Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chuyên đề: DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC – BÀI 12. SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 12 trang )

Chuyên đề: DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
– BÀI 12. SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
(CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP 7)

PHẦN I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Khi mà hệ thống tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm,
năng lực tư duy và hoạt động lao động sản xuất của con người cũng phải thay đổi.
Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự
thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu. Đổi mới phương pháp
dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối
cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước.
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, thay vì chỉ thiên về "dạy cái" cần chú trọng
hơn về "dạy cách", từ chủ yếu quan tâm giúp học sinh "học cái gì" chuyển sang quan
tâm hơn về "học như thế nào", bản lĩnh và năng lực sáng tạo của giáo viên được khẳng
định qua khả năng hướng dẫn tự học. Đồng thời, phẩm chất và năng lực của người học
cũng được hình thành và phát triển qua các hoạt động giao lưu, làm việc nhóm, tương
tác với thực tiễn đời sống để khơi dậy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng
cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới…
Điều đó cũng có nghĩa: để đảm bảo tính khả thi của đổi mới phương pháp dạy học,
vai trò kiến tạo của giáo viên thể hiện trong công việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động học
tập trong môi trường thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích
người học tích cực tham gia, khơi gợi và khuyến khích người học tự khẳng định nhu cầu
và năng lực của bản thân.
Rèn cho người học thói quen và khả năng tự học, tích cực phát huy tiềm năng và
vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được tích luỹ. Từ đó, tạo tiền đề để phát
triển toàn diện nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0,
hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ cơ sở lí luận nêu trên và thực hiện nghị quyết trung ương 2 khóa VIII
và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục –
đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa....và góp phần hoàn thành nhiệm vụ
năm học, thực hiện nội dung đổi mới phương pháp dạy học, tôi lựa chọn xây dựng một


chuyên đề nhỏ vận dụng các phương pháp dạy học tích cực xây dựng kế hoạch cho một
bài học theo định hướng phát triển năng lực người học có tên: DẠY HỌC THEO


HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC – BÀI 12. SÂU BỆNH HẠI CÂY
TRỒNG (CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP 7).
Thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá
những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo, học sinh tiến hành các hoạt động học tập như:
nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào
các tình huống học tập hoặc thực tiễn,... Từ đó, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học. Trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo về tư duy cho học sinh.
PHẦN II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ:
DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC – BÀI
12. SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG (CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP 7)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh trình bày được
1. Về kiến thức:
- Các tác hại của sâu bệnh với năng suất và chất lượng nông sản
- Nhận biết được các côn trùng trong tự nhiên, côn trùng có lợi và côn trùng có hại
- Nhận biết các giai đoạn biến thái trong vòng đời của côn trùng
- Cuối cùng, nhận biết đươc các dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh
2. Về kĩ năng:
- Rèn và phát triển kỹ năng quan sát, vận dụng, nhận biết và trình bày vấn đề.
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Về thái độ
- Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng, yêu thiên nhiên
4. Về năng lực
- Phát triển năng lực tư duy, năng lực tự nhận thức và năng lực hành động
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên
*/ Vật liệu dạy học
- SGK, SGV, một số tài liệu liên quan
- Tranh ảnh, minh họa về sâu, bệnh hại cây trồng .
- Bút dạ các màu, giấy Ao, nam châm, băng dính hai mặt


- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận tương ứng với các mức độ nhận thức cần
đạt (Nhận thức, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao)
- Phiếu học tập:
+ Phiếu học tập 1: gồm bảng phụ và các thẻ ảnh về một số côn trùng thường gặp
Thực hiện: ▼Nhận biết côn trùng có ích và có hại, dán vào cột tương ứng.
(Hình ảnh về 1 số côn trùng có phụ lục đính kèm)

Côn trùng có ích
Hình 1

Hình 2

Côn trùng có hại

Hình3

Hình 4

Hình 5

+ Phiếu học tập 2:

▼Quan sát kênh hình, chọn cụm từ phù hợp điền chỗ trống:

Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể
chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Ngực mang ……. chân và thường có …..
cánh; đầu có …… râu
1 đôi
+ Phiếu học tập 3:

2 đôi

3 đôi

▼Quan sát tranh, chọn cụm từ phù hợp điền vào
chỗ trống để hoàn thành thông tin sau:
- Biến thái hoàn toàn: là kiểu biến thái mà ấu
trùng (sâu non) có hình dạng và cấu tạo …….với
con trưởng thành. ……… trải qua giai đoạn ……
mới biến đổi thành …………….
nhộng

hoàn toàn khác con trưởng thành

gần giống

nhiều lần lột xác

con non


*/ Các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học
- PPDH: Dạy học nêu vấn đề, làm việc nhóm
- KTDH: Kĩ thuật “Các mảnh ghép”, Kĩ thuật động não, Kĩ thuật tia chớp

2. Học sinh:
- SGK
- Tìm hiểu các loại sâu, bệnh hại cây trồng.
3. Tổ chức lớp: Chia lớp thành 5 nhóm (5-7 học sinh)
C. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
* Ổn định tổ chức:
I. Hoạt động tạo tình huống học tập (3 phút)
1. Mục tiêu:
- HS gợi ra được nhân tố sâu, bệnh hại trong nhóm các yếu tố làm giảm năng suất
cây trồng
2. Phương thức:
- GV sử dụng câu hỏi gợi mở:
? Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp và chăm bón hợp lí là gì?
? Yếu tố nào đã làm giảm năng suất, chất lượng nông sản?
- HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu (KT mảnh ghép)
- GV nhấn mạnh yếu tố về sinh vật hại cây trồng: Sâu, bệnh hại


3. Gợi ý sản phẩm: Gợi ra yếu tố sâu, bệnh hại.
Dựa trên kết quả khởi động, giáo viên đặt vấn đề vào bài.
II. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tác hại của sâu, bệnh hại (7 phút)
1.1. Mục tiêu
Học sinh nhận thức được sâu, bệnh hại làm giảm năng suất và chất lượng nông
sản.
1.2. Phương thức
* Hoạt động 1: HS tiếp cận tư liệu học tập.
- GV phát cho mỗi nhóm 1bản tin ngắn về ảnh hưởng của sâu, bệnh hại cây trồng
- Yêu cầu: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào
đến đời sống cây trồng?

- Đại diện HS trả lời, các nhóm nêu ý kiến của mình
Theo công bố của PGĐ Sở NN-PTNT Nam Định đến
ngày 25/9/2017, toàn tỉnh có 16.662 ha lúa mùa bị nhiễm
bệnh lùn sọc đen. Các huyện có nhiều diện tích nhiễm
bệnh nhiều là Giao Thủy (5.100ha), Xuân Trường
(2.553ha), Hải Hậu (2.803ha), Trực Ninh (2.200ha).
4 huyện này, sẽ có trên 4.000 ha lúa mùa bị mất trắng
(thiệt hại trên 70% năng suất) và khoảng 8.000 ha thiệt
hại 30 – 70% năng suất. Tỷ lệ diện tích lúa mùa nhiễm
bệnh lùn sọc đen toàn tỉnh khoảng 23 - 25%.
(Trích Báo mới)

ĐBP - Từ ngày 6/7 đến nay, trên địa bàn huyện
Nậm Pồ, châu chấu tre xuất hiện nhiều tại các
xã: Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Nà Hỳ, Nậm Tin, Nà
Khoa, Chà Nưa, Nậm Chua, Vàng Đán, Nậm
Nhừ và Nà Bủng đã gây thiệt hại trên 25,7 ha cây
trồng nông nghiệp, trong đó: Lúa nương 23,2ha;
2,2ha ngô và 0,35ha lúa vụ mùa. Dự đoán, diện
tích hoa màu, cây nông nghiệp bị phá hại do châu
chấu sẽ tiếp tục tăng khoảng 250 - 300ha trong
thời gian tới. Ngoài ra, châu chấu tre đã phá hại
trên 300ha cây tre, cây chít, sặt và một số cây lâm
nghiệp khác
(Báo Kinh tế)


1.3. Gợi ý sản phẩm
Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng
- Cây sinh trưởng, phát triển kém

- Năng suất và chất lượng nông sản giảm.
(* Hoạt động kết nối chuyển ý: Nhận biết côn trùng qua đặc điểm nào?)
2. Tìm hiểu về côn trùng (18 phút)
2.1. Mục tiêu
- Nhận biết được các côn trùng trong tự nhiên, côn trùng có lợi và côn trùng có hại
- Nhận biết các giai đoạn biến thái tong vòng đời của côn trùng
2.2. Phương thức
* Hoạt động 1. Học sinh tiếp cận tư liệu học tập
- GV hướng dẫn hoạt động:
a. Tìm hiểu khái niệm
+ Có nhiều hình ảnh (thẻ hình) về một số loại côn trùng chia cho từng nhóm và
một tờ A3
+ Nhiệm vụ của học sinh: Sắp xếp các côn trùng đó vào 2 nhóm: nhóm có lợi và
nhóm có hại
(HS làm việc này trong 3 phút)
- GV hướng dẫn quan sát kĩ một lượt sản phẩm nhóm vừa hoàn thành, nhận biết
điểm giống nhua cơ bản giữa chúng. Các nhóm hoàn thành tiếp phiếu học tập sau để
hoàn thiện khái niệm về côn trùng.
Quan sát kênh hình, chọn cụm từ phù hợp điền chỗ trống:
Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể
chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Ngực mang ……. chân và thường có …..
cánh; đầu có …… râu
1 đôi

2 đôi

3 đôi

- HS hoàn thành phiếu trong 2 phút. Các nhóm công khai nội dung phiếu học tập
của mình, đọc thông tin đúng để hoàn thành khái niệm.



b. Tìm hiểu vòng đời
- Giáo viên gợi mở về vòng đời của côn trùng với điểm mốc đầu tiên là “trứng”,
yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thiện sơ sơ đồ vòng đời của côn trùng bằng việc điền tiếp
thông tin vào sơ đồ: Trứng →………………→…………………→……………..
(gợi ý rằng: giai: đoạn sâu trưởng thành lại tiếp tục đẻ trứng sẽ khép lại 1 vòng đời)
Gợi ý tìm sơ đồ thứ 2 khác sơ đồ trên.
- Sau đó, phát cho từng nhóm hình ảnh minh họa cho 2 sơ đồ trên
→Nhận biết vòng đời của côn trùng
- GV cho hs quan sát 2 hình ảnh
+ Hình ảnh 1: Châu chấu non và châu chấu trưởng thành
+ Hình ảnh 2: Sâu non và sâu trưởng thành
Yêu cầu trả lời câu hỏi: Nhận xét về hình ảnh con non và con trưởng thành trong 2
hình ảnh trên? (- HS: quan sát, nhận xét)
+ Hình ảnh 2: Sâu non khác sâu trưởng thành hoàn toàn về hình thái →biến thái
hoàn toàn….
→giới thiệu về “biến thái” , yêu cầu: đọc kĩ thông tin trên phiếu học tập + quan sát
hình ảnh→điền cụm từ phù hợp để hoàn thiện thông tin về biến thái (7 phút) –
Worksheet
- Biến thái hoàn toàn: là kiểu biến thái mà ấu
trùng (sâu non) có hình dạng và cấu tạo …….với
con trưởng thành. ……… trải qua giai đoạn ……
mới biến đổi thành …………….
nhộng

con non

con trưởng thành


gần giống hoàn toàn khác
- Biến thái không hoàn toàn: là kiểu biến thái mà
ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí ………
con
trưởng
thành
.
…….phải
trải
qua………..mới biến đổi thành …………….
nhiều lần lột xác
con trưởng thành
khác

gần giống
nhộng

con non
hoàn toàn

nhiều lần lột xác


- Các nhóm có 7 phút cho hoạt động này và kiểm tra đáp án khi giáo viên check
thông tin đúng (3 phút kiểm tra và hoàn thiện thông tin đúng)
2.3 Gợi ý sản phẩm
* Khái niệm: Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp,
cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi
cánh; đầu có 1 đôi râu. Ví dụ: …..
* Vòng đời của côn trùng: từ giai đoạn trứng → con trưởng thành và lại đẻ trứng.

Côn trùng có nhiều biến đổi về hình thái, cấu tạo…qua các giai đoạn khác nhau trong
vòng đời gọi là biến thái.
- Biến thái hoàn toàn: ấu trùng (sâu non) có hình dạng và cấu tạo khác hoàn toàn
với con trưởng thành, ấu trùng trải qua giai đoạn nhộng mới biến đổi thành con trưởng
thành.
- Biến thái không hoàn toàn: ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống
con trưởng thành, ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng
thành.
3. Tìm hiểu về bệnh cây (9 phút)
3.1. Mục tiêu
- HS trình bày được các vấn đề về bệnh cây, nguyên nhân và nhận biết đươc các
dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh.
3.2. Phương thức
a. Khái niệm về bệnh cây.
* Hoạt động 1: Học sinh tiếp cận tư liệu học tập
- GV cho hs quan sát một số hình ảnh cây trồng bình thường và cây trồng bị bệnh
- ĐVĐ: Thế nào là bệnh cây? Nguyên nhân gây nên các bệnh ở cây trồng?
* Hoạt động 2:
- Học sinh thảo luận hình thành khái niệm bệnh cây, nguyên nhân gây bệnh ở cây
trồng.
- Đại diện học sinh trả lời, nhận xét và hoàn thiện kiến thức
b. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại


* Hoạt động 1: Học sinh tiếp cận tư liệu học tập
- HS quan sát kênh hình SGK
* Hoạt động 2: Học sinh liệt kê các dấu hiệu cây bị sâu bệnh mà học sinh quan sát
được (Các dấu hiệu không bình thường của rễ, thân, lá, hoa, củ, quả,…)
3.3 Gợi ý sản phẩm
* Khái niệm: Bênh cây là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo và

sinh lí của cây.
* Nguyên nhân:
- Do vi sinh vật gây bệnh (nấm, vi khuẩn, vi rút,..)
- Điều kiện sống không thuận lợi..
* Dấu hiệu:
- Cành bị gãy
- Lá bị thủng hoặc biến dạng
- Quả chảy nhựa hay bị đốm đen hoặc bến dạng
- Thân, rễ, củ bị thối hoặc sần sùi…
→Giảm năng suất và chất lượng nông sản.
III. Hoạt động luyện tập (6 phút)
1. Mục tiêu
Củng cố và tóm tắt lại nội dung chính của bài học, giúp học sinh khắc sâu kiến
thức
2. Phương thức
- GV sử dụng các câu hỏi củng cố nội dung bài học.
- Tiến hành: Chia 2 đội chơi và một người chủ trì trò chơi. Người chủ trì sẽ đọc câu
hỏi, đội chơi nào trả lời trước và đúng thì ghi điểm. Kết quả: 2 đội xếp 2 hàng quay mặt
vào nhau. Sau khi công bố đội thắng, đội tắng quay lưng về phía dội thua, đội thua sẽ
phải đấm lưng cho đội thắng 1phút
1. Yếu tố sinh vật làm giảm năng suất và chất lượng nông sản được gọi là? (sâu,
bệnh hại)


2. Côn trùng có mấy đôi râu? (1 đôi râu)
3. Kiểu biến thái có trải qua giai đoạn nhộng trong vòng đời ?
4. Côn trùng có mấy đôi chân? (3 đôi)
5. Côn trùng có mấy đôi cánh? (2 đôi)
6. Kiểu biến thái có lột xác? (Biến thái không hoàn toàn)
7. Giai đoạn phá hại nhất ở biến thái hoàn toàn? (sâu non)

8. Giai đoạn phá hại nhất ở biến thái không hoàn toàn? (sâu trưởng thành)
9. Làm thế bào để bảo vệ năng suất cây trồng? (Phòng trừ sâu bệnh hại)
10. Biện pháp tiêu diệt sâu hại không gây ô nhiễm môi trường?(biện pháp sinh học,
thiên địch,..)
IV. Hoạt động vận dụng và mở rộng (2 phút)
1. Mục tiêu
Từ hoạt động luyện tập qua trò chơi ở trên định hướng hoạc sinh ôn tập kiến thức
bài học, nhận biết dấu hiệu cây bị sâu bệnh hại.
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ về nhà: học bài, tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh
hại.
3. Gợi ý sản phẩm: Ý thức tự học để hoàn thành bài tập về nhà của học sinh.


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên,
và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức
và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của
người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ
những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà thực
ra là yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Vì vậy, vai trò mới của
người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học sinh, mài sắc thêm năng
lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng
sáng tạo. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi phải có những tài liệu
dạy - học mới. Những tài liệu này phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới nhằm
khuyến khích không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và
sáng tạo của học sinh.

II. KIẾN NGHỊ
Phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất mới phù
hợp để đạt tính hiệu quả như mong đợi.


Thứ nhất, trường học phải có không gian phòng học đủ rộng và bàn ghế đạt chuẩn
để có thể kê xếp thành 4-5 nhóm với 5 - 6 học sinh mỗi nhóm tương đương 24 – 30 học
sinh mỗi lớp.
Thứ hai, đổi mới nội dung dạy học cho phù hợp, nâng tính vận dụng thực hành, cập
nhật kiến thức khoa học mới trong khoa học bộ môn nhưng giảm tải áp lực nội dung
chi tiết không cần thiết, để giáo viên có thể tự thiết kế và chọn lựa nội dung dạy học phù
hợp trên hướng dẫn chuẩn.
Thứ ba, cần có khoản hỗ trợ thiết bị hay phương tiện dạy học vì theo hướng này,
giáo viên cần chuẩn bị khá nhiều các hình ảnh, phiếu học tập, thẻ chữ, worksheet, bút
dạ, bút màu, băng dính hoặc keo dán,….. kết quả sau các hoạt động là học sinh tự lĩnh
hội kiến thức bài học rất dễ dàng.
Bốn là, cần đổi mới trong cách kiểm tra và đánh giá phù hợp với phương pháp và
các cách thức đang áp dụng.
Cuối cùng, cần triển khai có động lực trong tất cả các giáo viên, tất cả các trường
để đạt tính đồng bộ, khắc phục khó khăn ban đầu, rút kinh nghiệm thường xuyên để việc
thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới dạy hoạc theo hướng phát triển năng
lực của người học ngày càng hoàn thiện.
Chân thành cảm ơn và mong sự đóng góp ý kiến từ các cấp và đồng nghiệp!



×