Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THỰC HÀNH SINH HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.65 KB, 23 trang )

1


Mục lục
Nội dung
Phần I. Mở đầu
I. Lý do chọn chuyên đề
II.Phạm vi và mục đích của chuyên đề
III Phương pháp nghiên cứu
Phần II. Nội Dung
I. Quy trình thiết kế giáo án dạy dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh:
II. Kỹ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh
III. Soạn giảng các bài thực hành sinh học 8 theo định hướng
phát triển năng lực học sinh .
1. Hệ thống bài thực hành trong học kì I sinh học 8
2. Thiết kế giáo án minh họa:
Tiết 12- Bài 12: Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy
xương
Tiết 20- Bài 19: Thực hành sơ cứu cầm máu
Tiết 24- Bài 23: Thực hành hô hấp nhân tạo
Phần III. Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang
3
4
4
5
6
7


7
9
9
14
19
23
24

Phần I. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện nghị quyết trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm
2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang
thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính
hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một

2


chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ
yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong
và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là
chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên
đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn
nhau của học sinh. Như vậy khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động
học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò

tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lí sao cho
học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng kiến thức. Quá trình dạy học là quá trình
hoạt động của giáo viên và của cả học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa
giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.
Trong khi đó, Sinh học 8 cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học
về đặc điểm cấu tạo, hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể con
người. Trên cơ sở đó giáo dục học sinh biết cách vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo
vệ và tăng cường sức khỏe bản thân. Đồng thời cũng rèn luyện các kĩ năng
nghiên cứu bộ môn cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu trên, việc dạy sinh học
8 cần phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trang bị các kiến thức, phát triển năng
lực nhận thức, rèn kĩ năng và nhiệm vụ giáo dục tư tưởng cho học sinh như
nhiệm giảng dạy sinh học 8 đã nêu trên. Để đạt được kết quả đó không thể
không kể đến vai trò của các tiết thực hành. Tuy rằng chúng chiếm thời lượng ít
7/70 tiết trong năm học, nhưng qua các tiết thực hành giúp học sinh rèn luyện
các năng lực cần có cho mỗi học sinh trong cuộc sống hàng ngày.
Từ lí do trên, chúng tôi làm chuyên đề “ Dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh trong dạy học thực hành sinh học 8”
II. Phạm vi, mục đích của chuyên đề
1. Phạm vi của chuyên đề
- Chuyên đề tập trung vào các bài thực hành trong học kì I sinh học 8.
- Đối tượng áp dụng : học sinh lớp 8 THCS.
- Bài dạy thực nghiệm của chuyên đề dự kiến dạy trong 1tiết .
2. Mục đích chuyên đề
- Trao đổi với đồng nghiệp, đồng thời thống nhất mẫu giáo án dạy học theo
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; cách thức tổ chức hoạt động học của
học sinh theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ lên lớp.
- Thông qua chuyên đề xây dựng phương pháp tổ chức một tiết dạy thực hành
có hiệu quả, giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động,
3



phát triển kĩ năng thực hành và năng lực tự giải quyết, xử lí các tình huống xảy
ra trong đời sống hằng ngày, đồng thời qua đó giúp học sinh hứng thú hơn với
môn học.
III. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề
- Nghiên cứu lý luận: Tham khảo và đọc tài liệu có liên quan đến chuyên đề.
- Nghiên cứu thực tiễn: Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp định hướng
phát triển năng lực học sinh tiến hành thực nghiệm tại lớp 8.
- Kiểm nghiệm.
Vận dụng phương pháp tổ chức các bài thực hành Sinh học 8 và thực tiễn
giảng dạy, tiến hành kiểm tra các mặt giảng dạy so sánh các mặt:
+ Việc nắm nội dung kiến thức của học sinh được thể hiện bằng các sản
phẩm của hoạt động thực hành
+ Khả năng sáng tạo, vận dụng thực tế của học sinh
+ Rèn luyện các kĩ năng bộ môn, Đặc biệt là kĩ năng cố định xương, cầm
máu, hô hấp nhân tạo, băng bó vết thương....
- Tổng kết rút kinh nghiệm
Từ những kết quả đạt được, từ những vấn đề con thiếu sót thể hiện trên sản
phẩm của hoạt động thực hành, tiến hành phân tích đánh giá, bổ sung phương
pháp phát huy các thế mạnh và khắc phục tồn tại đểhoàn thiện phương pháp
giảng dạy các bài thực hành sinh học 8.

Phần II. NỘI DUNG
I. Quy trình thiết kế giáo án dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh:
1: Xác định mục tiêu bài học.
- Mục tiêu của bài học được xác định trên chuẩn kiến thức, kĩ năng và trình độ
nhận thức thực tế của học sinh trong lớp, trong trường sao cho phù hợp khả thi.
- Mục tiêu bài học cần cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng bắt đầu bằng các cụm từ. Ví
dụ: Nêu được..., Làm được..., Phân biệt được....Không nên xác định một cách

chung chung theo cách cũ: Giúp học sinh hiểu được..., Nắm được...
- Nếu trong lớp có nhiều học sinh trình độ khác nhau, giáo viên cần đưa ra các
mục tiêu học cho các nhóm cụ thể này.
- Mục tiêu dạy học cần xác định được năng lực học sinh cần đạt trong mỗi bài
học.
2: Chuẩn bị

4


- Trong khâu chuẩn bị cần chỉ rõ các công việc chuẩn bị của giáo viên và học
sinh.
- Đồ dùng dạy học:
+ Đồ dùng dạy học của giáo viên
+ Đồ dùng học tập của học sinh cần phải có.
3: Các hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học :
3.1. Tình huống xuất phát( khởi động)
Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức
được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài mới. Tình huống học tập được đưa ra
dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh nhằm bộc
lộ “cái” học sinh đã biết, đồng thời giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và
muốn biết thông qua hoạt động này.
Lưu ý: Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức
mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt
động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục
hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
Bố cục khi soạn cần xác định được : 1. Mục đích:
2. Nội dung:
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học
sinh:

4. Kỹ thuật tổ chức
3.2.Hình thành kiến thức mới:
Mục đích của hoạt động này giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ
năng mới và đưa ra các kiến thức, kĩ năng mới vào hệ thống kiến thức, kĩ năng
của bản thân. Giáo viên giúp học sinh xây dựng được những kiến thức mới
thông qua các hoạt động thí nhiệm; thực hành; trải nghiệm sáng tạo...
Lưu ý: Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của sinh thể
hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên chốt kiến thức
mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng.
Bố cục khi soạn cần xác định được : 1. Mục đích:
2. Nội dung:
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học
sinh:
4. Kỹ thuật tổ chức
3.3. Luyện tập:
Mục đích của họat động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ
năng vừa lĩnh hội được. Trong hoạt động này, học sinh được yêu cầu áp dụng
trực tiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ viết thu hoạch...
Lưu ý: Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn vấn đề cơ
bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ nội dung viết
thu hoạch để học sinh ghi nhận và vận dụng.
Bố cục khi soạn cần xác định được : 1. Mục đích:
5


2. Nội dung:
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học
sinh:
4. Kỹ thuật tổ chức
3.4. Vận dụng mở rộng:

Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/ vần đề trong cuộc sống ở
gia đình, địa phương...
Lưu ý: Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả
học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể
thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện.
Bố cục khi soạn cần xác định được : 1. Mục đích:
2. Nội dung:
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học
sinh:
4. Kỹ thuật tổ chức
II. Kỹ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh
Mỗi hoạt động học của học sinh phải thể hiện rõ mục đích, nội dung, kĩ thuật
tổ chức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Phương
thức hoạt động của học sinh thể hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử
dụng. Có nhiều kĩ thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn
luyện các kĩ năng khác nhau cho học sinh. Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học
tích cực nào thì việc tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh đều phải thực hiện
theo các bước:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh phải rõ ràng và phải rõ ràng và
phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh
hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp
dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học
sinh tiếp nhận và sẵn sang thực hiện nhiệm vụ.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học
tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện
pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng học sinh bị “bỏ quên”
trong quá trình dạy học.

3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
Yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật
dạy học tích cực được sử dụng; giáo viên cần khuyến khích cho học sinh trao
đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm
nảy sinh hợp lí.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

6


Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện
nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân
tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận
của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thong qua
hoạt động.
III. Soạn giảng các bài thực hành sinh học 8 theo định hướng phát triển
năng lực học sinh .
1. Hệ thống các bài thực hành trong học kì I sinh học 8:
Tên bài
Mức độ cần đạt
Tiết 5- Bài 5: -Kiến thức:Học sinh quan sát và vẽ các tế bào đã làm sẳn:tế bào
Thực
hành niêm mạc miệng(mô biểu bì),mô cơ vân,mô sụn ,mô
quan sát tế xương.phân biệt được các bộ chính của TB: màng sinh
bào và mô
chất,chất TB và nhân.
-Kĩ năng :Rèn luyện kỹ năng làm thực hành ,quan sát và vẽ các
loại mô.
Kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng chia sẻ thông tin, kĩ
năng quản lí thời gian, đảm bảo trách nhiệm ; viết thu hoạch.

-Thái độ :Làm việc kiên trì,an toàn và khoa học trong thực
hành.
- Năng lực phát triển :
Năng lực tư duy; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề;
năng lực tự quản lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng
lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán.
Tiết 12- Bài -Kiến thức:Học sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy
12:
Thực xương.
hành tập sơ
Biết băng bó cố định xương khi bị gãy.
cứu và băng -Kĩ năng : Rèn luyện thao tác băng bó xương cẳng tay và
bó cho người xương cẳng chân.
gãy xương
Kĩ năng ứng phó với tình huống, kĩ năng hợp tác,
tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng quản lí thời gian, đảm bảo
trách nhiệm ; viết thu hoạch.
-Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn tránh gãy xương.
- Năng lực phát triển :
Năng lực tư duy; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề;
năng lực tự quản lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng
lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán.
Tiết 20- Bài -Kiến thức:Học sinh phân biệt được vết thương động mạch,
19:
Thực tĩnh mạch hay mao mạch
hành sơ cứu
Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu mất
cầm máu
nhiều máu.
- Kĩ năng:Xác định được các vị trí sơ cứu động mạch chủ yếu

trên cơ thể. Biết cách băng bó hoặc làm garô.
7


Kĩ năng hợp tác, ứng xử giao tiếp, giải quyết vấn đề,
thu thập và xử lí thong tin, quản lí thời gian và đảm nhận trách
nhiệm, viết báo cáo.
- Thái độ:Có ý thức băng bó cho người bị thương.
- Năng lực phát triển :
Năng lực tư duy; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề;
năng lực tự quản lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng
lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán.
Tiết 24- Bài -Kiến thức:
23:
Thực Học sinh hiểu được cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo là
hành hô hấp phục hồi phản xạ hô hấp, từ đó tạo ra xung thần kinh kích thích
nhân tạo
trung khu hô hấp ở hành tủy để phục hồi phản xạ hô hấp.
Xác định được trình tự các bước hô hấp nhân tạo.
- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng sơ cứu ngạt thở- làm hô hấp
nhân tạo.
Kĩ năng ứng phó với tình huống ; thu thập và xử lí
thông tin ; hợp tác lắng nghe tích cực ; quản lí thời gian, đảm
bảo trách nhiệm ; viết thu hoạch.
- Thái độ : Giáo dục tính kiến trì, nhanh nhẹ và lòng thương
người.
- Năng lực phát triển :
Năng lực tư duy; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề;
năng lực tự quản lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng
lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán.

Tiết 26- Bài -Kiến thức: Học sinh đặt các thí nghiệm để tìm hiểu điều kiện
26:
Thực đảm bảo cho enzim trong nước bọt hoạt động.
hành
Tìm Biết phân tích và rút ra kết luận( vai trò, tính chất của enzim)
hiểu
hoạt từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm và đối chứng.
động
của - Kĩ năng : Rèn kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
enzim trong
Rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin, hợp tác giao tiếp,
nước bọt
lắng nghe tích cực, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm và
viết thu hoạch.
- Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận bền bỉ và làm việc một cách
khoa học.
- Năng lực phát triển :
Năng lực tư duy; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề;
năng lực tự quản lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng
lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán Năng lực tư duy;
năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng
lực tự quản lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng
lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán.
2. Thiết kế giáo án minh họa:
8


Tiết 12- Bài 12: THỰC HÀNH TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:
- Học sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
- Biết băng bó cố định xương khi bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay.
2.Kĩ năng :
- Rèn luyện thao tác băng bó xương cẳng tay và xương cẳng chân.
- Kĩ năng ứng phó với tình huống
- Kĩ năng hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm bảo trách nhiệm ; viết thu hoạch.
3.Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn tránh gãy xương.
4. Năng lực:
- Phát triển năng lực tự quản lý
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Phát triển năng lực thực hành
- Phát triển năng hợp tác nhóm
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo
- Hình thành và phát triển năng lực tự học.
- Hình thành và phát triển năng lực tư duy.
- Phát triển năng lực tính toán
II. Phương tiện dạy học :
1. Giáo viên:
- Hai thanh nẹp dài 30 cm- 40 cm, rộng 4- 5 cm. Nẹp bào nhẵn, dày chừng
0,6- 1 cm. Bốn cuộn băng y tế; bốn miếng vải sạch, kích thước 20 x 40 cm, hoặc
bằng gạc y tế.
- Tranh phóng to H12.1, 12.2, 12. 3, 12.4 sgk
- Đoạn phim miêu tả các bước thực hành sơ cứu, băng bó cố định
- Máy ảnh, máy chiếu, máy vi tính.
2. Học sinh: Mỗi nhóm học sinh( 4 đến 5 em) cần có :
- Hai thanh nẹp dài 30 cm- 40 cm, rộng 4- 5 cm. Nẹp bào nhẵn, dày chừng 0,6
- 1 cm.

- Bốn cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m ( có thể thay thế bằng vải sạch xé
thành dải rộng 4 -5 cm, khâu thành băng dài 2m).
- Bốn miếng vải sạch, kích thước 20 x 40 cm, hoặc bằng gạc y tế.
III.Tổ chức hoạt động học:
Hoạt động 1 . khởi động :
1. Mục đích :
- HS nêu được các nguyên nhân dẫn tới gãy xương.

9


- HS giải thích vì sao gãy xương lại liên quan đến lứa tuổi ?
- HS biết cách bảo vệ xương, khi tham gia giao thông và khi tập thể dục và
tham gia lao động.
- HS đưa ra được hướng giải quyết khi gặp người bị gãy xương.
2. Nội dung:
- Nguyên nhân gãy xương:tai nạn giao thông,lao động và những sơ suất trong
cuộc sống.
- Sự gãy xương liên quan đến lứa tuổi: ở người già tỉ lệ cốt giao giảm,nên
xương xốp giòn và dễ gãy hơn người trẻ.
- Khi tham gia giao thông, phải tuân theo luật lệ giao thông.
- Khi gặp người bị gãy xương,chúng ta không nên nắn chỗ xương gãy,vì xương
gãy nhọn và sắc đâm vào mạch máu, cơ, dây thần kinh, gây rách cơ, da, đâm
thủng mạch máu gây mất máu có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Các thao tác thực hiện khi gặp người bị gãy xương.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
- HS chỉ ra được các nguyên nhân làm gãy xương.
- HS chỉ ra được các biện pháp bảo vệ xương khi tham gia vào các hoạt động
sống hàng ngày.
- HS chỉ ra được các thao tác các cần thực hiện khi gặp người bị gãy xương.

- HS có thể chưa đưa ra được các nguyên nhân khác xảy ra trong cuộc sống.
- HS có thể thực hiện các thao tác xử lí cho người gãy xương còn vụng về
4. Kỹ thuật tổ chức: ( 10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS quan sát hình ảnh các tình huống dẫn Học sinh quan sát, nghiên
đến gãy xương, thảo luận nhóm, hoàn thành các
cứu sgk, thảo luận, trả lời
câu hỏi :
câu hỏi và rút ra kiến thức.
- Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
- Vì sao gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
- Khi tham gia giao thông phải chú ý điều gì?
- Khi gặp người bị gãy xương,ta nên nắn chỗ
xương gãy không?
- Gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện
ngay thao tác gì?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức :
1. Mục đích :
- Nắm được các bước tiến hành sơ cứu, băng bó cố định cho người gãy xương.
- Thực hiện đúng các thao tác thực hành sơ cứu, băng bó cố định cho người bị
gãy xương.
2. Nội dung :
2.1 Phương pháp sơ cứu
2.2 Phương pháp băng bó cố định
10


3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh :
3.1 Nội dung 1: Phương pháp sơ cứu :

- HS thực hiện đúng, đủ các thao tác như SGK ; các thao tác có thể chưa thuần
thục, còn ngượng, lúng túng, mắc lỗi( đặt tay gãy xương chưa đúng tư thế ; chưa
biết cách buộc cố định; quên lót gạc hay vải dưới tay ; phối hợp các thao tác
chưa đúng…)
- HS có thể chưa hiểu được ý nghĩa của từng động tác thực hành.
- HS có thể chưa hợp tác khi thực hành( cười đùa, xấu hổ, chưa tự tin...).
3.2 Nội dung 2: Phương pháp băng bó cố định :
- HS thực hiện đúng, đủ các thao tác như SGK; các thao tác có thể chưa thuần
thục, còn ngượng, lúng túng, mắc lỗi (quấn vải không đều, không chặt tay, làm
dây đeo chưa đúng kích thước …)
- HS có thể chưa hiểu được ý nghĩa của từng động tác thực hành.
- HS có thể chưa hợp tác khi thực hành( cười đùa, xấu hổ, chưa tự tin...).
4. Kỹ thuật tổ chức :
Hoạt động 1: Phương pháp sơ cứu( 10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Treo H12.1 sgk, chiếu phim các HS nghiên cứu các thao tác thực
thao thực hiện sơ cứu cho người gãy hiện sơ cứu cho người gãy xương
cẳng tay.
( gãy xương cẳng tay)
- GV: Hướng dẫn cách đặt nẹp dưới tay Thực hiện theo nhóm.
gãy xương, cách lót trong nẹp bàng vải
(gạc) ở các chỗ đầu xương, cách buộc
định vị nẹp. Giải thích ý nghĩa của từng
động tác thực hành.
- GV lưu ý cho HS cách xử lý khi gặp
nạn nhân bị gãy xương kèm theo xây
sát.
Hoạt động 2: Phương pháp băng bó cố định (10 phút)
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
- GV: Treo H12.2- 12.3- 12.4 sgk, chiếu HS nghiên cứu các thao tác
phim các thao tác thực hiện băng bó cố định thực hiện băng bó cố định; thực
cho người gãy xương cẳng tay.
hành theo nhóm
- GV: Hướng dẫn cách quấn băng, cách
buộc dây đeo cẳng tay vào cổ. Giải thích ý
nghĩa của từng động tác thực hành.
- GV: Chiếu phim giới thiệu phương pháp
sơ cứu, băng bó cố định khi gãy xương đùi .
Hoạt động 3. luyện tập
1. Mục đích

11


Củng cố các thao tác thực hành của phương pháp sơ cứu, băng bó cố định cho
người gãy tay.
2. Nội dung
- Quan sát phim
- Viết bài thu hoạch :
* Phương pháp sơ cứu :
+ Đặt nạn nhân nằm yên
+ Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
+ Đặt nẹp tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc
hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.
+ Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
Lưu ý : nếu gãy xương cẳng tay thì chỉ dung 1 nẹp đỡ lấy cẳng tay.
* Băng bó cố định :
+ Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương

Cách băng : băng từ trong ra cổ tay, quấn theo kiểu lợp mái ngói, cần quấn
chặt tay.
+ Làm dây đeo cẳng tay vào cổ.
Yêu cầu : Dây đeo dài vừa phải sao cho cẳng tay vuông góc với người.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh :
HS viết được báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị
gãy xương cẳng tay mốt cách chính xác.
4. Kỹ thuật tổ chức : ( 10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS trình bày lại các nguyên - Nhớ lại kiện thức vừa học, thảo
nhân làm cho gãy xương, cách loại bỏ các luận, thống nhất, trả lời câu hỏi
nguyên nhân đó.
theo yêu cầu.
- Hoàn thiện bài viết báo cáo tường trình - Trình bày trước lớp nội dung
trong bài viết báo cáo thu hoạch.
theo hướng dẫn trong SGK.
- Yêu cầu một nhóm thực hiện lại các thao
tác thực hành sơ cứu và băng bó cố định
cho người gãy xương tay đã học được.
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng :
1. Mục đích :
- HS biết cách xử lý khi gặp nạn nhân bị gãy xương cẳng tay, xương đùi.
- Cách bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông, chơi thể thao, các hoạt động
sống hàng ngày...
2.Nội dung :
- Lựa chọn dụng cụ hỗ trợ phù hợp với thực tế để sơ cứu , băng bó cho người
gãy xương một cách an toàn hợp lý.
- Đưa ra phương án và cách thức cứu nạn phù hợp nhất, không gây hại cho nạn
nhân.

12


- Nắm được thao tác sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương đùi.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh :
- HS biết đánh giá tình hình, mức độ nguy hiểm của nạn nhân.
- HS biết lựa chọn và đưa ra quyết định thực hiện các thao tác sơ cứu băng bó
nhanh nhất.
- HS có thể chưa tìm hiểu hay gặp khó khăn khi giải quyết tình huống thấy
người bị gãy xương đùi…
4. Kỹ thuật tổ chức : ( 5 phút)
GV
HS
Đưa ra tình huống :
Thảo luận đưa ra cách giải quyết
Việt, Nam cùng các bạn trong xóm của bản thân trước các tình huống xảy
chơi trốn tìm. Nam trọn cách trốn trèo ra.
lên cây, Việt chọn cách trốn núp sau Tự rút ra bài học cho mình.
đống gạch. Nhưng vì bị phát hiện bất
ngờ làm hai bạn giật mình, Nam thì bị
ngã từ trên cây xuống đất, Việt thì
loạng choạng làm gạch rơi vào chân.
Kết quả là một người thì bong gân,
một người thì gãy tay.
Trước tình huống trên em sẽ xử lí như
thế nào ?
Em có lời khuyên gì cho các bạn của
mình ?
Tiết 20- Bài 19: THỰC HÀNH SƠ CỨU CẦM MÁU
I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch
hay mao mạch.
- Nêu được các thao tác sơ cứu cầm máu.
2. Kĩ năng:
- Xác định được các vị trí động mạch chủ yếu trên cơ thể thường dùng sơ cứu.
- Biết cách garô và nắm được những quy định khi đặt garô.
- Biết cách băng bó vết thương.
- Rèn kĩ năng quan sát, hợp tác nhóm, thực hành đúng thao tác.
- Rèn cho học sinh kĩ năng hợp tác, ứng xử, giải quyết vấn đề, thu thập xử lí
thông tin, đảm bảo nhiệm vụ viết báo cáo.
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết cách xử lí khi bị chảy máu và giúp
đỡ những người xung quanh.
4. Năng lực:

13


- Hình thành và phát triển năng lực tự học
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
- Phát triển năng lực sáng tạo.
- Phát triển năng lực tư duy.
- Phát triển năng lực tự quản lý.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Phát triển năng lực tính toán.
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: Băng, gạc, bông, dây cao su hoặc dây vải, một miếng vải mềm.

- Tranh phóng to hình 19.1 ; 19.2 SGK
- Đoạn phim mô tả các bước thực hành sơ cứu cầm máu, máy tính, máy chiếu.
Phiếu học tập
Các kĩ năng được học
Các thao tác
Ghi chú
Sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và
tĩnh mạch
Sơ cứu vết thương chảy máu động mạch
Đáp án phiếu học tập
Các kĩ năng
Các thao tác
Ghi chú
được học
Sơ cứu vết
- Dùng ngón tay bịt chặt miệng vết - Sau khi băng nếu vết
thương chảy
thương tới khi máu ngừng chảy.
thương vẫn chảy máu,
máu mao mạch - Sát trùng vết thương bằng cồn iốt. cần đưa ngay đến bệnh
và tĩnh mạch
viện cấp cứu.
- Băng bó vết thương:
+ Khi vết thương nhỏ, có thể dùng
băng dán.
+ Khi vết thương lớn cho ít bông
vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào
miệng vết thương và dùng băng
buộc chặt lại.
Sơ cứu vết

- Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí
- Chỉ vết thương chảy
thương chảy
động mạch cánh tay, khi thấy dấu
máu động mạch ở tay (
máu động
hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để
chân) mới sử dụng
mạch
làm ngừng chảy máu ở vết thương biện pháp buộc garô.
vài ba phút.
- Cứ 15 phút lại nới
- Buộc garô: Dùng dây cao su hay
dây garô ra và buộc lại
dây vải mền buộc chặt ở vị trí gần
vì các mô dưới vết
sát nhưng cao hơn vết thương( về
buộc có thể chết do
phía tim), Với lực ép đủ làm cầm
thiếu oxi và các chất
máu.
dinh dưỡng.

14


- Sát trùng vết thương, đặt gạc và
bông lên miệng vết thương rồi băng
lại.
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.


- Vết thương chảy máu
động mạch ở các vị trí
khác, chỉ dùng biện
pháp ấn tay vào động
mạch gần vết thương,
nhưng về phía tim.

2. Học sinh: Mỗi nhóm( 4 học sinh) gồm:
- Băng: 1 cuộn
- Gạc: 2 miếng
- Bông: 1 cuộn nhỏ
- Dây cao su hoặc dây vải
- Một miếng vải mềm.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động I: Khởi động
1. Mục đích:
- Học sinh nêu được một số nguyên nhân làm chảy máu
- Phân biệt vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mach hay mao mạch.
2. Nội dung:
Một số nguyên nhân làm chảy máu và các dạng chảy máu.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Học sinh chỉ ra được một số nguyên nhân làm chảy máu và nhận biết được
các dạng chảy máu ở động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
4. Kĩ thuật tổ chức
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu học sinh quan sát hình
Học sinh quan sát, nghiên cứu SGK,
ảnh một số nguyên nhân làm chảy

trả lời câu hỏi và rút ra kiến thức.
máu, thảo luận câu hỏi:
- Kể tên một số nguyên nhân làm
chảy máu?
- Vận tốc máu ở mỗi loại mạch khác
nhau thì khác nhau, vậy khi các mạch
đó bị tổn thương thì biểu hiện của các
dạng chảy máu đó như thế nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Mục đích:
- Nắm được các bước băng bó vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch,
động mạch.
- Thực hiện đúng các bước băng bó vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh
mạch ở lòng bàn tay, băng bó chảy máu động mạch ở cổ tay.
2. Nội dung:
2.1. Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch: Tập băng vết thương ở lòng bàn tay.
15


2.2. Chảy máu động mạch: Tập băng vết thương ở cổ tay.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
3.1. Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch: Tập băng vết thương ở lòng bàn tay.
- Học sinh thực hiện đúng, đủ các bước băng bó như SGK, các thao tác có thể
chưa thuần thục, còn ngượng, lúng túng như cách cuốn băng buộc chặt vết
thương khi vết thương lớn.
- Học sinh có thể chưa hiểu ý nghĩa của từng bước tiến hành băng bó.
3.2. Chảy máu động mạch: Tập băng vết thương ở cổ tay.
- Học sinh thực hiện đúng, đủ các bước băng bó như SGK, các thao tác có thể
chưa thuần thục, còn ngượng, lúng túng như cách dò tìm vị trí động mạch cánh
tay, vị trí buộc garô, cách buộc garô.

- Học sinh có thể chưa hiểu ý nghĩa của từng bước tiến hành băng bó.
4. Kĩ thuật tổ chức:
Hoạt động 1: Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch: Tập băng vết thương ở
lòng bàn tay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Chiếu phim các bước thực hiện
HS nghiên cứu các bước băng bó
băng bó vết thương chảy máu mao mạch và thực hành theo nhóm.
và tĩnh mạch ở lòng bàn tay.
- GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện các
bước băng bó. Giải thích ý nghĩa của từng
động tác thực hành.
- GV lưu ý: Sau khi băng, nếu vết thương
vẫn chảy máu, cần đưa ngay đến bệnh
viện cấp cứu.
Hoạt động 2: Chảy máu động mạch: Tập băng vết thương ở cổ tay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Chiếu phim các bước thực hiện
HS nghiên cứu các bước băng bó
băng bó vết thương chảy máu động mạch và thực hành theo nhóm.
ở cổ tay.
- GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện dò
tìm vị trí động mạch cánh tay, vị trí buộc
garô, cách buộc garô và cách băng bó vết
thương. Giải thích ý nghĩa của từng động
tác thực hành.
- GV lưu ý: - Chỉ vết thương chảy máu
động mạch ở tay ( chân) mới sử dụng

biện pháp buộc garô.
- Cứ 15 phút lại nới dây garô ra và buộc
lại vì các mô dưới vết buộc có thể chết do
thiếu oxi và các chất dinh dưỡng.
16


- Vết thương chảy máu động mạch ở các
vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào
động mạch gần vết thương, nhưng về phía
tim.
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích: Củng cố các bước thực hành băng bó :
- Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch ở lòng bàn tay.
- Chảy máu động mạch ở cổ tay.
2. Nội dung:
Quan sát phim, hoàn thiện phiếu học tập theo nhóm.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Học sinh hoàn thiện phiếu học tập.
4. Kĩ thuật tổ chức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV : Yêu cầu HS trình bày lại :
- Nhớ lại kiện thức vừa học, thảo
- Chảy máu tĩnh mạch và mao mạch có gì luận, thống nhất, trả lời câu hỏi
theo yêu cầu.
khác nhau về biểu hiện và cách xử lí ?
- Trình bày trước lớp nội dung
- Những yêu cầu cơ bản của biện pháp
trong phiếu.

buộc dây garô là gì ? Vì sao chỉ những
vết thương chảy máu động mạch ở tay
hoặc chân mới dùng được biện pháp
buộc dây garô ?
- Những vết thương chảy máu động mạch
không phải ở tay( chân) cần được xử lí
như thế nào ?
- Hoàn thiện phiếu học tập theo SGK
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích:
- HS biết cách xử lý khi gặp nạn nhân bị chảy máu.
- Cách bảo vệ bản thân khi tham gia sơ cứu.
2. Nội dung :
- Lựa chọn dụng cụ để băng bó cho nạn nhân.
- Phương án băng bó cho nạn nhân phù hợp nhất, tránh mất nhiều máu.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS phân biệt được nạn nhân bị chảy máu động mạch, tĩnh mạch hay mao
mạch.
- HS lựa chọn và thực hiện tốt các thao tác băng bó cho nạn nhân.
4. Kỹ thuật tổ chức :
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinhHS
GV đưa ra tình huống :
Thảo luận đưa ra cách giải quyết
của bản thân trước tình huống
17


Trong tiết thực hành tìm hiểu hoạt động
xảy ra.

của enzim trong nước bọt cuối tiết thực
hành bạn Nam do sơ ý trong lúc rửa đã làm
vỡ ống nghiệm mảnh thủy tinh của ống bị
vỡ đã làm bị thương ngón tay trỏ của bạn
máu chảy ra nhiều và tạo thành các giọt.
- Em hãy nêu cách sơ cứu cầm máu trong
trường hợp này ?
- Vết thương của bạn Nam là tổn thương ở
động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch ?
Tiết 24- Bài 23: THỰC HÀNH HÔ HẤP NHÂN TẠO
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo là phục hồi phản xạ
hô hấp, từ đó tạo ra xung thần kinh kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy để
phục hồi phản xạ hô hấp.
Xác định được trình tự các bước hô hấp nhân tạo.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng sơ cứu ngạt thở- làm hô hấp nhân tạo.
Kĩ năng ứng phó với tình huống ; thu thập và xử lí thông tin.
Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực .
Kĩ năng quản lí thời gian, đảm bảo trách nhiệm ; viết thu hoạch.
3. Thái độ : Giáo dục tính kiến trì, nhanh nhẹ và lòng thương người.
4. Năng lực:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
- Phát triển năng lực thực hành
- Phát triển năng hợp tác nhóm
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học.
- Hình thành và phát triển năng lực tư duy.
II. Phương tiện dạy học :
1. .Gv: - Chiếu, gối, gạc. tranh phóng to H23.1 - 2 sgk

- Đoạn phim miêu tả các bước thực hành hô hấp nhân tạo
- Máy ảnh, máy chiếu, máy vi tính.
- Phiếu học tập:
Các kĩ năng
Các thao tác
Thời gian
Hà hơi thổi ngạt
Ấn lồng ngực
Đáp án phiếu học tập:
Các kĩ năng Các thao tác
Thời

18


gian
Dự kiến
10 phút

Hà hơi thổi B1: đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
ngạt
B2: Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay
B3: Tự hít một hơi đầy lồng ngực, rồi ghé môi sát
miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân,
không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với
miệng.
B4: ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.
B5: Thổi liên tục với 12- 20 lần/ phút cho tới khi
quá trình hô hấp của nạn nhân được ổn định bình
thường.

Ấn
lồng B1: Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng
ngực
một gối mềm để đầu hơi ngửa ra sau.
Dự kiến
B2: Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và 15 phút
dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho
không khí trong phổi bị ép ra ngoài, sau đó dang tay
nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
B3: Thực hiện liên tục như thế với 12- 20 lần/ phút,
cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định
bình thường.
2. Hs: Chiếu, gối cá nhân.
III.Tổ chức hoạt động học:
Hoạt động 1 . khởi động :
1. Mục đích :
- HS nêu được các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp.
- HS biết cách loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp.
2. Nội dung:
- Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp và cách loại bỏ các nguyên nhân
đó.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
- HS chỉ ra được các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp và cách loại bỏ nó.
- HS có thể chưa đưa ra được các nguyên nhân khác xảy ra trong cuộc
sống.
4. Kỹ thuật tổ chức: ( 5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh các Học sinh quan sát, nghiên cứu sgk,
nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp, trả lời câu hỏi và rút ra kiến thức.

thảo luận câu hỏi :
+ Những tình huống nào cần được hô
hấp nhân tạo ?
+ Cách loại bỏ nguyên nhân làm gián

19


đoán hô hấp trong các tình huống trên ?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức :
1. Mục đích :
- Nắm được các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Thực hiện đúng phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng
ngực.
2. Nội dung :
2.1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt
2.2. Phương pháp ấn lồng ngực
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh :
3.1. Nội dung 1: Phương pháp hà hơi thổi ngạt :
- HS thực hiện đúng, đủ các thao tác như SGK ; các thao tác có thể chưa
thuần thục, còn ngượng, lúng túng, mắc lỗi( đặt nạn nhân chưa đúng tư
thế ; chưa biết cách lấy hơi; phối hợp các thao tác chưa đúng…)
- HS có thể chưa hiểu được ý nghĩa của từng động tác thực hành.
- HS có thể chưa hợp tác khi thực hành( cười đùa, xấu hổ, chưa tự tin...).
3.2. Nội dung 2: Phương pháp ấn lồng ngực :
- HS thực hiện đúng, đủ các thao tác như SGK; các thao tác có thể chưa
thuần thục, còn ngượng, lúng túng, mắc lỗi (đặt nạn nhân chưa đúng tư
thế; cách đặt tay trên lồng ngực, cách ấn lồng ngực làm tổn thương bệnh
nhân…)
- HS có thể chưa hiểu được ý nghĩa của từng động tác thực hành.

- HS có thể chưa hợp tác khi thực hành( cười đùa, xấu hổ, chưa tự tin...).
4. Kỹ thuật tổ chức :
Hoạt động 1: Phương pháp hà hơi thổi ngạt ( 10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Treo H23.1 sgk, chiếu phim các HS nghiên cứu các bước thực hiện
bước thực hiện hà hơi thổi ngạt.
hà hơi thổi ngạt
- GV: Hướng dẫn cách đặt nạn nhân, Thực hiện theo nhóm.
cách hít không khí và cách thổi vào cơ
thể nạn nhân. Giải thích ý nghĩa của
từng động tác thực hành.
- GV lưu ý cho HS cách xử lý khi gặp
nạn nhân bị miệng cứng khó mở hay tim
ngừng đập.
Hoạt động 2: Phương pháp ấn lồng ngực (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Treo H23.2 sgk, chiếu phim các HS nghiên cứu các bước thực hiện
bước thực hiện ấn lồng ngực.
ấn lồng ngực; thực hành theo nhóm
- GV: Hướng dẫn cách đặt nạn nhân,
c¸ch đặt tay trên lồng ngực và cách dùng

20


lực phù hợp khi ấn . Giải thích ý nghĩa
của từng động tác thực hành.
- GV: Giới thiệu phương pháp ấn lồng

ngực ở tư thế đặt nạn nhân nằm sấp.
Hoạt động 3. luyện tập
1. Mục đích
- Củng cố các thao tác thực hành của phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn
lồng ngực.
2. Nội dung
- Quan sát phim, hoàn thiện phiếu học tập theo nhóm.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh :
HS hoàn thiện đúng phiếu học tập
4. Kỹ thuật tổ chức : ( 10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS trình bày lại các nguyên - Nhớ lại kiện thức vừa học, thảo
nhân gián đoạn hô hấp, cách loại bỏ các luận, thống nhất, trả lời câu hỏi
nguyên nhân đó.
theo yêu cầu.
- Trình bày trước lớp nội dung
- Hoàn thiện phiếu học tập theo SGK
- Yêu cầu một nhóm thực hiện lại các trong phiếu.
thao tác thực hành hô hấp nhân tạo đã
học được.
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng :
1. Mục đích :
- HS biết cách xử lý khi gặp nạn nhân đang ngưng thở.
- Cách bảo vệ bản thân khi tham gia cứu nạn.
2. Nội dung :
- Lựa chọn dụng cụ hỗ trợ phù hợp với thực tế để cứu sống nạn nhân.
- Phương án và cách thức cứu nạn phù hợp nhất, không nguy hiểm đến
bản. thân.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh :

- Phân biệt được ưu nhược điểm của mỗi loại phương pháp hô hấp nhân
tạo.
- HS biết đánh giá tình hình, mức độ nguy hiểm của nạn nhân.
- HS biết lựa chọn và thực hiện tốt các thao tác của phương pháp thực hành
hô hấp nhân tạo sao cho phù hợp nhất.
4. Kỹ thuật tổ chức : ( 5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đưa ra tình huống :
Thảo luận đưa ra cách giải quyết của
Trên đường đi học về em gặp một bạn bản thân trước các tình huống xảy ra.
đang bị đuối nước dưới ao em phải xử
lý như thế nào khi :

21


+ Em không biết bơi
+ Em bơi rất giỏi.
Nếu khi bạn đó được đưa lên mà uống
no nước em sẽ dùng phương pháp nào
trước ?

Phần III: KẾT LUẬN
I. Bài học rút ra:
Sau khi kết thúc các tiết thực nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng
lực chúng tôi nhận thấy: Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức,
giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một
cách hợp lí nên học sinh đã phát huy tốt khả năng tự học, sáng tạo, chủ động
trong tiếp thu kiến thức mới. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo

viên và của cả học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên, học sinh
và tư liệu hoạt động dạy học.
Để đạt đục mục đích của chuyên đề, chúng tôi đã phải cố gắng học hỏi, trao
đổi kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu, song vẫn còn những hạn chế
nhất định. Do đó chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của các bạn
đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, thực sự có hiệu quả trong giảng
dạy.
II. Kiến nghị, đề xuất:
Để thực sự chuyên đề có hiệu quả và được triển khai rộng rãi chúng tôi có một
số kiến nghị đề xuất như sau:
Đối với đồng nghiệp: Khi chuẩn bị bài dạy, cần tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy;
suy nghĩ, tìm tòi, tích cực sáng tạo để xây dựng ý tưởng/ nội dung/ phương pháp
mới để thiết kế bài học. Học cách quan sát học sinh học, lắng nghe, suy nghĩ
của học sinh từ đó thiết kế ra một bài giảng với hệ thống câu hỏi/ bài tập hiệu
quả nhất. Khi tổ chức dạy học cần thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập theo
công văn số 5555/BGDDT-GDTrH.
Đối với cấp trên: Thường xuyên tổ chức cho giáo viên cùng bộ môn tham gia
thiết kế, thảo luận về giáo án, tổ chức dạy minh họa từ đó rút kinh nghiệm để cải
tiến phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, xây dựng thành bài học kinh
nghiệm áp dụng vào công việc giảng dạy hàng ngày. Cần cung cấp đầy đủ các
thiết bị dạy học cần thiết có chất lượng thị mới đảm bảo cho học sinh học tập
một cách chủ động có sáng tạo, học đi đôi với hành.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 8, NXB Giáo dục Việt Nam
2. Sách Giáo viên sinh học 8, NXB Giáo dục Việt nam
3. Tài liệu tập huấn: Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kĩ thuật tổ chức

hoạt động tự học của học sinh THPT- môn Sinh học, Vụ gióa dục trung học Bộ
giáo dục và đào tạo.
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học THCS, Ngô
Văn Hưng (chủ biên).

23



×