Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SANG KIEN KINH NGIEM VE CONG TAC DOAN TN TRONG TRUONG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.35 KB, 13 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
CỘNG HH̉A XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐOÀN TRUNG TÂM GDTX-DN LẠNG GIANG
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lạng Giang, ngày 27 tháng 4 năm 2016

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Đoàn
trong Trung tâm GDTX-DN

I . Lí lịch cá nhân :
- Họ và tên: Vũ Văn Quy
Bí danh (nếu có):
không
Nam, nữ: Nam
- Ngày, tháng, năm sinh: 10/08/1985
- Quê quán: Lạng Giang – Bắc Giang.
- Nơi thường trú: Thôn Tân Thành – Xã Tân Hưng – Huyện Lạng Giang – Tỉnh Bắc Giang.
- Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang.
- Chức vụ hiện nay: Bí thư Đoàn Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Giáo viên Sinh học.
- Ngày vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 26/3/2002.
- Ngày vào Đảng chính thức: 29/12/2011.
- Quá trìnhnh công tác:
+ Tháng 12/2007–Tháng 10/2009: Giáo viên dạy Sinh học, Nhân viên quản lí Thiết
bị đồ dùng.
+ Tháng 10/ 2009 – 10/ 2011: Giáo viên dạy Sinh học, UVBTV Đoàn Trung tâm
GDTX-DN Lạng Giang.
+ Tháng 10/2011 – 10/2012: Giáo viên dạy Sinh học, kiêm nhiệm Phó bí thư đoàn
Trung tâm, Bí thư Chi đoàn CBGV.
+ Tháng 10/2012 – 04/2016: Giáo viên dạy Sinh học, kiêm nhiệm Bí thư đoàn Trung


tâm GDTX-DN Lạng Giang


A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đang tiến hành một cách toàn diện và sâu sắc trong
giai đoạn hiện nay với mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế - một đòi hỏi tất yếu của đất
nước ta. Để đủ sức hội nhập, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của
chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Hội nghị lần thứ 7 Trung
ương khóa X đã khẳng định “ Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược
bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Trong đó bộ phận thanh niên
trong nhà trường THPT, Trung tâm GDTX-DN là những công dân làm chủ tương lai
sau này. Ở Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang, dưới sự chỉ đạo Cấp ủy Đảng, Ban
Giám đốc và các tổ chức Đoàn thể, … trong hội đồng giáo dục coi trọng việc giáo dục
con người phát triển toàn diện – sẵn sàng hội nhập với bốn tiêu chí: “ Tự tin – Năng
động – Thông minh – Sáng tạo”.
Cấp uỷ Đảng đó chỉ đạo Đoàn Trung tâm thực hiện các mục tiêu lớn sau:
- Tập hợp được thanh niên thông qua các hoạt động phong trào: Ngoại khóa, văn
nghệ thể dục thể thao, …
- Tăng cường công tác giáo dục truyền thống cách mạng, tư tưởng, văn hóa, đạo
đức, lối sống, chấp hành pháp luật.
- Xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn – Hội vững mạnh, toàn diện, nâng cao chất
lượng hoạt động của tổ chức Đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả và phát triển bền
vững.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở
Đoàn, nhất là Chi Đoàn còn thấp; nội dung, hình thức sinh hoạt và hoạt động Đoàn
còn thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo, chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên
cũng như yêu cầu tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay, vai trò Đoàn viên chưa
được phát huy, một bộ phận đoàn viên, thanh niên còn thụ động, ý thức xây dựng tổ
chức chưa cao.



Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do nội dung, phương thức
hoạt động của Đoàn cơ sở chậm đổi mới, chưa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của
thanh niên. Đội ngũ Bí thư, phó bí thư đa số là kiêm nhiệm chưa được đào tạo nên kỹ
năng còn hạn chế. Công tác quản lý Đoàn viên thiếu chặc chẽ, thậm chí bị buông
lỏng; công tác bồi dưỡng chuẩn bị cho thanh niên vào Đoàn chưa được quan tâm đầy
đủ

chạy

theo

chỉ

tiêu

Đoàn

cấp

trên.

Xuất phát từ những thực trạng, cũng như mục tiêu nói trên, để hoạt động Đoàn
trong trường THPT, Trung tâm GDTX-DN đạt kết quả cao và thực chất thì chúng ta
còn nhiều việc phải làm... Trong khuôn khổ Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này tôi
bám sát vào việc thay đổi phương thức một cách khoa học, phù hợp với tình hình mới,
yêu cầu mới, cũng như phù hợp tâm sinh lý học sinh hiện nay. Do vậy tôi tập trung
nghiên cứu và chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
Đoàn trong Trung tâm GDTX-DN”

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP, TÀI LIỆU VÀ THỜI
GIAN NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu: Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Lập kế hoạch nghiên cứu
- Chia giai đoạn nghiên cứu
- Soạn thảo nội dung: Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
3. Phạm vi nghiên cứu: Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang
4. Thời gian nghiên cứu: 09 tháng
5. Tài liệu nghiên cứu.
- Điều lệ Đoàn.
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho Bí thư Đoàn các cấp (NXB thanh niên).
- Nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT – BGDĐT – TWDTN của Bộ Giáo Dục và
Đào tạo – Trương ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.


B - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
1. Những vấn đề cơ bản về Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS
HCM) – Vai trò Đoàn TNCS HCM trong Trung tâm GDTX-DN về việc nâng cao
giáo dục toàn diện học sinh.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam
do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện. Đoàn bao gồm thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là
độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên hệ thống chính trị, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Đoàn phối hợp với
cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình

chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho Đoàn viên, thanh
niên tích cực quản lý nhà nước và xã hội.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường (Đoàn trường – Đoàn Trung tâm)
phát huy vai trò, trách nhiệm nhằm xây dựng thế hệ học sinh, sinh viên phát triển toàn
diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, giàu lòng yêu
nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hoá con người Việt
Nam.
Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp
thanh thiếu nhi. Trong trường học Chi Đoàn học sinh thành lập từ đầu năm học theo
đơn vị lớp đứng đầu là bí thư chi đoàn. Chi đoàn giáo viên là chi đoàn trung tâm làm
nồng cốt hỗ trợ Đoàn Trung tâm, định hướng cho mọi hoạt động chi đoàn học sinh.
Nhiệm vụ của Đoàn viên: Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ.
Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; Gương mẫu chấp hành và vận động thanh niên, thực hiện đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Liên hệ mật thiết thanh niên, tích cực xây


dựng Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn Viên.
2. Xác định chức năng, nhiệm vụ của Bí thư Đoàn Trung tâm.
Không thể phủ nhận vai trò của Bí thư Đoàn trong Trung tâm GDTX-DN. Bởi
vì, Bí thư là người chỉ huy trực tiếp và cao nhất của Đoàn Trung tâm, là cán bộ quản
lý có trách nhiệm giáo dục và tổ chức giáo dục thanh thiếu niên trong Trung tâm
thông qua các hoạt động đoàn. Do đó, Bí thư Đoàn Trung tâm phải xác định chức
năng nhiệm vụ của mình:
- Quản lý, chỉ đạo toàn diện tất cả chi Đoàn trong Trung tâm.
- Lập kế hoạch chương trình hành động cả năm học về công tác thanh niên.
- Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền trong Trung tâm.
- Phối hợp cùng các tổ chức Đoàn thể khác trong và ngoài Trung tâm.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.

- Đặc biệt Bí thư Đoàn Trung tâm phải thật sự là cầu nối giữa nhà trường, gia
đình, xã hội với các em. Là người cố vấn hoạt động tự quản cho học sinh, là người
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Vậy, làm thế nào để
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là để xây dựng Đoàn Trung tâm
vững mạnh xuất sắc.
II. Thực trạng của vấn đề
Mặc dù năm qua Đoàn Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang đạt được những kết
quả bước đầu rất đáng ghi nhận, song nhìn chung Đoàn Trung tâm đang gặp những
khó khăn nhất định, chưa đáp ứng kịp với sự đầu tư của Trung tâm, với nhu cầu phát
triển của xã hội. Những khó khăn và hạn chế tập trung vào những yếu tố sau đây:
- Công tác rèn luyện Đoàn viên thanh niên chưa đều, một số đoàn viên còn chậm
tiến, vẫn còn Đoàn viên vi phạm nội quy, nề nếp.
- Công tác kiểm tra xử lý kỷ luật đoàn viên trong toàn Trung tâm chưa tốt.
- Hình thức sinh hoạt chưa phong phú, thiếu sáng tạo chưa phù hợp với lứa tuổi các
em.


- Một số phong trào đã triển khai nhưng hoàn thành chưa tốt, hoạt động chưa thường
xuyên như: chương trình phát thanh thanh nien, CLB học tập, CLB TDTT, các hoạt
động ngoài giơ lên lớp.
- Trong công tác tuyên truyền còn đơn điệu, dè dặt chưa thuyết phục, thu hút được
ĐVTN.
Những khó khăn của Đoàn cơ sở hiện nay có thể khái quát ở 03 điểm: khó chọn,
khó làm và khó giữ. Chính điều đó đó tác động không nhỏ đến công tác Đoàn và
phong trào TTN hiện nay.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình của Đoàn Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang.
Việc làm đầu tiên là đi sâu tìm hiểu, nắm chắc tình hình đặc điểm cụ thể của các chi
đoàn mình quản lý. Để hiểu rõ quan điểm giáo dục của Trung tâm, mục tiêu và giá trị
cốt lõi tôi đã trực tiếp gặp cấp uỷ Đảng, BGĐ Trung tâm, Hội phụ huynh để trao đổi

kĩ tình hình, đặc điểm, mặt yếu, mặt mạnh, những thuận lợi cũng như khó khăn của
Đoàn Trung tâm trong năm học này. Cụ thể:
1.1. Đặc điểm tình hình đầu năm (tính từ ngày 25/08/2015) :
a/ . Số liệu tổ chức :
- Tổng số đoàn viên, thanh niên toàn Trung Tâm: 650 ĐVTN, trong đó: 276 đoàn
viên, 374 thanh niên.
- Tổng số Chi đoàn: 11 Chi đoàn (01 Chi đoàn CBGV và 10 Chi đoàn học sinh)
- Tổng số Chi hội: 05 Chi hội
b/. Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
- Ban thường vụ Đoàn Trung tâm nhiệt tình, bản lĩnh, có trách nhiệm trong công tác.
- Chi đoàn cán bộ giáo viên tại Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang đã có truyền thống
là Chi đoàn trung tâm định hướng mọi hoạt động các chi đoàn học sinh và là lực
lượng nồng cốt hổ trợ công tác phong trào.
- Cấp ủy, Ban giám đốc Trung tâm rất quan tâm công tác đoàn và phong trào thanh
niên.


- Ban thường vụ huyện Đoàn Lạng Giang hổ trợ và chỉ đạo kịp thời cho Đoàn Trưng
tâm.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tạo điều kiện hoạt động cho Chi Đoàn và
Đoàn Trung tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Khó khăn:
- Bí thư, Phó Bí thư Đoàn Trung tâm đều làm công tác kiêm nhiệm nên ở mặt nào đó
kỹ năng Đoàn cũng hạn chế, chưa xác định đúng chức năng nhiệm vụ của từng vị trí
cụ thể. Chưa chủ động tham mưu cấp uỷ về công tác thanh niên.
- BCH Đoàn Trung tâm phần lớn là học sinh nên trong quá trình hoạt động đôi khi
còn nhiều dè dặt, thiếu kinh nghiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao.
- Đa số Đoàn viên – Thanh niên là những học sinh có điểm đầu vào chưa cao, một
số em còn là học sinh cá biệt ở cấp 2 nên việc giáo dục dạo đức cho các em đó còn

gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
- Một số bậc cha mẹ học sinh đi làm ăn xa gửi con cho ông bà, thiếu quan tâm đến
việc học tập rèn luyện của con em mình, phó mặc các em cho nhà trường và xã hội.
- Một số đồng chí gần như an phận thủ thường không muốn tham gia hoạt động
Đoàn.
1.2 – Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh về công tác Đoàn trong Trung
tâm.
Nếu làm công tác thanh niên mà điều hành cứng nhắc, theo kiểu ra văn bản, chỉ
đạo từ xa thì tất yếu phong trào Đoàn không thể phát triển đúng thực chất dù có đầu tư
tốt đến đâu. Công tác thanh niên theo kịp sự phát triển với sự năng động của thanh
niên, phải đổi mới từ chính người làm công tác thanh niên. Phải biết tôn trọng và phát
huy vai trò chủ động của học sinh, và nên làm nhiệm vụ định hướng để học trò thấy
được tôn trọng và luôn có ý thức vươn lên. Cho nên công việc tìm hiểu tâm tư nguyện
vọng của các em rất quan trọng.


Đầu năm, trong Đại hội chi đoàn, Đoàn Trung tâm cuộc họp giao ban tạo môi
trường cho các em được bày tỏ quan điểm đó nguyện vọng của mình. Ngoài ra, trong
năm học 2015 – 2016 BCH Đoàn Trung tâm đã 2 lần (đầu học kỳ 1 và đầu học kỳ 2)
tổ chức Hội nghị “Nói cho thanh niên nghe và nghe thanh niên nói” có BGĐ, cấp uỷ
Đảng tham dự và thật bất ngờ các em rất hào hứng và thích thú. Qua đó, chúng ta nắm
bắt tình hình và chấn chỉnh kịp thời.
Nói tóm lại, phong trào tuy cũ nhưng cần cách làm mới, đừng quá nặng hình
thức mà quan trọng chính là phải hiểu đối tượng mình hướng đến đang nghĩ gì, muốn
gí và cần gì. Điều này đòi hỏi bản lĩnh của người phụ trách, cần biết dũng cảm từ chối
điều mìnhnh cho rằng không thiết thực, chưa phù hợp chứ không nhất nhất chỉ làm
theo chỉ đạo.
2 – Xây dựng kế hoạch năm học theo từng tháng.
Nguyên nhân của việc không chú ý hoặc không thể xác định được kế hoạch là
do chúng ta thiếu mục tiêu hoặc những mục tiêu ấy là mơ hồ. Một kế hoạch được

chuẩn bị kĩ lưỡng và được cập nhật, chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp chúng ta có
những bước đi cụ thể và đánh giá được chất lượng của các công việc mình đề ra.
Kế hoạch là gì?
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời
hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để
thực hiện một mục tiêu cuối cùng đó được đề ra. Khi chúng ta lập được kế hoạch thì
tư duy quản lý của chúng ta sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên liệu được các tình
huống sắp xảy ra. Chúng ta sẽ phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để
tạo nên một sức mạnh tổng hợp, cú thể giữ vững “mũi tiến công” vào mục tiêu cuối
cùng mình muốn hướng đến. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ dễ dàng kiểm tra, giám
sát hiệu quả thực hiện dự án của mình.
Cách viết bảng kế hoạch:
Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và khoa học bao gồm các yếu tố sau:


- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc
- Xác định nội dung công việc
- Xác định kế hoạch thực hiện ở đâu? Khi nào? Và ai thực hiện?
- Xác định cách thức thực hiện (phương pháp).
- Xác định phương pháp kiểm tra.
- Xác định nguồn lực : người thực hiện ; tài chính…
Ví dụ:
- Xây dựng kế hoạch tháng 11 và đánh giá kết quả tháng 11/2015.
- Kế hoạch học kỳ 2 năm học 2015 – 2016.
- Ngoài ra, trong tháng từng chương trình phải xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết.
3 – Xây dựng kế hoạch và cách thức tiến hành chương trình trọng điểm.
Trong công tác thanh niên cần phải tạo điểm nhấn cho từng tháng tuỳ theo tình
hình cụ thể, cứ như thế tạo được sức hút thanh niên cũng như gây được tiếng vang
trong và ngoài nhà trường. Trong năm học qua, chúng tôi tạo điểm nhấn theo từng
tháng ví dụ:

- Tháng 09, tổ chức chương trình an toàn giao thông.
- Tháng 10, chương trìnnh ngoại khóa “Chào mừng ngày thành lập Hội LHPN
Việt Nam 20/10”.
- Tháng 11, Ngoại khóa về “tôn sư trọng đạo”.
Tất cả chương trình trọng điểm được lên kế hoạch cụ thể rõ ràng, và có sự đầu tư
đúng.
4 – Công tác thi đua – khen thưởng giữa các chi đoàn.
Thi đua – khen thưởng nhằm mục đích động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân,
để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chi đoàn, đó là động lực để các
chi đoàn hoạt động và từ đó đẩy mạnh công tác thanh niên trong nhà trường. Và nắm
được tầm quan trọng đó, trong năm học qua chúng tôi xác định đây là một trong
nhiệm vụ trọng tâm. So các năm trước thi đua giữa các chi đoàn gần như “khoán
trắng” cho bộ phận thống kê chỉ dựa trên sổ đầu bài và điểm đoàn gần như chỉ áng


chừng để “thưởng” cho các lớp cho nên không tạo được không khí thi đua các chi
đoàn.
Ngay từ đầu năm chúng tôi nghiên cứu cách thức chấm điểm theo từng đề mục,
biểu điểm, và chương trình chấm điểm. Đây là khâu quan trọng vì nếu như chúng ta
đưa ra bản chấm khoa học, chuẩn, phù hợp, thì sẽ đỡ tốn công và thời gian cho bộ
phận chấm cũng như thống kê. Bảng chấm điểm đó tuỳ theo tình hình mà mình thay
đổi biểu điểm.
Tiếp theo xây dựng bộ phận xung kích chấm điểm, đây là một trong những yếu
sống còn nó liên quan rất nhiều vấn đề. Khi xây dựng đảm bảo 3 yếu tố: Tính công
bằng, bộ máy gọn nhẹ và làm việc trên tinh thần tự nguyện. Những năm học trước
mỗi lớp cử 3 học sinh như vậy toàn Trung tâm có hơn 45 xung kích như thế quá đông
bộ máy cồng kềnh khó quản lý. So các năm trước xung kích năm học này gọn nhẹ
hơn rất nhiều chúng tôi chọn lựa những học sinh tích cực, có tố chất tốt sau đó tập
huấn cả lý thuyết, thực hành 2 tuần và chọn 15 xung kích (Mỗi Chi đoàn có 01 thành
viên).

Đội xung kích chỉ chấm điểm ở các mục sau: Vệ sinh, Truy bài 10 phút, xếp xe,
vi phạm tác phong. Còn lại thư ký các lớp tự thống kê điểm học tập như: giờ học;
điểm kiểm tra miệng; chuyên cần, vi phạm sổ đầu bài. Sau đó, vào thứ 6 bộ phận
thống kế sẽ nhập điểm tính từ ( thứ 6 tuần trước đến ngày thứ 5 tuần này). Và kết quả
có trước tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ 6.
Tuy còn một số vấn đề cần hoàn chỉnh nhưng ưu điểm công tác thi đua năm nay
có tiến bộ vượt bật cụ thể như: tạo được không khí cạnh tranh các lớp, giúp GVCN
nắm bắt tình hình kịp thời để chấn chỉnh lớp chủ nhiệm, phát huy tính tự giác tinh
thần tự nguyện…
Năm học 2015 – 2016, Đoàn Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang đổi mới công
tác thi đua – khen thưởng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong toàn
Trung tâm trong đó nổi bật là: Phân theo từng khối, kết quả theo tuần, tiêu chí rõ ràng,


tránh chung chung, hình thức và từng bước đi vào thực chất. Tạo được môi trường
cạnh tranh giữa các chi đoàn, các cá nhân trong chi đoàn.
5 – Xây dựng công tác tuyên truyền hiệu quả - thực chất (chương trình phát
thanh thanh niên – bản tin thanh niên)
Trong những năm học trước phát thanh thanh niên và bản tin thanh niên chúng
ta cứ triển khai nhưng không duy trì được, nội dung chưa phong phú, chưa có bề sâu...
Nguyên nhân:
- Nhân lực mỏng và yếu: Giáo viên trẻ được phân công làm cho có hoặc không
có kỹ năng.
- Bản tin quá cũ nên trình bày không đẹp.
- Phương pháp tiến hành không khoa học tự phát, không có kế hoạch cụ thể.
Xác định rõ để công tác tuyên truyền phong phú hiệu quả cần phải thay đổi và
chúng tôi tham mưu lên cấp ủy và Ban giám đốc những vấn đề sau:
- Cần chuyển văn phòng Đoàn về vị trí trung tâm.
- Bắt lại hệ thống phát thanh đưa về văn phòng Đoàn dựa trên hệ thống cũ.
- Làm lại bản tin và bản thi đua phù hợp.

Và Được sự quan tâm cấp ủy Đảng – Ban giám đốc đó đồng ý đây là bước
ngoặc rất quan trọng cho sự thành công.
Chúng tôi xây dựng kế hoạch chương trình khung bản tin, bài phát thanh theo
chủ đề từng tuần – từng tháng. Và lên kế hoạch cho tất cả các chi đoàn “thi làm bản
tin” trên giấy A3, chúng tôi chọn bản tin có chất lượng để trình bày bản tin và phát
thanh cho cả năm. Và tất nhiên sẽ trao giải cho các đội lọt vào vòng chung kết bằng
cách cộng điểm và tuyên dương trước cờ.
Sau khi có nội dung chung tôi tổ chức thi tuyển vào Ban phát thanh và ban bản
tin và ra quyết định thành lập ban. Đồng thời cử 2 đồng chí theo dõii hướng dẫn hoạt
động của ban phát thanh và ban bản tin. Qua một năm học chúng tôi nhận thấy còn
có một số vấn đề cần phải điều chỉnh (như hệ thống phát thanh quá cũ, loa đặt vị trí
không phù hợp, bản tin cũ nên trình bày khó khăn…) nhưng qua cách làm trên


chúng tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng không bị “hụt hơi” như các năm trước; nội dung
phong phú và đáng lưu ý là đây là “sản phẩm” của các em.
6 – Xây dựng đội văn nghệ nhà trường.
Đặc thù Trung tâm GDTX-DN Lạng Giang thường xuyên tổ chức các hoạt
động văn nghệ. Cho nên việc xây dưng đội văn nghề là rất cần thiết để tham gia các
hoạt động trên, và là sân chơi cho học sinh.
Ngay từ đầu năm chúng tôi xin ý kiến cấp ủy, Ban giám đốc tổ chức cuộc thi
tiếng hát hay cấp Trung tâm và chọn đội văn nghệ có quyết định và công bố trước
toàn Trung tâm. Và có kế hoạch tập luyện và duy trì ngoài việc tham gia văn nghệ tại
Trung tâm mà còn tham dự thi do các cấp tổ chức…
Chúng tôi nhận thấy qua một năm thực hiện cú một số ưu điểm sau: Chúng tôi
luôn chủ động với các lượng nòng cốt, phát huy tối đa khả năng học sinh ví dụ: khi
chúng tôi xây dựng chương trình ngoại khóa “phút truyền thống” như bình thường
chúng tôi phải đứng ra vừa đạo diễn vừa biên kịch công việc nặng nề…nhưng khi có
đội văn nghệ chúng ta cần đưa ra kịch bản sau đó các em dàn dựng chúng tôi chỉ
chỉnh sữa lại. Hoặc khi chương trình ngoại khóa cần có tiết mục nào đó chúng tôi chỉ

cần thông báo về đội văn nghệ thì đội có kế hoạch tập luyện và chúng ta chỉ duyệt lại.
Nhưng cần có số vấn đề ý sau: Thứ nhất, không nên khoán trắng cho học sinh
vì tuy học sinh sáng tạo nhưng nhiều lúc không phù hợp. Thứ hai, chúng ta cần có
kịch bản cụ thể. Thứ ba, cần có khen thưởng động viên kịp thời đội văn nghệ.


C- KẾT LUẬN
Qua SKKN này giúp cho chúng ta nhận thấy được một số thực trạng đang tồn
tại và từ đó chúng ta tìm cách giải quyết cho phù hợp theo tình hình của từng trường.
Và một số biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện tại Trung tâm và đã đạt thành công
nhất định cụ thể: Trong năm này phong trào Đoàn tại Trung tâm đó có chuyển biến
tích cực và được đông đảo giáo viên, phụ huynh và học sinh ghi nhận. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện còn một số vấn đề tồn tại rút ra kinh nghiệm cho những năm
sắp đến.
Tôi thiết nghĩ để công tác Đoàn đạt hiệu quả chúng ta cần phải lưu ý số vấn đề
sau đây:
1. Cần tranh thủ được sự ủng hộ của Cấp uỷ Đảng, Ban giám đốc, Đoàn cấp trên
GVCN và phụ huynh học sinh.
2. Cần tham mưu kịp thời các cấp lãnh đạo về tình hình thực tế tại cơ sở để kịp
thay đổi cho phù hợp.
3. Cần tìm hiểu và nắm bắt tình hình của Trung tâm trước khi đưa ra quyết định.
4. Cần có kế hoạch cụ thể - phương thức hoạt động khoa học phù hợp.
5. Cần mạnh dạn giao việc cho giáo viên trẻ và đây là lực lượng kế thừa; cũng
như giao việc cho học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo của các em.
Nói tóm lại, làm công tác phong trào phải luôn tư duy đổi mới đừng quá nặng
hình thức mà quan trọng chính là tại cơ sở làm sao cho cuốn hút được thanh niên vào
Đoàn một cách thực chất. Để các em thấy rằng khi đứng trong hàng ngũ Đoàn là niềm
tự hào vinh dự.

NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

(Kí, ghi rõ họ tên)



×