TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ THI ĐỊNH KÌ LẦN 3 NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Sức mạnh của lòng đam mê không bao giờ bị đánh giá thấp. Sức mạnh đó dẫn dắt bạn trong
suốt cuộc đời, đo lường giá trị con người bạn và ý thức của bạn về sự thành đạt. Sức mạnh đó giúp
bạn kiên định trước ánh mắt xét đoán của người khác. Nhiều người từng có những quyết định
“không giống ai” và chọn những con đường hẹp gồ ghề dài hun hút, nhưng rồi họ nhận ra mình
đang đứng trên đỉnh vinh quang của cuộc sống mà trước đây không ai nghĩ rằng họ làm được. Bạn
có thể đưa ra những quyết định tối ưu và lý trí nhất, nhưng tổng của các quyết định đó không phải
lúc nào cũng cho ra một kết quả hợp lý nhất. Cái tạo ra sự khác biệt cuối cùng chính là sức mạnh
của lòng đam mê.
Vào những năm cuối của thập niên 90 của thế kỷ trước tại Mỹ có sự bùng nổ số lượng sinh viên
theo học các trường luật. Xu hướng này sau đó chuyển sang Học viện kế toán viên Công chứng Hoa
Kỳ (AICPA – American Institue of Certified Public Accountants), sau đó là du học tại chỗ thay vì
phải ra nước ngoài. Các trường đại học khoa học, nha hay y dược lúc đó vẫn là các chủ đề được
nói đến nhiều nhất, trong khi các trường nghệ thuật thì ngược lại. Tôi không có ý định đánh giá
thấp nghề nghiệp nào cả, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh cảm giác trống rỗng mà cuối cùng bạn sẽ
phải đối diện, nếu bạn chọn nghề nghiệp tương lai không dựa vào đam mê mà dựa vào danh tiếng
bề ngoài hay sự ổn định của khoản thu nhập về sự hứa hẹn về những phúc lợi hấp dẫn.
Cuộc đời bạn phải được dẫn dắt bởi tương lai, ước mơ và niềm đam mê của bạn. Từ “đam mê”
trong tiếng Anh – passion – bắt nguồn từ một từ Latin cổ “passio”, có nghĩa là “đau đớn”. Quả là
không thể chính xác hơn! Đam mê là một tên gọi khác của nỗi đau. Khi bạn thỏa hiệp với kết quả
ngọt ngào đang quyến rũ bạn ngay vào lúc này thay vì theo đuổi ước mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện.
(Rando Kim, Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (nhận biết)
Câu 2: Theo tác giả, sức mạnh của lòng đam mê có ý nghĩa như thế nào? (thông hiểu)
Câu 3: Theo anh/chị, tại sao: Khi bạn thỏa hiệp với kết quả ngọt ngào đang quyến rũ bạn ngay vào
lúc này thay vì theo đuổi ước mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện? (thông hiểu)
Câu 4: Bài học ý nghĩa mà anh/chị rút ra từ văn bản trên? (vận dụng)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về “sức mạnh của lòng đam mê.” (vận dụng cao)
------------------------Hết---------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. (vận dụng cao)
( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)
Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh, nghị luận, hành chính – công vụ
*Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2:
*Phương pháp: Đọc, tìm ý
*Cách giải:
Theo tác giả, sức mạnh đam mê có ý nghĩa:
+ Sức mạnh đó dẫn dắt bạn trong suốt cuộc đời, đo lường giá trị con người bạn và ý thức của bạn về
sự thành đạt.
+ Sức mạnh đó giúp bạn kiên định trước ánh mắt xét đoán của người khác.
+ Tạo ra sự khác biệt giữa bạn và những người xung quanh.
Câu 3:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
“Khi bạn thỏa hiệp với kết quả ngọt ngào đang quyến rũ bạn ngay vào lúc này thay vì theo đuổi ước
mơ, nỗi đau sẽ xuất hiện” vì:
+ “Kết quả ngọt ngào kia” hoàn toàn có thể thay đổi và không ai có thể chắc chắn nó sẽ tồn tại mãi
mãi
+ Không theo đuổi ước mơ là khước từ sống thật với chính mình, có lúc bạn sẽ phải hối hận
Câu 4:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
Học sinh rút ra bài học cho chính mình. Gợi ý: Bài học về sự nỗ lực theo đuổi ước mơ, khát vọng
của chính mình.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
*Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so
sánh, tổng hợp,…)
*Cách giải:
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Học viên có thể làm bài theo nhiều
cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có
thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Yêu cầu về nội dung:
* Nêu vấn đề
* Giải thích vấn đề
- Đam mê: sự ham thích đến tột cùng
- Sức mạnh: khả năng tác động mạnh mẽ đến những người khác, đến sự vật, gây tác dụng ở mức
cao
=> Sức mạnh đam mê: khả năng tác động mạnh mẽ của lòng đam mê đến cuộc sống của cá nhân và
thế giới xung quanh.
* Phân tích, bàn luận vấn đề
- Sức mạnh của đam mê:
+ Dẫn dắt bạn hành động, đi đến thành công
+ Thúc đẩy bạn vươn lên trong cuộc sống
+ Giúp bạn sống thật với chính mình
- Cần phân biệt đam mê với sự theo đuổi một cách mù quáng
- Luôn giữ lửa đam mê trong mình
- Phê phán những người không dám sống với đam mê của chính mình
* Liên hệ bản thân
Câu 2:
*Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận
văn học.
*Cách giải:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về
phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn
người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều
khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay
động người đọc.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất – Giải
thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ gần như nguyên
vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc.
* Cảm nhận về sự thức tỉnh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
* Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng:
- Khung cảnh ngày xuân:
+ Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những
cánh bướm sặc sỡ.
+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà
…
- Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:
+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):
Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.
Văng vẳng ở đầu làng.
Lửng lơ bay ngoài đường.
Rập rờn trong đầu Mị.
+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).
+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức -> tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.
=> Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn
Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
- Hơi rượu:
+ Uống cả hũ rượu
+ Uống ực từng bát
-> Say lịm mặt ngồi đấy -> Lãng quên hiện tại -> Sống lại quá khứ.
* Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình:
(+) Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:
- Sức sống tiềm tàng:
+ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”
+ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
- Chí Phèo là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông.
*Sự thức tỉnh của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở:
- Chí tỉnh rượu, nhận thức về cuộc sống xung quanh
- Chí nhận thức được tình cảnh của bản thân mình
- Chí thức tỉnh tính người, khao khát yêu thương, khao khát được làm người lương thiện
*So sánh:
- Giống nhau:
+Hai nhân vật bi kịch
+Sự thức tỉnh của 2 nhân vật đều là sự thức tỉnh sau một quá trình sống trong bi kịch
- Khác nhau:
+ Vợ chồng A Phủ:
++ Sự thức tỉnh của Mị là sự thức tỉnh của sức sống tiềm tàng, khao khát được sống một cuộc đời tự
do
++ Sau quá trình thức tỉnh này nhân vật đã tìm được lối thoát cho mình
+ Chí Phèo:
++ Sự thức tỉnh của Chí là sự thức tỉnh tính người, thức tỉnh sau bi kịch bị tha hóa về nhân hình và
nhân tính
++ Sau quá trình thức tỉnh nhân vật lại bước tiếp vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người => nhân
vật chưa tìm được lối thoát cho mình.
- Lí giải:
+ Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài viết sau Cách mạng tháng Tám, chịu ảnh hưởng của nhân sinh
quan tích cực sau Cách mạng
+ Chí Phèo ra đời trước Cách mạng tháng Tám, nhân vật được xây dựng bằng bút pháp điển hình
hóa, tuân thủ chặt chẽ nhân sinh quan của chủ nghĩa hiện thực.