Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN Rèn luyện kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho học sinh mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
SÁNG KIẾN NĂM 2018

I. TÊN SÁNG KIẾN: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng thoát hiểm
khi có hỏa hoạn cho trẻ mầm non”.
II. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Thời gian gần đây trên phạm vi cả nước đã xảy ra không ít vụ cháy trường học, cháy
nhà dân khiến các phụ huynh, cộng đồng hoang mang. Hỏa hoạn đang là sự kiện nóng hổi
bởi tính nguy hiểm những thiệt hại không những về vật chất mà còn về tính mạng con
người. Thảm họa cháy chung cư cao cấp Carina (TP.Hồ Chí Minh) cách đây không lâu
khiến 13 người chết, 50 người bị thương khiến người dân cả nước đến nay vẫn chưa hết
bàng hoàng. Bên cạnh việc trang bị những kĩ năng phòng chống cháy nổ an toàn, kỹ năng
thoát hiểm cho người lớn, khi có hỏa hoạn xảy ra thì việc trang bị kiến thức, kĩ năng sinh
tồn cho trẻ nhỏ cũng hết sức quan trọng.
Và nguyên nhân không kém dẫn đến những thiệt hại tính mạng con người đó chính là
kiến thức, hiểu biết và kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn của mọi người còn ít, hạn chế
chưa được chú trọng, nhất là kỹ năng thoát hiểm ở trẻ nhỏ thường không được giáo dục
thực hành trải nghiện với tình huống qua truyền thông giáo dục chưa được quan tâm ở
các cấp truờng trong hệ thống giáo dục, hay tại gia đình phụ huynh chưa thật sự quan tâm
đến việc giáo dục phòng tránh, kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn, chỉ cho trẻ những
nguy cơ, cách phòng chống và diễn tập kỹ năng thoát hiểm cho trẻ ở gia đình và
trườnglớp. Nên khi thức tế có hỏa hoạn xảy ra trẻ nhỏ là đối tượng đầu tiện bị động nhất
không có kỹ năng hiểu biết thường hoảng sợ và sử lý không đúng cách thường dẫn đến
những kết quả thương tâm không mong muốn. Ngay trên địa bàn huyện trong những năm
gần đây nhất là vào mùa khô có không ít vụ hỏa hoạn như: Vụ cháy nhà dân ở khu vực
chợ thị trấn Lộc Ninh, cháy nhà dân ở xã Lộc Thái,…..
Từ những vụ việc cháy nhà dân, trường học, nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng và đặt ra
câu hỏi rằng, liệu trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn các bé ở độ tuổi mầm non sẽ phản xạ


ra sao và có thể tự cứu mình khỏi đám cháy không. Vì vậy việc nâng cao hiều biết kiến
thức, kỹ năng thoát hiểm của giáo viên người trực tiếp giảng dạy trẻ, và gia đình để giáo
dục trẻ ký năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn, kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm phù hợp với
trẻ lứa tuổi mầm non. Nhằm hạn chế nhất những dủi do không đáng có do hỏa hoạn gây
ra.


Theo thống kê, hầu hết các vụ cháy trường mầm non đều do các nguyên nhân khách
quan và chỉ thiệt hại ở vật chất. Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục, tổ chức thực hành,
diễn tập kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ mầm non tại các trường mầm non
trong huyện chưa có, tiết dạy kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ lứa tuổi mầm
non còn chưa được áp dụng thực tế giảng dạy vào chương trình giáo dục, nếu có thì còn
hạn chế về hình thức tổ chức còn đơn điệu và giải pháp mang tính diễn tập, thực hành trải
nghiệm, tính ảnh hưởng truyền thông đến cộng đồng chưa rộng. Còn về phía gia đình trẻ
100% phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục sớm ở trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có
hỏa hoạn, nhất là đối với các phụ huynh người đồng bào S’Tiêng tại địa bàn Ấp 8B xã
Lộc Hòa huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước nơi tôi thực tế giảng dạy. Chính vì thế năm
học 2017-2018 tôi đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ mầm non”. Làm đề tài sáng kiến để nhằm
tìm ra và áp dụng những biện pháp giáo dục kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm cho trẻ mầm
non, truyền thông tới phụ huynh và cộng đồng để có được sự quan tâm từ phía phụ
huynh, nâng cao ý thức, kiến thức phòng cháy, chữa cháy tới phụ huynh nhằm phối hợp
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Từ những thực trạng nói trên tôi đã tìm hiểu, phân tích và đưa ra giải pháp và thực tế áp
dụng tại nhóm lớp, tại trường và trường bạn nhằm nâng cao kỹ năng thoát hiểm khi có
hỏa hoạn cho trẻ được thực hiện theo các giải pháp hữu ích như sau:
1/ Giải pháp: Thực tế xây dựng đưa tiết học kỹ năng sống: “Kỹ năng thoát hiểm
khi có hỏa hoạn” vào giảng dạy tại lớp mình chủ nhiệm: Lớp Lá 3 ( Lớp ghép 2 độ
tuổi , 100% trẻ em đồng bào S’Tiêng).

* Xây dựng tiết học dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm
non trong lớp.
* Thiết kế bài soạn xây dựng các hoạt động thực hành trải nghiệm, giáo án điện tử sử
dụng hình ảnh minh họa thực tế cụ thể các tình huống của vụ cháy, thiệt hại từ các vụ
cháy. Clíp dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
* Ưu tiên việc chuẩn bị môi trường vật chất: Đồ dùng - đồ chơi đẹp, phong phú thu hút
trẻ tham ra hoạt động trải nghiệm, thực hành kỹ năng thoát hiểm:
+ Làm đồ dùng cho trẻ: Trang phục áo bảo hộ chú lính cứu hỏa cho trẻ, mũ bảo hộ, các
cửa thoát hiểm theo từng tình huống cháy.

(Đồ dùng thực tế đã làm)


- Phông hội thi: Chú lính cứu hỏa tý họn
- Máy chiếu, Máy tạo khói, Máy tính, loa, Tiếng chuông báo động cháy, nhạc bài hát:
Lính cứu hỏa
* Môt trường xã hội: Tạo không khí thoải mái, gần gũi thân thiện và yêu thương với trẻ,
trò chuyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp “Công việc của chú lính cứu hỏa”: Về công
việc của chú lính cứu hỏa.
- Trao đổi với phụ huynh về đề tài dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm, phối hợp với phụ huynh
cùng tìm vật liệu: Gỗ làm các cửa thoát hiểm làm đồ dùng dạy trẻ. Mời phụ huynh cùng
dự tiết học, tập thực hành các kỹ năng thoát hiểm với trẻ.
* Giáo án thiết kế mẫu:
- Lấy hình thức tổ chức tiết học dưới hình thức tổ chức hội thi nhằm thu hút trẻ
Giáo án: PTTC- KN XH
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
I.Mục đích, yêu cầu
1/Kiến thức:
- Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: Nhận biết khi có cháy, kêu cứu, nhận

biết hướng thoát hiểm và cách thoát hiểm an toàn nhất có thể .
- Biết số điện thoại của các chú lính cứu hỏa là 114
- Biết trang phục,một số dụng cụ chữa cháy.
2/Kỹ năng:
- Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu
- Rèn sự tự tin, thích đặt câu hỏi
- Rèn sự tập trung, chú ý
3/ Thái độ:
-Trẻ bình tĩnh, chủ động , can đảm trước những nguy hiểm.
- Biết yêu quý, kính trọng các chú lính cứu hỏa.
- Hứng thú tham gia các hoạt động của cô.
II. Chuẩn bị:
*MTVC:
- Của cô: Máy chiếu, máy tạo khói giả, cửa thoát hiểm ( 3 cửa) ; máy tính, clip cách thoát
hiểm khi có hỏa họan dành cho trẻ mầm non, bài giảng điện tử, nhạc bài hát: “Lính cứu
hỏa”; tiếng chuông báo động, nhạc nền trò chơi: “Hành động đúng sai”, phông bạt: Hội
thi Chú lính cứu hỏa tí hon. 1 bộ trang chú lính cứu hỏa dành cho cô; 1 cái còi. Bình
chữa cháy, bảng tiêu lệnh.
- Của trẻ:
+35 cái áo gô lô chương trình diễn tập có tên khẩu hiệu viết tắt giống trên trang phục của
các chú lính cứu hỏa: PCCC
+35 Cái mũ giả mũ của chú lính cứu hỏa cho trẻ.
+ 3 bộ mặt hề vui buồn cho trò chơi trọn hành động đúng sai.
+ 35 cái khăn tay loại nhỏ, 10 cái khăn loại lớn( khăn trùm); 4 ca nhựa.
+3 Hộp quà, 3 bó hoa.
*MTXH:


- Với trẻ trong lớp, giao tiếp thân thiện, gần gũi, tôn trọng trẻ, nhận biết tính cách và khả

năng của trẻ trong lớp.
- Khai thác những gì trẻ biết, chưa biết, trò chuyện cùng trẻ về công việc của chú lính cứu
hỏa trong chủ đề nghề nghiệp bé đã học.
III. Tiến hành dạy
I/ Hoạt động 1: Ổn định
- Cô làm MC dẫn chương trình mời 3 đội chơi xuất hiện là những chú lính cứu hỏa tí hon
tương lai đến từ lớp Lá 3.
- Các đội xuất hiện trên nền nhạc chương trình.Các đội điểm danh từ 1 tới hết.
- MC nói qua về chương trình hôm nay: Chú lính cứu hỏa tí hon
- MC mời các đội chơi cùng phần chơi thứ nhất : Khởi động với bản nhạc “Lính cứu hỏa”
dưới hình thức nhảy tự do cùng với MC.
- MC: Nói lên các phần chơi của hội thi: Gồm 5 phần chơi:
+ Khởi động
+Kiến thức.
+Chung sức
+ Tương tác
+ Thử tài kỹ năng.
II/Hoạt động 2: Trọng tâm
1/ Kiến thức:
- BTC cho các đội chơi xem clip tình huống xảy ra cháy.
- Hỏi trẻ về nội dung clip tình huống vừa xem:
+ Chuyện gì xảy ra trong clip?
+ Bạn nhỏ trong clip đã làm gì khi có cháy?
+ Hành động đó đúng hay sai? Vì sao?
- Các con sẽ làm gì khi có hỏa hoạn?
- Cô cho trẻ trong các đội phát biểu tự do theo khả năng.
- MC tổng hợp lại các ý kiến trẻ nói lên.
- Từ những ý kiến trẻ trong các đội nói lên MC chủ động sắp xếp lại theo đúng nội dung
trình tự clip các bé được xem, từ đó đặt câu hỏi để trẻ trong các đội nhận biết và hiểu
được nội dung thông điệp mà clip cách thoát hiểm cho trẻ mầm non muốn đưa đến với

trẻ.
- MC chủ động đặt câu hỏi làm rõ các kỹ năng theo trình tự để cung cấp kiến thức cho trẻ
- Cho trẻ xem clip hướng dẫn cách thoát hiểm, phòng cháy cho trẻ mầm non của bộ giáo
dục.
* Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con phải bình
tĩnh, không khóc hay hoảng sợ mà gọi lớn cho người lớn biết. Và tìm lối thoát ra khỏi
đám cháy càng nhanh càng tốt!
* Kỹ năng 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh ,các con phải bình tĩnh
làm theo sự chỉ dẫn của người lớn
* Kỹ năng 3: Nhanh chóng xác định được các lối thoát hiểm và tìm cách thoát ra khỏi
đám cháy càng nhanh càng tốt không chần trừ nán lại mang theo đồ hay tìm cách gọi điện
thoạt cho lính cứu hỏa.


* Kỹ năng 4: Nếu gia đình sống trong toà nhà cao tầng hoặc chung cư thì tuyệt đối không
thoát hiểm bằng thang maý khi có hoả hoạn vì khi đó thang máy có thể ngừng giữa chừng
do ngắt điện
* Kỹ năng 5: Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử
vong. Để tránh bị ngộp vì khói, hãy dạy bé di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất,
bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng
nước nếu có thể.
* Kỹ năng 6: Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa hãy dạy bé phải dừng lại, nằm xuống hai
tay bịt mặt và lăn người qua lại hoặc lăn tròn cho đến khi lửa tắt mới đứng lên chạy thoát
hiểm tiếp.
* Kỹ năng 7: Cửa lối thoát hiểm nếu có cánh cửa đóng thì phải dùng tay trạm thử để kiểm
tra độ nóng nếu không nóng thì mới cầm tay cầm mở cửa ra để thoát ra ngoài. Nếu cửa
nóng mở hé của né người tránh lửa tạt để kiểm tra xem bên khia cánh cửa có bị cháy
không nếu có cháy lớn thì phải đóng ngay cửa lại, kẹt trong phòng không thể thoát ra
ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa để khói và lửa không bén vào phòng, rồi tìm ra
ban công hoặc cửa sổ kêu to, dùng khăn, áo,… vẫy gọi to báo hiệu cho mọi người biết để

cứu
 Khi cung cấp kết hợp hình ảnh máy chiếu.
2/ Chung sức: Đòi hỏi các thành viên trong đội chơi phải cùng chung sức để chiến
thắng.
* Trò chơi: “Trọn hành động đúng sai”
+CC: Ba đội sẽ chọn ra 2 bạn lên cầm hình mặt hề của đội mình. Các bạn còn lại trong
đội chơi cùng nhau đi khéo léo theo đường thẳng nhớ đi lần lượt thẳng hàng như khi đi
thoát hiểm không chen lấn, không đi vào mép đường đang có lửa cháy. Đi hết con đường
lên tới sa bàn của mình thì đội tự hội ý trọn ra hình ảnh hành động đúng sai khi có cháy
sắp xếp trên sa bàn của mình theo mặt cười, mặt mếu ( Hành động đúng thì trọn và cài
vào mẹt mặt cười, hành động sai cài vào mẹt mặt buồn).
+ LC: Khi đi trong đường thẳng nếu có bạn nào trong đội đạp chân vào mép đường, hay
xô đẩy, té thì đội đó phải đi lại từ đầu. Thời gian quy định là một bản nhạc. Đội nào làm
đúng được nhiều hình ảnh hành động sai thì đội đó chiến thắng.
3/ Tương tác
- Các đội chơi cùng tương tác với BTC và giữ các đội chơi với nhau về cách thực hiện các
kỹ năng thoát hiểm: Thực hành kỹ năng thoát hiểm
1. Kêu cứu báo hiệu cháy thật lớn.
2. Thoát hiểm: làm khăn ướt và bịt miệng đi thấp, bò ra cửa lối thoát hiểm gần nhất một
cách nhanh nhất.
3. Trùm khăn toàn thân khi cửa thoát hiểm (lối ra ngoài ) có cháy nhỏ.
4. Lăn người khi bị lửa bén cháy lên ngườicho đến khi tắt mới thoát hiểm tiếp.
5. Kiểm tra độ nóng của cửa: ra đến lối thoát hiểmcó cửa phải kiểm tra độ nóng của cửa.
Nếu cử không nóng thì mở của thoát nhanh chóng ra ngoài. Còn ở trường hợp kẹt ở trong
phòng riêng phòng bên ngoài cháy to thì dùng khăn ướt, chăn mền hay quần áo bịt chặt
các khe cửa lại không cho khói lửa bén vô phòng, rồi mở cửa sổ gọi người lớn, và gọi
điện thoại 114.


4/Thử tài kỹ năng.

*BTC tổ chức cho 3 đội cùng diễn tập làm theo yêu cầu của BTC một số kỹ năng đã
được học:
+Sử dụng khăn bịt mặt và cùng thoát ra khỏi đám cháy
+Sờ thử độ nóng của cửa.
+Sử dụng khăn trùm thoát qua cửa có lửa.
+Lăn khi có lửa dính vào người.
III/ Hoạt Động 3: Trao thưởng
- BTC thông báo kết quả chung cuộc, nhận xét các đội chơi, tuyên truyền và giáo dục về
kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn. Chúc các bạn nhỏ của các đội chơi sẽ luôn bình
tĩnh,chủ động dũng cảm trước các tình huống nguy hiểm để tự bảo vệ bản thân và mọi
người xung quanh bé! Chúc các bé trởng thành thành đạt trong tương lai và có thể trở
thành chú lính cứu hỏa giỏi.
- BTC trao thưởng trên nền nhạc bài hát: Lính cứa hỏa.
*Kết thúc tiết học.
=>Tiết học đã rất thành công: Cháu hứng thú học, thực hành tốt các kỹ năng, tương tác
đàm thoại tốt với cô.
+ Trẻ hứng thú tham gia chú ý tương tác cùng cô:

+ Trẻ tích cực thực hành kỹ năng thoát hiểm, tiết học rất thành công:


- Phụ huynh dự tiết học rất hài lòng và nhiệt tình phối hợp cùng cô để chuẩn bị đồ dùng cho
tiết học và thực hành tình huống thoát hiểm với trẻ:

2/ Giải pháp: Mở rộng phạm vi áp dụng tiết học kỹ năng sống: ‘Kỹ thoát hiểm khi
có hỏa hoạn” với trẻ khác trong trường và trường khác.
- Tiết học: Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn được dạy với các lớp khác trong trường
cũng thành công với trẻ và được sự quan tâm từ phụ huynh.
- Tiết học được áp dụng thức tế tại Lớp Lá 2- Trường mẫu giáo Hoa Hồng xã Lộc Tấn huyện
Lộc Ninh tỉnh Bình Phước qua kỳ thi thực hành Giáo viên giỏi tỉnh do chính tôi giảng

dạy. Kết quả đạt tiết dạy: xếp loại Tốt.
+ Trẻ tham gia hứng thú được nhập vai chú lính cứu hỏa tý hon:

+Tích cực xem Clip trình chiếu và trao đổi cách sử lý tình huống cháy:


(Hình ảnh trong tiết dạy: Trẻ chú ý, tích cực trao đổi cùng cô và các bạn)
+ Trong tiết học trẻ được xem cô thực hành mẫu, trẻ tích cực thực hành các kỹ năng
thoát hiểm:

( Hình ảnh trong tiết dạy: Kỹ năng lăn người dập lửa khi bị lửa bắt vô người)


(Hình ảnh trong tiết dạy: Kỹ năng dùng khăn che kín vùng mũi miệng để tránh bị bỏng hô
hấp do khói hỏa hoạn)

(Thực hành kỹ năng chạm cửa thử độ nong trước khi mở cửa hoát hiểm)


(Tình huống cửa thoát hiểm nóng cháy bên ngoài, dùng khăn ướt chặn không cho lửa
khói bén vô phòng)

(Thực hành kỹ năng trùm khăn khi cửa thoát hiểm có lửa cháy)
3/ Giải pháp: Kết hợp linh hoạt lồng ghép nội dung giáo dục dạy trẻ kỹ năng phòng
tránh, thoát hiểm khi có hỏa hoạn trong việc: Thực hành cho trẻ nhận biết cách phòng
tránh, nhận biết cháy, tập xác định lối thoát hiểm, nhận biết một số dụng cụ phương tiên
chữa cháy, bảng tiêu lệnh chưa cháy, ...vv. Sử dụng các trò chơi, hoạt động thăm quan,
thực hành trải nghiện, diễn tập,…. Trong các hoạt động khác ở các chủ đề khác nhau ví
dụ một số chủ đề sau:
a) Chủ đề trường mầm non:

+ Cho trẻ thăm quan, quan sát các khu vực trong trường, kết hợp nhận biết khu vực có
nguy cơ xảy ra cháy: Nhà bếp, khu vực có ổ điện,.. cho trẻ nhận biết lối thoát hiểm, cửa
thoát hiểm, khu vực còi báo động, khu vực có để trang bị bình chữa cháy, bảnh tiêu lệnh
chữ cháy có trong trường.
*Trò chơi: Tìm lối thoát hiểm ( Chơi cá nhân)
+ Chuẩn bị: Thiết kế một số tranh vẽ sơ đồ trường, khu vực có cháy, người trong đám
cháy, các cửa, lối thoát hiểm khác nhau. Bàn ghế, bút màu đủ cho trẻ.
+ Cách chơi: Cô cho trẻ xem 1-2 bản vẽ sơ đồ trường khác nhau, có khu vực báo cháy,
các khu vực lớp, cửa, lối thoát hiểm khác nhau. Trẻ phải tự tìm lối thoát hiểm ra khỏi đám


cháy nhanh và an toàn nhất trong tranh vẽ bản đồ của mình bằng cách dùng bút màu vẽ
đường thoát hiểm từ chỗ người được vẽ trong bản đồ để thoát ra khỏi đám cháy an toàn
và nhanh nhất có thể.
+Luật chơi: Trẻ làm cá nhân, thời gian là một bản nhạc. Ai không xong loại khỏi cuộc
chơi. Bạn nào tìm đúng lối thoát hiểm chiến thắng được tặng trang phục nón chú lính cứu
hỏa.
b) Chủ đề Đồ dùng trong gia đình:
+Kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhận biết các loại đồ dùng không nên nghịch, và
có nguy cơ gây ra hỏa hoạn như: bếp ga, bật lửa, ổ điện,….
+ Kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhận biết cách phát hiện đám cháy bằng: Khứu
giác: ngửi thấy mùi khét; Thị giác:Nhìn thấy lửa cháy, Thính giác: Nghe tiếng nổ; Xúc
giác: Sờ thấy nóng ngoài cửa,….vv…
c) Chủ đề nghề nghiệp:
+Kết hợp qua nghề: Chăm sóc giúp đỡ cộng đồng: “Chú línhcứu hỏa”. Giúp trẻ nhận
biết được sự nguy hiểm của nghề có khi đánh đổi cả tính mạng. Qua công việc của chú
lính cứu hỏa trẻ học được cách thoát hiểm an toàn nhất có thể. Biết số điện thoại cứu
hỏa: 114. Biết những hành động đúng sai khi thoát hiểm .
* Trò chơi: Chọn hành động đúng sai ( Chơi theo nhóm)
+Chuẩn bị: 3 bảng mặt cười, 3 bảng mặt buồn có gắn miếng cài tranh. 3 bộ tranh hành

động đúng sai khi thoát hiểm lúc có cháy.

(Hình ảnh minh họa)
+Cách chơi: Chia trẻ trong lớp thành 3 đội, mỗi đội cử ra 2 bạn lên cầm mặt cười,mặt
buồn của đội mình. Các đội có nhiệm vụ là chung sức cùng nhau đi trong đường nép có
lửa khi đi theo thứ tự, không chen lấn cảđội lên khu vực của đội mình cùng nhau thảo
luận chọn hình hành động đúng sai cài vào bảng của đội mình. Hành động đúng cài vào
bảng mặt cười, hành động sai cài vào bảng mặt buồn.
+Luật chơi: Khi cả đội đi qua đường lửa phải không dẵm chân vào mép lửa, hình hành
động đúng sai cài không đúng bảng là không được tính. Đội nào tổng số hình chọn đúng
nhiều hơn thì đội đó chiến thắng.


(Hình ảnh thực tế trong tiết dạy: cháu chơi trò chơi “Chọn hành động đúng sai”)
3/ Giải pháp: Giáo dục lồng ghép trong tổ chức ngày hội ngàylễ mang tính chất tuyên
truyền cộng đồng để thu hút nhận được sự quan tâm từ phụ huynh, cộng đồng và hứng
thú, thu hút cho trẻ trong toàn trường.
- Trực tiếp chủ động tham mưu với ban giám hiệu tổ chức lồng ghép chuyên đề giáo dục
kỹ năng sống: “Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn” vào các ngày hội lễ trong năm tại
trường, buổi tuyên truyền, hay linh động lồng ghép tuyên truyền chủ đề giáo dục kỹ năng
phòng tránh, kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ tới phụ huynh học sinh vào các
buổi họp hội cha mẹ học sinh tại lớp, tại trường.

( Hình ảnh phông bạt hội lễ truờng)
-Thực tế giáo viên đã chủ động lên tiết dạy kỹ năng sống và mời phụ huynh dự giờ,
tham gia chuẩn bị đồ dùng và cùng diễn tập với trẻ các kỹ năng thoát hiểm . Nhằm tuyên
truyền ý thức, kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ tới phụ huynh, cộng đồng và trẻ em trường
Mẫu giáo Hoa Phượng, cùng nhà trường chủ động lên kế hoạch phòng cháy chữa cháy,
trang bị bình chữa cháy, bảng tiêu lệnh, treo băng rôn khẩu hiệu, Tổ chức hội thi thực
hành kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cho trẻ, lên kế hoạch chu đáo cho các tiết dạy, kế

hoạch cho tổ chức lồng ghép vào chương trình lễ hội nhằm tuyên truyền đạt kết quả cao
nhất có thể.


Cùng với tâm huyết của người giáo viên yêu nghề, có nhiều năm kinh nghiệm sáng
tạo trong giảng day, tâm huyết với nghề và tình yêu đối với trẻ tôi luôn tìm hiểu, tham
khảo, tìm tòi và từng bước áp dụng các giải pháp tôi đưa ra để đạt được kết quả giáo dục
thiết thực nhằm giảm thiểu tối đa các tai nạn, dủi do, hiểm họa do hỏa hoạn gây ra.
Nhằm phát triển tích cực giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và
trẻ mẫu giáo tại trường Mẫu giáo Hoa Phượng xã Lộc Hòa nói riêng, đặc biệt là với trẻ
em đồng bào S’Tiêng tại địa phương. Với mong muốn mỗi ngày trẻ đến trường là một
ngày vui và bổ ích, giúp phụ huynh có niềm tin với cô, với môi trường giáo dục phát triển
và an toàn tại trường mầm non. Một phần cũng muốn phụ huynh con em đồng bào
S’Tiêng có thêm kiến thưc, kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và ngày quan tâm hơn
tới con em của mình. Đó cũng chính là mong muốn lớn nhất của bản thân tôi khi thực
hiện đề tài sáng kiến này.

( Các hoạt động được tổ chức trẻ rất hứng thú, trải nghiệm tích cực, trẻ có nhiều kỷ nệm
và giờ phút học bổ ích)
IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 13/9/2017.
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trong hoạt động Giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã
hội cho trẻ
* Đã đạt kết quả ứng dụng sáng kiến cụ thể như sau:
+ Về phía trẻ:


- 100% Trẻ em khi tham gia học tiết: Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn đều hoạt
động tích cực, thứng thú, linh động . Giúp hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng xã hội.
- 100% Trẻ thực hành tham gia kỹ năng thoạt hiểm với các tình huống cháy khác nhau.

- 80% Trẻ chơi tốt các trò chơi giáo dục kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn
+ Về chuyên môn:
- Đóng góp một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thoát
hiểm khi có hỏa hoạn cho trẻ mầm non.
- Giúp giáo viên có thêm nhiều biện pháp thực hành giáo dục kỹ năng sống đưa tiết học
kỹ năng sống làm một loại tiết phổ biến.
- Tạo cho trẻ hoạt động thông qua các hoạt động học tập, vui chơi phát triển tốt kỹ năng
sống cho trẻ.
- Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh nâng cao ý thức giáo dục kỹ năng thoát hiểm khi
có hỏa hoạn cho con em và gia đình mình. Thúc đẩy việc phụ huynh phối hợp cùng nhà
trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cấp trường công nhận và được triển khai phổ
biến sáng kiến đến tất cả các lớp tại trường Mẫu giáo Hoa Phượng và được áp dụng tại
trường Mẫu giáo Hoa Hồng xã Lộc Tấn.

Lộc Hòa , ngày 30 tháng 3 năm 2018

Thủ trưởng Đơn vị

Người viết

nhận xét và xác nhận

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký tên, đóng dấu)
………………………………………
……………………………………….
………………………………………
………………………………………..

……………………………………….
…………………………………………
………………………………………

Nguyễn Thị Minh Thảo


……………………………………….
………………………………………
………………………………………..
……………………………………….



×