Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng việt và tiếng thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

SONGPON BAOLOPET

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU THÀNH NGỮ
CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

SONGPON BAOLOPET

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU THÀNH NGỮ
CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG THÁI

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số :

60 22 01 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Duy Dƣơng

Hà Nội - 2018


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ
quý báu từ nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt Trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập
tại trƣờng.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Bùi Duy Dƣơng ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong thời gian thực hiện
luận văn.
Do những hạn chế về ngôn ngữ nên trong quá trình thực hiện luận văn,
tôi vẫn còn mắc phải không ít sai sót về lỗi chính tả và hình thức trình bày
cũng nhƣ nội dung. Tôi mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy, cô và các
bạn để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

SONGPON BAOLOPET


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 3
2. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 5
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5
6. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 5
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 8
1.1. Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt .............................................................. 8
1.2. Khái niệm thành ngữ trong tiếng Thái ............................................................ 11
1.3. Khái niệm thành ngữ có từ chỉ động vật ........................................................ 14
1.4. Khái quát chung về văn hóa Việt Nam và Thái Lan ....................................... 16
1.4.1. Khái niệm về văn hóa ............................................................................... 16
1.4.2. Đặc điểm văn hóa Việt Nam ..................................................................... 17
1.4.3. Đặc điểm văn hóa Thái Lan ..................................................................... 20
1.5. Tiểu kết .......................................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT.... 25
2.1. Kết quả thống kê ............................................................................................. 25
2.2. Cấu trúc thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt ................................. 27
2.2.1. Cấu trúc của thành ngữ đối xứng ............................................................. 28
2.2.2. Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng so sánh ......................................... 30
2.2.3. Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ............................................. 31
2.3. Ngữ nghĩa của các con vật trong thành ngữ tiếng Việt................................... 32
2.3.1. Thành ngữ liên quan đến nhóm động vật nuôi ......................................... 33
2.3.2. Thành ngữ liên quan đến nhóm động vật hoang dã ................................. 39
2.3.3. Thành ngữ liên quan đến nhóm côn trùng, sâu bọ ................................... 43
1


2.3.4. Thành ngữ liên quan đến con vật tưởng tượng - con rồng....................... 44

2.4. Tiểu kết .......................................................................................................... 46
CHƢƠNG 3: THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG THÁI .. 47
3.1. Kết quả thống kế ............................................................................................. 47
3.2. Cấu trúc thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Thái ................................. 48
3.2.1. Cấu trúc của thành ngữ đối xứng ............................................................. 49
3.2.2. Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng so sánh ......................................... 51
3.2.3. Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ............................................. 52
3.3. Ngữ nghĩa của động vật trong thành ngữ tiếng Thái ...................................... 53
3.3.1. Thành ngữ liên quan đến nhóm động vật nuôi ......................................... 53
3.3.2. Thành ngữ liên quan đến nhóm động vật hoang dã ................................. 60
3.3.3. Thành ngữ liên quan đến nhóm côn trùng, sâu bọ ................................... 66
3.3.4. Thành ngữ liên quan đến con vật tưởng tượng - Chim ca lăng tần già ... 67
3.4. Tiểu kết .......................................................................................................... 68
CHƢƠNG 4: ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN QUA
THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT ............................................................. 69
4.1. Văn hóa vật chất ............................................................................................. 69
4.1.1. Ẩm thực ..................................................................................................... 69
4.1.2. Nghề nghiệp, kiếm sống............................................................................ 72
4.2. Văn hóa tinh thần ............................................................................................ 74
4.2.1. Trò chơi, giải trí........................................................................................ 74
4.2.2. Tín ngưỡng, tôn giáo ................................................................................ 75
4.2.3. Lịch sử, truyền thuyết, chuyện kể ............................................................. 76
4.2.4. Văn hóa ứng xử......................................................................................... 79
4.3. Tiểu kết .......................................................................................................... 87
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 94

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất của con ngƣời trong việc giao tiếp
nhằm mục đích trao đổi thông tin, thể hiện tâm lý, tƣ duy, kiến thức, kinh nghiệm
cũng nhƣ tạo sự hiểu biết lẫn nhau.
Thông qua ngôn từ, ngoài việc sử dụng từ ngữ để truyền đạt thông tin, con
ngƣời còn có thể sử dụng nhiều hình thức hoặc cấu trúc ngôn ngữ khác nhau để
giao tiếp, trong đó có thành ngữ. Thành ngữ là một cấu trúc tạo nghĩa nhƣng
không thể hiện nghĩa trực tiếp của cụm từ ngữ đó mà thể hiện nghĩa ẩn sâu hoặc
nghĩa so sánh. Việc sử dụng thành ngữ không những giúp cho lời văn thêm biểu
cảm, sinh động, giàu hình tƣợng mà còn giúp chúng ta có thể diễn đạt ý tƣởng một
các sâu sắc, tế nhị.
Nghĩa của thành ngữ đƣợc xây dựng từ sự liên tƣởng dựa trên các yếu tố nhƣ:
hiện tƣợng tự nhiên, hoạt động trong cuộc sống, động vật, thực vật, con ngƣời, màu
sắc v.v. Thành ngữ còn có thể phản ánh đời sống, tƣ duy, văn hóa, xã hội, phong tục
tập quán, tín ngƣỡng,…
Qua khảo sát về thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái Lan, chúng tôi phát hiện
rằng thành ngữ có từ chỉ động vật chiếm tỷ lệ cao vì con vật có sự gắn bó mật thiết
với con ngƣời: con vật là thú nuôi làm bạn, là nguồn sức lao động trong nông
nghiệp, là nguồn thức ăn và là phƣơng tiện đi lại. Do đó con ngƣời có hiểu biết về
tự nhiên, tính cách của con vật và đem vào so sánh và liên tƣởng trong thành ngữ, ví
dụ: “nhanh như sóc”, “mèo mù vớ cá rán”, “quẳng xương cho chó cắn nhau”
trong tiếng Việt, “ไวเป็ นลิง” (nhanh nhƣ khỉ), “หมาเห่ าใบตองแห้ ง” (chó sủa lá chuối khô),
“เขียนเสื อให้ ววั กลัว” (Vẽ hổ để dọa bò) trong tiếng Thái.
Vấn đề thành ngữ nói chung và thành ngữ có từ chỉ động vật nói riêng trong
tiếng Việt và tiếng Thái đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nhƣng cho
đến nay vẫn chƣa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách có hệ

3



thống về thành ngữ có yếu tố động vật trong sự so sánh hai ngôn ngữ Việt - Thái.
Chính vì thế, có thể nói vấn đề tìm hiểu và so sánh thành ngữ có yếu tố động vật
trong tiếng Việt và tiếng Thái cho đến nay là một đề tài mới mẻ, cần đƣợc quan tâm
nghiên cứu.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động
vật trong tiếng Việt và tiếng Thái” (Tiếng Thái ở đây là tiếng của ngƣời Thái Lan,
không phải là tiếng của ngƣời dân tộc Thái ở Việt Nam) để tìm hiểu các thành ngữ
có từ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái, qua đó thấy đƣợc những đặc trƣng
văn hóa, điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và Thái Lan.
2. Ý nghĩa đề tài
Nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng
Việt và tiếng Thái” có những ý nghĩa nhất định. Về ý nghĩa lí luận, đề tài bƣớc đầu
nghiên cứu những vấn đề lí luận về ngôn ngữ, thành ngữ, ngữ nghĩa và đặc trƣng
văn hóa…Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài giúp giải quyết những khó khăn và lỗi của
ngƣời học trong sử dụng thành ngữ có từ chỉ động vật ở cả tiếng Việt và tiếng Thái.
Trong thực tế giảng dạy và học thành ngữ, sinh viên Việt Nam học tiếng Thái cũng
nhƣ sinh viên Thái học tiếng Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn và mắc lỗi trong
việc sử dụng thành ngữ vì không đủ hiểu biết về các thành ngữ đó nói riêng và văn
hóa nói chung. Để hiểu sâu sắc một ngôn ngữ, việc hiểu đƣợc văn hóa của ngƣời
bản ngữ là điều không thể thiếu đƣợc vì ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ rất
mật thiết với nhau. Qua tìm hiểu về thành ngữ Việt Nam và Thái Lan về động vật,
về lý luận, sẽ góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc; về thực tiễn
cũng sẽ là cơ sở dữ liệu góp phần cho việc giảng dạy và học thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Thái.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong
tiếng Việt và tiếng Thái”, chúng tôi hƣớng đến những mục đích cụ thể nhƣ sau:
- Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa của các thành ngữ có

4


từ chỉ động vật trong tiếng Việt.
- Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa của các thành ngữ có
từ chỉ động vật trong tiếng Thái.
- So sánh sự tƣơng đồng và khác biệt giữa thành ngữ có từ chỉ động vật trong
tiếng Việt và tiếng Thái. Qua đó, làm sáng tỏ giá trị ngôn ngữ, văn hóa, lối tƣ duy,
điểm tƣơng đồng và điểm khác biệt giữa hai dân tộc Việt Nam- Thái Lan.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nhƣ trên, trong luận văn này, chúng
tôi cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
- Thống kê, phân loại thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt
- Thống kê, phân loại thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Thái
- Phân tích nội dung thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt
- Phân tích nội dung thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Thái
- Só sánh nội dung thành ngữ có từ chỉ động vật giữa tiếng Việt và tiếng Thái
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đƣợc xác định một cách cụ thể. Đó là
những thành ngữ có từ chỉ động vật trong cả tiếng Việt và tiếng Thái.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những thành ngữ có từ chỉ động vật
trong các cuốn từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái.
6. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Tư liệu
Tƣ liệu nghiên cứu của luận văn từ các nguồn chính sau:
Về phần thành ngữ tiếng Việt:
- Từ Điển Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực
- Từ Điển thành ngữ phổ thông do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên
Về Phần thành ngữ tiếng Thái:
- สานวนไทยของขุนวิจิตรมาตรา สง่ากาญจนาคพันธุ์, กรุ งเทพฯ: ส. เอเชียเพรศจากัด.2529 (Thành ngữ


5


Thái (2001) của Khunwichitmatra (Sa-nga Karnchanapan))
- สานวนไทยฉบับสมบูรญ์ของวิเชียรเกษประทุม ,กรุ งเทพฯ: หจก.รุ่ งเรื องสาส์นการพิมพ์, 2550 (Thành ngữ
Thái bản hoàn chỉn (2007) của Wichain Ketprathum)
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp
nghiên cứu sau:
- thống kê, nhằm thống kê tất cả các thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ con vật
trong tiếng Việt và tiếng Thái. Ngòai ra, luận văn sử dụng phƣơng pháp này để
thống kê tất cả những nghĩa có thể có ở mỗi thành tố chỉ con vật.
- phân tích ngữ nghĩa, để phân tích những đặc trƣng ngữ nghĩa có thể có của
những từ chỉ con vật trong thành ngữ.
- Phƣơng pháp đối chiếu. Phƣơng pháp này cũng đƣợc dùng để so sánh đối
chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ có thành tố động vật trong hai ngôn ngữ Việt Thái.
Qua việc so sánh đối chiếu này, những nét tƣơng đồng và dị biệt về ngôn ngữ văn
hóa xã hội giữa hai ngôn ngôn ngữ sẽ đƣợc nhìn thấy một cách rõ ràng. Trong luận
văn này, tiếng Việt sẽ đƣợc xem là ngôn ngữ nguồn, tiếng Thái sẽ đƣợc xem là ngôn
ngữ đích của việc nghiên cứu đối chiếu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục của
luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN: tổng hợp những quan điểm khác nhau về thành
ngữ trong tiếng Việt và tiếng Thái, chỉ ra khái niệm thành ngữ có từ chỉ động vật và
bƣớc đầu giới thiệu những đặc trƣng cơ bản của văn hóa Việt Nam và Thái Lan.
CHƢƠNG 2: THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT:
thống kê các thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt, sau đó phân tích các
thành ngữ đó về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa.

CHƢƠNG 3: THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG THÁI:

6


thống kê các thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Thái, sau đó phân tích các
thành ngữ đó về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa.
CHƢƠNG 4: ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN QUA
THÀNH NGỮ CÓ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT: so sánh các thành ngữ có từ chỉ động
vật trong tiếng Việt và tiếng Thái, từ đó chỉ ra sự tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt
trong đặc trƣng văn hóa Việt Nam và Thái Lan qua các thành ngữ đó.

7


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt
Tìm hiểu về khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã đƣa
ra những quan điểm có nhiều nét tƣơng đồng. Dƣơng Quảng Hàm trong “Việt Nam
văn học sử yếu” định nghĩa: “Thành ngữ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà
diễn đạt một ý gì hoặc một trạng thái gì cho có màu mè” [7, tr.15]. Cụ thể hơn,
Nguyễn Văn Mệnh diễn giải trong “Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm
thành ngữ tiếng Việt”: “Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ có sẵn. Chúng là những
ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, mang một ý nghĩa nhất định, có chức năng định
danh và được tái hiện trong giao tế” [14, tr.12]. Đồng quan điểm, Cù Đình Tú trong
“Góp ý kiến phân biệt về thành ngữ và tục ngữ” viết: “Thành ngữ là những đơn vị
có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất,
hành động” [25, tr.39].
Để làm rõ khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt, trƣớc tiên tôi muốn đặt khái
niệm này trong so sánh với các khái niệm có đôi nét tƣơng đồng là từ ghép, quán

ngữ và tục ngữ.
Từ ghép và thành ngữ, theo phân tích của Nguyễn Thiện Giáp, đƣợc khu biệt
bởi tính cố định của ngữ, “được đo bằng khả năng mà yếu tố đó có thể dự đoán sự
xuất hiện đồng thời của các yếu tố còn lại của kết hợp” [6, tr.72] Có thể dẫn ra đây
một số ví dụ về tính cố định nhƣ từ qué trong gà qué, nhẹn trong nhanh nhẹn, hay
ngồi trốc trong ăn trên ngồi trốc.
Tuy nhiên thành ngữ đƣợc tách ra thành một nhóm độc lập trong ngữ cố định,
phân biệt với từ ghép bởi tính thành ngữ. Cũng theo cách diễn giải của Nguyễn
Thiện Giáp, “một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là
một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành… Một tổ hợp
được coi là có tính thành ngữ nếu trong đó có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ tổ hợp
người ta phải dịch từ ấy bằng một yếu tố mà yếu tố đó chỉ tương đương với từ ấy

8


khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp (trong trật tự
nhất định). Thêm vào đó, từ này có thể được gặp cả khi không có các yếu tố còn lại
và khi ấy nó được dịch bằng một yếu tố khác” [6, tr.74]. Theo đó, ý nghĩa của cụm
từ bờ xôi ruộng mật không phải tổng hợp các ý nghĩa của từng từ trong cụm từ mà
mang một ý nghĩa mới hoàn toàn so với ý nghĩa của các thành tố cấu tạo nên là
ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu, dễ làm ăn. Từ xôi và mật cũng có cách định nghĩa duy
nhất là màu mỡ, phì nhiêu khi đứng trong cụm từ này.
Nhƣ vậy trong tƣơng quan với từ ghép, thành ngữ đƣợc hiểu là một cụm từ
cố định có tính độc lập về ý nghĩa so với các đơn vị cấu thành nên nó. Nói nhƣ
Nguyễn Văn Mệnh thì “Trước hết, thành ngữ phân biệt với từ ghép ở phạm vi rộng
hẹp và ở mức độ nông sâu trong nội dung ý nghĩa của chúng … Nếu từ ghép chỉ nêu
lên khái niệm chung về sự vật, hoạt động, tính chất, hoặc trạng thái, thì các thành
ngữ tương ứng lại hàm chứa một nội dung rộng lớn hơn và sâu sắc hơn. Thành ngữ
không chỉ nêu lên một khái niệm về sự vật, về hoạt động, về tính chất trạng thái và

còn nói rõ thêm những sự vật và những hoạt động đó như thế nào, những tính chất
và trạng thái ấy đến mức độ nào” [14, tr.14].
Bàn về cụm từ cố định, có một khái niệm nữa ít nhiều đƣợc đem ra so sánh
với thành ngữ, đó là quán ngữ. Quán là thói quen, việc thƣờng xuyên lặp lại, theo
Hoàng Phê, quán ngữ là “Tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy
ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành” [19, tr.801], nói tóm lại, nói chung, một mặt thì,
mặt khác thì hay của đáng tội, khí không phải, đùng một cái là những ví dụ về quán
ngữ. Chiếu theo định nghĩa này, quán ngữ và thành ngữ có nét tƣơng đồng là đều
đƣợc hình thành từ thói quen giao tiếp, thƣờng xuyên sử dụng của nhân dân, tạo nên
những diễn đạt cố định trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Tuy nhiên, nếu ý nghĩa
của thành ngữ đứng độc lập với ý nghĩa các đơn vị từ cấu thành nên (con ong cái
kiến, được giỏ bỏ nơm) thì quán ngữ có thể đƣợc hiểu dựa theo các yếu tố hợp thành
(hèn nào, hoài của, khí vô phép). Thành ngữ nêu ra nhận định về sự vật, sự việc, có
chức năng định danh, còn quán ngữ chủ yếu đƣợc dùng để liên kết, đƣa đẩy, nhấn
9


mạnh nội dung nào đó cần truyền đạt. Ngoài ra về mặt cấu trúc, thành ngữ có cấu
tạo chặt chẽ hơn quán ngữ, là một diễn đạt hoàn chỉnh, ít hoặc khó thay đổi, trong
khi các thành tố tạo nên quán ngữ có thể thêm vào hoặc bớt đi mà không ảnh hƣởng
đến việc diễn đạt (nói ngắn gọn, nói một cách ngắn gọn, như sau, như dưới đây vv)
Song le, nếu hiểu thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ có cấu trúc chặt chẽ, giàu
hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm thì ít nhiều có nét tƣơng đồng với tục ngữ. Bàn về
sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ, đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra
sự khác biệt khá rõ ràng giữa hai đơn vị ngôn ngữ này. Tuy cùng là một thể thống
nhất, giàu sắc thái biểu cảm, đều đƣợc sử dụng trong giao tiếp nhƣng căn cứ vào
hình thức, nội dung và chức năng của mỗi đơn vị, có thể phân biệt thành ngữ và tục
ngữ trong tiếng Việt. Vũ Ngọc Phan đã tổng kết trong Tục ngữ ca dao dân ca Việt
Nam [17,tr.27] “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà
nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.Về

hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn
chỉnh, nói một cách khác, thành ngữ là một cụm từ trơn tru, quen thuộc, được dùng
trong câu nói thông thường cũng như được dùng trong tục ngữ ca dao dân ca”.
Việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ căn cứ theo hình thức ngữ pháp là dựa
vào đa số cấu tạo của thành ngữ chỉ là một cụm từ, một ngữ, ví dụ: cao như sếu,
chậm như rùa, mèo mả gà đồng vv Trong khi đó tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, một
thông báo trọn vẹn, ví dụ: học thầy không tầy học bạn, nhà sạch thì mát, bát sạch
ngon cơm vv.
Một phần vì đặc điểm ngữ pháp này mà thành ngữ không mang tính chất
thông báo, không diễn đạt trọn vẹn một ý nghĩa, một bài học kinh nghiệm. Chức
năng của thành ngữ là định danh, biểu hiện sự vật, tính chất, hành động, còn chức
năng của tục ngữ là truyền tải một thông báo ngắn gọn, súc tích. Tục ngữ tự thân nó
đã bao hàm toàn bộ ý nghĩa, vấn đề cần đề cập, truyền tải đến ngƣời nghe mà ngƣợc
lại, khi ngƣời nghe tiếp nhận nó sẽ không phát sinh bất kỳ câu hỏi liên quan đến nội
dung truyền đạt. Khác với tục ngữ, khi ngƣời nghe tiếp nhận thông tin từ một thành
10


ngữ sẽ có thể đặt câu hỏi xung quanh thành ngữ đó. Ví dụ thành ngữ lừ đừ như ông
từ vào đền, ở đây sẽ có thể đặt câu hỏi ai lừ đừ, chậm chạp; còn đối với câu tục ngữ
tham thì thâm, không ai có nhu cầu cần đặt câu hỏi ai hay tại sao tham thì thâm, vì
bản thân câu tục ngữ đã truyền tải một bài học đúc kết từ bao đời nay về hậu quả
của lòng tham.
Cũng cần phải nhắc lại rằng mặc dù có những điểm khác biệt căn bản kể trên,
thành ngữ và tục ngữ trong rất nhiều trƣờng hợp khó tách bạch. Chẳng hạn về kết cấu
ngữ pháp, có nhiều thành ngữ có kết cấu hoàn chỉnh nhƣ nước đổ lá khoai, trẻ cậy cha,
già cậy con, hay nhƣ chó treo mèo đậy, vắng chủ nhà gà vọc đuôi tôm hoàn toàn có thể
đứng riêng biệt thành một câu, thể hiện một nhận định.
Tựu chung lại, thành ngữ, qua tham khảo nhận định của các công trình
nghiên cứu và theo hiểu biết của ngƣời viết thông qua so sánh với các khái niệm

gần kề, là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu
hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp; không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc
lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, đƣợc dùng để định
danh, nêu lên sự vật, tính chất, hành động, làm tăng tính biểu cảm, bóng bẩy trong
giao tiếp.

1.2. Khái niệm thành ngữ trong tiếng Thái
Từ “thành ngữ” trong tiếng Việt, khi chuyển ngữ tƣơng đƣơng sang tiếng
Thái là từ “sẳm -nuôn”, Khunwichitmattra [33, tr.3] khi tìm hiểu ý nghĩa của từ
“sẳm -nuôn” nói rằng: Lời nói của con ngƣời cho dù ở quốc gia hay ngôn ngữ nào
thì đều có thể phân chia thành 2 nhóm lớn. Nhóm thứ nhất là những ngôn từ đƣợc
hiểu với nghĩa đen, khi nói ra có thể hiểu ngay. Nhóm thứ hai là nhóm ngôn từ đƣợc
diễn đạt theo nghĩa bóng, ngƣời nghe có thể hiểu ngay nếu nhƣ những câu từ đó
đƣợc sử dụng một cách thƣờng xuyên, rộng rãi. Nhƣng nếu không đƣợc sử dụng
rộng rãi, ngƣời nghe không thể hiểu ngay mà phải suy nghĩ, tìm hiểu mới có thể
nắm đƣợc ý nghĩa sâu xa của những ngôn từ đó, thậm chí còn hiểu sang một ý nghĩa

11


khác, hoặc không thể hiểu đƣợc ý nghĩa của những ngôn từ đó. Ngƣời ta gọi những
ngôn từ thuộc nhóm thứ hai này là “sẳm- nuôn” hay chính là “thành ngữ”.
Trong cuốn từ điển của Viện Hàn lâm Quốc gia Thái Lan, xuất bản năm
2003, có đƣa ra định nghĩa về thành ngữ nhƣ sau: “thành ngữ” là những cụm từ cố
định đã quen dùng từ lâu đời mà nghĩa của nó thƣờng không thể giải thích đƣợc một
cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó [38, tr.1,187]. Ví dụ nhƣ
“สอนจระเข้ให้ว่ายน้า” (dạy cá sấu bơi) diễn đạt sự không cần thiết khi hƣớng dẫn một việc
gì cho ai mà ngƣời đó đã biết và thuần thục, hoặc “ราไม่ดีโทษปี ่ โทษกลอง” (múa dở chê kèn
chê trống) ám chỉ sự đổ thừa cho ngoại cảnh khi bản thân không thành công trong
một việc nào đó.

Cũng tƣơng tự nhƣ định nghĩa về thành ngữ ở trên SophanaSrichampa [41,
tr.1] cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ nhằm truyền đạt ý nghĩa cụ thể. Thành
ngữ bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tế của đời sống con ngƣời, thông qua sự quan
sát những sự kiện thực tế kết hợp với sự liên tƣởng, tính so sánh ví von trong cuộc
sống hàng ngày”.
Cục học thuật, bộ giáo dục Thái Lan cho rằng “thành ngữ” là những từ ngữ
mà ý nghĩa không phải sự tổng hợp ý nghĩa của các từ riêng lẻ, đƣợc biểu đạt và
hiểu thông qua so sánh. Thành ngữ là một loại ngôn ngữ đƣợc diễn đạt không tuân
theo một nguyên tắc học thuật hoặc không nhấn mạnh tính giáo huấn [32, tr. ข-ค], ví
dụ nhƣ: “ตาบอดได้แว่น” (ngƣời mù đƣợc kính lão) v.v...
Chatchawadi Sonlam cho rằng: “Thành ngữ là một cụm từ thể hiện sự so
sánh giữa 2 sự vật, sự việc hoặc 2 đối tƣợng khác nhau trên một số phƣơng diện
nhƣng vẫn có đặc điểm chung trong một vài khía cạnh nào đó. Đồng thời, mỗi thành
ngữ lại đƣa ra một cách nghĩ hay một ý kiến khác nhau, thông qua việc sử dụng các
từ hoặc cụm từ nhằm đƣa ngƣời đọc hoặc ngƣời nghe hiểu đƣợc cách nghĩ hay ý
kiến mà ngƣời viết hoặc ngƣời nói muốn đề cập. Nhƣ vậy vô hình trung các từ hoặc

12


cụm từ đó đã đóng vai trò làm phƣơng tiện để ngƣời nghe hoặc ngƣời đọc hiểu đƣợc
cái ý mà ngƣời viết hoặc ngƣời nói muốn nói tới [29, tr.25-46]”.
Ngoài ra, tiếng Thái còn có các tổ hợp từ tƣơng tự nhƣ thành ngữ ở chỗ, cùng
đƣợc hiểu theo nghĩa bóng, cùng là các cụm từ đƣợc dùng để so sánh ví von, đƣa
ngƣời đọc hoặc ngƣời nghe hiểu đƣợc cái ý sâu xa mà ngƣời viết hoặc ngƣời nói
muốn truyền đạt. Các cụm từ đó là tục ngữ.
Cuốn từ điển đƣợc xuất bản bởi Viện Hàn lâm Quốc gia Thái Lan, có định
nghĩa từ “สุภาษิ ต” (tục ngữ) nhƣ sau: “Tục ngữ là tập hợp từ đã quen dùng từ lâu đời,
thể hiện lời khuyên răn dạy dỗ [38, tr.1,189], nhƣ กงกากงเกวียน (ác giả ác báo) nói về
quy luật nhân quả sống nhƣ thế nào sẽ phải chịu hậu quả nhƣ thế ấy, hoặc

นา้ เชี่ ยวอย่ าเอาเรื อมาขวาง (nƣớc chảy xiết đừng chặn thuyền) nghĩa là đừng chống lại ngƣời
có thế lực, không mang lại lợi ích gì.
Sophana Srichampa trong cuốn “Tục ngữ, thành ngữ, cách ngôn Thái Lan”
cho rằng “tục ngữ” linh hoạt, mang tính giáo huấn thâm sâu về những hành vi ứng
xử liên quan đến phép tắc, lễ nghĩa và những hành vi, hành động khác nói chung”
[41, tr.1].
Tục ngữ bao gồm hai đặc điểm chính: là một câu nói ngắn gọn súc tích
nhƣng có ý nghĩa sâu sắc, và tục ngữ phải hàm chứa một bài học, truyền tải một
kinh nghiệm dựa trên logic sự thật
Nikhom Khaulat đã đƣa ra ý kiến về sự khác nhau giữa tục ngữ, thành ngữ:
Tục ngữ là những từ ngữ có nội dung khuyên răn, dạy bảo, nhắc nhở con ngƣời.
Còn thành ngữ là việc hành văn, diễn tả ý, phần lớn là những từ ngữ miêu tả hình
ảnh cụ thể hoặc có nghĩa bóng, có thể đƣợc hình thành từ thời xa xƣa hoặc mới
đƣợc hình thành từ một nhóm ngƣời nào đó [31, tr.7].
Có thể tổng kết lại, “sẳm-nuôn”(có nghĩa tƣơng đƣơng với “thành ngữ” trong
tiếng Việt) là những cụm từ cố định ngắn gọn, có hàm nghĩa bóng, không đƣợc hiểu
nhƣ nghĩa gốc của từ, có ẩn ý, hoặc có hàm ý so sánh. Thành ngữ phân biệt với tục
13


ngữ ở nội dung là tục ngữ có nội dung dạy bảo nhắc nhở dựa trên quy luật sống,
phật giáo và thƣờng ngạn ngữ và tục ngữ có vần điệu.

1.3. Khái niệm thành ngữ có từ chỉ động vật
Con ngƣời và loài vật vốn có một mối quan hệ gắn bó thân thiết từ thời xa
xƣa đến nay. Loài vật có mặt trong mọi hoạt động của đời sống con ngƣời, từ những
con trâu, con bò giúp các bác nông dân kéo cày ngoài đồng ruộng, đến những đàn
gà, đàn vịt, con tôm, con cá góp phần làm lợi cho kinh tế nhà nông. Hay là những
con vật nuôi nhƣ con chó, con mèo giúp chủ giữ nhà, bắt chuột. Không chỉ những
loài vật có ích ấy mà cả những con vật gây hại cho mùa màng nhƣ chuột, sâu, sên…

hay những loài vật vốn là nỗi sợ hãi của con ngƣời nhƣ hổ, đỉa, sói, … cũng vô
cùng thân thuộc. Loài vật hiện diện và tác động tới đời sống con ngƣời, không chỉ
trong cuộc sống thực mà còn đi vào thế giới tinh thần, chính vì mối quan hệ mật
thiết đó nên hình ảnh động vật đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú để đƣa vào
sử dụng làm thành ngữ.
Động vật xuất hiện trong thành ngữ ở đây chỉ nhƣ một dấu hiệu hình thức
chứ không phải là các thành ngữ có các thành tố chỉ động vật, dùng để nói về chính
loài động vật đó. Ngƣời Việt cũng nhƣ ngƣời Thái Lan , chỉ mƣợn các con vật nhƣ
một dấu hiệu, một hình ảnh gần gũi, một đối tƣợng để quan sát, từ đó dùng nói về
những phạm vi khác trong đời sống của mình. Các nội dung nghĩa đó có thể nói về
con ngƣời, về môi trƣờng sống, về quan niệm sống v.v…
Thành ngữ có từ chỉ động vật đƣợc hiểu là những thành ngữ mà trong thành
phần của chúng có những từ chỉ động vật thí dụ เป็ ดขันประชันไก่ (vịt kêu thi với gà);
คางคกขึ้นวอ (con cóc nhảy lên kiệu); ช้าเหมื อนเต่า (chậm như rùa); ซนเหมื อนลิ ง (nghịch như
khỉ) trong tiếng Thái và nhanh như sóc; ăn như rồng cuốn; bắt cá hai tay; gà đẻ
gà cục tác trong tiếng Việt. Những từ ngữ này đƣợc chúng tôi gọi là “từ chỉ động
vật” (vịt, gà, cóc, rùa, khỉ, sóc, rồng, cá, gà). Qua tìm hiểu và khảo sát chúng tôi
thấy số lƣợng thành ngữ có từ chỉ động vật ở các tài liệu chiếm tỷ lệ không nhỏ
14


trong toàn bộ vốn thành ngữ cả trong tiếng Việt và tiếng Thái. Trong khuôn khổ tƣ
liệu của thành ngữ đã tiếp cận và xử lý, chúng tôi tổng kết đƣợc trong tiếng Việt có
721 thành ngữ có từ chỉ động vật và trong tiếng Thái có 653 thành ngữ có từ chỉ
động vật.
Là một đơn vị từ ngữ trong hệ thống ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt và tiếng
Thái, tên gọi động vật cũng chứa nghĩa văn hóa. Khi là thành tố trong các thành ngữ,
nội dung ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ động vật chính là cách cảm nhận, cách đánh
giá các con vật tốt hay xấu, là việc liên tƣởng chúng với cái gì của nền văn hóa ấy.
Chẳng hạn, theo cách cảm nhận của ngƣời Việt thì Gà tiêu biểu cho những dòng dõi

tiếng tăm (con tông gà nòi), ngƣời nhớ cội nguồn (gà cỏ trở mỏ về rừng), ngƣời gặp
may mắn (gà rơi nậm gạo), là một thức ăn ngon (cơm gà cá gỏi; quan họ thịt gà, giỗ
cha thịt ếch). Nhƣng gà cũng có nghĩa thiên về tiêu cực: ngƣời ƣa khoe khoang (gà
chết vì tiếng gáy), ngƣời có dáng đi vội vã (te tái như gà mái nhảy ổ), Gà còn chỉ bọn
xấu xa, hay ganh tỵ, tự làm hại mình (gà tức nhau tiếng gáy; chân gà lại bới ruột gà).
Với ngƣời Thái Lan khi nói đến gà, gà là hình ảnh của gái bán hoa , là phụ nữ không
đứng đắn, già đời nhiều mƣu mẹo (ไก่หลง- gà lạc, สมภารกิ นไก่วดั -sƣ trụ trì ăn gà chùa,
ไก่นาตาฟาง- gà đồng mắt quáng; ไก่แก่แม่ปลาช่อน -gà già mẹ cá lóc), ngƣời lờ đờ ngu đần
(งงเป็ นไก่ตาแตก- lơ ngơ nhƣ gà vỡ mắt; ปล่อยไก่ - thả gà), chỉ thời gian trong ngày đặc biệt
là sáng sớm (มาตัง้ แต่ไก่โห่ -đến từ lúc gà gáy, มาก่อนไก่ -đến trƣớc gà, ไก่ ขึน้ รั ง -gà lên
chuồng ), món ăn ngon và giá trị (หมูเห็ดเป็ ดไก่-lợn nấm vịt gà).
Trong tiếng Việt và trong tiếng Thái đều có thành ngữ ไก่ไข่กระต๊ากเอง (gà đẻ gà cục
tác) nhƣng lại có nghĩa khác nhau. Trong tiếng Việt, thành ngữ này nghĩa là: tìm cách
để mọi ngƣời biết thành tích của mình, còn trong tiếng Thái, thành ngữ trên chỉ kẻ xấu
tự làm lộ việc xấu của mình.
Đối với ngƣời Việt, kiến thƣờng để chỉ việc, ngƣời, vật rất nhỏ bé (bé bằng con
kiến; đan lồng nhốt kiến), kiến còn chỉ ngƣời đang gặp nguy hiểm (Kiến bò chảo
15


nóng), ngƣời mất phƣơng hƣớng (kiến phải lửa), ngƣời đông (đông như kiến). Với
ngƣời Thái, kiến lại là một con vật rất đƣợc ngợi khen về sức mạnh (แรงเหมื อนมด
อดเหมื อนกา – có sức nhƣ kiến, chịu đựng nhƣ quạ), sự nhanh nhạy về mùi (ตาแร้งจมูกมดmắt

kền

kền

mũi


kiến;

หูผีจมูกมด-tai

ma

mũi

kiến),

sự

dũng

cảm

(อดเหมื อนกากล้าเหมื อนมด-chịu đựng nhƣ quạ, gan dạ nhƣ kiến), vật nhỏ bé hoặc ngƣời nhỏ
bé (เอวบางเหมื อนมดตะนอย- eo mỏng nhƣ kiến đen). Hoặc nhƣ khỉ thƣờng đƣợc ngƣời Việt
liên tƣởng đến ngƣời hay nhăn nhó (nhăn như khỉ, nhăn nhó như khỉ ăn gừng). Trong
tâm thức ngƣời Thái, thƣờng liên hệ đến sự nhanh nhẹn (ไวเหมื อนลิ ง -nhanh nhƣ khỉ), sự
nghịch ngợm (ซนเหมื อนลิ ง -nghịch nhƣ khỉ; ออกลิ งออกค่าง- diễn trò khỉ, trò vƣợn; ลูกลิ งลูกค่าง
-khỉ con vƣợn con).
Ngoài ra, cũng có thể thấy rõ đặc trƣng về địa lý, văn hóa của mỗi dân tộc
trong tần số xuất hiện các con vật trong thành ngữ. Đối với thành ngữ chỉ động vật
tiếng Thái, có thể gặp khủng long trong “ไดโนเสาร์ เต่าล้านปี ” (khủng long, rùa trăm tuổi),
con kỳ nhông cát trong “ไวเหมื อนแย้พระบาท” (nhanh nhƣ kỳ nhông cát Prabat), con vật
hoàn toàn xa lạ với ngƣời Việt mà nó có thể phản ánh đƣợc thiên nhiên, địa lý và môi
trƣờng của đất nƣớc Thái Lan. Hay loan, phƣợng đƣợc sử dụng nhiều trong thành ngữ
Việt nhƣ Phượng chạ loan chung, Chia phượng rẽ loan lại không xuất hiện trong vốn
thành ngữ tiếng Thái.

Trên đây là quan niệm của chúng tôi về thành ngữ có từ chỉ động vật trong
tiếng Thái và tiếng Việt. Đây là căn cứ quan trọng để chúng tôi tiến hành các
chƣơng tiếp theo.

1.4. Khái quát chung về văn hóa Việt Nam và Thái Lan
1.4.1. Khái niệm về văn hóa
Ngoài việc đƣa ra khái niệm, để có cái nhìn rõ nét và tổng thể hơn về thành
16


ngữ, cần tìm hiểu phạm trù khái quát và có quan hệ mật thiết tới sự hình thành và
đặc điểm của thành ngữ, đó là đặc trƣng văn hóa của mỗi quốc gia, Việt Nam và
Thái Lan.
Trƣớc hết tôi xin đƣợc làm rõ khái niệm văn hóa nói chung.
Theo tổng kết của Giáo sƣ Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội”
[21, tr.10].
Chi tiết hơn, có thể dẫn ra đây định nghĩa của UNESCO trong Tuyên bố về những
chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26/7 đến 6/8/1982 tại
Mexico: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những
quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngƣỡng”.
Nhƣ vậy, có thể hiểu văn hóa là một phạm trù rộng lớn các giá trị vật chất và tinh
thần đƣợc tạo ra bởi con ngƣời và phục vụ cho đời sống con ngƣời, quy ƣớc nên
những đặc điểm xã hội, đặc trƣng nổi bật của một nhóm ngƣời, một quốc gia. Văn học
và các yếu tố cấu thành nên văn học là một bộ phận của văn hóa, thể hiện những đặc
điểm của văn hóa thuộc một lãnh thổ nhất định.

1.4.2. Đặc điểm văn hóa Việt Nam
Việt Nam nằm tại rìa phía Đông của bán đảo Đông Dƣơng, gần trung tâm của khu
vực Đông Nam Á. Với vị trí địa lý của mình, văn hóa Việt Nam trƣớc hết mang đặc
trƣng của lớp văn hóa bản địa Nam Á và Đông Nam Á, là nền bản sắc của văn hóa
Việt Nam.
Tiêu biểu của văn hóa vật chất, cũng giống nhƣ các quốc gia Đông Nam Á
khác là nghề trồng lúa nƣớc, với thức ăn chủ đạo là cơm. Ngoài ra, cũng giống nhƣ
các quốc gia khác trong khu vực nhƣ Miến Điện, Ấn Độ, Phi-lip-pin, ngƣời Việt

17


còn có tục ăn trầu nhƣ một nghi thức xã giao và lễ nghi phổ biến, ngày nay tuy tập
tục này đa số chỉ đƣợc duy trì ở tầng lớp cao niên, nhƣng vẫn đƣợc bảo lƣu về mặt
tinh thần thể hiện qua hình ảnh trầu cau trong kho tàng văn học dân gian. Về nhận
thức ngƣời Việt chú trọng triết lý âm dƣơng. Triết lý âm dƣơng có nguồn gốc từ
vùng nông nghiệp lúa nƣớc Đông Nam Á cổ đại, thấm nhuần trong tính cách và lối
sống của ngƣời Việt. Trong kho tàng văn hóa dân gian có vô vàn câu tục ngữ, thành
ngữ đúc kết quy luật âm dƣơng nhƣ: Trong rủi có may, trong họa có phúc, tham thì
thâm, bĩ cực thái lai. Trong bữa ăn hàng ngày, ngƣời Việt cũng coi trọng việc điều
hòa âm dƣơng trong cơ cấu bữa ăn, chia các loại thực phẩm thành tính nóng và tính
lạnh. Ngƣời Việt coi mọi sự trong thế quân bình, hài hòa, lạc quan, yêu đời, trong
cuộc sống cố gắng không làm mất lòng ai, trong việc ở, cố gắng tạo nên sự hài hoà
với môi trƣờng thiên nhiên xung quanh
Văn hóa Việt Nam còn có những đặc trƣng của văn hóa Trung Hoa do ảnh
hƣởng của bối cảnh lịch sử 1000 năm Bắc thuộc cùng vị trí địa lý tiếp giáp với Trung
Quốc. Nhƣng nét đặc trƣng giao thoa có thể kể đến nhƣ văn hóa vật chất, ngôn ngữ,
tôn giáo. Văn hóa vật chất bao gồm sự ảnh hƣởng trong trang phục, đặc biệt là trang
phục của quan lại thời xƣa, kỹ thuật chữa bệnh dựa vào cây cỏ, chữa bệnh bằng thuốc
bắc. Về ngôn ngữ, Việt Nam có một lớp từ riêng gọi là Hán Việt, là lớp từ có gốc

Trung Quốc đọc theo âm Việt, lớp từ vựng vẫn đƣợc sử dụng trên phạm vi rộng cho
đến ngày nay. Về tôn giáo, Việt Nam chịu ảnh hƣởng của Nho giáo Trung Quốc, phát
triển cực thịnh vào thời Hậu Lê, với những đóng góp trong việc phổ biến, phát triển
văn minh dân gian làng xã, các tƣ tƣởng đã ít nhiều mai một nhƣng vẫn có ảnh hƣởng
đến ngày nay nhƣ tam tòng tứ đức, thủ tục ma chay, cƣới xin, các quy định về tôn ti
trật tự… Ngoài ra Phật giáo du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng tạo nên
những nét khác biệt với Phật giáo tại các quốc gia khác, kiến trúc chùa tháp vẫn bảo
lƣu màu sắc của kiến trúc Trung Quốc, kinh điển Phật giáo cũng dùng Hán tự vv.
Từ năm 1945 đến nay, ngoài Trung Quốc, văn hóa Việt Nam còn mở rộng
giao lƣu với văn hóa Nga, Pháp, Mỹ, và nhiều nƣớc khác trên thế giới. Qúa trình
hội nhập đã tạo thêm sự phong phú trong văn hóa Việt Nam, nhƣng sự tiếp nhận này
18


là có chọn lọc và thích nghi với điều kiện sống tại Việt Nam. Chữ quốc ngữ là một
ví dụ điển hình về sự tiếp nhận văn hóa phƣơng Tây trên nền bản địa hóa. Tính hiếu
học, sự năng động, dễ thích nghi của con ngƣời Việt Nam thể hiện trong giai đoạn
này qua số lƣợng lớn ngày càng nhiều học sinh sinh viên học tập trau dồi kiến thức
tại nƣớc ngoài, tiếp nhận văn minh phƣơng Tây.
Nói về đặc điểm của văn hóa Việt Nam, tôi tập trung đi vào chi tiết với văn
hóa dân gian, vì văn hóa dân gian vẫn đƣợc coi là “cội nguồn của văn hóa dân
tộc” là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ”. Việt Nam là một trong các quốc gia Đông
Nam Á có những nét văn hóa dân gian đặc trƣng. Đó là truyền thống văn hóa truyền
miệng, khác với Trung Quốc và Ấn Độ là truyền thống văn hóa chữ viết.
Văn hóa dân gian Việt Nam có truyền thống hình thành, và phát triển từ rất lâu
đời, bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, cùng với sự ra
đời và phát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung đình thì văn hóa dân
gian vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng nhƣ
xã hội Việt Nam, đặc biệt là với quần chúng lao động.
Văn hóa dân gian còn tồn tại rõ nét và tiêu biểu cho đến ngày nay là các phong

tục, lễ Tết tại Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, lễ hội ở đình.
Ở Việt Nam có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ, trải dài các địa phƣơng, thể hiện tín
ngƣỡng, tập tục của mỗi vùng đất nhƣ: hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), lễ hội Tịch
Điền (Hà Nam), lễ hội Hùng Vƣơng (Phú Thọ), hội Hoa Lƣ (Ninh Bình). Lễ hội cổ
truyền đánh dấu một chu trình sản xuất hoặc chu trình xã hội mới. Lễ hội cổ truyền là
một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống, một hiện tƣợng văn hóa dân gian tổng
thể, bao gồm gần nhƣ tất cả các phƣơng diện khác nhau của đời sống xã hội của con
ngƣời: sinh hoạt tín ngƣỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh
hoạt diễn xƣớng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui
chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán… Có lẽ ngày lễ cổ truyền độc đáo tiêu biểu nhất của
Việt Nam là ngày Tết Nguyên đán, diễn ra vào ngày đầu tiên của năm tính theo Âm
lịch. Tết Nguyên Đán kéo dài trong khoảng một tuần lễ từ những ngày trƣớc Tết để
19


sửa soạn nhƣ Tết Táo quân (23 tháng chạp), lễ Tất niên (ngày cuối cùng của năm),
với các hoạt động mang tính đặc trƣng văn hóa nhƣ sum họp gia đình, thăm hỏi chúc
Tết, mừng tuổi. Món ăn trong ngày Tết Nguyên đán là bánh chƣng bánh dày cũng thể
hiện đặc trƣng văn hóa của ngƣời Việt về sự hòa hợp, triết lý âm dƣơng.
Nhƣ đã nhắc đến ở trên đặc trƣng của văn hóa dân gian Việt Nam là văn hóa
truyền miệng, có thể đồng thời đƣợc hiểu là văn học dân gian. Văn học dân gian là
những sáng tác truyền miệng của ngƣời dân, khởi đầu từ một cá nhân và đƣợc bổ
sung, hoàn thiện, làm phong phú thêm bởi tập thể, truyền từ đời này sang đời khác,
từ địa phƣơng này đến địa phƣơng khác. Văn học dân gian thể hiện quan niệm, triết
lý, kinh nghiệm đúc kết của ngƣời dân về đời sống vật chất, xã hội dƣới nhiều hình
thức: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca vv
Văn hóa dân gian đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, là cội
nguồn nuôi dƣỡng văn hóa bác học và chuyên nghiệp. Văn hóa dân gian và văn hóa
dân tộc Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết, tác động qua lại, nhiều sản
phẩm của văn hóa bác học lại đi vào đời sống dân gian, đƣợc “dân gian hóa”. Tác

phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ví dụ. Đại thi hào Nguyễn Du đã kết hợp
các quan niệm, triết lý và đặc biệt là ngôn ngữ ca dao dân ca vào tác phẩm, khiến
cho Truyện Kiều trở nên thân thuộc với ngƣời dân Việt Nam, ngƣời Việt Nam thuộc
Truyện Kiều, vận dụng những câu thơ trong Truyện Kiều trong đời sống hàng ngày.
1.4.3. Đặc điểm văn hóa Thái Lan
Cũng giống nhƣ Việt Nam, Thái Lan là quốc gia nằm tại khu vực Đông Nam Á,
tiếp giáp Campuchia, Lào Malaysia và Myanmar. Bởi vậy, văn hóa Thái Lan cũng mang
những đặc trƣng của Văn hóa bản địa cũng nhƣ chịu ảnh hƣởng của văn hóa Ấn Độ và
Trung Quốc. Thức ăn chủ đạo trong bữa ăn của ngƣời Thái cũng là cơm, hay xôi nếp ở
khu vực Đông Bắc Thái Lan, ẩm thực Thái là sự kết hợp hài hòa năm vị chua, cay, mặn,
ngọt, đắng . Thái Lan có 4 phƣơng ngữ chính là tiếng Thái miền Trung, tiếng Isan (vùng
Đông Bắc), tiếng Kam mueang (miền Bắc) và Pak Tai (miền Nam), trong đó tiếng Thái
miền Trung đƣợc coi là phƣơng ngữ chính sử dụng rộng rãi trên toàn bộ lãnh thổ.
20


Phật giáo là tôn giáo chính tại Thái Lan với khoảng 95% dân số theo đạo Phật,
trƣờng phái Nam tông, giảng dạy đạo Phật đƣợc phổ cập và coi trọng trong hệ thống
giáo dục, hệ thống luật pháp có đạo luật về Phật giáo. Thái Lan vẫn sử dụng Phật
lịch( Buddhist Era) song song với Dương Lịch (Gregorian calendar). Nhà sƣ là
những ngƣời có địa vị xã hội cao ở Thái.
Phật giáo ở Thái Lan bị ảnh hƣởng lớn bởi các niềm tin truyền thống về tổ tiên
và các vị thần tự nhiên. Hầu hết ngƣời Thái xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, một ngôi
nhà gỗ nhỏ nơi mà họ tin rằng là chỗ trú ngụ của các vị thần linh. Ngƣời Thái dâng
thức ăn và nƣớc uống cho các vị thần này để cho các thần hài lòng. Nếu các vị thần
không hài lòng, thần sẽ đi ra ngoài miếu thờ và trú ngụ trong nhà của gia chủ và quấy
nhiễu. Những miếu thờ này cũng đƣợc dựng lên ven đƣờng ở Thái Lan, nơi công
chúng thƣờng xuyên dâng lễ vật lên các vị thần. Ngoài ra ngƣời Thái cũng quan niệm
ở 3 bậc đầu tiên của cầu thang hay cửa ra vào cũng là nơi trú ngụ của các thần linh, thổ
công bảo vệ cho gia chủ.

Ngoài Phật giáo, Thái Lan cũng đƣợc biết đến nhƣ một quốc gia cởi mở với
các tôn giáo khác nhƣ đạo Hồi chiếm 5% dân số, đạo Thiên Chúa, Phật giáo Bắc tông
vv. Trƣớc khi Phật giáo Nam Tông phát triển, Brahma Giáo Ấn Độ và Phật giáo Phát
triển đã hiện diện. Ngày nay, ảnh hƣởng từ hai truyền thống này vẫn còn rõ nét. Các
chùa Brahma đóng một vai trò quan trọng đối với tôn giáo dân gian Thái, và các ảnh
hƣởng từ Phật giáo Đại Thừa vẫn còn đƣợc phản ánh trong các hình tƣợng, ví dụ nhƣ
Quan Thế Âm, một hình dạng của Bồ Tát Quan Thế Âm.
Cử chỉ chào hỏi đặc trƣng vẫn đƣợc biết đến của ngƣời Thái là “wai”, tức là
hành động chắp hai tay trƣớc ngực và cúi ngƣời trƣớc ngƣời lớn tuổi hơn hoặc ngƣời
có địa vị xã hội cao hơn khi gặp gỡ hay tạm biệt hoặc cần xác nhận một điều gì, thể
hiện sự tôn trọng, kính lễ với ngƣời đối diện.
Là quốc gia duy nhất trong khu vực chƣa từng bị thực dân Châu Âu xâm lƣợc,
Thái Lan có tinh thần tự tôn, khéo léo, uyển chuyển trong ứng xử. Ngƣời Thái chú
trọng đến việc đạt đƣợc sự tinh túy trên tất cả các lĩnh vực cũng nhƣ tránh tối đa sự
khiếm nhã, tranh chấp, coi trọng nụ cƣời và thái độ ứng xử lịch thiệp, thân thiện, bởi
21


vậy Thái Lan vẫn đƣợc biết đến nhƣ Vƣơng quốc nụ cƣời, Land of smile. Văn hóa
Thái rất chú trọng đến việc giữ gìn thể diện, bởi vậy trong cuộc sống hàng ngày ngƣời
Thái tránh tối đa việc làm ngƣời khác mất mặt, bởi nhƣ vậy đƣợc coi là hành động hết
sức thô lỗ. Ngƣời Thái không ƣa xung đột, thích giải quyết mọi việc theo xu hƣớng ôn
hòa Jai yen yen (bình tĩnh) thay vì Jai rawn (nóng giận). Sanuk (vui vẻ, hạnh phúc) là
tiêu chí và căn cứ của ngƣời Thái trong giao tiếp, ứng xử. Ngƣời Thái cũng rất xem
trọng không gian riêng của mỗi cá nhân, bởi vậy việc va chạm vào ngƣời khác ở nơi
công cộng là điều tối kỵ. Thể hiện cử chỉ thân mật nơi công cộng cũng tƣơng tự, là
điều phải tránh. Ngƣời Thái tuyệt đối tránh việc xoa đầu ngƣời khác, trừ phi là ngƣời
thân thiết, ruột thịt. Đầu, theo quan niệm ngƣời Thái là bộ phận cao quý, việc ngồi
hay dẫm lên gối cũng là điều tối kỵ, trái lại chân bị coi là dơ bẩn, thấp kém nhất khi đi
vào bất cứ không gian nào nhƣ nhà cửa, đền chùa đều phải bỏ giày dép, cũng nhƣ

tránh tối đa việc hƣớng lòng bàn chân vào ngƣời khác. Ngƣời Thái cũng tối kỵ việc
chỉ vào ngƣời khác, trong trƣờng hợp muốn giới thiệu hay nói về ai, ngƣời Thái sẽ
ngửa bàn tay và hƣớng về ngƣời muốn nói đến. Trong đời sống tinh thần của ngƣời
Thái, Đức Phật, Nhà Vua và hoàng gia đƣợc đặc biệt tôn sùng, kính trọng, hình ảnh
Ngài và Hoàng gia có thể đƣợc bắt gặp ở bất cứ đâu, trong bất cứ ngôi nhà nào. Ngoài
ra, văn hóa Thái cũng rất tôn trọng ngƣời già, những ngƣời lớn tuổi đƣợc xem là
những ngƣời có kinh nghiệm sống, có sức ảnh hƣởng và giáo dục thế hệ trẻ.
Nhắc đến văn hóa Thái Lan không thể không kể đến các lễ hội cổ truyền, mang
đậm màu sắc tín ngƣỡng nhƣ: Tết Té nƣớc (วันสงกรานต์), Lễ An cƣ Phật tử (เข้ าพรรษา),
Lễ hội Hoa đăng (วันลอยกระทง) và vô vàn các lễ hội khác ở từng địa phƣơng. Trong
khuôn khổ bài viết, tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về ngày Tết cổ truyền của Thái Lan,
ngày Tết té nƣớc.
Tết Songkran hay còn gọi là Tết Năm Mới diễn ra vào ngày 13 tháng 4 hàng
năm và kéo dài đến ngày 15/4. Vào ngày này ngƣời dân Thái đi lễ chùa và cúng
cơm cho nhà sƣ. Một hoạt động điển hình trong dịp này là lễ tắm Phật, mang ý
nghĩa gột rửa mọi tội lỗi, vận hạn. Cũng giống nhƣ ngày Tết cổ truyền Việt Nam,

22


×