Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

11 dau hat bi do DLSON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.58 KB, 4 trang )

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH TÁCH VÀ TINH
LUYỆN DẦU
2)

2.2.4. Khảo sát quá trình tách chiết dầu hạt bí đỏ bằng phương pháp chiết Soxhlet
Hạt bí đỏ đem xay, nghiền nhỏ thành bột. Cân chính xác 20g cho vào túi giấy
lọc. Đặt túi mẫu vào trong tháp trích ly của bộ Soxhlet. Cho vào bình cầu 1-2 viên đá
bọt. Đong, rót dung môi vào bình cầu đã được sấy khô. Đun bình cầu trên bếp cách
thủy sao cho khoảng 6-8 lần dung môi chảy từ tháp xuống bình. Thời gian tính khi
xuất hiện giọt hoàn lưu đầu tiên. Thời gian giữa 2 lần hoàn lưu về trong ống Soxhlet
khoảng 4 phút. Sau khi quá trình chiết kết thúc đem cất loại dung môi bằng thiết bị cô
quay chân không
bằng phương pháp ép còn chứa một số tạp chất khác nên phải qua quá trình tinh
luyện cơ học lắng và lọc để loại các tạp chất cơ học.
Cân 50-60g dầu hạt bí đỏ. Cho từ từ dung dịch NaOH 14 0Bé vào để trung hòa,
vừa cho vừa khuấy trộn kèm theo có gia nhiệt 40-45 oC. Cho tiếp dung dịch muối ăn
bão hoà vào để xúc tiến nhanh sự phân ly cặn xà phòng. Lắng và ly tâm loại cặn xà
phòng. Đổ dầu vào phễu chiết và loại hoàn toàn xà phòng bằng cách rửa với dung dịch
muối ăn bão hoà. Thử đến pH = 7.
Sau giai đoạn trung hòa tiếp tục tinh luyện dầu bằng bentonit và than hoạt tính.
Thời gian tẩy màu và mùi khoảng 1 giờ. Thực hiện quá trình này bằng cách chưng
cách thủy và khuấy hỗn hợp ở 70-80oC. Sau đó đem lọc tách bã bentonit và than hoạt
tính và sấy dầu trong tủ sấy ở 100-105oC cho tới khi khối lượng không đổi. Cuối cùng
xác định độ hấp thu của dầu sản phẩm.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Khảo sát quá trình ép
Bảng 1: Chỉ số vật lý và hiệu suất ép dầu của bột bí đỏ
Độ ẩm(%)
18.9

Độ tro (%)


5.22

Hiệu suất ép (%)
1,8

Nhận xét:
- Độ ẩm và độ tro của hạt bí đỏ tương đối cao.
- Hiệu suất ép dầu đạt được không cao. Khô dầu vẫn còn dầu, không đóng bánh
chặt do trong quá trình tách dầu từ hạt bí đỏ ta đã bỏ qua giai đoạn tách vỏ ra khỏ
nhân. Vỏ hạt cứng hơn nhân nên để ép dầu cùng một lượng như nhau thì phải gia tăng
áp lực rất nhiều so với ép khi chỉ có nhân không. Túi vải ép không chịu được áp lực
cao nên không thể gia áp cao theo yêu cầu. Do đó không vắt kiệt dầu trong bột. Đồng


thời túi vải cũng thấm hút một phần dầu ép thoát ra. Ngoài ra do vỏ hạt xốp nên nó
cũng chiếm giữ một lượng dầu
tỷ lệ thể tích dung môi : khối lượng bột
Nhận xét:
Hiệu suất trích dầu béo tăng dần khi tăng tỷ lệ dung môi từ 4:1 đến 6:1, sau đó
giảm nếu ta tăng lượng dung môi từ tỷ lệ 6:1 – 10:1. Ở khoảng tỷ lệ (8:1) – (10:1) hiệu
suất giảm thấp rõ rệt.
Quá trình trích ly xảy ra theo một số giai đoạn. Ở giai đoạn đầu trước tiên diễn
ra thấm ướt dung môi trên bề mặt, sau đó thấm sâu vào bên trong nguyên liệu tạo
mixen. Sau khi đẩy các bọt khí vào bên trong tế bào ra ngoài, mixen chiếm đấy các
khe vách trống đó và thực hiện hòa tan dầu trên lớp bề mặt cho đến khi có sự cân bằng
bên trong và bên ngoài nguyên liệu. Lượng dung môi càng nhiều thì quá trình trích ly
(hòa tan và khuếch tán) càng dễ, hiệu suất càng tăng. Nhưng với lượng dung môi quá
lớn, thì khả năng hoà tan các tạp chất tăng vì bên cạnh quá trình hoà tan dầu cũng xảy
ra quá trình hòa tan các tạp chất, các chất keo. Hai quá trình này cạnh tranh nhau nên
làm giảm khả năng hòa tan dầu. Ngoài ra, do chiết nóng nên có thể có một số thành

phần bị oxy hoá, polymer hóa thành các chất nhựa bám lên lớp bột làm ngăn cản quá
trình thẩm thấu của dung môi vào lớp bột.
3.2.2. Thời gian trích
Tỷ lệ thể tích dung môi : khối lượng bột = 6:1

Hình 2: Khảo sát hiệu suất trích ly dầu theo thời gian
Nhận xét :
Lúc đầu, hiệu suất trích ly tăng cao khi ta tăng thời gian trích ly. Hiệu suất cao
nhầt đạt tại t = 2 giờ, sau đó bắt đầu giảm nhẹ.
3.3. Khảo sát quá trình trung hòa dầu bí đỏ


Hình 3: Đồ thị biểu diễn hiệu suất thu hồi theo lượng NaOH 14oBé trung hòa

Hình 4: Đồ thị biểu biễn sự thay đổi chỉ số acid theo lượng NaOH trung hòa
Nhận xét:
Thể tích NaOH14oBé càng dùng thiết 40% thì hiệu suất trung hòa của quá trình
bắt đầu giảm mạnh, chỉ số acid đạt yêu cầu của dầu thực phẩm Av < 0.3, lúc này chỉ số
acid giảm không đáng kể khi tăng lượng xút. Mặc dù hiệu suất cao nhất (90.1%) khi
dùng dư xút 10% nhưng lúc này Av =3.663 quá cao, dầu không dùng cho thực phẩm
được nên điểm tối ưu là dùng xút dư 40%.
3.4. Khảo sát quá trình xử lý màu & mùi bằng các loại chất hấp phụ
3.4.1. Khảo sát khả năng tẩy màu của bentonite

Hình 5: Độ hấp thu A theo các loại và lượng bentonite dùng khử màu
Nhận xét:
Dầu sau khi khử màu với bentonite thì màu sáng hơn nhưng sắc vàng vẫn còn
đậm, khả năng tẩy màu tăng dần theo loại bentonite được xử lý với HCl có nồng độ
khác nhau. Mẫu dầu được xử lý bằng bentonite hoạt hóa với HCl 10% và 20 % có độ
hấp thu A tương đương và nhỏ hơn so với dầu xử lý bằng bentonite hoạt hóa HCl 5%.

Bentonite có bề mặt riêng tương đối lớn nên khi tăng hàm lượng của nó để tẩy màu thì
độ hấp thu A càng giảm. Bentonite xử lý với HCl 5% có bề mặt riêng nhỏ hơn so với
loại xử lý với HCl 10-20 % nên khi càng gia tăng hàm lượng thì loại này có hiện tượng
kết khối dễ hơn làm tăng khả năng thấm hút dầu nên giảm khả năng hấp phụ của nó
với chất màu.


Do vậy có thể chọn chế độ khử màu tối ưu là quá trình khử màu với
bentonite hoạt hóa với HCl 10% và lượng bentonite so với dầu là 1.5%.
Dầu sau khi khử màu theo cách trên được sấy tiếp ở 105 oC. Màu sắc dầu sau
giai đoạn sấy sáng trong rõ rệt, màu rất nhạt. Độ hấp thu A giảm mạnh sau giai đoạn
sấy. Do trong dầu có nước nên trong quá trình sấy, nước bay hơi có thể lôi kéo một
phần các chất có màu
Tài liệu tham khào
[1]. Chu Phạm Ngọc Sơn, Dầu mỡ trong sản xuất và đời sống, Nhà xuất bản Đại Học
Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh,1990.
[2]. Hamilton, R.J. and Bhati, A. (eds), Fats and oils: Chemistry and Technology,
London: Applied Science Puhlishers, 1980.
[3]. Kitrigin V.P., Chế biến hạt dầu, NXB Nông nghiệp, 1981.
[4]. Nguyễn Quang Lộc, Lê Văn Thạnh, Nguyễn Nam Vinh, Kỹ thuật ép dầu và chế
biến dầu mỡ thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1993.
[5]. Trần Thanh Trúc, Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm, Nhà xuất bản Đại Học
Cần Thơ thành phố Cần Thơ, 2005.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×