Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên và bệnh viện a thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ HỒNG VÂN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN VÀ BỆNH VIỆN A THÁI
NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Thế Hùng

THÁI NGUYÊN, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Trần Thị Hồng Vân, học viên cao học lớp Khoa học môi trường
K19, khoá 2011-2013. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài "Đánh giá thực
trạng chất lượng môi trường Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên và
Bệnh viện A Thái Nguyên" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng. Số liệu và kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được


sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều
được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng 10 năm 2014

TÁC GIẢ

Trần Thị Hồng Vân


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài
Nguyên và Môi trường và các thầy giáo, cô giáo Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại
học của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Để hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập số liệu và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2014

TÁC GIẢ

Trần Thị Hồng Vân


3


4

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
MỤC

LỤC.............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................viii DANH
MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... ix DANH
MỤC CÁC HÌNH..................................................................................... xi MỞ ĐẦU
................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................
1
2. Mục tiêu đề tài.....................................................................................................
2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................
2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................
2

3. Yêu cầu đề tài ......................................................................................................
2
4. Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................
4
1.1.1. Cách xác định chất thải y tế ........................................................................... 4
1.1.2. Khuynh hướng phát thải chất thải y tế............................................................
5
1.1.2.1. Đối với chất thải y tế chung ........................................................................ 5
1.1.2.2. Chất thải y tế nguy hại ................................................................................
5
1.1.3. Nguồn và phân loại chất thải y tế ...................................................................
6
1.1.3.1. Nhóm chất thải lâm sàng (clinical waste): ...................................................
6


5

1.1.3.2. Nhóm chất phóng xạ ...................................................................................
6
1.1.3.3. Nhóm chất thải hoá học ..............................................................................
6
1.1.3.4. Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất ......................................................
6
1.1.3.5. Nhóm chất thải sinh hoạt ............................................................................
7



1.1.4. Khối lượng chất thải phát sinh ....................................................................... 7
1.1.5. Thành phần chất thải bệnh viện...................................................................... 8
1.1.6. Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khoẻ.................................. 9
1.1.6.1. Tác hại của chất thải y tế đối với sức khoẻ .................................................. 9
1.1.6.2. Sự tồn lưu tác nhân gây bệnh trong môi trường.........................................
11
1.2. Cơ sở pháp lý.................................................................................................. 11
1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 14
1.3.1. Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế tại Việt Nam................................... 14
1.3.2. Phát sinh chất thải y tế ................................................................................. 15
1.3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế ............................................................. 15
1.3.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế ............................................................. 16
1.3.2.3. Thành phần chất thải rắn y tế .................................................................... 18
1.3.3. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế ........................................... 19
1.3.4. Xử lý chất thải y tế....................................................................................... 22
1.3.4.1. Thực trạng công tác xử lý chất thải y tế tại Việt Nam................................ 22
1.3.4.2. Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế ................................ 24
1.3.4.3. Các phương pháp xử lý nước thải y tế ....................................................... 26
1.3.5. Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải y tế............................. 28
1.4. Cơ sở nghiên cứu ............................................................................................ 29
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 31
2.2. Nội dung đề tài ............................................................................................... 31
2.2.1. Tổng quan về bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên và bệnh viện A Thái Nguyên31
2.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường chất thải rắn, nước thải phát sinh................
31

2.2.3. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho hoạt động bảo
vệ môi trường tại Bệnh viện .................................................................................. 31


2.2.4. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên bệnh
viện về thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế .....................................................
31
2.2.5. Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản
lý môi trường tại bệnh viện.................................................................................... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 32
2.3.1. Phương pháp quan sát trực quan và đánh giá bằng bảng thang điểm ............
32
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra......................................
33
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu và so sánh........................................................ 34
2.3.3.1. Phân tích mẫu rác thải: cân định lượng mẫu rác thải y tế theo kế hoạch ....
34
2.3.3.2. Phân tích mẫu nước thải:........................................................................... 34
2.3.4. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu ........................................ 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 35
3.1. Thông tin chung về bệnh viện ......................................................................... 35
3.1.1. Thông tin chung Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ................... 35
3.1.2. Thông tin chung Bệnh viện A Thái Nguyên ................................................. 35
3.2. Đánh giá thực trạng môi trường chất thải rắn, nước thải phát sinh
từ bệnh viện........................................................................................................... 36
3.2.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn, nước thải phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa
TW Thái Nguyên................................................................................................... 36
3.2.1.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ................................................................ 36
3.2.1.2. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải ....................................................... 43
3.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn, nước thải phát sinh tại Bệnh viện A

Thái Nguyên ......................................................................................................... 49
3.2.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ................................................................ 49
3.2.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải ....................................................... 54
3.2.3. Đánh giá chung thực trạng môi trường chất thải rắn, nước thải tại bệnh viện
Đa khoa Trung ương và bệnh viện A Thái Nguyên ................................................ 58


3.3. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho hoạt động bảo
vệ môi trường tại Bệnh viện
....................................................................................... 59


3.3.1. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và đầu tư tại Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên................................................................................................. 59
3.3.1.1. Hệ thống nhân lực quản lý môi trường tại Bệnh viện ................................ 59
3.3.1.2. Đánh giá công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên .............................................................................. 60
3.3.2. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường và đầu tư cho BVMT tại Bệnh viện A
Thái Nguyên.......................................................................................................... 61
3.3.2.1. Hệ thống nhân lực quản lý môi trường tại Bệnh viện ................................ 61
3.3.2.2. Đánh giá công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường bệnh viện A
Thái Nguyên.......................................................................................................... 62
3.3.3. Đánh giá chung công tác đầu tư và quản lý môi trường tại bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên và bệnh viện A Thái Nguyên ........................................ 62
3.3.3.1. Đánh giá chung công tác đầu tư tại 2 bệnh viện ........................................ 62
3.3.3.2. Đánh giá chung công tác quản lý môi trường tại 2 bệnh viện .................... 64
3.4. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế bệnh
viện trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện ...........................
65
3.4.1. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế bệnh

viện trong bảo vệ môi trường tại bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên ................. 65
3.4.1.1. Đánh giá hiểu biết của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế về quy chế
quản lý chất thải y tế..............................................................................................
65
3.4.1.2. Đánh giá thái độ của cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện trong thực hiện quy
chế quản lý chất thải y tế .......................................................................................
70
3.4.2. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y tế bệnh
viện thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện A Thái Nguyên.......... 71
3.4.2.1. Đánh giá hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên về quy chế
quản lý chất thải y tế tại bệnh viện.........................................................................
71


3.4.2.2. Đánh giá thái độ của cán bộ, nhân viên và vệ sinh viên trong thực hiện quy
chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện ..................................................................
76


vii

3.4.3. Đánh giá chung sự hiểu biết và thái độ của cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh
viên tại 2 bệnh viện ............................................................................................... 77
3.5. Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý
môi trường tại bệnh viện........................................................................................
78
3.5.1. Giải pháp công nghệ .................................................................................... 78
3.5.2. Giải pháp về nhân lực .................................................................................. 79
3.5.3. Giải pháp nâng cao hiệu lực của chủ thể quản lý .......................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 80

1. Kết luận ............................................................................................................. 80
2. Kiến nghị........................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 82
I. Tài liệu tiếng Việt .............................................................................................. 82
II. Tài liệu tiếng Anh ............................................................................................. 83
III. Tài liệu Internet ............................................................................................... 84


8

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Tên ký hiệu

1.

ANTT

: An ninh trật tự

2.

BVMT

: Bảo vệ Môi trường

3.


BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

4.

BTCT

: Bê tông cốt thép

5.

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

6.

CTR

: Chất thải rắn

7.

DO

: Lượng oxy hòa tan

8.


ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

9.

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

10.

MPN

: Số vi khuẩn có thể lớn nhất

11.

MĐT

: Mức đầu tư

12.

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

13.


PL

: Pháp lý

14.

QLNN

: Quản lý Nhà nước

15.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

16.

CTNH

: Chất thải nguy hại

17.

SCR

: Song chắn rác

18.


TCCN

: Tiêu chuẩn cấp nước

19.

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

20.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam,

21.

XLNT

: Xử lý nước thải


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Lượng chất thải thay đổi theo từng nước ................................................. 7
Bảng 1.2: Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện ................................... 8

Bảng 1.3: Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng
bệnh viện ................................................................................................. 8
Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện ....................................... 8
Bảng 1.5: Tỷ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ vật sắc nhọn ............................................. 10
Bảng 1.6: Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế........................ 10
Bảng 1.7:. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế....................... 16
Bảng 1.8: Khối lượng chất thải y tế” của một số” địa phương năm 2009 ............... 17
Bảng 1.9: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện......................... 18
Bảng 1.10: Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các Bệnh viện trên địa
bàn Thành phố Hà Nội năm 2010 .......................................................... 20
Bảng 1.11: Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế tại một số
thành phố............................................................................................... 21
Bảng 3.1: Thống kê chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Bệnh viện ĐKTW Thái
Nguyên năm 2013 ................................................................................. 37
Bảng 3.2: Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế .................................... 40
Bảng 3.3: Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế .................................. 41
Bảng 3.4: Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế ......................................................... 42
Bảng 3.5: Thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện sau khi qua Hệ thống xử lý
nước thải AAO ...................................................................................... 44
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước thải Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
trước khi qua hệ thống xử lý nước thải AAO ......................................... 46
Bảng 3.7: Thực trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải y tế................................. 48
Bảng 3.8: Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước thải của bệnh viện A Thái
Nguyên trước khi qua hệ thống xử lý nước thải ..................................... 54
Bảng 3.9: Thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện A Thái Nguyên sau khi qua
hệ thống xử lý nước thải ........................................................................ 55


10


Bảng 3.10: Nhân lực trực tiếp thu gom, xử lý chất thải y tế tại BV ĐK.................. 60
Bảng 3.11: Nhân lực trực tiếp thu gom, xử lý chất thải y tế tại BVA ..................... 61
Bảng 3.12. So sánh công nghệ vi sóng và phương pháp thuê đốt hiện nay .............
63
Bảng 3.13: Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản
lý chất thải y tế tại BV ĐKTW .............................................................. 65
Bảng 3.14: Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức BV ĐKTW về
phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải ...........................................
65
Bảng 3.15: Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh viện
ĐKTW về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế ..................................... 66
Bảng 3.16: Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của Cán bộ, nhân viên y tế và vệ
sinh viên BV ĐKTW theo nhóm chất thải và theo mã màu .................... 67
Bảng 3.17: Bảng thể hiện mối quan hệ giữa tập huấn và hiểu biết ......................... 68
Bảng 3.18: Hiểu biết của CB, nhân viên y tế và vệ sinh viên BV ĐKTW về tác hại của
chất thải y tế đối với người tiếp xúc ................................................ 69
Bảng 3.19: Hiểu biết của CB, nhân viên y tế và vệ sinh viên BV ĐKTW về các đối
tượng dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế................................................
69
Bảng 3.20: Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại BV ĐKTW ...... 70
Bảng 3.21: Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản
lý chất thải y tế tại BV A ....................................................................... 71
Bảng 3.22: Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức BV A về phân loại
chất thải y tế theo nhóm chất thải.................................................... 71
Bảng 3.23: Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh viện A về
mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế.......................................................
72
Bảng 3.24: Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của Cán bộ, nhân viên y tế và vệ
sinh viên A theo nhóm chất thải và theo mã màu ...................................
73

Bảng 3.25: Bảng thể hiện mối quan hệ giữa tập huấn và hiểu biết ......................... 74
Bảng 3.26: Hiểu biết của CB, nhân viên y tế và vệ sinh viên BV A về tác hại của chất
thải y tế đối với người tiếp xúc ....................................................... 75


11

Bảng 3.27: Hiểu biết của CB, nhân viên y tế và vệ sinh viên BV A về các đối tượng dễ
bị tổn thương bởi chất thải y tế.......................................................... 75
Bảng 3.28: Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại BV A ................ 76


12

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Biểu đồ thành phần CRT y tế dựa vào đặc tính lý hóa học ....................... 9
Hình 1.2. Biểu đồ tình hình xử lý chất thải y tế của hệ thống cơ sở các cấp ........... 22
Hình 3.1: Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn tại Bệnh viện .......................... 40
Hình 3.2: Sơ đồ Phương án thoát nước mưa, nước thải bệnh viện ..........................
47
Hình 3.3: Mô hình quản lý rác thải y tế có hiệu quả............................................... 50
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò đốt rác y tế ........................................ 52
Hình 3.5: Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn của bệnh viện ........................
53
Hình 3.6 : Sơ đồ CN HTXL nước thải cải tạo, nâng cấp của Bệnh viện A
Thái Nguyên.......................................................................................... 57
Hình 3.7: Sơ đồ hệ thống nhân lực quản lý môi trường bệnh viện ..........................
59
Hình 3.8. Biểu đồ hiểu biết về phân loại nhóm Chất thải y tế................................. 66

Hình 3.9: Biểu đồ hiểu biết về mã màu dụng cụ y tế .............................................. 67
Hình 3.10: Biểu đồ hiểu biết về phân loại CTYT theo nhóm chất thải và mã màu
dụng cụ y tế ...........................................................................................
68
Hình 3.11: Biểu đồ hiểu biết về Phân loại CTYT theo nhóm chất thải của CB, NV
bệnh viện A ........................................................................................... 72
Hình 3.12: Biểu đồ hiểu biết về mã màu dụng cụ y tế của CB, NV y tế bệnh viện A
Thái Nguyên.......................................................................................... 73
Hình 3.13: Biểu đồ hiểu biết về PLCTYT tại bệnh viện A Thái Nguyên ................ 74


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
ngày càng tăng của nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được
tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ
thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất
thải nguy hại. Theo tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có
khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn, 5% là chất thải độc hại như chất phóng xạ,
chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và
điều trị bệnh, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền
mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm
trùng bệnh viện và tỷ lệ bệnh tật của cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp
giáp[11].
Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam hiện nay có xấp xỉ 1050 bệnh viện, hơn
10000 trạm y tế xã cùng với các viện nghiên cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng, cơ
sở sản xuất dược phẩm, các cơ sở này thải ra lượng rác thải y tế khổng lồ, riêng
chất thải rắn là hơn 400 tấn mỗi năm (Bộ Y tế, 2007)[11]. Tuy nhiên với lượng rác

thải khổng lồ mới chỉ có 1/3 được đốt bằng lò hiện đại, số còn lại được thiêu ngoài
trời, đốt bằng lò thủ công, chôn trong khuôn viên bệnh viện hoặc thải ra bãi rác
chung dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan mầm bệnh rất cao[9].
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải y tế gây ra ngày càng bức xúc thì
việc trang bị cho các bệnh viện, trạm y tế các kiến thức cũng như trang thiết bị để
xử lý rác thải y tế là nhu cầu cấp bách hiện nay [8].
Thái Nguyên là một trong những tỉnh trung tâm của khu vực miền núi phía
Bắc nên trong những năm qua không chỉ công tác nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh mà được sự quan tâm của Bộ Y tế, UBND tỉnh đã đầu tư nâng cấp chất lượng
các hệ thống xử lý nước thải, rác thải đặc biệt là tại các Bệnh viện có quy mô lớn
với lượng bệnh nhân thường xuyên cao như Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên[14]. Tuy nhiên nhằm nâng cao chất lượng


2

môi trường tại các bệnh viện thì ngoài các hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn còn cần
phải có hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, được
sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường và Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Thế Hùng, tôi tiến hành luận văn: "Đánh giá thực trạng chất lượng môi
trường Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên".
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng chất lượng và công tác quản lý môi trường và đề xuất
được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng môi trường chất thải rắn và nước thải phát sinh
từ bệnh viện.
- Đánh giá được hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho hoạt

động bảo vệ môi truờng tại bệnh viện
- Đánh giá được hiểu biết và thái độ của cán bộ, vệ sinh viên và nhân viên y
tế bệnh viện trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý môi
trường tại bệnh viện.
3. Yêu cầu đề tài
- Số liệu điều tra và phân tích phải đảm bảo tính khách quan và đảm bảo độ
tin cậy. Đưa ra các đánh giá đảm bảo tính khách quan với thực trạng môi trường
và công tác quản lý môi trường tại bệnh viện.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
4. Ý nghĩa đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là một bước tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các nguồn gây ô
nhiễm của chất thải Y tế tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của
tỉnh


3

Thái Nguyên. Ngoài ra đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học,
điều tra về công tác quản lý chất thải y tế Bệnh viện và giúp cho các nhà quản lý về
môi trường có những chính sách và công tác quản lý môi trường chặt chẽ hơn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường Y tế
của một số bệnh viện tỉnh Thái Nguyên.
Tìm hiểu được mức độ ô nhiễm của ngành Y tế, đưa ra những định
hướng đúng đắn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cách xác định chất thải y tế
Chất thải y tế: Là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động
khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, xét nghiệm, chuẩn đoán, các
hoạt động trong công tác phòng bệnh, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về
y sinh học. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và khí. Chất thải y tế thường bao
gồm cả các loại chất thải có đặc tính và tác động đối với môi trường sức khoẻ giống
như các chất thải thông thường khác.[4]
Để xác định nguồn phát thải, tải lượng của chất thải y tế nói chung và tỷ lệ
chất thải rắn nguy hại nói riêng có rất nhiều cách đánh giá khác nhau và chưa
thực sự thống nhất.
Một cách tiếp cận thuyết phục để có thể dự báo, ước lượng chất thải y tế nói
chung và số lượng hay tỷ lệ chất thải y tế nguy hại nói riêng phải dựa vào các yếu tố
sau như:
 Số lượng, đặc điểm, phạm vi cứu chữa, qui mô khám bệnh, điều trị của
tất
cả các cơ sở y tế.
 Số lượng giường bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế có giường bệnh từ
tuyến huyện và tương đương trở lên bao gồm cả các bệnh viện do ngành y tế
quản
lý và do các ngành khác quản lý.
 Lượng chất thải y tế phát thải mỗi ngày xác định theo giường bệnh
(giường bệnh của cấp bệnh viện) mỗi ngày.
Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trên tổng chất thải y tế chung của giường bệnh
(giường bệnh cấp bệnh viện) mỗi ngày.[4]
Trên cơ sở này, có thể áp dụng ước lượng khối lượng chất thải của bệnh viện
cụ thể của khu vực, thậm chí có thể ước lượng khối lượng chất thải rắn cho phạm vi

toàn quốc. Các cơ sở y tế ở Việt Nam chủ yếu thuộc ngành y tế được tổ chức phân
bố theo 4 cấp:
 Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y Tế


5

 Các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh.


6

 Các cơ sở y tế tuyến huyện.
 Các cơ sở y tế tuyến xã và tương đương.
Trong đó, qui mô bệnh viện có từ tuyến huyện gọi là bệnh viện huyện,
tuyến tỉnh gọi là bệnh viện tỉnh và tuyến sau cùng là các bệnh viện tuyến Trung
Ương. Đa số các bệnh viện của các tuyến là qui mô bệnh viện đa khoa, một số bệnh
viện chuyên khoa. Các bệnh viện nêu trên là các cơ sở y tế có giường bệnh,
thường xuyên hoạt động khám chữa bệnh và cũng thường xuyên phát thải chất
thải rắn y tế.[4]
1.1.2. Khuynh hướng phát thải chất thải y tế
1.1.2.1. Đối với chất thải y tế chung
Tổng lượng chất thải y tế chung ít biến đổi do tổng số giường bệnh tương
đối ổn định. Mặc dù có sự gia tăng số giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện
trở lên trong các giai đoạn từ 1995 tới nay nhưng số giường bệnh tại các cơ sở y tế
khác như trạm y tế cơ quan, điều dưỡng lại giảm.[10]
1.1.2.2. Chất thải y tế nguy hại
Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có một trong các thành phần như:
máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan con người, động vật,
bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ

dùng trong y tế. Nếu những chất này không được huỷ sẽ gây nguy hại cho môi
trường và sức khoẻ con người.[29]
Tuy tổng thải chung chất thải y tế tăng ít hoặc chỉ tăng nhẹ, nhưng lượng
chất thải y tế nguy hại phải xử lý đặc biệt lại gia tăng lên theo thời gian do 2 xu thế
sau:
 Tăng tỷ lệ sử dụng các dụng cụ dùng một lần như kim bơm tiêm, đè lưỡi,
găng tay phẫu thuật, ống thông, túi thu dịch dẫn lưu, bông băng, vải trải phẫu
thuật, quần áo phẫu thuật.v.v.
 Tăng số lượng các giường bệnh ở cơ sở điều trị từ tuyến huyện và
tương
đương trở lên.


7

 Ngày càng ứng dụng nhiều hơn các kỹ thuật cao trong tất cả các khâu từ
khám bệnh, xét nghiệm, chuẩn đoán và điều trị.[29]


8

1.1.3. Nguồn và phân loại chất thải y tế
Việc phân loại và xác định chất thải y tế của đa số các nước trên thế giới, kể
cả các nước trong khu vực cũng như hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO)
khá nhất quán và nhìn chung đều bao gồm các loại chính như sau[24]:
1.1.3.1. Nhóm chất thải lâm sàng (clinical waste):
Bao gồm 5 phân nhóm khác nhau
- Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn (infectious waste): vật liệu thấm máu,
dịch, băng gạc, bông băng, túi đựng dịch, dẫn lưu v.v.
- Nhóm B: các vật sắc nhọn (sharps): như các loại kim tiêm, lưỡi dao mổ,

dao lam dùng trong y tế, ống thuốc tiêm vỡ v.v.
- Nhóm C: chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét
nghiệm như găng tay, lam kính, bệnh phẩm v.v.
- Nhóm D: (chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, bị nhiễm
khuẩn, thuốc gây độc tế bào kể các lọ thuốc đã được sử dụng nhưng còn tồn lưu
dư lượng, và hoá chất có tính gây độc đối với tế bào.
- Nhóm E: bệnh phẩm (pathological waste): nhóm này bao gồm các mô và cơ
quan người, động vật, một phần chi thể bị cắt bỏ do các can thiệp phẫu thuật
(cần lưu ý là đối với nhóm chất thải này thì ngay cả khi chúng không chứa nguồn
lây nhiễm nhưng cũng vẫn có khả năng gây ra tác động tâm lý rất mạnh).[17]
1.1.3.2. Nhóm chất phóng xạ
Nhóm chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hoá trị
liệu và nghiên cứu như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn có sử dụng
hoặc bị nhiễm các đồng vị phóng xạ.[18]
1.1.3.3. Nhóm chất thải hoá học
Chất thải hoá học bao gồm các hoá chất có thể không gây nguy hại như
đường, axit béo, axít amin, một số loại muối v.v. và hoá chất nguy hại như phócman-đê-hít, hoá chất quang học, các dung môi, hoá chất dùng để diệt khuẩn y tế và
dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong khử trùng, tẩy uế, thanh
trùng v.v.[24]
1.1.3.4. Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất
Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy,


×