Tải bản đầy đủ (.doc) (263 trang)

Quản lý thu thuế thông qua mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 263 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------

NGUYỄN VĂN CƯƠNG

QUẢN LÝ THU THUẾ
THÔNG QUA MỐI QUAN HỆ GIỮA
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN THUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------

NGUYỄN VĂN CƯƠNG

QUẢN LÝ THU THUẾ
THÔNG QUA MỐI QUAN HỆ GIỮA
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN THUẾ

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: NGND.GS.TS.


NGUYỄN THANH TUYỀN

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: đề tài “Quản lý thu thuế thông qua mối quan hệ giữa kế
toán tài chính và kế toán thuế” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học: NGND.GS.TS. Nguyễn Thanh
Tuyền.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa có ai
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác, ngoại trừ một số kết quả được
công bố trong các công trình khoa học của chính Tác giả.
Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều
được Tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục các tài liệu tham
khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN VĂN CƯƠNG


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu để thực hiện các chuyên đề và luận án tại
Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Lời cảm ơn chân thành đầu tiên tôi xin gửi đến quý thầy, cô của Trường Đại
Học Kinh Tế TP. HCM, đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Tài chính công đã tận

tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời trân trọng đặc biệt cảm ơn đến Quý
Thầy: NGND.GS.TS. NGUYỄN THANH TUYỀN, người đã luôn quan tâm, hướng
dẫn tôi từ quá trình thực hiện các chuyên đề đến việc hoàn thành luận án nghiên cứu
sinh.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của trường Đại học, Cao đẳng,
các anh, chị của các cơ quan thuế, các công ty kiểm toán và doanh nghiệp ở một số
tỉnh và TP.HCM… theo phụ lục đính kèm, đã hỗ trợ tôi hoàn thành việc khảo sát và
góp ý cho tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện luận án này.
Cuối cùng, Tôi xin kính chúc quý thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc
và thành công trong sự nghiệp giảng dạy cao quý của mình. Kính chúc quý anh, chị
luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.
NGUYỄN VĂN CƯƠNG


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI

CẢM

ƠN

............................................................................................................ii MỤC LỤC
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................ix

DANH

MỤC

CÁC

BIỂU

ĐỒ

..................................................................................xi DANH MỤC CÁC HÌNH
.......................................................................................xii DANH MỤC CÁC SƠ
ĐỒ ................................................................................... xiii DANH MỤC CÁC
PHỤ LỤC ...............................................................................xiv DANH MỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................xvi LỜI GIỚI
THIỆU ............................................................................................... xviii CHƯƠNG
1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 1
1.1. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .....................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...............................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng thể ..............................................................3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..................................................................3
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................3
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4
1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................

7
2.1. Khung khái niệm .........................................................................................7
2.1.1. Chính sách thuế, quản lý thuế và quản lý thu thuế ..............................7
2.1.2. Kế toán tài chính & kế toán thuế .......................................................12


4

2.2. Mối quan hệ giữa kế toán tài chính & kế toán thuế ..................................15
2.2.1. Mục tiêu của thuế và kế toán .............................................................15
2.2.2. Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán thuế ..........................17
2.3. Tổng quan lý thuyết nghiên cứu ................................................................19
2.3.1. Các nghiên cứu lý thuyết trên thế giới ...............................................19
2.3.2. Các nghiên cứu lý thuyết tại Việt Nam..............................................28
2.3.3. Đánh giá các nghiên cứu về khác biệt giữa kế toán tài chính & kế
toán thuế .............................................................................................42
2.3.4. Những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước và những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu
.............................................................................46
2.4. Phân tích mối quan hệ giữa kế toán tài chính & kế toán thuế ...................50
2.4.1. Sự tương đồng giữa kế toán tài chính & kế toán thuế .......................50
2.4.2. Sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế toán thuế ...........................50
2.4.3. Các yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế toán thuế 52
2.4.4. Phân tích mức độ khác nhau giữa kế toán tài chính & kế toán thuế..53
2.4.5. Phân tích các yếu tố tạo ra chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán trước
thuế và thu nhập chịu thuế .................................................................55
2.5. Sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế toán thuế ảnh hưởng đến hiệu
quả quản lý thu thuế .................................................................................59
2.5.1. Hiệu quả quản lý thu thuế ..................................................................59
2.5.2. Sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế toán thuế ảnh hưởng đến

quản lý thu thuế..................................................................................59
2.6. Hệ thống các lý thuyết đã có .....................................................................59
2.6.1. Tương đồng giữa kế toán và thuế ......................................................60
2.6.2. Kế toán và thuế độc lập nhau .............................................................60
2.6.3. Kế toán dựa vào thuế .........................................................................61
2.6.4. Kế toán là cơ sở để tính thuế..............................................................61
2.6.5. Liên kết giữa kế toán và thuế .............................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 63


5

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 64
3.1. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................64
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ...........................................................64
3.2.1. Lựa chọn phương pháp ......................................................................64
3.2.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................66
3.2.3. Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu...............68
3.2.4. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu.................................................69
3.2.5. Các bước thực hiện phân tích dữ liệu ................................................69
3.2.6. Các bước khảo sát ..............................................................................70
3.3. Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of Variance) ............................74
3.4. Mô hình Logit và Probit ............................................................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 80
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ THÔNG QUA MỐI
QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN
THUẾ ............................................................................................... 81
4.1. Thực trạng về mối quan hệ giữa kế toán tài chính & kế toán thuế trong
quản lý thu thuế ........................................................................................81
4.1.1. Thực trạng về môi trường hoạt động giữa kế toán và thuế ................81

4.1.2. Thực trạng về mối quan hệ giữa kế toán tài chính & kế toán thuế
trong quản lý thu thuế ........................................................................83
4.1.3. Thực trạng về sự liên kết trong quản lý thu thuế giữa kế toán tài chính
& kế toán thuế ....................................................................................84
4.2. Những kết quả trong quản lý thu thuế thông qua quan hệ giữa kế toán tài
chính & kế toán thuế.................................................................................85
4.3. Những ảnh hưởng trong quản lý thu thuế bởi tồn tại khác biệt giữa kế
toán tài chính & kế toán thuế....................................................................89
4.3.1. Những rủi ro bắt nguồn từ sự khác nhau giữa kế toán tài chính & kế
toán thuế .............................................................................................89


6

4.3.2. Ảnh hưởng của sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế toán thuế đến
hiệu quả quản lý thu thuế ...................................................................90
4.3.3. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế toán
thuế.....................................................................................................91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................ 96
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH & KẾ TOÁN THUẾ TRONG QUẢN LÝ THU
THUẾ...................................................................................... 97
5.1. Kết quả nghiên cứu theo phương pháp định tính ......................................97
5.1.1. Đánh giá chung về đối tượng khảo sát theo số năm kinh nghiệm .....97
5.1.2. Tổng hợp chung về xác định sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế
toán thuế .............................................................................................98
5.1.3. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của sự khác biệt giữa kế toán tài chính
& kế toán thuế ..................................................................................100
5.1.4. Phân tích kết quả khảo sát về xu hướng liên kết giữa kế toán - thuế
..........................................................................................................103

5.1.5. Phân tích kết quả khảo sát về Thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của
doanh nghiệp ....................................................................................106
5.1.6. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu định tính.............................107
5.2. Kết quả nghiên cứu theo phương pháp định lượng .................................109
5.2.1. Kết quả phân tích phương sai ANOVA ...........................................109
5.2.2. Kết quả mô hình Probit và Logit......................................................112
5.2.3. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu theo phương pháp định lượng
..........................................................................................................114
5.3. Đánh giá chung về kết quả khảo sát ........................................................115
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...................................................................................... 119
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................... 120
6.1. Nhận xét chung, lý thuyết đề xuất và đóng góp của nghiên cứu.............120
6.1.1. Nhận xét chung ................................................................................120


vii

6.1.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................121
6.1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ......................................................124
6.1.4. Một số gợi ý về mặt chính sách .......................................................128
6.1.5. Đóng góp của Luận án .....................................................................130
6.2. Tổng kết nghiên cứu và hướng xử lý các đề xuất đối với từng nhóm khác
biệt ..........................................................................................................132
6.2.1. Đánh giá các nghiên cứu về sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế
toán thuế ...........................................................................................132
6.2.2. Các yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế toán thuế
..........................................................................................................133
6.2.3. Các chỉ tiêu điển hình tạo ra chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán trước
thuế và thu nhập chịu thuế ...............................................................133
6.2.4. Tổng hợp các dạng khác biệt - Các trường hợp điển hình ...............133

6.2.5. Tổng hợp các nhóm yếu tố tạo ra chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán
trước thuế và thu nhập chịu thuế......................................................134
6.2.6. Các hướng xử lý đề xuất ..................................................................134
6.3. Giải pháp liên kết giữa kế toán tài chính & kế toán thuế ........................136
6.3.1. Giải pháp liên kết trực tiếp...............................................................136
6.3.2. Giải pháp liên kết gián tiếp ..............................................................138
6.4. Các giải pháp khắc phục sự khác biệt giữa kế toán tài chính & kế toán
thuế ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế .......................................139
6.4.1. Các cơ quan quản lý và các nhà hoạch định chính sách ..................139
6.4.2. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị khác ..............140
6.5. Hàm ý về chính sách ...............................................................................140
6.5.1. Đối với chính phủ.............................................................................140
6.5.2. Đối với Bộ Tài chính .......................................................................140
6.5.3. Đối với các cơ quan quản lý thu thuế và các đơn vị khác ..............142
6.6. Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 6...................................................................................... 144


8

KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 146
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149
PHỤ LỤC

160


9


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh nội dung quản lý thuế và quản lý thu thuế ..................................11
Bảng 2.2. Tổng hợp một số khái niệm liên quan đến mối quan hệ giữa KTTC &
KTT..........................................................................................................16
Bảng 2.3. Các trường hợp liên kết giữa KTTC & KTT ............................................18
Bảng 2.4. Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết trên thế giới ......................................27
Bảng 2.5. Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết ở trong nước .....................................38
Bảng 2.6. Các dạng khác biệt giữa KTTC & KTT ...................................................44
Bảng 2.7. Thuyết minh các yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa KTTC & KTT..............53
Bảng 3.1. Các bước thực hiện phân tích dữ liệu .......................................................69
Bảng 3.2. Thống kê số phiếu khảo sát theo số năm kinh nghiệm của 90 đối tượng
tham gia khảo sát sơ bộ............................................................................70
Bảng 3.3. Thống kê số phiếu khảo sát theo số năm kinh nghiệm của 9 đối tượng
tham gia khảo sát bước 2 .........................................................................71
Bảng 3.4. Thống kê số phiếu khảo sát theo số năm kinh nghiệm của 131 đối tượng
tham gia khảo sát bước 3 ........................................................................74
Bảng 4.1. Thời gian nộp thuế của ASEAN-6 so với Việt Nam ................................82
Bảng 4.2. Tiến độ và mức độ giảm thời gian nộp thuế từ ngày 01/9/2014 ..............87
Bảng 5.1. Thống kê số phiếu khảo sát theo số năm kinh nghiệm của 230 đối tượng
tham gia khảo sát của 03 bước.................................................................97
Bảng 5.2. Tổng hợp mức độ xác định sự khác biệt giữa KTTC & KTT (bao gồm
224 đối tượng khảo sát của 03 bước: sơ bộ, phỏng vấn sâu và phỏng vấn
đại trà) ......................................................................................................99
Bảng 5.3. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của sự khác biệt giữa KTTC & KTT ......100
Bảng 5.4. Tổng hợp khác biệt giữa KTTC & KTT theo mức độ ảnh hưởng từ kết
quả khảo sát ...........................................................................................102
Bảng 5.5. Thống kê số phiếu khảo sát theo xu hướng liên kết giữa kế toán và thuế
...............................................................................................................105



10

Bảng 5.6. Thống kê số phiếu khảo sát theo thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của
doanh nghiệp (giờ/năm).........................................................................107
Bảng 5.7. Tổng hợp kết quả phân tích ANOVA theo loại hình công việc, khu vực
làm viêc và kinh nghiệm làm việc .........................................................111
Bảng 6.1. Các khái niệm về xu hướng phối hợp giữa KTTC & KTT ....................126
Bảng 6.2. Các nhân tố tạo sự khác nhau giữa KTTC & KTT.................................135
Bảng 6.3. Hướng xử lý các dạng khác biệt theo nhóm nhân tố tác động ...............136
Bảng 6.4. Đề nghị xử lý các khoản chi phí không được trừ ...................................137


11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1. Kết quả khảo sát tổng hợp nhận định của các chuyên gia về 15 loại
khác biệt .................................................................................................103
Biểu đồ 5.2. Kết quả khảo sát tổng hợp nhận định của các chuyên gia về xu hướng
liên kết giữa kế toán và thuế ..................................................................104
Biểu đồ 5.3. Kết quả khảo sát tổng hợp nhận định của các chuyên gia về thời gian
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế...................................................................107


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Mô phỏng phương pháp bình phương nhỏ nhất có biến phụ thuộc liên tục
trên tập hợp số thực .................................................................................78
Hình 3.2. Mô phỏng phương pháp bình phương nhỏ nhất có biến phụ thuộc rời rạc

dưới dạng nhị phân ..................................................................................79


13

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Phạm vi nghiên cứu KTTC ......................................................................13
Sơ đồ 2.2. Phạm vi KTT ...........................................................................................14
Sơ đồ 2.3. Các yếu tố tạo ra chênh lệch giữa LNKTTT và TNTT ...........................56
Sơ đồ 4.1. Rủi ro về thuế...........................................................................................89
Sơ đồ 5.1. Kết quả nghiên cứu theo phương pháp định lượng ...............................109
Sơ đồ 6.1. Đánh giá các nghiên cứu về sự khác biệt giữa KTTC & KTT ..............132
Sơ đồ 6.2. Các yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa KTTC & KTT ...............................133
Sơ đồ 6.3. Các chỉ tiêu điển hình tạo ra chênh lệch giữa LNKTTT & TNCT........133
Sơ đồ 6.4. Tổng hợp Các yếu tố tạo ra chênh lệch giữa LNKTTT và TNTT.........134


14

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số khái niệm liên quan đến mối quan hệ giữa KTTC & KTT........160
Phụ lục 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước trên thế giới có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.........................................................................................163
Phụ lục 2.2. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước trong nước có liên quan đến đề tài
nghiên cứu..............................................................................................169
Phụ lục 3.1. Dàn bài thảo luận chính thức ..............................................................176
Phụ lục 3.2. Bảng khảo sát kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính .........................178
Phụ lục 3.3. Bảng khảo sát kiểm tra kết quả nghiên cứu định lượng......................181
Phụ lục 3.4. Thuyết minh các căn cứ xây dựng mô hình Logit – Probit ................185

Phụ lục 4.1. Danh sách các đối tượng khảo sát bước 1. Khảo sát sơ bộ.................189
Phụ lục 4.2. Danh sách các đối tượng khảo sát bước 2. Phỏng vấn sâu .................192
Phụ lục 4.3. Danh sách các đối tượng khảo sát bước 3. Phỏng vấn theo nhóm .....193
Phụ lục 4.4. Chi phí không được trừ (Bộ Tài chính, 2017b) ..................................198
Phụ lục 5.1. Kết quả phân tích phương sai ANOVA ..............................................199
Phụ lục 5.2. Kết quả phân tích ANOVA theo khu vực làm việc từ KB1 đến KB5 211
Phụ lục 5.3. Kết quả phân tích ANOVA theo khu vực làm việc từ KB6 đến KB10
...............................................................................................................212
Phụ lục 5.4. Kết quả phân tích ANOVA theo khu vực làm việc từ KB11 đến KB15
...............................................................................................................213
Phụ lục 5.5. Kết quả phân tích ANOVA theo khu vực làm việc trong nhận định về
xu hướng liên kết giữa kế toán và thuế (Qiii) và thời gian thực hiện nghĩa
vụ thuế của doanh nghiệp (Qiv) ............................................................214
Phụ lục 5.6. Kết quả phân tích ANOVA theo loại hình công việc của các đối tượng
khảo sát đối với các KB1 đến KB5 .......................................................215
Phụ lục 5.7. Kết quả phân tích ANOVA theo loại hình công việc của các đối tượng
khảo sát đối với các KB6 đến KB10 .....................................................217


15

Phụ lục 5.8. Kết quả phân tích ANOVA theo loại hình công việc của các đối tượng
khảo sát đối với các KB10 đến KB15 ...................................................219
Phụ lục 5.9. Kết quả phân tích ANOVA theo loại hình công việc của các đối tượng
khảo sát trong nhận định về xu hướng liên kết giữa kế toán và thuế (Qiii)
và thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp (Qiv)...............221
Phụ lục 5.10. Kết quả phân tích ANOVA theo kinh nghiệm làm việc các đối tượng
khảo sát đối với các KB1 đến KB5 .......................................................222
Phụ lục 5.11. Kết quả phân tích ANOVA theo kinh nghiệm làm việc các đối tượng
khảo sát đối với các KB5 đến KB10 .....................................................223

Phụ lục 5.12. Kết quả phân tích ANOVA theo kinh nghiệm làm việc các đối tượng
khảo sát đối với KB11 đến KB15 ..........................................................224
Phụ lục 5.13. Kết quả phân tích ANOVA theo kinh nghiệm làm việc của các đối
tượng khảo sát trong nhận định về xu hướng liên kết giữa kế toán và thuế
(Qiii) và thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp (Qiv).....225
Phụ lục 5.14. Kết quả ước lượng các mô hình Logit và Probit...............................227
Phụ lục 6.1. Tổng hợp các dạng khác biệt Các trường hợp điển hình. ..................229
Phụ lục 6.2. Xử lý các dạng khác biệt giữa KTTC & KTT ....................................231
Phụ lục 6.3. Thuyết minh các dạng khác biệt giữa KTTC & KTT (Bộ Tài chính,
2017b) ....................................................................................................236
Phụ lục 6.4. Giả thuyết nghiên cứu chi tiết .............................................................238


16

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

T
Tiếng

A
K
V
ế (T
a
D D E
N o n
G C G
A á e
c A

h c
G G F
T iá a
H S H
N ở a
H S H
O ở o
E
x
IA C I
S á n
S
t
IA H I
SB ộ n
S
t
IF C I
RS h n
R
e
K K D
B h i
K K A
T ế c
K K T
TT ế a
K K F
TT ế i
L L A

N ợ c
L L P
N ợ r
L L P
N ợ r
N N S
N h t
Q Q t
LT u a
T T T
N h a
T T E
N h n


xvii

T
N
TS
TT
TT
N
TT
N
TT
N
U
PC
V

A
V
N

TT
ha
TD
à ef
TC
hu
TD
h ef
TD
h ef
li
a
TU
h nl
c
ô
CV
h ie
S
ta
VV
i ie


18


LỜI GIỚI THIỆU
Hệ thống pháp luật thuế bao gồm hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản
lý thuế. Hệ thống pháp luật kế toán bao gồm các chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán. Hệ thống chính sách thuế bao gồm các luật về thuế giá trị gia tăng, thu nhập
doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tiêu thụ đặc biệt… Hệ thống quản lý thuế bao gồm
luật quản lý thuế. Ngoài ra, còn có các văn bản dưới luật thuế để qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật như các nghị định, thông tư, quyết định của Chính phủ và
Bộ Tài chính. Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được qui định trong Luật Kế
toán, các nghị định và thông tư, quyết định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật.
Mỗi hệ thống có những mục tiêu khác nhau, dẫn đến sự phát sinh nhiều khác
biệt giữa hai hệ thống, đặc biệt là trong công tác quản lý thu thuế. Do đó, việc xây
dựng pháp luật kế toán tài chính và kế toán thuế (KTTC & KTT) trong mối quan hệ
liên kết, bổ sung và phụ thuộc nhau để hạn chế các khác biệt giữa hai hệ thống, giúp
giải quyết mức độ khác nhau ( khác biệt) trong thuế và kế toán là bài toán cần lời
giải của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia cùng các cơ quan soạn thảo, các nhà
hoạch định, ban hành hệ thống pháp luật thuế và hệ thống pháp luật kế toán, nhằm
đảm bảo hài hòa các mục tiêu của thuế và kế toán.
Khác biệt giữa KTTC & KTT tạo ra chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán trước
thuế và thu nhập chịu thuế (LNKTTT & TNCT), ảnh hướng đến số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp, mặt khác, nó cũng làm gia tăng chi phí tuân thủ thuế của
doanh nghiệp. Hay nói cách khác, khác biệt này làm gia tăng gánh nặng thuế đối với
doanh nghiệp. Đối với cơ quan thuế, khác biệt này cũng làm gia tăng chi phí hành
thu do phải tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ (TTHT) và công tác thanh tra,
kiểm tra thuế đối với người nộp thuế. Các nội dung này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý thu thuế.
Hiện nay chưa có giải pháp thiết thực và lộ trình phù hợp để thu hẹp khác
biệt này theo hướng phân tích lý thuyết và thực tiễn. Mục tiêu của đề tài là xác định



19

các yếu tố tạo ra sự chênh lệch giữa LNKTTT & TNCT xuất phát từ mức độ khác
nhau giữa KTTC & KTT gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế, để từ đó
khuyến nghị các chính sách, giải pháp để giảm gánh nặng thuế và ngăn ngừa các
hành vi điều chỉnh lợi nhuận với mục đích gây thất thu hoặc thất thoát thuế đối với
doanh nghiệp, đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với cơ quan thuế
từ mối quan hệ giữa KTTC & KTT, nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu riêng có
của kế toán và thuế.
Đã có các công trình, bài viết đã được công bố, các luận án tiến sĩ (trong và
ngoài nước) liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó đã có những quan điểm, luận
điểm được thừa nhận rộng rãi, đồng thời, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu đã được sử dụng trong những công trình nghiên cứu này cùng những giải pháp
thực hiện đã được đề cập. Tuy nhiên, qua phân tích, đánh giá thì vẫn còn những vấn
đề tồn tại chưa được giải quyết một cách triệt để hoặc đang có ý kiến khác nhau
hoặc đang bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu về khác biệt về KTTC & KTT cùng
những rủi ro do khác biệt này mang lại. Những khe hở của các nghiên cứu trước
đây: (i) Các lý thuyết và nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến tình hình quan hệ
giữa KTTC & KTT cùng các giải pháp liên kết chúng phù hợp với thực tiễn của các
nước đang phát triển và có điều kiện kinh tế tương đồng như ở Việt Nam; (ii) Việc
liên kết giữa KTTC & KTT là vấn đề đang có nhiều ý kiến trái chiều. Các giải pháp
để thực hiện đồng thời các mục tiêu giữa KTTC & KTT vẫn đang bỏ ngõ và tùy
thuộc vào tình hình phát triển của mỗi quốc gia, thậm chí tại các quốc gia cùng khối
như EU; (iii) Việc sử dụng giá trị hợp lý (GTHL) để hướng đến việc liên kết giữa
KTTC & KTT chưa được đề cập, xem như là một giải pháp để thu hẹp chênh lệch
giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
Đây là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý thu thuế thông qua
mối quan hệ giữa kế toán tài chính & kế toán thuế”.
Đề tài sẽ tập trung tìm ra các giới hạn của lý thuyết trước đây, đồng thời xác
định những tồn tại trong thực tiễn áp dụng trong việc quản lý thu thuế. Thông qua

mối quan hệ giữa KTTC & KTT từ việc nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam, trên cơ


20

sở phân tích các lý thuyết và dữ liệu thực tế, cùng việc thiết kế phương pháp nghiên
cứu phù hợp, để xây dựng những lý thuyết mới cùng đề xuất các giải pháp, lộ trình
thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế nhà nước và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở tìm hiểu, tổng hợp, phân tích, đánh giá,
xác lập các nguyên nhân để có những nhận định sát hợp về các yếu tố tạo ra sự
chênh lệch giữa LNKTTT & TNCT xuất phát từ các điểm khác nhau giữa KTTC &
KTT sẻ ảnh hưởng đến công tác quản lý của cơ quan thuế và tác nghiệp về thuế đối
với doanh nghiệp, từ đó, tạo gánh nặng thuế hoặc các hành vi điều chỉnh lợi nhuận
đối với doanh nghiệp. Do đó, việc hạn chế mức độ khác nhau này sẽ tiết kiệm chi
phí và thời gian trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chế được phần nào thực
trạng thất thu, thất thoát thuế hiện nay và nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế.
Ngoài Lời giới thiệu, luận án có nêu lý do nghiên cứu, đề tài được thiết kế
gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
Chương này trình bày Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu; Mục tiêu nghiên cứu
tổng thể, Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cụ thể; Phạm vi và đối tượng nghiên cứu;
Phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên
cứu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết nghiên cứu.
Chương này nêu: (1) Khung khái niệm liên quan đến thuế, quản lý thuế,
KTT, KTTC, mối quan hệ giữa kế toán và thuế; (2) Các nội dung về mối quan hệ
giữa KTTC & KTT; (3) Tổng quan lý thuyết nghiên cứu trên thế giới và trong nước
về mối quan hệ giữa KTTC & KTT; (4) Phân tích mối quan hệ giữa KTTC & KTT;
(5) Khác biệt giữa KTTC & KTT ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế; (6) Hệ
thống các lý thuyết hiện hữu.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Trong chương này, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nhằm đạt mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Đây là nền tảng để tác giả thu
thập dữ liệu và đưa ra phương pháp nghiên cứu cần thực hiện để làm rõ mục tiêu


21

nghiên cứu về mức độ khác nhau giữa KTTC & KTT. Chương này trình bày: (1)
phương pháp nghiên cứu; (2) Quy trình nghiên cứu; và (3) Mô hình nghiên cứu.


xxii

Chương 4: Thực trạng về quản lý thuế thông qua mối quan hệ giữa
KTTC & KTT
Mục đích của Chương này nhằm gắn lý thuyết với thực tế, bao gồm các nội
dung: (1) Thực trạng về mối quan hệ giữa KTTC & KTT trong quản lý thu thuế; (2)
Những kết quả trong quản lý thu thuế thông qua quan hệ giữa KTTC & KTT; (3)
Những ảnh hưởng (hoặc những bất cập) trong quản lý thu thuế bởi tồn tại những
điểm khác nhau giữa KTTC & KTT.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa KTTC & KTT
trong quản lý thu thuế, bao gồm các nội dung về: (1) Kết quả nghiên cứu định
tính; (2) Kết quả nghiên cứu định lượng; và (3) Thảo luận
Chương 6: Các giải pháp và hàm ý chính sách, bao gồm các nội dung: (1)
Các giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết giữa KTTC & KTT trong quản lý thu thuế;
(2) Các giải pháp khắc phục những điểm khác nhau giữa KTTC & KTT ảnh hưởng
đến hiệu quả quản lý thu thuế; (3) Hàm ý về chính sách đối với chính phủ, Bộ Tài
chính, các cơ quan quản lý thuế và kế toán kiểm toán. Trong chương này cũng nêu
rõ những đóng góp của luận án về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn, tính mới của

Luận án cùng những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Kết Luận.
Từ khóa: kế toán, thuế, kế toán tài chính, kế toán thuế, khác biệt, chênh lệch
vĩnh viễn, chênh lệch tạm thời, giá trị hợp lý, liên kết, gánh nặng thuế, chi phí tuân
thủ thuế, điều chỉnh thu nhập,quản lý thu thuế.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quản lý thu thuế trong mối quan hệ giữa KTTC & KTT
trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu theo lộ trình của Chiến lược cải cách thuế trong giai
đoạn 2011 - 2020 và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế về kế toán. Đây cũng là xu
hướng mới trong việc nghiên cứu khoa học hiện nay là cần có sự giao thoa giữa
chuyên ngành thuế và kế toán.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và thuế nói chung và giữa KTTC &
KTT nói riêng là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học, Nhà nước, nhà
đầu tư, nhà tín dụng, nhà doanh nghiệp (người nộp thuế) và các nhà hoạt động có
liên quan khác như: các công ty hành nghề kiểm toán độc lập, dịch vụ kế toán, các
đại lý thuế; và các chuyên gia, các hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, cũng
như các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp. Trong đó, quan hệ giữa KTTC & KTT ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý thuế nói chung và hiệu quả quản lý thu thuế nói riêng là
mối quan tâm đặc biệt của: (1) Nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến
việc xây dựng và thực hiện pháp luật thuế và kế toán: Quốc hội; Chính phủ; Bộ Tài
chính; Vụ Chính sách thuế, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Cục Tài
chính doanh nghiệp; các Cơ quan quản lý thuế; (2) Nhà doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (World bank – WB), chỉ số nộp thuế
được căn cứ vào các tiêu chí: số giờ nộp thuế, số lần nộp thuế trong năm, tổng mức

thuế suất trên lợi nhuận, chỉ số sau kê khai (hoàn thuế giá trị gia tăng, thanh tra thuế,
kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp).
Năm 2009-2010, tổng thời gian nộp thuế của Việt Nam là 1050 giờ (bao gồm
650 giờ nộp thuế thông thường và 400 giờ đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc).
Năm 2013-2014 là 872 giờ, trong đó thời gian mà doanh nghiệp (DN) thực
hiện các thủ tục đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số
335/872 giờ (Thời gian nộp thuế là 537 giờ), gấp hơn 5 lần so với ASEAN-6 để
thực hiện các thủ tục về thuế.


×