Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐOÀN HỮU HÒA

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐOÀN HỮU HÒA

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Ngƣ i hƣ ng

n ho họ : PGS. TS. Đ NG VĂN M

Đà Nẵng - Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đoàn Hữu Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................3
5. Phƣơng pháp thu thập số liệu và chọn mẫu........................................3
6. Bố cục đề tài....................................................................................... 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ........................... 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ.......................................................10
1.1.1. Các khái niệm chuỗi giá trị.........................................................10
1.1.2. Đặc điểm chuỗi giá trị.................................................................10
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ............................11
1.2.1. Khái niệm tiếp cận chuỗi giá trị..................................................11
1.2.2. Các phƣơng pháp tiếp cận chuỗi giá trị......................................12
1.3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ............................................................... 16
1.3.1. Khái niệm phân tích chuỗi giá trị................................................16
1.3.2. Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị.......................................... 17
1.3.3. Các bƣớc triển khai phân tích chuỗi giá trị................................19

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TẠI TỈNH
KON TUM..................................................................................................... 22
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TỈNH KON TUM............................................... 22


2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình................................................... 22
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết..........................................................22
2.1.3. Tài nguyên đất đai, tài nguyên nông nghiệp...............................23
2.1.4. Điều kiện kinh tế-xã hội............................................................. 23
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ TẠI TỈNH KON
TUM................................................................................................................28
2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Kon Tum........................................28
2.2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Kon Tum.........................................32
2.3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN KON TUM 33

2.3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum................33
2.3.2. Các dòng vận động chủ yếu trong chuỗi giá trị cà phê...............35
2.3.3. Phân tích các tác nhân trong chuỗi............................................. 37
2.3.4. Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi................................................ 56
2.3.5. Phân tích quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị cà phê tại tỉnh Kon
Tum.................................................................................................................59
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ KON TUM.........62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................65
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ
KON TUM..................................................................................................... 66
3.1. NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ..........................................66
3.1.1. Định hƣớng phát triển cà phê ở Kon Tum..................................66
3.1.2. Khả năng cạnh tranh của cà phê Kon Tum trên thị trƣờng........69

3.1.3. Phân tích ma trận SWOT- chuỗi giá trị cà phê Kon Tum...........74
3.1.4. Định hƣớng hoàn thiện chuỗi giá trị cà phê Kon Tum...............79
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ KON TUM.....82
3.2.1. Tác nhân nông dân......................................................................82
3.2.2. Tác nhân thu gom....................................................................... 83


3.2.3. Tác nhân chế biến....................................................................... 84
3.2.4. Xây dựng mô hình chuỗi giá trị khép kín có sự liên kết chặt chẽ
các tác nhân trong chuỗi..................................................................................85
3.2.5. Triển khai các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng cho

quá trình vận hành và phát triển chuỗi giá trị cà phê......................................85
KẾT LUẬN....................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản s o)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Diện tích trồng cà phê phân theo huyện, thành phố thuộc
tỉnh Kon Tum


36

2.2.

Diện tích, sản lƣợng và năng suất trung bình của từng
loại cà phê năm 2016

37

2.3.

Danh sách cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Kon
Tum

38

2.4.

Tình hình xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp
Kon Tum

41

2.5.

Quy mô sản xuất cà phê theo diện tích của hộ nông dân
năm 2016

46


2.6.

Đặc điểm sản xuất của hộ trồng cà phê

46

2.7.

Khó khăn trong việc trồng cà phê của nông hộ

47

2.8.

Khó khăn trong việc tiêu thụ cà phê

48

2.9.

Chi phí nông hộ (1ha)

49

2.10.

Giá bán và đầu mối tiêu thụ - Nông Hộ

50


2.11.

Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng của hộ nông dân (đối
với 1 tấn cà phê nhân xô)

50

2.12.

Diện tích cà phê của Công ty cà phê năm 2015

52

2.13.

Giá bán và đầu mối thu mua-tiêu thụ của Công ty cà phê

53

2.14.

Thông tin về giá và phƣơng thức thu mua của thƣơng lái

54

2.15.

Giá bán và đầu mối tiêu thụ - Thƣơng lái/ Đại lý thu gom


55

2.16.

Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng của thƣơng lái thu
gom (1 tấn cà phê nhân xô)

55


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.17.

Giá bán và đầu mối thu mua/ tiêu thụ - Cơ sở sơ chế

56

2.18.

Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng của cơ sở sơ chế (1
tấn cà phê nhân xô)

57


2.19.

Giá bán và đầu mối thu mua/ tiêu thụ - công ty chế biến

58

2.20.

Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng của cơ sở sơ chế (1
tấn cà phê nhân xô)

59

2.21.

Giá trị gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Kon Tum
nội địa

64

2.22.

Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong 1 năm

66

2.23.

Quy ƣớc thang mức độ tin tƣởng giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị theo thang điểm 5 (thang Likert)


67

2.24.

Ma trận mức độ tin tƣởng giữa những ngƣời tham gia

67


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1.

Tiếp cận chuỗi giản đơn

12

1.2.

Khung phân tích của Michael Porter

14


1.3.

Sơ đồ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

16

2.1.

Cơ cấu GDP theo giá hiện hành năm 2015

25

2.2.

Sơ đồ chuỗi giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum

34

2.3.

Giá cả cà phê năm 2016

40

2.4.

Thống kê mức độ tin tƣởng của hộ nông dân với thƣơng
lái

60


2.5.

Thống kê mức độ tin tƣởng của thƣơng lái với cơ sở sơ
chế và công ty cà ph

61


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Cà phê là cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm ngh o cho ngƣời
dân Kon Tum. Trong những năm qua tỉnh Kon Tum đã có những chủ trƣơng,
chính sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển cà phê. Việc phát triển cây cà phê theo chủ
trƣơng của Chính phủ và định hƣớng quy hoạch đã góp phần phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn tỉnh, th c đẩy quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên,
thu h t các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tƣ, tạo thêm nhiều công việc
làm, từng bƣớc nhận thức đƣợc lợi ích và hiệu quả lâu dài của cây cà phê đối
với việc phát triển kinh tế hộ gia đình cho nhân dân trên địa bàn. Diện tích và
sản lƣợng cà phê ở Kon Tum không ngừng tăng dần qua các năm. Năm 2015,
diện tích cà phê Kon Tum đạt 15.265 ha và sản lƣợng cà phê đạt 35.941 tấn
(Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum 2015). Cùng với quá trình hội nhập chung
của nền kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, sản phẩm cà
phê tại Kon Tum đã và đang từng bƣớc kết nối với thị trƣờng trong nƣớc và
quốc tế. Việc sản xuất và chế biến cà phê ngày càng phát triển tạo cơ hội làm
giàu cho nhiều ngƣời nhƣng thực tế đời sống của ngƣời trồng cà phê tại Kon
Tum hiện tại vẫn chƣa thực sự đƣợc cải thiện từ sản phẩm họ làm ra. Có
nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng trên nhƣ tình trạng sản xuất

manh m n, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết giữa các khâu sản xuất, thu gom, chế biến
và tiêu thụ, phân phối lợi ích giữa các tác nhân chƣa đồng đều, sự bất cân
xứng về dòng thông tin trong chuỗi...
Thêm vào đó, hiện chƣa có nghiên cứu bài bản về chuỗi giá trị cà phê
tại tỉnh Kon Tum. Nguyên nhân do việc tiếp cận của địa phƣơng còn chậm,
thiếu kinh phí và nguồn nhân lực cho nghiên cứu. Theo định hƣớng phát triển
cà phê đến năm 2025 của tỉnh Kon Tum là khai thác tốt tiềm năng đất đai,
thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh phát triển mở rộng diện


2
tích tăng năng suất, tăng cƣờng năng lực chế biến để thực hiện tốt mục tiêu
sản lƣợng và chất lƣợng cà phê (Đề án phát triển cà phê tỉnh Kon Tum đến
năm 2020, định hƣớng đến năm 2025). Xuất phát từ thực tế, tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê tại tỉnh Kon Tum” làm luận văn
thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Khảo sát, phân tích chuỗi giá trị cà phê tại Kon Tum, rút ra yếu tố và
chủ thể cấu thành nên chuỗi giá trị, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
chuỗi giá trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị
- Mô tả thực trạng và phân tích chuỗi giá trị cà phê, chỉ ra các chủ thể
trong chuỗi giá trị cà phê, phân tích quá trình liên kết trong chuỗi
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị cà phê Kon
Tum
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên ứu:
+ Đối tƣợng nghiên cứu chính là chuỗi giá trị cao su tại Kon Tum.

+ Nghiên cứu khảo sát các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bao
gồm: Những ngƣời sản xuất, ngƣời thu gom, cơ sở sơ chế và công ty chế biến
 Phạm vi nghiên cứu: Huyện Đăk Hà và Đăk Tô, là hai huyện có
diện tích và sản lƣợng cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum, chiếm lần lƣợt 64% và
11% sản lƣợng cà phê tỉnh Kon Tum năm 2015 ( Niên giám thống kê tỉnh
2015).


3
4. Phƣơng pháp nghiên ứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
+ Thảo luận nhóm nông hộ (FGD – Focus Group Dicussion )
- Thực hiện thảo luận nhóm (4-5 nông hộ sản xuất cà phê) cho mỗi
Huyện.
- Mục đích: đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ, thu nhập,
đời sống của ngƣời trồng cà phê.
- Kết quả thảo luận nhóm này là cơ sở để thiết lập các chỉ tiêu thiết kế
trong bảng câu hỏi điều tra
+ Ph ng v n tr c ti p các ch

thể trong chu i

- Hình thức phỏng vấn trực tiếp các chủ thể tham gia trong chuỗi sản
xuất và tiêu thụ cà - Các tiêu chí phỏng vấn tập trung khai thác thông tin về
hoạt động mua, hoạt động bán, chi phí, giá bán, lợi nhuận của từng chủ thể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phân tích thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô
tả, trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số.
- Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích chi phí trung gian, doanh
thu, giá trị gia tăng (VA) và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) của mỗi tác nhân

và của toàn chuỗi. Trong đó: giá bán sản phẩm của mỗi tác nhân; Giá trị gia
tăng (GTGT) giữa hai tác nhân là chênh lệch giá bán sản phẩm giữa hai tác
nhân; Chi phí trung gian của mỗi tác nhân; Chi phí tăng thêm là toàn bộ chi
phí còn lại ngoài chi phí trung gian của mỗi tác nhân
5. Phƣơng pháp thu thập số liệu và chọn m u
+ Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ ấp
Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn nhƣ niên giám thống
kê, các báo cáo khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội nghị, báo


4
chí, Internet,... từ các Sở/phòng, Ban ngành cấp tỉnh/huyện về tình hình sản
xuất và tiêu thụ c ng nhƣ các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị cà phê.
- Số liệu sơ ấp
Thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia
chuỗi ngành hàng bằng bảng câu hỏi cấu tr c. Tham khảo ý kiến, phỏng vấn
chuyên gia/nhà quản lý có am hiểu về các ngành hàng này ở địa phƣơng.
+ Phương pháp chọn mẫu
- Mẫu nghiên cứu chọn ở 2 Huyện (Đăk Hà và Đăk Tô), Bên cạnh đó, đối
với các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê, tác giả chọn mẫu khảo sát ngẫu

nhiên.
Bảng Phân bố mẫu điều tra

Huyện

Tỉnh

Hộ


Thƣơng

trồng

lái/ đại lý

cà phê

thu gom

Cơ Doanh
sở sơ nghiệp
chế

chế

Tổng
cộng

biến
Đắk

Thị Trấn Đăk Hà

10

10

3




Xã Đăk Mar

20

5

-

Xã Hà Mòn

10

5

-

-

15

Thị trấn Đăk Tô

10

5

-


-

15

Tổng cộng

50

25

Đắk


4

27
25

3

4

82

6. Bố cụ đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
Chƣơng 2: Thực trạng chuỗi giá trị cà phê tại Kon Tum



5
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị cà phê Kon Tum.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tác giả c ng đã tham khảo và
nghiên cứu một số tài liệu tiêu biểu sát với định hƣớng nghiên cứu của luận
văn:
• Tài liệu nghiên ứu nƣ

ngoài

Nghiên ứu

Deuts he Gesells h ft für Te hnis he



tổ hứ

Zusammen rbeit (Đứ )-GTZ(2007) “Phƣơng pháp luận để thú đẩy huỗi
giá trị”.
Tổ chức Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ)
là một tổ chức hợp tác quốc tế hoạt động trên phạm vi toàn cầu hƣớng tới
mục tiêu phát triển bền vững. Trong cuốn sách cẩm nang Valuelinks “Phƣơng
pháp luận để th c đẩy chuỗi giá trị” dựa trên những bài học r t ra từ những
chƣơng trình phát triển nông thôn và th c đẩy khu vực tƣ nhân đƣợc GTZ hỗ
trợ. Trong module 2-Phân tích chuỗi giá trị của cẩm nang đã chỉ ra chuỗi giá
trị kết nối các hoạt động kinh doanh (sản xuất, chế biến, marketing, vv) cần
thiết để phục vụ khách hàng và liên kết và điều phối các doanh nghiệp (nhà

sản xuất sơ cấp, công nghiệp chế biến, các thƣơng gia, vv) thực hiện các hoạt
động kinh doanh này. Cẩm nang c ng chỉ ra ba bƣớc cơ bản để phân tích
chuỗi giá trị gồm có lập bản đồ chuỗi giá trị, lƣợng hóa và mô tả chi tiết các
chuỗi giá trị và phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị.
Nghiên ứu ủ Phòng phát triển Quố tế -Anh (DFID) (2008). “ Nâng
cao hiệu quả thị trƣ ng ho ngƣ i nghèo” (M4P).
Kết hợp với cách tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ, phòng phát triển Quốc
tế của Anh đã giới thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị có liên
quan đến ngƣời ngh o với tựa đề “ Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho ngƣời
nghòe hay “ Nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời ngh o” (M4P, 2008).


6
Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp,
nhất là những sản phẩm có liên quan đến ngƣời ngh o. Trong sổ tay này chỉ ra
9 công cụ phân tích chuỗi giá trị, gồm có lựa chọn chuỗi giá trị để phân tích,
vẽ sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích kinh tế chuỗi giá trị, phân tích hậu cần chuỗi,
phân tích rủi ro, phân tích các chính sách có liên quan, phân tích SWOT,
nghiên cứu thị trƣờng và chiến lƣợc nâng cấp chuỗi.
Nghiên ứu ủ J mes Ssemw ng (2008) “Phân tích chu i giá trị Xoài từ
Homosha-assosa đ n Addis ababa, Ethiopia”
Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi Xoài từ Assosa đến Addis ngắn và
không hiệu quả, thị trƣờng trái cây ở Addis đƣợc chi phối bởi các nhóm tổ
chức có xu hƣớng không cho phép ngƣời mới gia nhập. Chuỗi giá trị xoái
chƣa mang lại hiệu quả cho các hộ nông dân trồng nó. Sự cạnh tranh của Xoài
với các sản phẩm trái cây tƣơi đƣợc nhập khẩu do đó đòi hỏi phải có sự cải
thiện và nâng cao chất lƣợng Xoài để tăng khả năng cạnh tranh của Xoài
Ethiopia.
Nghiên ứu ủ Peniel Uliw và ộng sự (2010) “Phân tích chu i giá trị
Gạo và Ngô tại một số địa phương điển hình c a Tanzania”

Nghiên cứu đã nêu rõ dù Gạo là lƣơng thực quan trọng đứng thứ hai
sau Ngô tại nƣớc này nhƣng năng suất sản xuất gạo ở Tanzania còn rất thấp,
chuỗi giá trị gạo hoạt động không hiệu quả. Đối với chuỗi giá trị Ngô, các tác
giả chỉ ra đƣợc tiềm năng xuất khẩu và bốn phân kh c thị trƣờng chính cho
loại lƣơng thực quan trọng nhất của Tanzania và khu vực. Đồng thời, nghiên
cứu đã giải thích lí do vì sao an ninh lƣơng thực không đƣợc đảm bảo, dù sản
lƣợng lớn nhƣng đôi khi quốc gia này vẫn cần nhập khẩu lƣơng thực từ bên
ngoài. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề ra chiến lƣợc cải thiện cung ứng chuỗi, các
mô hình kinh doanh hiện có và giải pháp tăng cƣờng mối liên hệ giữa các tác
nhân trong chuỗi.


7
Nghiên ứu ủ K lin và Chibwe (2014) “Cơ hội tăng trƣởng và tiềm
năng tạo việ làm ở Z mbi ”
Nghiên cứu đã xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê ở
Zambia c ng nhƣ đánh giá cơ hội và tiềm năng tạo ra việc làm của chuỗi giá
trị. Nghiên cứu chỉ ra giai đoạn thu hoạch cà phê trong chuỗi giá trị cà phê là
thời điểm cần nhiều lao động nhất. Thời gian sản xuất dài đã không khuyến
khích đầu tƣ vào cà phê ở nƣớc này. Tăng trƣởng bền vững và tạo ra công ăn
việc làm trong ngành cà phê sẽ đạt đƣợc thông qua chiến lƣợc rõ ràng nhƣ
chính phủ làm việc với khu vực tƣ nhân để đƣa ra chính sách tài chính phù
hợp cho ngƣời nông dân. Bên cạnh đó, chính phủ tạo điều kiện phát triển
công nghệ và chiến lƣợc marketing để đảm bảo cà phê Zambia có chỗ đứng
trên thị trƣờng thế giới.
Có thể khẳng định, trong phân tích chuỗi giá trị theo phƣơng pháp toàn
cầu đã đem lại cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn vì chuỗi giá trị chỉ ra đƣợc
các vấn đề quan trọng sau: Vai trò của tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, tăng cƣờng liên
kết ngang, vai trò của doanh nghiệp đầu tàu trong liên kết dọc và vai trò của
nhà nƣớc trong chuỗi ngành hàng.

 Tài liệu nghiên ứu trong nƣ
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Hồng Cử (2010) “Phát triển bền vững
sản xuất nông sản xuất khẩu củ Vùng Tây Nguyên”
Nội dung của Luận án tập trung đánh giá thực trạng phát triển bền vững
của việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của Vùng Tây
Nguyên nhƣ Cà phê (Đăklăk, Gia Lai), Tiêu (Gia Lai), Ch (Gia Lai, Lâm
Đồng); Cao su (Đăklăk, Gia Lai)… phân tích khả năng tham gia chuỗi giá trị
toàn cầu của các mặt hàng này, đề xuất các chiến lƣợc nhằm tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu để tăng giá trị tăng thêm của các nông sản chủ yếu ở các tỉnh
vùng Tây Nguyên. Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về sản


8
xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng Tây Nguyên; phân
tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nông sản trên cơ sở
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Nghiên cứu của Võ Thị Thành Lộc và Nguyễn Phú Sơn (2011)
“Phân tí h huỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”
Trong công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả đã phân tích chuỗi giá trị
lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long” theo cách tiếp cận tổng hợp của
Kaplinsky và Morris (2000), Recklies (2001), GTZ ValueLinks (2007) và M4P
(2007) cùng với phỏng vấn trực tiếp 564 đại diện các tác nhân tham gia chuỗi và
10 nhóm nông dân trồng lúa thuộc bốn tỉnh có diện tích và sản lƣợng lúa cao
nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích

(1) chuỗi giá trị lúa gạo nội địa và chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu, (2) phân
tích kinh tế chuỗi nhấn mạnh phân phối lợi ích, chi phí, giá trị gia tăng c ng
nhƣ tổng lợi nhuận của mỗi tác nhân và toàn chuỗi, (3) phân tích hậu cần, rủi
ro và chính sách hỗ trợ có liên quan, (4) phân tích SWOT liên quan đến mặt
mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức c ng nhƣ xác định các vấn đề về chất

lƣợng sản phẩm của chuỗi. Cuối cùng, nghiên cứu còn đề cập đến các chiến
lƣợc nâng cấp chuỗi và các giải pháp về chính sách để tăng giá trị gia tăng,
thu nhập và lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh c ng nhƣ phát triển bền vững ngành
hàng lúa gạo ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung. Điểm thành công
nổi bật trong nghiên cứu này là đã áp dụng thành công phƣơng pháp điều tra
xã hội học trong việc nghiên cứu các tác nhân tham gia cấu trúc chuỗi giá trị
lúa, gạo, từ đó xác định những biện pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị.
Nghiên ứu ủ Đặng Thị Ho (2012) “Phân tí h huỗi giá trị gỗ nguyên
liệu giấy vùng trung u miền núi phí Bắ Viẹt N m”
Nghiên cứu đã tìm ra chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu giấy gồm 2 tác nhân
chính là ngƣời sản xuất (tạo rừng nguyên liệu) và ngƣời chế biến (chế biến


9
giấy cuộn). Bên cạnh đó chuỗi giá trị này c ng chịu tác động của chính sách
Nhà nƣớc, sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất.
Nghiên ứu ủ Đỗ Qu ng Giám và ộng sự (2015) “Cá yếu tố tá động t
i huỗi giá trị sản phẩm đặ sản ổi Đông Dƣ”
Kết quả đã chỉ ra bốn tác nhân chủ yêu tham gia chuỗi giá trị sản phẩm
ổi Đông Dƣ gồm ngƣời trồng ổi, ngƣời bán buôn, ngƣời bán lẻ và ngƣời tiêu
dùng. Đồng thời, nghiên cứu c ng chỉ ra các yếu tố tác động đến chuỗi giá trị
nhƣ đặc điểm đất đai, cung ứng đầu vào, thị trƣờng, tính mùa vụ, các yếu tố
thuộc về thƣơng mại. Kết quả c ng chỉ ra các giải pháp cần tập trung nhằm gia
tăng giá trị sản phẩm trong chuỗi.
Có thể nói rằng, đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính
sách ở tầm quốc gia và các địa phƣơng cấp tỉnh, các nhà doanh nghiệp… vấn
đề tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cấp chuỗi giá trị để tăng giá trị tăng
thêm cho các mặt hàng nông sản ngày càng quan tâm một cách sâu sắc và
toàn diện hơn. Tại Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này, có thể
dẫn ra thêm nhƣ “Chuỗi giá trị táo, nho, tỏi – tỉnh Ninh Thuận”, “Chuỗi giá

trị bƣởi Vĩnh Long”; “Chuỗi giá trị Cao su – tỉnh Quảng Bình”; “Chuỗi giá trị
ngành mía đƣờng Việt Nam”… Các nghiên cứu này đã cung cấp một lƣợng
kiến thức và kỹ năng khá lớn trong việc nghiên cứu chuỗi giá trị.


10
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
1.1.1. Cá

hái niệm huỗi giá trị

Chuỗi giá trị, c ng đƣợc biết đến nhƣ là chuỗi giá trị phân tích, là một
khái niệm từ quản lý kinh doanh (Porter. M,E (1985)). Chuỗi giá trị là chuỗi
của các hoạt động kết nối nhau cho một sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu
tiêu dùng cuối cùng bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ để
tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động
của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu đƣợc một số giá trị
nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng
hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Các hoạt động
chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý
sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng bao gồm: nhập liệu, hoạt
động (sản xuất), tiếp thị và bán hàng (nhu cầu), và các dịch vụ (bảo trì). Các
hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính bao gồm: quản lý hành
chính, cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ thông tin.
Chuỗi giá trị còn biểu thị một loạt những hoạt động cần thiết để mang
một sản phẩm từ l c còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác
nhau đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng ( Kaplinsky

1999; Kaplinsky và Morris 2001).
Tổ chức GTZ (2007) đã định nghĩa chuỗi giá trị là một loạt các hoạt
động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các
đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing,
đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho ngƣời tiêu dùng.
1.1.2. Đặ điểm huỗi giá trị
- Chuỗi giá trị là khái niệm biểu thị tính kết nối các chủ thể từ sản xuất


11
đến tiêu dùng, các hoạt động kinh doanh (sản xuất, chế biến, hậu cần,
marketing, dịch vụ...) cần thiết phục vụ lẫn nhau và phục vụ khách hàng cuối
cùng.
- Chuỗi giá trị chịu sự tác động mạnh mẽ các yếu tố của môi trƣờng
kinh doanh trong nƣớc và quốc tế.
- Chuỗi giá trị có sự tham gia, kết nối nhiều chủ thể, hình thành chủ thể
trung tâm quyết định các vấn đề của chuỗi
- Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động làm gia tăng giá trị sản phẩm
thông qua các nỗ lực đầu tƣ của các chủ thể nhằm cung cấp sản phẩm và dịch
vụ tối ƣu cho khách hàng cuối cùng
- Độ dài, phạm vi và sự kết nối của các chủ thể trong chuỗi chịu tác
động của nhiều biến số, từ đó yêu cầu quản trị chuỗi để tối ƣu hóa.
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ
1.2.1. Khái niệm tiếp ận huỗi giá trị
- Tiếp cận chuỗi giá trị đƣợc hiểu là cách thức mà ở đó chuỗi giá trị
đƣợc nhìn nhận, xem xét, quan sát, phân tích và đánh giá. Việc tiếp cận chuỗi
giá trị có thể do nhiều chủ thể khác nhau và thực hiện với nhiều mục đích
khác nhau.
- Với quan điểm xem xét và tiếp cận chuỗi giá trị mang tính nghiên cứu
và phân tích chuỗi giá trị, theo Kaplinsky và Morris (2001) thì không có cách

tiếp cận nào là “chuẩn nhất”. Về cơ bản, phƣơng pháp tiếp cận và phân tích
chuỗi giá trị cụ thể phụ thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và đặc điểm của sản
phẩm nghiên cứu.
- Tiếp cận chuỗi giá trị theo quan điểm nghiên cứu là quá trình khảo
sát, nhận diện các chủ thể trong chuỗi, mối liên hệ giữa các chủ thể, các dòng
vận động của sản phẩm trong chuỗi, sự thay đổi giá trị của sản phẩm qua các
khâu, giá trị gia tăng qua từng chủ thể, việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho


12
thị trƣờng và khách hàng cuối cùng.
1.2.2. Cá phƣơng pháp tiếp ận huỗi giá trị
a. Ti p cận chu i giản đơn
Phƣơng pháp Fili le (fili le có nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trƣờng
phái tƣ duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phƣơng pháp
này đƣợc dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nƣớc đang phát
triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chủ yếu là công cụ để
nghiên cứu cách thức mà các hoạt động sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao
su, bông, cà phê) đƣợc tổ chức tại các nƣớc đang phát triển. Trong bối cảnh
này, khung Fili le ch trọng đặc biệt đến các hệ thống sản xuất địa phƣơng
đƣợc kết nối với công nghiệp chế biến, thƣơng mại, xuất khẩu và khâu tiêu
dùng cuối cùng.
Tiếp cận chuỗi giản đơn là cách tiếp cận dựa trên sự kết nối từ sản xuất
đến tiêu dùng, tạo nên chuỗi các hoạt động qua tiếp cận để lập sơ đồ dòng
chuyển động của hàng hóa và xác định những ngƣời tham gia vào các hoạt
động. Tuy nhiên, phƣơng pháp này chủ yếu tập trung vào vấn đề của các mối
quan hệ vật chất và kỹ thuật định lƣợng, đƣợc tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy
của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi (hình 1).
Nhà


Nhà sản

Nhà chế

Nhà

Nhà tiêu

cung ứng
đầu vào

xuất

biến

phân
phối

dùng

Hình 1.1. Tiếp cận chuỗi giản đơn
1. Ti p cận chu i theo khung phân tích c a Michael Porter
Mô hình chuỗi giá trị tiếp cận theo khung phân tích của Michael Porter
này là một tập hợp của nhiều công đoạn hay nhiều khâu khác nhau và có quan
hệ với nhau cùng tạo ra giá trị nhƣ thiết kế sản phẩm, logistics đầu vào,


13
logistics đầu ra, sản xuất, marketing và bán hàng, các dịch vụ hậu mãi cùng
với các hoạt động bổ trợ gia tăng giá trị cho sản phẩm nhƣ lập kế hoạch chiến

lƣợc, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghięn cứu. Trong khung phân tích
của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với chuyển đổi vật chất. Porter
giới thiệu ý tƣởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên
quan đến quy trình sản xuất. Với góc độ nghiên cứu này, chuỗi giá trị chỉ áp
dụng trong kinh doanh của doanh nghiệp; do vậy phân tích chuỗi giá trị chủ
yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lƣợc điều hành của một
doanh nghiệp, một công ty cụ thể.
Theo Porter, M.E (1985) chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm
các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi
đƣợc cấu hình một cách thích hợp.




Các hoạt động chính của chuỗi giá trị theo nghiên cứu bao gồm:

Cung cấp nội bộ (inbound logistics). Những hoạt động này liên

quan đến việc nhận, lƣu trữ và dịch chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm,
chẳng hạn nhƣ quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch
trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp.


Sản xuất gồm các hoạt động tƣơng ứng với việc chuyển đổi

vào thành sản phẩm hoàn chỉnh, chẳng hạn nhƣ gia công, sản xuất sản phẩm,
đóng gói, lắp ráp, kiểm tra chất lƣợng...


Cung cấp ra bên ngoài là những hoạt động kết hợp với việc thu


thập, lƣu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến ngƣời mua...


Marketing và bán hàng là những hoạt động liên quan đến việc

thông tin, quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan
hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá bán sản phẩm


Dịch vụ khách hàng là các hoạt động liên quan đến việc cung

cấp các dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm.


14




Các hoạt động bổ trợ đƣợc nhóm thành bốn nhóm:
Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên liệu đầu vào

đƣợc sử dụng trong chuỗi giá trị của Doanh nghiệp, bao gồm đáp ứng nguyên
vật liệu, các thiết bị và tài sản, dụng cụ văn phòng, nhà xƣởng...


Phát triển công nghệ là các bí quyết, các quy trình công nghệ

đƣợc sử dụng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.



Quản trị nguồn nhân lực là những hoạt động liên quan đến

chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân
viên trong tổ chức, có hiệu lực cho các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ


Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp là toàn bộ cơ sở vật chất và

trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Các hoạt

Logistics

Sản

Logistics

Marketing

Dịch

động
chính

đầu vào

xuất


đầu ra

& bán hàng

vụ
GIÁ

Cơ sở hạ tầng

TRỊ

Các hoạt

Quản trị nguồn nhân lực

động bổ
trợ

Phát triển công nghệ
Mua sẳm

Hình 1.2. Khung phân tích của Michael Porter
(Nguồn: Porter, M.E (1985))
2. Ti p cận chu i mở rộng theo phương pháp ti p cận toàn cầu
Dựa trên quan điểm này của Michael Porter, năm 2001 hai nhà khoa
học Mỹ là Raphael Kaplinsky và Mike Morris đã đƣa ra khái niệm: “Chuỗi
giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phƣơng thức toàn
cầu hóa, trong đó có nhiều nƣớc tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham
gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và



15
hỗ trợ ngƣời tiêu dùng” (Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị Raphael Kaplinsky
và Mike Morris. Thực tế, chuỗi giá trị toàn cầu chỉ là một cách tiếp cận mới,
toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế, nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp
nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu đều có thể coi
là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy chuỗi giá trị toàn cầu đã xuất
hiện và ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới.
3. Ti p cận chu i theo đề xu t c a Phương pháp luận chu i giá trị do
GTZ, M4P đề xu t
Đây là cách tiếp cận mang tính trung gian giữa tiếp cận toàn cầu của
Kaplinsky và Morris (2001) và tiếp cận “fili re”. Cách tiếp cận này đƣợc các
tổ chức hỗ trợ phát triển đề xuất nhƣ M4P và GTZ.
- Cách tiếp cận này về bản chất theo nghĩa rộng, phân tích quan hệ vật
chất, tiền tệ và thông tin c ng nhƣ điều phối và liên kết giữa các nhân trong
chuỗi, nhƣng ứng dụng ở quy mô một địa phƣơng trong phạm vi biên giới
quốc gia là chính.
- Cách tiếp cận này ch trọng vào lợi ích và phân phối lợi ích giữa các
tác nhân trong chuỗi. Phƣơng pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (ValueLinks)
của Eschborn GTZ đƣợc tổng hợp từ việc đ c kết những kinh nghiệm trong
thực tế cuộc sống, từ những chƣơng trình phát triển nông thôn và th c đẩy khu
vực tƣ nhân đƣợc GTZ hỗ trợ.
- Kết hợp với cách tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ, phòng phát triển
Quốc tế của Anh đã giới thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị có
liên quan đến ngƣời ngh o với tựa đề “ Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho
ngƣời nghòe hay “ Nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời ngh o” (M4P,
2008). Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nông
nghiệp, nhất là những sản phẩm có liên quan đến ngƣời ngh o.
Sơ đồ chuỗi giá trị theo phƣơng pháp tiếp cận của GTZ (GTZ 2007)



16
trích trong tài liệu tập bối cảnh toàn cầu hóa về chuỗi giá trị của Dự án phát
triển kinh tế xã hội 2014:

Hình 1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
Ghi chú:


Các giai đoạn sản xuất/ khâu:

• Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi:
• Ngƣời tiêu dùng cuối cùng:
Hiện nay, giới nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam khung phƣơng pháp
luận về chuỗi giá trị đƣợc GTZ và M4P đề xuất. Mặc dù có những khác biệt
nhất định, các khung phân tích đƣợc áp dụng có nhiều điểm tƣơng đồng và
đặc biệt là đều phù hợp cho bối cảnh nghiên cứu– phát triển cho khu vực nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam. Chính vì thế, đề tài lựa chọn phƣơng pháp
tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ (2007) và M4P (2008) làm phƣơng pháp tiếp
cận chính của nghiên cứu.
1.3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
1.3.1. Khái niệm phân tí h huỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị là quá trình nhận diện, thu thập thông tin và đánh


×