Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG “ TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.68 KB, 12 trang )

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG “ TRUYỀN KÌ MẠN LỤC
CỦA NGUYỄN DỮ

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:

Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại, hiển nhiên, họ có vai trò, vị trí trong gia đình,
cộng đồng và xã hội. Nghiên cứu trong văn học vì thế cũng trở thành một hướng
nghiên cứu phổ biến và phát triển trên thế giới. Mặc dù nam giới và nữ giới giữ vai
trò bình đẳng trong xã hội nhưng có một thực tế là sự tương quan giữa người đàn
ông và người phụ nữ trong lịch sử văn hóa và văn học lại không phải khi nào cũng
bình đẳng. Trong lịch sử, có một thời kì lâu dài, xã hội phương Đông nói chung và
xã hội Việt Nam nói riêng vận hành theo kiểu xã hội nam quyền. Người đàn ông
giữ vai trò thống trị và quy định, áp đặt các chuẩn mực của họ về vẻ đẹp về hành vi
của nữ giới. Trong văn học, ở những thế kỉ đầu tiên của nền văn học Việt Nam,
kiểu nhân vật độc chiếm là những người đàn ông. Họ có thể là những thiền sư, nhà
nho hay đạo sĩ. Cũng có một vài tác phẩm nhắc tới người phụ nữ, song họ là bị
nhìn qua lăng kính nam quyền, xuất hiện với bản chất là nguồn gốc của sự cám dỗ,
đe dọa tinh thần “ tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của bậc quân tử. Nghiên cứu về
văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, có một sự thật không thể
phủ nhận là, dù ở cách nhìn nhận nào đi nữa thì nhân vật văn học chủ đạo của giai
đoạn này đều là nam giới. Trong bối cảnh “ văn hóa giới” đó, “ Truyền kì mạn lục:
của Nguyễn Dữ ra đời thật sự có một vị trí đặc biệt. Trong tổng số 20 truyện của
ông, có tới 11 truyện là viết về người phụ nữ. Chưa bao giờ trong lịch sử văn học
Việt Nam, người phụ nữ lại xuất hiện với nhiều góc nhìn đến thế. Nguyễn Dữ trên
cương vị là một nhà Nho chân chính, ông đã xây dựng hình tương người phụ nữ
đẹp theo đúng chuẩn mực của Nho gia. Trái lại, người phụ nữ phản diện là những
người có lối sống phóng khoáng tự do. Tuy nhiên, đâu đó dù ở cả hai kiểu nhân vật
này, ta vẫn thấy tấm lòng nhân đạo của tác giả phảng phất trong đó. Dường như là


tiếng nói bênh vực cho nữ giới trong một xã hội nam quyền độc đoán. Đồng thời,
ông cũng tỏ ra ca ngợi công khai về quyền được sống, được yêu thương của người
phụ nữ về thân xác. Tôi cho rằng đây là một tư tưởng tiến bộ vượt trước thời đại.
Chính vì Nguyễn Dữ đã dung hòa một cách khéo léo hai phương diện: một là


chuẩn mực đạo đức của Nho gia, hai là ủng hộ lối sống mang phong vị tự do dân
giã, từ đó thấy được nhiều mặt hơn của kiểu nhân vật phụ nữ. Vì thế, tôi lựa chọn
hình ảnh người phụ nữ trong “ Truyền kì mạn luc” của Nguyễn Dữ làm đề tài
nghiên cứu.
2.

Câu hỏi nghiên cứu: Hình ảnh người phụ nữ trong “ Truyền kì mạn lục”
của Nguyễn Dữ được thể hiện như thế nào?

3.

Đối tượng nghiên cứu: Người phụ nữ trong “ Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ

4.

Lịch sử nghiên cứu:

Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng, nghiên cứu về người phụ nữ trong “ Truyền kì mạn
lục” là một đề tài có bề dày lịch sử. Tiêu biểu tôi muốn đề cập tới Bùi Duy Tân.
Ông nhận xét “ Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Người con gái Nam Xương
phản ánh tình cảnh đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: đảm đang tình
nghĩa mà vẫn phải chịu số phận oan nghiệt. Truyện Từ Thức lấy vợ tiên miêu tả
mối tình thơ mộng giữa môt nàng tiên mang nặng tình người với một kẻ đã treo ấn

từ quan, ở nơi bồng lại tiên cảnh. Truyện Lệ Nương là bi kịch về một mối tình
chung thủy trong bối cảnh đất nước ngoại xâm. Các chuyện Nghiệp oan Đào Thị,
Nàng Túy Tiêu, Cây gạo…thì lại miêu tả những mối tình trái với đạo lý Nho gia.
Lý giải nguyên nhân gây ra bi kịch của người phụ nữ, Bùi Duy Tân nhấn mạnh sự
suy đồi của xã hội, đặc biệt là xã hội đồng tiền, chi phối quyền được sống, được
yêu của những người phụ nữ.1
5.

Mục đích nghiên cứu:

Bài tiểu luận chủ yếu phân tích, đánh giá ngòi bút của tác giả từ góc độ phân tích
và lý giải. Từ đó, tôi muốn làm nổi bật thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong
một xã hội nam quyền, khi mà đồng tiền có thể chi phối con người ta đến tận cùng.
Đồng thời, tôi muốn đánh giá, phân tích hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của
Nguyễn Dữ thông qua nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật để từ đó có một
cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn về hình ảnh người phụ nữ trong xã hôi phong
kiến đương thời.
1 “Người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục nhìn t& - | XEMTAILIEU”.


6.
7.

Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, đánh giá, thu thập tài liệu
Tóm tắt:

Bài viết thể hiện sự đánh giá của tác giả về nhân vật người phụ nữ trong tác phẩm “
Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ dưới nhiều góc độ, thông qua nhưng dẫn
chứng và ví dụ cụ thể có trong tác phẩm. Từ đó, người viết muốn thể hiện cái nhìn
đồng cảm của mình đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ,

chịu gánh nặng của chế đỗ phong kiến nam quyền. Qua đó, lên án xã hội phong
kiến đương thời với chế độ Nho giáo đã có phần mục ruỗng và thối nát, chà đạp lên
quyền sống, nhân phẩm của người phụ nữ. Đồng thời, người viết muốn bày tỏ niềm
cảm phục của mình đối với tấm lòng nhân đạo và tầm nhìn đi trước thời đại của
Nguyễn Dữ khi ông nhìn nhận vấn đề tình cảm một cánh phóng khoáng và nhân
văn.

PHẦN NỘI DUNG
Trải qua 4000 nghìn năm lịch sử với những biến cố thăng trầm của thời đại, nền
văn học Việt Nam đã có sự phát triển và hoàn thiện nhất định về thể loại, nghệ
thuật . Trong đó, bộ phận văn học văn xuôi tự sự trung đại đã có những đóng góp
rất lớn với các tác phẩm và tác giả tiêu biểu đã làm phong phú thêm cho kho tàng
văn học nước nhà. Nổi bật trong văn học giai đoạn này chính là tác phẩm “ Truyền
kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Tác phẩm này đã từng là vấn đề làm hao tâm tổn trí
và tốn không ít giấy mực của nhiều thế hệ. Từ các bậc túc Nho thời xưa cho đến
các nhà nghiên cứu văn học thời hiện đại đều đánh giá rất cao và coi tác phẩm là
niềm tự hào của văn học nước nhà. “ Truyền kì mạn lục” đã được tôn vinh là “
Thiên cổ kì bút” của nền văn học Việt Nam.
Sở dĩ, “ Truyền kì mạn lục” được đánh giá cao vì lẽ, Nguyễn Dữ thành công đưa
vào tác phẩm của mình những yếu tố hoang đường kì ảo, song vẫn thể hiện một
cách chân thực hiện thực cuộc sống đầy bị kịch của xã hội Việt Nam thế kỉ XVI.
Sau cái vỏ bọc kì ảo hoang đường gây hứng thú cho người đọc chính là những vấn
đề xã hội hiện diện ở thời kì đó, thông qua hệ thống nhân vật phong phú, sống
động mà đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ. Lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam
lại bước vào văn chương dưới nhiều góc độ và cái nhìn đến thế. Họ hiện lên không
hề hời hợt mà vô cùng sống động với cá tính và suy nghĩ rất riêng, rất chân thực.


“ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ gồm 20 truyện, trong đó có 11 truyện viết về
người phụ nữ với những cảm hứng và ý đồ nghệ thuật rất khác nhau. Trong tác

phẩm của ông, người phụ nữ không được quy chiếu về một hình mẫu nhất định mà
vô cùng sống động với những cá tính riêng biệt.
Nguyễn Dư sống vào khoảng cuối thế kỉ 16, là thời kì đầy biến động của xã hội
Việt Nam. Chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến, đã khiến cho
cuộc sống người dân bị xáo trộn. Thời gian này, Nho giáo ngày một bộc lộ rõ
những hạn chế, lỗ hổng, dần dần làm mất đi vị trí vốn có. 2 Mô hình xã hội dựa vào
lý tưởng thân dân và nhân nghĩa của bậc vương giả không thể che lấp hay khắc
phục được sự chuyên quyền, độc đoán của người lãnh đạo tối cao, cuối cùng đã
dẫn đến sự sụp đổ cho chính bạo lực.3 Chính những đặc điểm xã hội này đã được
phản ánh vào sáng tác của Nguyễn Dữ. Một mặt với tư cách là một nhà Nho, ông
phê phán thời cuộc và thân thế của tầng lớp nho sĩ. Mặt khác, nhứng biến đổi về
con người và cuộc sống, sự suy đồi của nho giáo và sự lên ngôi của phong khí tự
do cũng đã để lại dấu ấn trong tác phẩm của ông. Trong một xã hội có bản chất đầy
mâu thuẫn như thế, cuộc sống của con người cũng không thể nào bình lặng, cuộc
đời của mỗi người cũng đầy sóng gió nhưn cơn gió của thời đại. Con người sống
trong bể khổ, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc đời họ trở nên mong manh và nhỏ bé
hơn bao giờ hết. Thân phận bất hạnh của họ đã được Nguyễn Dư nêu lên một cách
bức thiết và tập trung.
Từ một câu chuyện có thật được lan truyền trong dân gian về Vũ Thị Thiết, người
phụ nữ bị chồng nghi oan đã dùng cái chết để chứng minh chon sự trong sạch, tấm
lòng thủy chung của mình đã khiến Nguyễn Dữ xúc động. Chính từ nỗi niềm đồng
cảm đối với người phụ nữ ấy, ông đã viết nên câu chuyện “ Chuyện người con gái
Nam Xương” để thể hiện lòng thương xót đối với thân phận người phụ nữ - nạn
nhân của tư tưởng nam quyền.
Truyện kể về nàng Vũ Thị Thiết trong thời gian chồng đi đánh giặc, ở nhà chờ
chồng, nuôi mẹ chồng, dạy con thơ. Đêm đêm nàng thường đùa tỏ bong mình lên
vách mà bảo con đó là cha đấy. Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh chở về song đứa
con lại không nhận bố. Đứa con nói rằng, đêm đêm thường có một người đàn ông
2 Nguyễn Đức Sự, “Mấy vấn đề Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XVI và XVII - Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam”.

3 Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam thế kỉ XX - XIX.


đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng không bao giờ bế nó.Vốn tính hay
ghen lại ít học, Trương Sinh nghĩ chắc chắn rằng vợ mình hư hỏng rồi đánh đập Vũ
Nương. Vũ Nương hết lời giải thích mà hắn không nghe. Vì bảo vệ danh dự và
chứng minh cho tấm lòng son sắt thủy chung của mình, Vũ Nương tắm gội chay
sạch và nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cho đến khi Trương Sinh hiểu ra thì
cũng quá muộn.
Nguồn cơn dẫn đến cái chết oan uổng của Vũ Nương là sự hiểu lầm. Nhưng
nguyên nhân sâu xa hơn chính là quan niệm bất công của xã hội phong kiến nam
quyền về vấn đề trinh tiết phụ nữ, là quy định buộc người phụ nữ phải lệ thuộc vào
nam giới, vợ phải phục tùng chồng. 4 Từ câu chuyện trên, ta có thể thấy bi kịch của
Vũ Nương có nguồn gốc sâu xa từ vị thế bất bình đẳng giữa người vợ và người
chồng trong xã hội cũ. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có thể nói
là cuộc hôn nhân có tính chất mua bán. Trương Sinh sở dĩ mến Vũ Nương là vì tư
dung cùng với đức hạnh của nàng, vì thế “ xin với mẹ trăm lạng vàng cưới về” .
Làm vợ Trương Sinh, nàng luôn “ giữ gìn khuôn phép”, không để vợ chồng phải
thất hòa. Vũ Nương xem chồng và gia đình chồng là chỗ dựa của đời mình nên hết
lòng hết dạ chăm chút. Nàng nương tựa vào chồng, nhưng chồng lại nghi oan đánh
đuổi. Một người phụ nữ trong xã hội nam quyền, khi bị chồng nghi ngờ thì cũng
đồng nghĩa là mất đi nơi nương tựa. Một người phụ nữ nết na hiền dịu, hiếu thảo
lại bị chính người chồng mà mình tin yêu dồn ép đến mức phải lựa chọn cái chết.
Nàng chết một cách đầy oan khuất và tủi nhục. Đáng thương hơn nữa, cho đến lúc
sắp chết, người phụ nữ này vẫn một lòng muốn minh oan cho sự trong sạch của
bản thân bằng cách tắm gội chay sạch và thề độc với thiên địa. Có lẽ, sự ngặt
nghèo về quan niệm trinh tiết thời ấy đã tạo nên một áp lực vô hình cho Vũ Nương,
đè nặng cuộc đời nàng. Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Dữ thực sự được bộc lộ ở
chi tiết có phần hoang đường và kì ảo ở cuối truyện. Hình ảnh Vũ Nương hiện về
dưới thân phận của một nàng tiên dưới Long hải chính là câu trả lời, là nút mở cho

những bế tắc và oan khuất của cuộc đời nàng, khẳng định vẻ đẹp phẩm chất bất
diệt của Vũ Nương. 5

4 N.t.
5 “Tác giả đưa yếu tố kì ảo vào trong Chuyện người con gái Nam Xương nhằm mục đích gì?”


Từ câu chuyện về cuộc đời của Vũ Thị Thiết, ta mới thấy rằng, trinh tiết trong xã
hội nam quyền đã áp đặt lên đôi vai người phụ nữ một cách đầy nghiệt ngã. Chết
đói là sự nhỏ, thất tiết là sự lớn.6
Đến với chuyện “ Yêu quái ở Xương Giang” Nguyễn Dữ lại diễn tả một phương
diện khác của nỗi bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu đựng: bất
hạnh vì tư sắc xinh đẹp. Nhân vật Thị Nghi trong câu chuyện này chính là một ví
dụ điển hình cho rất nhiều người phụ nữ xinh đẹp bất hạnh thời ấy. Cô lớn lên có
phần tư sắc, nhà phú thương họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông, bị vợ Phạm
ghen đánh chết. Hồn Thị Nghi hiện về hưng yêu tác quái thường biến thành người
con gái đẹp quấy nhiễu suốt một dải đường mười dặm bị dân làng đào mả vứt
xương xuống sông. Rồi đống xương Thị Nghi biến thành cô gái trẻ, mê hoặc viên
quan họ hoàng lấy làm vợ sau hắn bị ốm nặng. Nhờ có đạo sĩ cho thuốc để nhận rõ
người con gái ấy gốc rễ tà yêu.
Trong câu chuyện này, chúng ta lại có một cái nhìn khác về người phụ nữ, có phần
đa chiều hơn. Một mặt bày tỏ lòng thương cảm, mặt khác lại tỏ ra phản đối hành
động của Thị Nghi. Nỗi bất hạnh của Thị Nghi là nỗi bất hạnh của một người con
gái có nhan sắc mà không có thiết chế luật pháp, xã hội nào bảo vệ cho thân phận
của cô. Việc đồn đại cô hưng yêu tác quái mà đảo mả đổ xương đi cũng là việc làm
của xã hội nam quyền , quy mọi tội lỗi cho người phụ nữ mà không chút thương
cảm xót xa. Từ đó, ta mới thấy rõ được vị trí của người phụ nữ trong thời kì phong
kiến. Tuy nhiên, Nguyễn Dữ không để cho những người phụ nữ tài sắc trong tác
phẩm của mình chỉ hiện lên với những nỗi bất hạnh, mà ông còn thể hiện họ một
cách đầy phá cách và có phần tiến bộ hơn so với tư tưởng thời ấy. Họ chủ động và

mạnh mẽ theo đuổi, tìm kiếm tình yêu. Thị Nghi dù chỉ là một linh hồn nhưng đã
chủ động nhập vào cuộc sống dương gian để tìm bạn, tìm người tri âm để tận
hưởng hạnh phúc. Thế nhưng hạnh phúc ấy lại hết sức ngắn ngủi, mọi khát khao
của họ bị dập tắt và kết cục của họ cũng thật bi thảm. Đó chính là kết cục của
người phụ nữ không tuân theo nguyên tắc của lễ giáo. 7 Ở đây, ta chưa thể khẳng
định được thái độ của tác giả đối với mẫu hình phụ nữ này là đồng tình hay phê
phán. Tuy nhiên, trong một xã hội nam quyền, Nguyễn Dữ lại có thể đào sâu vào
vấn đề thân phận của người phụ nữ như thế, chắc hẳn trong lòng ông phải có sự
6 Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam thế kỉ XX - XIX.,
7 “Hình tượng người phụ nữ trong ‘Truyền kì mạn lục’ của Nguyễn Dữ”.


đồng cảm, xót thương và trân trọng vẻ đẹp của họ. Nguyễn Dữ không trực tiếp thể
hiện sự đồng tình, song ngòi bút của ông lại vô cùng nhân đạo khi viết về người
phụ nữ. Tác giả cũng thẳng thắn bày tỏ sự công bằng của mình khi lên án việc làm
sai trái của những người đàn ông – những người trực tiếp đẩy số phận của người
phụ nữ vào vòng bi thảm, bi kịch. Chẳng hạn, trong chuyện “Yêu quái ở Xương
Giang”, nhân vật viên quan họ Hoàng vì tư sắc của Thị Nghi ( hồn ma hóa thành)
mà cưới nàng làm vợ đã bị Diêm Vương kết tội “ bỏ nết cương thường, theo đường
tà dục, giảm thọ một kỷ”. Ở đây, nhân vật Diêm Vương xuất hiện như một người đi
tìm công lý đã phần nào thể hiện sự bất bình của Nguyễn Dữ đối với thời cuộc.
Những vấn đề của xã hội, đặc biệt là vấn đề về nỗi bất hạnh của phận nữ nhi, xã
hội đương thời không thể đưa ra một kết luận công bằng. Vì thế, tác giả phải tìm
đến một thế giới khác ngoài hiện thực để giải quyết mọi vấn đề.
Một kiểu nhân vật phụ nữ khác trong tập truyện của Nguyễn Dữ là những người
phụ nữ tài sắc có quan niệm phóng khoáng về tình yêu. Tiêu biểu cho hình tượng
này là nàng Nhị Khanh trong truyện “ Chuyện cây gạo”. Nam nữ thanh niên gặp
nhau trong truyện này đều là mẫu người trai tài gái sắc, chủ trương tự do tình ái, đề
cao quyền sống thân xác. Họ không phù hợp với tư tưởng giáo huấn của Nho giáo.
Nhị Khanh vốn là một hồn ma, ngay từ lần đầu tiên gặp Trình Trung Ngộ đã bộc lộ

khát vọng không một chút e dè “ Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm
bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết
đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không
thể được nữa.”
Hay như hai cô gái Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương trong truyện “ Kì ngộ ở
trại Tây” cũng vậy, họ không phải là người song lại khát khao có được tình yêu của
con người. Các cô gái đã hết sức chủ động bày tỏ tình cảm với chàng thư sinh Hà
Nhân “ chúng em vẫn phòng thu khóa kín. Nay gặp tiết xuân tươi đẹp, chúng em
muốn làm những bông hoa hướng dương, để khỏi hoài phí mất xuân quang.” Ở
những cô gái này, toát ra một phong vị hết sức dân dã và phóng khoáng. Dường
như trong con người họ, ngọn lửa khát vọng được yêu thương chưa bao giờ bị dập
tắt. Ngay cả khi họ không được làm người nữa thì khát vọng ấy vẫn luôn âm ỉ.
Khát khao yêu thương, khát khao được yêu thương, nương tựa có lẽ sẽ cho ta một
cái nhìn khác đi về họ. Những nhân vật tưởng chừng như hiện ra với sự phê phán
song ẩn sâu hơn nữa chính là sự đáng thương. Sự đáng thương của những cô gái
khao khát được yêu đương, khao khát được hạnh phúc lại không thể hưởng hạnh


phúc và yêu đương đúng với ý nghĩa nhân đạo của hai từ này. Đến đây, câu hỏi
được đặt ra là những người phụ nữ như Nhị Khanh, Ả Đào, Ả Liễu đáng thương
nhiều hơn hay đáng trách nhiều hơn? Dường như Nguyễn Dữ đang thể hiện sự mâu
thuẫn trong tư tưởng. Là con người của Nho giáo, Nguyễn Dữ phải đặt quan điểm
của mình dưới góc nhìn Nho giáo, cho nên “ Truyền kì mạn lục” mới có rất nhiều
câu chuyện viết về người phụ nữ với phẩm chất tốt đẹp đúng với chuẩn mực của lễ
giáo phong kiến. Tuy nhiên, là người sống ở thế kỉ XVI, khi mà khuôn khổ của lễ
giáo phong kiến đã bắt đầu rạn vỡ, quan hệ nam nữ luyến ái có phần nào phóng
khoáng, Nguyễn Dữ có những cảm thông với những mối tình, những tâm sự, tâm
trạng, những bi kịch của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Vì thế văn phong có
phần phóng khoáng và bay bướm. Song, câu chuyện bao hàm nhiều nghĩa phức
tạp, thật khó để đoán chắc tác giả bênh vực, ca ngợi tình yêu nam nữ hay nêu bài

học giáo huấn cho thanh niên.8
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rằng, nhân vật người phụ nữ trong “ Truyền
kì mạn lục” của Nguyễn Dữ được thể hiện với hai hướng khác nhau của hai tuyp
người: người phụ nữ chính chuyên và người phụ nữ hư hỏng, mất nết thì cuối cùng
họ đều phải chịu kết cục bi kịch như nhau. Phải chẳng là vì con người hữu thân
hữu khổ, là phụ nữ thì lại càng khổ hơn. Trong xã hội cũ, tất cả kiếp người đều bị
vây bọc trong lớp sương khói mù mịt của cuộc đời. Và trong lớp sương khói ấy
chốn hồng trần thì đầy cạm bẫy và bất trắc. Con người muốn sống yên thân cũng
không xong mà đấu tranh giành hạnh phúc dù chỉ là thứ hạnh phúc đơn sơ, giản dị
thì càng bị dân sâu vào sự đọa đầy. Con đường nào, giải pháp nào cho số phận của
những người phụ nữ như Nhị Khanh hay Vũ Thị Thiết đã trở thành mối băn khoăn,
trăn trở của tác giả Nguyễn Dữ và ông cũng đã nỗ lực không ngừng trên hành trình
tìm kiếm lời giải đáp cho số phận của họ. Sự nỗ lực ấy của nhà văn đã thể hiện một
tư tưởng nhân đạo lớn, góp phần làm sáng hơn ngôi sao “ Truyền kì mạn lục” trên
bầu trời văn học nước nhà. 9

8 Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam thế kỉ XX - XIX.
9 “Số phận người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục”.


PHẦN KẾT LUẬN
Chính sự tài tình và tinh tế trong ngòi bút khắc họa nhân vật của Nguyễn Dữ đã
cho chúng ta một cái nhìn khác đi về phụ nữ. Nguyễn Dữ đã dũng cảm nói lên hình
ảnh về những mẫu hình phụ nữ của xã hội để thể hiện rằng họ không hề tồn tại một
cách vô hình. Những người phụ nữ bất hạnh thực sự luôn hiện diện và giữ những
vai trò nhất định trong xã hội và chúng ta cần nhìn nhận nó một cách công bằng.
Đồng thời, nghệ thuật xây dựng yếu tố kì ảo trong truyện đã đem đến một cảm giác
đầy ấm áp cho người đọc về một kết thúc khác đi cho thân phận người phụ nữ.
Nguyễn Dữ trên lập trường là một nhà văn có tấm lòng nhân đạo cao cả đã thay
người phụ nữ nói lên tiếng nói phản kháng của mình. Tôi cho rằng, những câu

chuyện của Nguyễn Dữ chính là một mô hình xã hội thu nhỏ thời ấy và ông cũng
tỏ ra hết sức công bằng khi không ngần ngại đứng trên lập trường của một nhà Nho
để nói bày tỏ sự cảm thông với thân phận người phụ nữ.

THẢO LUẬN

Nguyễn Dữ trên cương vị là một nhà Nho chân chính, ông đã xây dựng một cách
hoàn chỉnh hình ảnh người phụ nữ mang chuẩn mực về vẻ đẹp và đức hạnh thời ấy:
công, dung, ngôn, hạnh ( nàng Vũ Nương, Nhị Khanh). Mặt khác, Nguyễn Dữ lại
tỏ ra vô cùng tiến bộ khi thể hiện sự ca ngợi và hưởng ứng với lối sống mang đậm
phong khí tự do thời ấy. Tôi cho rằng, chính sự kết hợp khéo léo này đã khiến cho
tác phẩm của ông có một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc. Đồng
thời là đề tài cho rất nhiều nhà nghiên cứu khi phân tích hai mặt của một vấn đề.
Lựa chọn đề tài này, tôi cảm thấy rất thú vị, tuy nhiên vì hạn chế về mặt thời gian
và thu thập tài liệu nên bài nghiên cứu còn mang tính sơ lược, bề nổi, từ đó mở ra
những đề tài nghiên cứu sâu hơn. Sau đây tôi xin đề xuất một vài đề tài có thể
đisâu tìm hiểu về vấn đề sau: Nho giáo và chuẩn mực hà khắc về người phụ nữ, Vẻ
đẹp tỏa sáng trong cuộc đời tăm tối của người phụ nữ…



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
“Giá trị nhân đạo trong ‘truyện người con gái Nam Xương’”. Blog chuyên văn, 17
Tháng Mười 2016. />“Hình tượng người phụ nữ trong ‘Truyền kì mạn lục’ của Nguyễn Dữ”. DIỄN ĐÀN
NHỮNG NGƯỜI KHỞI NGHIỆP - ButNghien.com, không ngày.
/>Nguyễn Đức Sự. “Mấy vấn đề Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XVI và XVII - Viện
Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam”, Tháng Chín 2006.
/>“Người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục nhìn t& - | XEMTAILIEU”.
Xemtailieu.com, không ngày. />Phương Liên. “Người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua Chuyện người con gái
Nam Xương”. Kênh văn học - Để học tốt ngữ văn, 29 Tháng Chạp 2016.

/>———. “Tác giả đưa yếu tố kì ảo vào trong Chuyện người con gái Nam Xương
nhằm mục đích gì?” Kênh văn học - Để học tốt ngữ văn, 8 Tháng Giêng
2017. />“Số phận người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục”. Text, không ngày.
/>Trần Nho Thìn. Văn học Việt Nam thế kỉ XX - XIX, không ngày.
Trình Bảo Trang. “Chủ đề người phụ nữ trong ‘Truyền kì mạn lục’ của Nguyễn
Dữ”. Yêu Việt Nam, 2 Tháng Sáu 2015. />“Truyền kỳ mạn lục | Văn học cổ| MaxReading.com”. Sách hay |
MaxReading.com, không ngày. />“Truyền kỳ mạn lục-Áng thiên cổ kỳ bút trong nền văn xuôi trung đại Việt Nam »
VHPG”. Truy cập 31 Tháng Bảy 2017. />



×