Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

VAI TRÒ của KHIẾU nại tố cáo và GIẢI QUYẾT KHIẾU nại tố cáo đối với VIỆC đảm bảo PHÁP CHẾ TRONG QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.06 KB, 3 trang )

VAI TRÒ CỦA KHIẾU NẠI TỐ CÁO VÀ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO ĐỐI
VỚI VIỆC ĐẢM BẢO PHÁP CHẾ
TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC

Có khá nhiều các biện pháp pháp lý để đảm bảo pháp chế
trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay, như: hoạt
động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm
tra của các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động xét xử của
tòa án nhân dân,.... và một hoạt động cũng rất quan trọng- đó
chính là hoạt động khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Đây có thể coi là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao


động trực tiếp tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
Để tìm hiểu rõ hơn về khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố
cáo, trong khuôn khổ bài tập lớn học kì, em xin chọn đề tài: “Phân
tích vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối
với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước”.








I. Những vấn đề lí luận
1. Khiếu nại, tố cáo
- “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,


công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình.”.
- “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định
báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi
vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Khiếu nại và tố cáo là hai thuật ngữ riêng biệt và có nhiều
điểm khác nhau:
Về chủ thể: khiếu nại có chủ thể là công dân, cơ quan, tổ chức
hoặc cán bộ, công chức. Còn tố cáo chỉ có một chủ thể là công
dân.
Về đối tượng: đối tượng của khiếu nại là quyết định hành
chính,hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức. Còn đối tượng của tố cáo là hành vi trái pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Về nguyên nhân phát sinh : Nguyên nhân phát sinh khiếu nại là
khi quyền, lợi ích của bản thân công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ công chức bị xâm phạm. Còn nguyên nhân phát sinh tố
cáo là khi tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích không chỉ của cá nhân mà còn cả
lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức hoặc công dân khác.
Về mục đích: mục đích của khiếu nại là khôi phục lại quyền, lợi
ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị



thiệt hại. Còn mục đích của tố cáo là phát giác, hạn chế, ngăn
chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích
của Nhà nước, tổ chức, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Giải quyết khiếu nại là việc xác minh , kết luận và ra quyết
định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.
- Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố
cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo.
Pháp luật qui định về một số cơ quan, hay cá nhân có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, như: chủ tịch ủy ban nhân dân
các cấp, các giám đốc Sở, chánh thanh tra các sở, bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, tổng thanh tra.....
3. Đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà
nước



×