bình – Sơn La, chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần
thứ hai hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Trước âm mưu, hành động của Pháp và can thiệp Mĩ tháng 6/1950, Đảng,
Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu hao một bộ phận sinh
lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố
căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng
chiến tiến lên.
- Để thực hiện chiến dịch này, ta đã huy động hàng chục vạn đồng bào các dân
tộc, mở đường, vận chuyển hàng chục vạn tấn vũ khí lương thực ra mặt trận với
khẩu hiệu “Tất cả cho chiến dịch toàn thắng
- Chiến dịch bắt đầu ngày 16/9/1950 Mở màn chiến dịch bằng trận đánh vào vị
trí Đông Khê. Đó là vị trí quan trọng trên đường số 4. Sau hơn hai ngày chiến
đấu ta đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê
bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp rút lui
khỏi Cao Bằng theo đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy
động quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng
rút về. Đoán trước ý định của địch ta mai phục chặn đánh nhiều nơi trên đường
số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất khê bị uy
hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm và sau đó về Lạng Sơn. Ngày
22/10/1950, quân Pháp phải rút khỏi hàng loạt vị trí trên đường số 4. Đường số
4 được giải phóng.
- Kết quả: Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.
Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch, giải phóng đường biên giới từ
Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Thế
bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản.
- Ý nghĩa:
+ Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong
cuộc kháng chiến.

+ Mở đường liên lạc quốc tế, làm cho cuộc kháng chiến thoát khỏi tình thế bị
bao vây cô lập.
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc; bộ đội thêm trưởng thành và tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm.
+ Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát
triển mới của cuộc kháng chiến.


Những thắng lợi có tính chất bước ngoặt về quân sự…

3. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
- Sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh ở Đông Dương, thực dân Pháp đã không
đạt được mục đích quân sự và chính trị. Trái lại thiệt hại ngày càng lớn: bị loại
khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, lâm vào thế bị động trên chiến trường. Nhưng
với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, tháng 5 năm 1953, chúng cử tướng Nava
sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Vừa đặt chân
đến Sài Gòn Nava đã vạch ra một kế hoạch quân sự mới – kế hoạch Nava, với hi
vọng trong 18 tháng giành thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong
danh dự”.
Kế hoạch gồm 2 bước:
+ Bước 1: Từ thu đông 1953 – xuân 1954: giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc
Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, đồng thời
tăng cường xây dựng quân đội tay sai, tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ
động chiến lược mạnh.
+ Bước 2: Từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực
hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc Việt Minh
phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp, nhằm kết thúc chiến tranh.
- Về phía ta, phát huy quyền làm chủ chiến lược đã giành được ta liên tiếp mở
các chiến dịch lớn như Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Tây Nguyên buộc
địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta. Kế hoạch quân sự Nava có

nguy cơ bị phá sản.
- Do kế hoạch Na-va không thực hiện dược theo dự kiến, Pháp quyết định xây
dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với
lực lượng lúc cao nhất lên đến 16.200 quân, được bố trí thành một hệ thống
phòng thủ chặt chẽ gồm 49 cứ điểm. Cả Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là
pháo đài “bất khả xâm phạm”. Như vậy, từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện
Biên Phủ đã trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va.
- Trước âm mưu của Pháp – Mỹ và những thay đổi của cục diện trên chiến
trường. Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến
dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc,
tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào; giành thắng lợi quyết định, tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
- Để chuẩn bị cho chiến dịch, ta đã huy động một lực lượng lớn gồm 4 đại đoàn
bộ binh, 1 đại đoàn công phaos và nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải,
quân y…với tổng số khoảng 55.000 quân; hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược,
lương thực, hàng trăm ô tô, hàng chục nghìn thuyền bè, xe đạp thồ, xe ngựa, trâu
bò.
- Sau khi công tác chuẩn bị đã hoàn tất ngày 13/3/1954 quân ta nổ súng tấn công
tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Chiến dịch diễn ra qua 3 đợt:

4


5

+ Đợt I (từ 13/3 đến 17/3/1954): Tiến công địch ở phân khu Bắc, tiêu diệt cứ
điểm Him Lam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéo phải ra hàng.
+ Đợt II (từ 30/3/ đến 26/4/1954): Liên tiếp mở nhiều đợt tiến công đánh vào
các vị trí phòng thủ phía đông phân khu Trung tâm, gồm hệ thống phòng thủ

trên các dãy đồi A1, D1, C1, E1. Mĩ phải tăng cường viện trợ khẩn cấp cho Pháp
ở Đông Dương.
+ Đợt III (từ 1/5 đến 7/5/1954): Đồng loạt tiến công tiêu diệt các điểm đề kháng
của địch. Chiều 7/5/1954, quân ta đánh vào sở chỉ huy của địch, 17 giờ 30 phút
ngày 7/5/1954 tướng Đờ Cátxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch bị bắt.
- Kết quả, ý nghĩa:
+ Trong đông – xuân 1953 – 1954, loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 quân địch,
thu 19.000 súng, bắn rơi và phá huỷ 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng
lớn trong cả nước. Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến đấu
16.200 địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân
sự.
+ Thắng lợi của cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện
Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí
xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở
thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết
thúc cuộc kháng chiến.
II. Những thắng lợi về chính trị
- Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có những biến chuyển thuận
lợi, tháng 2 – 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương họp
tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang.
- Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm
đấu tranh của Đảng và thông qua Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của
Tổng Bí thư Trường Chinh, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là:
Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc; xoá bỏ những tàn tích
phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”; phát triển chế độ dân chủ nhân dân
để từng bước tiến tới chủ nghĩa xã hội; Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương,
Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam. Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới
do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.
- Đại hội cũng đã chính thức tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở
mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng để đề ra đường lối chính

trị phù hợp với tình hình mỗi nước. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai
với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam, tiếp tục đảm đương sứ mệnh lãnh đạo
cuộc kháng chiến của nhân dân..


Những thắng lợi có tính chất bước ngoặt về quân sự…

- Đại hội lần thứ II của Đảng là một sự kiên quan trọng về chính trị của cuộc
kháng chiến, đánh dấu bước phát triển mới, bước trưởng thành và lãnh đạo của
Đảng. Đây là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”
- Từ ngày 3 đến ngày 7/3/1951, tại Đại hội toàn quốc đã thống nhất hai mặt trận
Việt Minh và Liên Việt thành mặt trận Liên Việtdo Tôn Đức Thắng làm Chủ
tịch, nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
- Năm 1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I
được tổ chức đã chọn được 7 anh hùng (Cù Chính Lan, La văn Cầu, Nguyễn
Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh) và
hàng chục chiến sĩ thi đua toàn quốc tiêu biểu cho các ngành công, nông, binh,
trí thức, cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước trong các ngành, các giới.
III. Những thắng lợi về ngoại giao
- Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm không chính
thức Trung Quốc, rồi Liên Xô. Bằng những hoạt động ngoại giao khôn khéo,
Người đã thiết lập được quan hệ chính thức với Trung Quốc và Liên Xô. Từ
tháng 1/1950, Liên Xô, Trung Quốc, rồi các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã
chính thức công nhận và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa. Cách mạng Việt Nam thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập. Cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta có thêm hậu phương mới là các nước
xã hội chủ nghĩa. Đây là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao, có tác động
hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh quân sự, từ đây cuộc kháng chiến chính nghĩa
của nhân dân ta không chỉ được nhiều nước biết đến mà còn nhận được sự chi

viện có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa.
- Ngày 11/3/1951 Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ-me Itxrắc và Mặt trận Lào
Itxala họp hội nghị đại biểu thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào”;
Liên minh được thành lập đã góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết
Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và
can thiệp Mỹ.
- Thắng lợi quân sự là cơ sở để đấu tranh ngoại giao. Ngày 7/5/1954, chiến dịch
Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Thắng lợi này đã buộc thực dân Pháp phải ký
Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình trên
toàn cõi Đông Dương.
- Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ
+ Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3
nước Việt Nam, Lào và Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ .
+ Thực hiện ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn Đông Dương, kết
thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.

6


7

+ Thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định. Ở Việt
Nam: Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở hai miền Bắc, Nam,
lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Ở Lào, lực lượng kháng chiến
tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxali. Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến
phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.
+ Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước
Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ liên minh
quân sự nào và không được để nước ngoài đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của

mình.
+ Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước,
được tổ chức vào tháng 7/1956.
+ Thành lập Uỷ ban quốc tế kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiệp định, gồm Ấn
Độ, Ba Lan và Canađa, do Ấn Độ làm Chủ tịch.
+ Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí kết và
những người kế nhiệm.
- Ý nghĩa
+ Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên ghi
nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các
cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
+ Cùng với chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ 1954 kết thúc cuộc
kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, song chưa trọn vẹn vì mới giải
phóng được miền Bắc.
+ Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân đội
về nước, kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương, đáp ứng nguyện
vọnh hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
+ Làm tất bại âm mưu của đế quốc Mĩ muốn kéo dài, mở rộng và quốc tế hoá
cuộc chiến tranh Đông Dương.


Những thắng lợi có tính chất bước ngoặt về quân sự…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1997.
2. Phan Ngọc Liên, Trần Bá Đệ, Hướng dẫn thi đại học - cao đẳng môn Lịch sử,
NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2003.
3. Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Lịch sử 12. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.
4. Phan ngọc Liên (tổng chủ biên), Lich sử 12 sách giáo viên, NXB Giáo dục,

Hà Nôi, 2008.
5. Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Tư liệu Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2008.

8



×