Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học trên địa bàn quận tây hồ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ - THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ - THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số

: 60 14 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh

HÀ NỘI - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này là cả một quá trình cố gắng của bản
thân và sự giúp đỡ, hỗ trợ các ban ngành liên quan.
Với tất cả tấm lòng, tác giả xin gửi lời biết ơn tới Ban giám hiệu, bạn
bè đồng nghiệp, các thầy cô giáo các trường bạn trên địa bàn quận Tây Hồ…
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả được nghiên cứu, điều tra và
hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh người trực tiếp hướng dẫn khoa học, trong
suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực và có nhiều cố gắng, song chắc
chắn luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận
được các ý kiến góp ý, phê bình của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô
giáo, các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Kim Chung


ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Kim Chung


3


4

MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

6


HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC

1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

6

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

6

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

7

1.2.

8

Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.2. Đánh giá

8
11

1.2.3. Đánh giá kết quả học tập

12
1.2.4. Năng lực
14
1.3.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng
15
phát triển năng lực ở trường tiểu học
1.3.1. Một số đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học.
15
1.3.2. Đặc trưng của đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
17 triển năng lực
1.3.3. Các thành tố của quá trình đánh giá kết quả học tập của học
19 sinh tiểu học
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.4.4.
1.5.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh
21
theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học
Lập kế hoạch đánh giá học sinh
21
Tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá học sinh
24
Chỉ đạo thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập của 25
học sinh
Kiểm tra giám sát hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên

27
Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá
28
kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát
triển năng lực ở trường tiểu học

1.5.1. Yếu tố khách quan

28

1.5.2. Yếu tố chủ quan

29


Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC

33

TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN TÂY HỒ, HÀ
NỘI

2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.2.
2.2.1.

2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.4.
2.4.1.

Sơ lược về giáo dục và giáo dục tiểu học quận Tây Hồ
33
Tình hình giáo dục quận Tây Hồ
33
Tình hình giáo dục tiểu học
34
Khái quát về quá trình khảo sát
35
Mục đích khảo sát
35
Nội dung khảo sát
36
Phạm vi và đối tượng khảo sát
36
Cách thức xử lý kết quả khảo sát
36
Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của học
37
sinh theo định hướng phát triển năng lực

Thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá học sinh
37
Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập của 40
học sinh
Thực trạng thực hiện phương pháp đánh giá học sinh
42
Thực trạng thực hiện hình thức đánh giá học sinh
44
Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập
45
của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo 45
viên về quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng

phát triển năng lực
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch quản lý đánh giá kết quả học tập của
học sinh
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá học sinh
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo việc thực hiện đánh giá kết quả học tập
của học sinh

47
49
51

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả học tập của 54
học sinh
2.5.
Đánh giá chung về thực trạng
57

2.5.1. Ưu điểm
57
2.5.2. Mặt tồn tại, hạn chế
58


2.5.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ

59
KẾT QUẢ HỌC TẬP

62

CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY
HỒ

3.1.
Nguyên tắc đề xuất biện pháp
62
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục tiểu học
62
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới đánh giá học sinh 62
tiểu học hiện nay
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
63
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
63
3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

63
3.2.
Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học tập của
64
học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các
trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng, nâng cao nhận thức về đánh giá kết
64 quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
3.2.2. Chỉ đạo giáo viên thực hiện lập kế hoạch đánh giá kết quả 68
học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
3.2.3. Tổ chức giáo viên triển khai thực hiện việc đổi mới đánh giá

74

kết quả học tập của học sinh đồng bộ với đổi mới phương
pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực
3.2.4. Kiểm tra, giám sát giáo viên thực hiện hoạt động đánh giá
học sinh theo định hướng phát triển năng lực

76

3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động đánh 78
giá theo định hướng phát triển năng lực
3.3.
Mối quan hệ của các biện pháp
80
3.4.
Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
79
đã đề xuất

3.4.1. Khái quát về khảo nghiệm
81
3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL

: Cán bộ quản lý

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
TB
GV

: Trung bình
: Giáo viên


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG


vii

Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1

Bảng so sánh sự khác biệt giữa hai kiểu đánh giá học sinh

2.1

Trang
18

Thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá kết quả học tập
38 của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

2.2

Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập

40

của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
2.3

Thực trạng thực hiện phương pháp đánh giá học sinh theo
42 định hướng phát triển năng lực

2.4


Thực trạng thực hiện hình thức đánh giá kết quả học tập
44 của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

2.5

Nhận thức của CBQL và giáo viên về vai trò của quản lý

46

hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực
2.6

Kết quả thực hiện các nội dung của công tác lập kế hoạch

47

quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực
2.7

Kết quả thực hiện các nội dung tổ chức thực hiện kế

49

hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh
2.8


Kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo đánh giá học sinh

51

theo định hướng phát triển năng lực
2.9

Kết quả kiểm tra, giám sát thực hiện đánh giá học sinh

55

theo định hướng phát triển năng lực
3.1

Đánh giá của CBQL, giáo viên về tính cần thiết của các

82

biện pháp đã đề xuất
3.2

Đánh giá của CBQL, giáo viên về tính khả thi của các
biện pháp đã đề xuất

84


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

biểu đồ
3.1

Mức độ cần thiết của các giải pháp

83

3.2

Mức độ khả thi của các giải pháp

85

3.3

Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

85


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự thay
đổi của nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải đào tạo ra những con người
đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là phải đổi mới mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá. Trong đó, đổi mới đánh
giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục.
Nhận thức tầm quan trọng của GD&ĐT, trong nhiều năm qua, Đảng
Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách ưu tiên nhằm phát triển
hệ thống giáo dục quốc dân. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đã nêu quan điểm chỉ
đạo: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục,
đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học…
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Đối với giáo dục tiểu học, ngoài việc đổi mới chương trình, sách giáo
khoa, thì Bộ GD&ĐT chỉ đạo từ các Sở, Phòng GD&ĐT đến các trường
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
theo hướng phát huy tính chủ động tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh tiểu học và ngày càng tiếp cận đến chuẩn đánh giá quốc tế về kết
quả của học sinh tiểu học.
Sự ra đời của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (sửa đổi năm 2016),
thực chất đó là đổi mới cách đánh giá học sinh theo định hướng phát
triển năng lực, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục tiểu học.


2

Quận Tây Hồ thành lập được hơn 20 năm, công tác giáo dục cũng

được các cấp lãnh đạo quận đặc biệt quan tâm và những năm gần đây có
những bước thành tích đáng kể.
Vấn đề đổi mới trong giáo dục, đổi mới trong dạy học được ngành
giáo dục quận hết sức chú trọng. Nhiều cuộc vận động đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực
được Phòng GD&ĐT quận phát động và các nhà trường đã triển khai tích cực.
Song hiện hầu như các nhà trường mới chỉ chú trọng đổi mới phương
pháp dạy học còn hoạt động đánh giá học sinh còn nhiều hạn chế, chưa
theo kịp yêu cầu về đổi mới. Bởi việc chuyển đổi từ đánh giá kết quả giáo dục
theo chương trình, nội dung hiện hành sang đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực, đã tạo ra không ít khó khăn cho giáo viên
tiểu học. Bên cạnh những thói quen, kinh nghiệm đánh giá cũ không dễ
thay đổi thì giáo viên cũng chưa được trang bị những kiến thức cơ bản và
hướng dẫn cần thiết để có thể thực hiện cách đánh giá kết quả giáo dục một
cách hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân nữa là Ban giám hiệu nhà trường chưa
có những biện pháp quản lý hợp lý và đồng bộ giữa đổi mới phương
pháp dạy học với hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng phát
triển năng lực. Điều đó đòi hỏi sớm có những biện pháp quản lý được tổ
chức một cách khoa học để khắc phục những tồn tại trên và giúp nhà
trường làm tốt công tác đánh giá học sinh theo hướng dẫn mới của Bộ
GD&ĐT.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Quản lý
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng
lực ở trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội" để
nghiên cứu với mong muốn tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc thực


3


hiện đánh giá kết quả giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường nói riêng, cũng như chất lượng giáo dục của quận Tây Hồ nói chung.


4

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quản lý đánh giá kết quả học
tập của học sinh trong nhà trường tiểu học, từ đó đề xuất biện pháp quản lý
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực,
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động đánh giá, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh trong các trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường
tiểu học của quận Tây Hồ.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý đánh giá học sinh các trường tiểu học quận Tây Hồ đã mang
lại hiệu quả nhất định. Song, trước yêu cầu đổi mới giáo dục và và yêu cầu
đánh giá theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, thì việc đánh giá học sinh
tiểu học vẫn còn những bất cập. Nếu xác định được những biện pháp quản lý
đánh giá học sinh đồng bộ với quá trình dạy học hướng vào phát triển
các năng lực của học sinh, sẽ nâng cao được hiệu quả đánh giá, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của các trường tiểu học trên địa bàn quận.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu và giả thuyết khoa học luận văn tập
trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đánh giá kết quả học tập của

học sinh trong các trường tiểu học quận Tây Hồ
- Phân tích đánh giá thực trạng biện pháp quản lý việc đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của các
trường.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của học
sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ.


5

6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Địa bàn khảo sát
- Trường tiểu học Đông Thái - quận Tây Hồ.
- Trường tiểu học Chu Văn An - quận Tây Hồ
- Trường tiểu học An Dương - quận Tây Hồ
- Trường tiểu học Xuân La - quận Tây Hồ
- Trường tiểu học Quảng An - quận Tây Hồ
6.2. Khách thể điều tra
Số lượng cán bộ quản lý: 36 (Ban giám hiệu nhà trường, các tổ
trưởng, tổ phó).
Số lượng giáo viên các trường: 132 giáo viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các tài liệu liên quan
đến đề tài như: sách báo, tạp chí, thông tin từ các văn kiện, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin
thực tiện từ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên và học sinh các trường tiểu học
về quản lý đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực; trên cơ sở

đó phân tích đánh giá thực trạng vấn đề này.
- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin bổ sung sau
khi điều tra bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến sâu hơn của giáo viên và học sinh
để phục vụ cho hoạt động phân tích và đánh giá thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Tiến hành phân tích các sản
phẩm của hoạt động đánh giá học tập của học sinh theo định hướng phát
triển năng lực, để từ đó nắm bắt các thông tin chung, phục vụ cho việc đánh
giá chung về thực trạng quản lý đánh giá học sinh theo định hướng này ở
trường tiểu học.


6

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo định hướng phát triển năng lực.
Chương 2: Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học quận Tây Hồ, Hà
Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn
quận Tây Hồ.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC

SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về vấn đề đánh giá học sinh
theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà hiện nay, cụ thể là:
Trong cuốn "A learning integrated assessment system, Educationnal
Research Review, 2006" của Birenbaum và các cộng sự [43] cho rằng nếu
năng lực được coi như là khả năng sử dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ một
cách kết hợp để giải quyết các vấn đề trong bối cảnh cụ thể thì các
chương trình giảng dạy và các phương pháp đánh giá cũng phải kết hợp cả
ba yếu tố này. Ưu điểm của cách này là độ tin cậy kết quả đánh giá sẽ cao
hơn và áp lực thi cử sẽ giảm bớt do bài thi nội dung, kiến thức không còn
là kết quả duy nhất quyết định sự tiến bộ trong học tập của con người.
Nghiên cứu lý thuyết chung về kiểm tra - đánh giá trong lớp học như
công trình của C.A.Paloma và Trudy W. Banta [44]. Những tài liệu viết về
lĩnh vực này được biết đến như: cuốn "Measuring Educationnal
Achievement" (Đo lường thành tích giáo dục) của Robert L. Ebel [49] mô
tả rất chi tiết phương pháp đo lường đánh giá học sinh ở các trường phổ
thông ở Mỹ. Qua công trình này cho thấy việc đánh giá học sinh cần tập trung
vào đánh giá các năng lực được học sinh thể hiện trong quá trình kiểm tra và
đánh giá.
Kết hợp với các bài kiểm tra các công cụ khác như đánh giá hồ sơ,
phỏng vấn ý kiến bên thứ ba (thầy cô giáo, người quản lí, cán bộ tư vấn học
đường...) cũng được các sở giáo dục sử dụng rộng rãi để đánh giá toàn diện
năng lực thí sinh.
Cuốn "Measurement and Evaluation in Teaching" (Đo lường và đánh
gía trong dạy học) của Norman E.Gronlund giới thiệu với giáo viên và những


8


người đang theo học nghề sư phạm về những quy tắc và chương trình
đánh giá cần thiết cho việc dạy học hiệu quả [47]. Trong tác phẩm này đã tiếp
tục khẳng định rằng năng lực của người học là đối tượng của đánh giá,cách
đánh giá và đo lường sư phạm, nếu không thể đánh giá được các năng
lực của người học thì việc đánh giá chỉ có tính hình thức và đã vi phạm các
nguyên tắc đánh giá.
Trong cuốn "A Teacher’s Guide to Assessment" (Hướng dẫn giáo viên
đánh giá) do D.S. Frith và H.G.Macintosh lại viết rất cụ thể, chuyên sâu về
những lý luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá,
cách đánh giá, cho điểm và cả cách thức đánh đánh giá bằng nhận xét
của giáo viên đối với học sinh [45].
Đây là cuốn sách gợi mở rất nhiều cho nhà quản lý trong công tác
quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận phát triển năng lực.
Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật kiệm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh được trình bày trong cuốn "giáo viênClassrom Assessment Techiniques" của Thomas A. Agelo, K.Patricia Cross [50] giới thiệu cho giáo
viên cần biết sử dụng các phương pháp cụ thể nào trong đánh giá trên lớp
học và việc ra quyết định khi sử dụng các kết quả đánh giá.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Vấn đề đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong
nước, được rất nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công
trình cụ thể là:
Tác giả Lâm Quang Thiệp với cuốn sách "Lý thuyết và thực hành về
đo lường và đánh giá trong giáo dục" nghiên cứu về đo lường đánh giá trong
giáo dục bằng phương pháp định lượng được sử dụng trong giảng dạy và
có tính thực tiễn cao [34].
Tác giả Nguyễn Công Khanh và các cộng sự đã nghiên cứu đánh giá
học sinh theo hướng tiếp cận năng lực và xuất bản cuốn "Kiểm tra, đánh giá
trong giáo dục" và cuốn Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học (theo Thông




9

22/2026/TT-BGDĐT). Đây là những cuốn sách có giá trị rất lớn trong bối
cảnh đổi mới hoạt động, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển
năng lực trong các nhà trường hiện nay [22].
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh với "Đánh giá và đo lường kết quả học
tập" đã hệ thống đầy đủ các thuật ngữ và khái niệm, các nguyên tắc, phương
pháp, kĩ thuật, các nội dung đánh giá trong giáo dục [30].
Trong cuốn "Đánh giá trong giáo dục tiểu học" [19]. Tác giả Phó Đức
Hòa cũng đề cập những vấn đề chung về đánh giá trong giáo dục; một số quy
định về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học ở Việt Nam Quy trình đánh giá
trong dạy học; vấn đề đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.
Hiện nay cũng có nhiều những công trình nghiên cứu, luận án, luận
văn, một số bài viết của một số tác giả cũng quan tâm đến việc quản lý đánh
giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, như "Biện pháp quản lý
đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở Trường tiểu học Ninh Xá, thành
phố Bắc Ninh", luận văn của tác giả Lê Hồng Anh; "Quản lý hoạt động
kiểm tra, đánh giá trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh ở trường trung học cơ sở Nguyễn Bá Ngọc - Hải Phòng", luận văn của
tác giả Hà Huy Hiệp...
Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về các biện pháp
quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng
phát triển năng lực trong các trường tiểu học ở quận Tây Hồ. Vì vậy, tác giả
muốn nghiên cứu về hoạt động này, nhằm áp dụng những nghiên cứu về
quản lý đánh giá trong thực tiễn quản lý quá trình dạy học và đánh giá kết
quả học tập của học sinh trong các trường tiểu học thuộc quận Tây Hồ.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1. Quản lý
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo
những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến
sự phong phú về quan niệm. Sau đây là một số khái niệm thường gặp:


1
0

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, "Quản lí là một dạng lao động đặc
biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác
hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm
thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của
họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn
của những người tham gia" [21].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "quản lý là sự tác động có mục
đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói
chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến"
[31, tr. 9].
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hướng của chủ thể quản lý về các mặt văn hóa, chính trị,
kinh tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ các chính sách, các phương pháp và
các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát
triển của đối tượng" [15, tr. 21].
Theo tác giả Trần Quốc Thành: Quản lý là một quá trình định hướng,
quá trình có mục tiêu; quản lý là một hệ thống là một quá trình tác động
đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định [33, tr. 6].
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có ý thức
thông qua kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để chỉ huy, điều khiển
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến

mục tiêu đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục được hiểu theo nhiều góc độ, nhiều quan niệm khác
nhau, ví dụ như:

- Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác


động có mục đích, có kế hoạch, hợp

1
1
quy

luật của chủ thể quản lý (hệ

thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc
giáo dục


10

của Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ
trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất" [17,
tr. 89].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: "Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc
đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội" [3, tr. 25].
Tác giả Anthony J. Nitkon: "Quản lý giáo dục là tập hợp những biện

pháp: Tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hóa,... nhằm đảm bảo sự vận
hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục
phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng"
[41].
Thuật ngữ quản lý giáo dục được xem xét dưới hai cấp độ chủ
yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Quản lý giáo dục cấp vĩ mô là quản lý một nền hệ
thống giáo dục. Ở cấp độ này, quản lý giáo dục được hiểu là những tác
động tự giác có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy
luật... của chủ thể quản lý giáo dục đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo
dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều
phối, giám sát và điều chỉnh... các nguồn lực nhân lực, vật lực, tải lực và
thông tin để hệ thống giáo dục vận hành đạt mục tiêu phát triển giáo dục.
Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật
của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ
thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ
thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số
lượng cũng như chất lượng.
Có thể hiểu chung nhất: Quản lý giáo dục là quá trình vận dụng
nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh


11

vực quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục là sự tác động có chủ đích của chủ
thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu xác định.


×