Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quan hệ ấn độ hàn quốc từ năm 2000 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRIỆU HỒNG QUANG

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - HÀN QUỐC
TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội-2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRIỆU HỒNG QUANG

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - HÀN QUỐC
TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2015

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60.31.06.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thu Hà

Hà Nội-2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
trích dẫn trong luận văn là trung thực.

Tác giả luận văn

Triệu Hồng Quang


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Phòng Đào tạo, Bộ phận Đào tạo
Sau Đại học cùng tập thể thầy cô Khoa Đông phương.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Thu Hà, cô đã
dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn tôi từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ vật chất cũng như tinh
thần cho tôi trong suốt học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ ........................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................................... 7

5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8
6. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................................ 8
7. Kết cấu của luận văn................................................................................................. 8
Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ ẤN ĐỘ - HÀN QUỐC TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2015 ......................... 10
1.1. Sự hình thành và phát triển quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ 1953 đến 2000 ........... 10
1.1.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao...................................................................... 10
1.1.2. Lĩnh vực kinh tế ............................................................................................ 15
1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực từ sau năm 2000 ....................................................... 17
1.2.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................ 17
1.2.2. Bối cảnh khu vực .......................................................................................... 19
1.3. Những nhân tố tác động từ phía Ấn Độ .................................................................. 27
1.4. Những nhân tố tác động từ phía Hàn Quốc............................................................. 32
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 36
Chương 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - HÀN QUỐC TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC TỪ
NĂM 2000 ĐẾN 2015 ................................................................................................... 37
2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao ............................................................................. 37
2.2. Quan hệ kinh tế .................................................................................................... 44
2.3. Quan hệ quốc phòng ............................................................................................ 55
2.4. Hợp tác văn hóa-xã hội ........................................................................................ 61
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 66


Chương 3: ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ ẤN ĐỘ - HÀN QUỐC TỪ NĂM 2000
ĐẾN 2015 ...................................................................................................................... 67
3.1. Thành tựu và hạn chế........................................................................................... 67
3.2. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc đối với tình hình quốc tế, khu vực và sự
phát triển của mỗi nước .............................................................................................. 72
3.3. Triển vọng quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc .............................................................. 74
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 77

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 82
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 88


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ
Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACD

Asia Cooperation Dialogue

Hội nghị Bộ trưởng Đối thoại hợp
tác Châu Á

APEC

Asia – Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á
– Thái Bình Dương

ASEAN


Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Bharatiya Janata Party
Comprehensive Convention
on International Terrorism

Đảng Nhân dân Ấn Độ
Công ước Toàn diện chống Khủng
bố Quốc tế

CII

Confederation of Indian
Industry

Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ

CEP

Cultural Exchange Program

Chương trình trao đổi văn hóa

CEPA

Comprehensive Economic
Partnership Agreement


Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

DTAC

Double Taxation Avoidance
Agreement

Hiệp định Chống đánh Thuế Hai lần

DSSC

Defence Services Staff
College

Trường Cao đẳng Dịch vụ
Quốc phòng Ấn Độ

European Union

Liên minh châu Âu

BJP
CCTI

EU
EAEC

Eurasian Economic Community Nhóm kinh tế Á – Âu
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài


FKI

Foreign Direct Investment
The Federation of Korean
Industries

FSI

Foreign Service Institute

Viện nghiên cứu Dịch vụ nước
ngoài Ấn Độ

G8

Group of 8

Nhóm 7 nước nền công nghiệp lớn
trên thế giới

G20

Group of 20

Nhóm 20 nền kinh tế lớn trên
thế giới
Hiệp định song phương về bảo vệ
thông tin quân sự
Công nghệ Thông tin và

Truyền thông

FDI

GSOMIA
ICT

General Security of Military
Information Agreement
Information and
Communication Technology

1

Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc


Institute of Foreign Affairs
and National Security

Viện nghiên cứu Ngoại giao và
An ninh Quốc gia

INSC

India National Security
Council

Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn
Độ


ISRO

Indian Space Research
Organisation

Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ

KAI

Korea Aerospace Industries

Hãng Hàng không Hàn Quốc

KARI

Korea Aerospace Research
Institute
Korea National Diplomatic
Academy

Viện nghiên cứu Không gian Vũ
trụ Hàn Quốc
Học viện Ngoại giao Quốc gia
Hàn Quốc

KOTRA

The Korea Trade-Investment
Promotion Agency


Cơ quan Xúc tiến Thương mại
Hàn Quốc

KRIBB

Korea Research Institute of Viện nghiên cứu Sinh học và
Bioscience and Biotechnology Công nghệ Sinh học Hàn Quốc

KONS

Korean Office National
Security

Văn phòng An ninh Quốc gia
Hàn Quốc

M&A

Mergers and Acquisitions

Mua bán và Sát nhập

NAM

Non-Aligned Movement
Northeast Asia Peace and
Cooperative Initiative

Phong trào Không liên kết

Sáng kiến Hợp tác Hòa bình
khu vực Đông Bắc Á

IFANS

KNDA

NAPCI
NDA

National Democratic Alliance Liên minh Dân chủ Quốc gia Ấn Độ

NDC

National Defence College

Trường Cao đẳng Quốc phòng
Ấn Độ

NLL

Northern Limit Line
Neutral Nations Repatriation
Commission

Đường giới hạn phía Bắc
Ủy ban Trung lập về vấn đề
Hồi hương của Liên Hợp Quốc

NNRC

OECD

Organization for Economic
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Development Kinh tế

R&D
SAARC

Research & Development
South Asian Association for
Regional Cooperation

Nghiên cứu và Phát triển
Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác
Khu vực

SLOC

Sea Lines of Communication

Các tuyến Thông thương trên Biển
Liên minh Đồng thuận

UNSC

Uniting for Consensus
United Nations Security
Council


WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

UfC

2

Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ
TT
1.1
1.2

1.3
2.1
2.2

2.3

Tên bảng
Thương mại giữa Ấn Độ và Hàn Quốc (1991-2000)
Mức chi tiêu quốc phòng của Hàn Quốc và Trung Quốc
(2000-2010)
Top 15 quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn nhất trên thế giới
năm 2015

Top 15 đối tác thương mại của Ấn Độ giai đoạn 2014-2015
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Ấn Độ và Hàn Quốc từ
2000-2015
Một số mặt hàng chính Ấn Độ xuất nhập khẩu từ Hàn Quốc
(2000-2015)

Trang
16
23

24
44
50

51

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT

Tên biểu đồ

Trang

1.1

Tổng thị phần xuất khẩu của Hàn Quốc đối với các đối tác chính

22

1.2


Chi tiêu quân sự của Hàn Quốc 2006-2016

23

3.1

Biểu đồ 3.1. Những đối tác thương mại chính của Hàn Quốc
năm 2011-2012

3

71


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ và Hàn Quốc là hai nước quan trọng ở Châu Á không chỉ xét trên
phương diện lãnh thổ mà cả về tiềm lực của nền kinh tế. Ấn Độ là một cường quốc
đang lên ở Châu Á từ đầu thế kỷ XXI, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và đứng
thứ ba trên thế giới, quốc gia này đang ngày càng giữ vai trò chủ chốt ở khu vực cũng
như trên trường quốc tế. Hàn Quốc là một trong bốn “con rồng Châu Á”, với sự phát
triển thần kỳ từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau cuộc chiến tranh Triều
Tiên (1950-1953) đã trở thành một trong những nước giàu, đứng thứ tư ở khu vực
châu Á và đứng thứ 11 trên toàn thế giới. Mặc dù quan hệ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc
đã được thiết lập từ năm 1973 nhưng chỉ thực sự “nồng ấm” khi Ấn Độ triển khai giai
đoạn thứ hai của “Chính sách Hướng Đông” vào đầu thập niên 2000, với trọng tâm
hướng đến việc phát triển quan hệ với các quốc gia Đông Bắc Á.
Hàn Quốc xem Ấn Độ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và địa chính trị. Về
kinh tế, Ấn Độ cung cấp nhiều cơ hội đầu tư cho các công ty Hàn Quốc tham gia cạnh

tranh với thị trường thế giới, cũng như thâm nhập vào thị trường Trung Đông và Châu
Phi, những cải cách hiệu quả về kinh tế của chính quyền Thủ tướng Modi đã tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc dễ dàng đầu tư vào Ấn Độ. Về địa chính trị, Ấn
Độ là một cường quốc đang lên có thể góp phần giữ gìn sự ổn định của châu Á thông
qua việc tham gia giải quyết các vấn đề khu vực với vai trò trung gian, cũng như việc
giúp đỡ Hàn Quốc về vấn đề bán đảo Triều Tiên. Còn về phía Ấn Độ, sự tăng cường
quan hệ với Hàn Quốc là một phần trong nỗ lực thúc đẩy chính sách “Hành động
hướng Đông” của Ấn Độ để mở rộng triển khai phạm vi ra khu vực Đông Á.
Hàn Quốc kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1992
đến nay, hai bên đã nâng từ quan hệ ngoại giao song phương thành quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược vào năm 2009, hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên
nhiều hình thức và mọi lĩnh vực. Về phía Ấn Độ, kể từ triển khai chính sách hướng
Đông vào đầu thập niên 1990, Ấn Độ đã coi Đông Nam Á là khu vực hợp tác chiến
lược và Việt Nam là một trong những trụ cột để thông qua đó Ấn Độ thúc đẩy hợp

4


tác với ASEAN. Trong khi đó, ở Việt Nam lại chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu chuyên sâu về Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2015. Do đó, việc
nghiên cứu về chủ đề này sẽ giúp cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà
hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với Ấn Độ và với Hàn Quốc.
Với những lý do trên, tôi cho rằng việc thực hiện một luận văn tựa đề “Quan
hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2015” sẽ vừa có giá trị khoa học, vừa có ý
nghĩa thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới thường
được đề cập nhiều đến trong các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Vì vậy,
“Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2015” cũng được nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu, đề cập đến dưới nhiều góc độ, phạm vi

phân tích, đánh giá khác nhau.
• Ở Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ ngành Châu Á học “Quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc
Á trong bối cảnh chính sách “Hướng Đông” giai đoạn 1991 – 2000” của tác giả Đinh
Hồng Khoa (2011), trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh khái quát hợp tác
Ấn Độ và Hàn Quốc trên 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng trong giai
đoạn đầu Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ
Cuốn sách “Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: tác động và đối sách của các nước
Đông Á” của tác giả Phạm Thái Quốc (2013), đã so sánh sự trỗi dậy của hai cường quốc
và những tác động của họ đến từng nước trong khu vực Đông Á, trong đó có Hàn Quốc.
Bài viết “Hàn Quốc trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ thập niên đầu
thế kỉ XXI” của tác giả Đỗ Thanh Hà (2012), đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc
Á, số 6 (136), đã phân tích vai trò, vị thế của Hàn Quốc trong giai đoạn hai của Chính
sách hướng Đông của Ấn Độ.
Bài viết “Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1947-1991)”
của tác giả Triệu Hồng Quang (2017), đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu

5


Á, số 9 (58), khái quát hợp tác song phương trên hai lĩnh vực chính trị và kinh tế trong
thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
• Ở nước ngoài
Cuốn sách “South Korea's Rise: Economic Development, Power, and Foreign
Relations” của hai tác giả Uk Heo và Terence Roehrig (2014), đã làm rõ những nhân
tố ảnh hưởng đến quan hệ Ấn – Hàn kể từ sau năm 1953 đến nay.
Cuốn sách “India and the Republic of Korea Engaged Democracies” của tác
giả Skand R.Tayal (2015) đã có cái nhìn khái quát về quan hệ song phương từ quá
khứ cho đến hiện tại, đồng thời chỉ ra những thành tựu, hạn chế của hai bên.
Cuốn sách “Geopolitics, Security and Bilateral Relations, Perspectives from

India and South Korea” của hai tác giả B.K. Sharma và M H Rajesh (2017) tập trung
làm rõ quan hệ Đối tác chiến lược đặc biệt giữa Ấn Độ và Hàn Quốc trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh.
Bài viết “India - South Korea: Strategic and Military Relationships” của hai
tác giả Satish Kumar và Divya Mishra (2016) đăng trên tạp chí World Focus, số tháng
3 (435) phân tích về quan hệ hợp tác chiến lược quân sự giữa Ấn Độ và Hàn Quốc
trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy. Tiếp đó là bài viết “India and North Korea: Are
they Friends if not Foes?” của tác giả Rajaram Panda (2016) cũng đăng trên tạp chí
World Focus, số tháng 3 (435) tìm hiểu quan hệ song song giữa Ấn Độ và hai miền
Triều Tiên.
Bên cạnh các sách và tạp chí, website tiếng Anh về quan hệ Ấn Độ và Hàn
Quốc cũng là nguồn tài liệu tham khảo của tôi.
Qua vài nét tổng quan về tình hình nghiên cứu trên cho thấy vấn đề “Quan hệ
Ấn Độ - Hàn Quốc từ 2000 đến 2015” đã được đề cập nghiên cứu nhưng chưa nhiều,
chưa hệ thống nên cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu toàn diện về Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ
năm 2000 đến 2015 trên một số lĩnh vực như chính trị ngoại giao, kinh tế, quốc phòng
và văn hóa.
- Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực chất quan hệ
giữa Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2015 ở trên bốn lĩnh vực chính trị
- ngoại giao, kinh tế, quốc phòng và văn hóa-xã hội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, làm rõ những yếu tố chính tác động quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ

năm 2000 đến 2015, bao gồm: quan hệ giữa hai nước trước năm 2000, tìm hiểu về
bối cảnh quốc tế - khu vực, tình hình và chính sách đối ngoại riêng của mỗi nước.
Thứ hai, trình bày và phân tích những nội dung chính trong quan hệ Ấn Độ Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2015: quan hệ chính trị ngoại giao, quan hệ kinh tế, quốc
phòng, văn hóa - xã hội.
Thứ ba, rút ra một số nhận xét về quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ năm 2000 đến
2015 và đánh giá những tác động của mối quan hệ này đến sự phát triển của mỗi
nước, đến tình hình quốc tế, khu vực, và đến Việt Nam trong thời kỳ hiện nay, rút ra
một số gợi ý cho việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ và Việt Nam - Hàn Quốc.
Thứ tư, hệ thống lại nguồn tư liệu nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc
từ năm 2000 đến 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu: quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ 2000 đến 2015.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian, đề tài nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc trong khoảng
thời gian 15 năm đầu của thế kỷ XXI (2000-2015). Mặc dù quan hệ ngoại giao giữa
hai nước đã được thiết lập từ năm 1973, nhưng mối quan hệ Ấn Độ và Hàn Quốc vẫn
chưa thực sự phát triển, và quan hệ song phương chỉ bắt đầu khởi sắc từ sau 2000.

7


+ Về nội dung, đề tài tập trung vào quan hệ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc trên bốn
lĩnh vực cụ thể là chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng và văn hóa - xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Là đề tài về lịch sử quan hệ quốc tế của thế giới hiện đại nên phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là phương pháp khu vực học. Đề tài cũng sử dụng phương pháp
nghiên cứu quan hệ quốc tế và các phương pháp liên ngành khác như thống kê, phân
tích, so sánh… trong quá trình thực hiện luận văn.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn: luận văn sẽ là công trình nghiên cứu có hệ

thống đầu tiên về Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2015, từ góc nhìn của
nhà nghiên cứu Việt Nam trên cơ sở những nguồn tài liệu đa chiều. Ngoài ra, đây
cũng là một nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho những nhà nghiên cứu, những công
trình nghiên cứu liên quan về sau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn luận văn: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp
những gợi mở cho chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung, trong quan hệ với
Ấn Độ và với Hàn Quốc nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn của tôi được gồm có 3 chương:
Chương 1: Sự hình thành, phát triển và những nhân tố tác động đến quan
hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2015
1.1. Sự hình thành và phát triển quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ 1953 đến 2000
1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.3. Những nhân tố tác động từ phía Ấn Độ
1.4. Những nhân tố tác động từ phía Hàn Quốc
* Tiểu kết
Chương 2: Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc trên một số lĩnh vực từ năm 2000 đến 2015
2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
2.2. Quan hệ kinh tế
2.3. Quan hệ quốc phòng

8


2.3. Hợp tác văn hóa-xã hội
* Tiểu kết
Chương 3: Đánh giá về quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2015
3.1. Thành tựu và hạn chế
3.2. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc đối với tình hình quốc tế, khu
vực và sự phát triển của mỗi nước.

3.3. Triển vọng quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc
* Tiểu kết
KẾT LUẬN

9


Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ẤN ĐỘ - HÀN QUỐC TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2015
1.1. Sự hình thành và phát triển quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc từ 1953 đến 2000
1.1.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Quan hệ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc được thiết lập khá muộn vào năm 1973
nhưng đó là sự nỗ lực được hai dân tộc xây dựng trong suốt một thời gian dài. Kể từ
khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ thực hiện chính sách đối ngoại theo nguyên
tắc hoà bình, độc lập và không liên kết, trong đó đáng chú ý là việc đi đầu trong sự
nghiệp đấu tranh gìn giữ nền hòa bình trên thế giới. Chính vì vậy, Ấn Độ sớm đóng
một vai trò quan trọng và tích cực về vấn đề Triều Tiên ngay sau khi bán đảo này
được Nhật Bản trao trả độc lập vào năm 1945. Ấn Độ là một trong chín thành viên và
đồng thời là Chủ tịch của Ủy ban lâm thời của Liên hợp Quốc về Triều Tiên, với
nhiệm vụ tiến hành và kiểm soát cuộc Tổng tuyển cử và thành lập chính phủ cho toàn
bán đảo Triều Tiên dựa trên cơ sở hiến pháp dân chủ. Kết quả của cuộc bầu cử được
tổ chức đầu tiên ở miền Nam Triều Tiên vào ngày 10/05/1948 đã dẫn đến sự thành
lập của nhà nước Cộng hòa Hàn Quốc (hay Đại Hàn Dân Quốc) vào ngày 15/08/1948,
còn tại miền Bắc thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào ngày
09/09/1948.
Giai đoạn chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cuộc chiến tranh nổ ra vào năm
1950 khi Quân đội Nhân dân Triều Tiên xâm chiếm miền Nam- đó là hành động quân
sự đầu tiên mở đầu cho Chiến tranh Lạnh và Hoa Kỳ coi đó là một cuộc đối đầu giữa
hai phe Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản hay nền dân chủ. Rất nhanh sau đó,
Hoa Kỳ và quân đội Liên Hợp quốc đã thay mặt cho Hàn Quốc và phớt lờ đến sự

cảnh báo của Trung Quốc khi vượt qua đường ranh giới 38 và xâm chiếm thủ đô Bình
Nhưỡng của CHDCND Triều Tiên. Chính điều này đã dẫn đến việc Trung Quốc chính
thức tham chiến để hỗ trợ quân đội CHDCND Triều Tiên, Chủ tịch Mao Trạch Đông
của Trung Quốc đã gửi “Chí nguyện quân” vượt sông Áp Lục (Aprokkang) để tiến
hành cuộc phản công và đẩy lui lực lượng Mỹ và đồng minh trở lại vĩ tuyến 38. Chiến

10


tranh kết thúc vào năm 1953 với một cuộc đình chiến nhưng về mặt kỹ thuật, Bắc và
Nam Triều Tiên vẫn đang có chiến tranh với nhau.
Vai trò của Ấn Độ trong chiến tranh Triều Tiên, lý do Ấn Độ can dự vào cuộc
chiến tranh hai miền Triều Tiên xuất phát từ sự lo ngại của Thủ tướng Jawaharlal
Nehru về cuộc xung đột này sẽ dẫn tới Thế chiến III và bom nguyên tử có thể được
sử dụng (Xô Viết cũng đã phát triển loại bom này), điều này có thể kéo Ấn Độ vào
cuộc chiến. Trung Quốc là láng giềng của Ấn Độ, vì thế nước này sợ một hiệu ứng
“domino” về quân sự. Mặt khác, Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nehru đã
theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu
tranh giành độc lập của các dân tộc trên thế giới nên Ấn Độ không thể đứng ngoài
cuộc xung đột ở hai miền Triều Tiên. Sau khi kết thúc cuộc chiến, uy tín của Nehru
đã được nâng cao, củng cố hình ảnh của ông với tư cách một chính khách hàng đầu
thế giới. Trong suốt quãng đời còn lại, không có cuộc thảo luận toàn cầu nào trên thế
giới có thể xảy ra mà không có sự tham gia của ông. Tờ New York Times tuyên bố
rằng cuộc đấu tranh cho châu Á “có thể thành công hay thất bại đều nằm trong suy
nghĩ của một người – đó là Jawaharlal Nehru” (Nguyên văn: The New York Times
declared that the struggle for Asia “could be won or lost in the mind of one man –
Jawaharlal Nehru”) [29].
Ấn Độ sớm trở thành một trong những quốc gia hỗ trợ chính cho Hàn Quốc,
đồng thời cố gắng trấn an tất cả các bên bằng cách làm trung gian giải quyết vấn đề
giữa tất cả các bên. Ấn Độ thay vì gửi quân đội theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc đã

cử sư đoàn Quân y số 60 sang Hàn Quốc như một cử chỉ nhân đạo, các dịch vụ y tế của
Ấn Độ vẫn được cả hai bên CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc nhớ đến [56]. Ngoài
ra, Ấn Độ còn giữ vai trò chủ tịch Ủy ban Trung lập về vấn đề Hồi hương của Liên
Hợp Quốc (NNRC) nơi sẽ xử lý các tù nhân chiến tranh (PoWs) của cả hai bên và
phỏng vấn họ để xác định xem họ muốn trở lại vùng đất nào. Đến khi cuộc chiến tranh
Triều Tiên kết thúc, Ấn Độ là nước tích cực đưa ra một giải pháp hòa bình về vấn đề
thống nhất hai miền bán đảo Triều Tiên lên Liên Hợp Quốc và đã được chấp thuận vào
ngày 27/07/1953 [10]; các bên tham chiến còn chấp nhận đề nghị của Ấn Độ về vấn đề

11


tù binh trong chiến tranh để nhanh chóng đi đến một hiệp định đình chiến. Mặc dù vào
giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, Ấn Độ đã không nhận được nhiều lợi ích mà còn bị
chỉ trích từ tất cả các bên, đặc biệt là mối quan hệ với Hoa Kỳ xấu đi (vì không đứng
về phía Mỹ) và Mỹ bắt đầu viện trợ quân sự cho Pakistan. Nhưng những đóng góp to
lớn của Ấn Độ đối với Hàn Quốc trong chiến tranh Triều Tiên là không thể phủ nhận,
chính vì vậy cho đến tận ngày này chính phủ Hàn Quốc luôn treo quốc kỳ của Ấn Độ
trước Đài tưởng niệm Chiến tranh ở thủ đô Seoul.
Từ năm 1953, quan hệ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc bắt đầu được xây dựng và
phát triển dù ban đầu cả bên đều có sự hoài nghi lẫn nhau. Về phía Ấn Độ, chính
quyền Thủ tướng Nehru thực hiện đường lối Không Liên kết (NAM) chống lại các
nước phương Tây, phê phán việc Hàn Quốc gửi quân đội đến hỗ trợ Hoa Kỳ trong
cuộc chiến tranh Việt Nam vào thập niên 1960. Còn Hàn Quốc đã thực hiện đường
lối đối ngoại khá giống với Học thuyết Hallstein của Cộng hòa Liên bang Đức (Tây
Đức) từ sau năm 1955, tức là chủ trương không quan hệ với bất kỳ quốc gia nào công
nhận CHDCND Triều Tiên. Chính vì vậy, Hàn Quốc có một cái nhìn không mấy thiện
cảm về Ấn Độ khi xem đây là một quốc gia thân khối các nước XHCN và luôn tỏ thái
độ “dè chừng” trước chính sách ngoại giao song song của chính phủ Ấn Độ đối với
hai miền Triều Tiên. Tuy vậy, việc Trung Quốc đã có những hành động gây hấn và

tranh chấp với các quốc gia láng giềng đã khiến hai nước xích lại gần nhau. Ngoài ra,
việc Ấn Độ thực hiện một đường lối ngoại giao trung lập trong quan hệ giữa hai miền
Triều Tiên nên Hàn Quốc muốn tranh thủ tầm ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực
để giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Dấu mốc đầu tiên trong quan hệ ngoại giao
song phương là sự kiện hai nước ký Hiệp định thiết lập quan hệ Lãnh sự và trao đổi
đại diện ở cấp độ Tổng lãnh sự vào năm 1962. Tiếp đó, lần lượt Tổng lãnh sự quán
của Ấn Độ và Hàn Quốc đã được thành lập ở thủ đô Seoul và thủ đô New Delhi vào
năm 1968. Sau hàng loạt các cuộc trao đổi tiếp xúc, phía Hàn Quốc có các chuyến
thăm chính thức Ấn Độ của Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Yong-sik năm
1971 và chuyến đi của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Il Kwon năm 1973; phía
Ấn Độ có chuyến thăm Hàn Quốc của phái đoàn Nghị viện Ấn Độ dẫn đầu là Tiến sĩ

12


G.S. Dhillon vào tháng 6/1973. Kết quả là hai chính phủ Ấn Độ và Hàn Quốc quyết
định nâng cấp mối quan hệ ngoại giao song phương lên cấp đại sứ vào ngày 10 tháng
12 năm 1973.
Giai đoạn từ 1973-1990 lại chứng kiến sự “mờ nhạt” trong quan hệ hai nước,
mặc dù Ấn Độ và Hàn Quốc vẫn thường xuyên có những chuyến thăm trao đổi cấp
cao nhưng việc cả hai nước đều lâm vào thời kỳ biến động chính trị đã ảnh hưởng
không nhỏ đến chính sách đối ngoại của riêng từng nước; ngoài ra, vấn đề CHDCND
Triều Tiên trở thành vướng mắc lớn trong quan hệ hai nước. Tại Ấn Độ, Thủ tướng
Indira Gandhi đã ban hành tình trạng khẩn trương trong nước vào tháng 6/1975,
nhằm dập tắt các cuộc đình công, làn sóng biểu tình và bắt giữ các thủ lĩnh phe đối
lập. Trong cuộc bầu cử ở Ấn Độ vào tháng 3/1977, Thủ tướng I. Gandhi đã từ chức
sau khi thất bại nặng nề trước đối thủ Morarji Desai thuộc Đảng Janata. Kể từ thời
Thủ tướng Morarji Desai (1977-1980), đến Chandra Shekhar (1990-1991), Ấn Độ
luôn giữ vững vai trò đứng đầu phong trào Không Liên kết nhằm chống lại các quốc
gia phương Tây, đồng thời tăng cường hợp tác chặt chẽ với các nước thuộc khối Chủ

nghĩa xã hội. Những động thái đáng chú ý là việc tạo điều kiện cho Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) gia nhập NAM vào tháng 8/1975
[15] và cải thiện mối quan hệ với quốc gia này thông qua chuyến viếng thăm Bình
Nhưỡng của Thư ký Bộ Nội vụ phụ trách đối ngoại Ấn Độ khu vực Đông Á, H.E.
Shri Eric Gonsalves vào tháng 6/1980. Còn tại Hàn Quốc, chính sách phản dân chủ
của chính quyền Tổng thống Park Chung Hee đã dấy lên phong trào chống đối chính
phủ mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân, đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này là
vụ ám sát Tổng thống Park Chung Hee vào ngày 26/10/1979. Tổng thống Chun DooHwan lên nhận chức vào năm 1980 đã tiếp tục thực hiện chính sách thân Hoa Kỳ và
các nước phương Tây, tập trung ổn định tình hình chính trị trong nước và tạm hoãn
việc phát triển quan hệ với Ấn Độ, ngoài ra Hàn Quốc tỏ thái độ không hài lòng khi
Ấn Độ cho CHDCND Triều Tiên trở thành thành viên của NAM tại hội nghị ở Lima,
Peru vào tháng 8/1975.

13


Phải đến giữa thập niên 1980, hợp tác chính trị giữa hai nước bắt đầu có những
tín hiệu tích cực thông qua các chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước về việc
trao đổi, thảo luận các vấn đề song phương, tình hình khu vực và thế giới. Sự kiện
đáng chú ý là Bộ trưởng ngoại giao Narasimha Rao đến thăm Seoul vào tháng 5/1983,
nhằm tìm kiếm sự hợp tác về kinh tế, đồng thời có lời mời Tổng thống Hàn Quốc sang
thăm Ấn Độ. Mặc dù Tổng thống Chun Doo-hwan đã nhận lời và lên lịch dự kiến sẽ
thăm Ấn Độ từ ngày 11 đến 14/10/1983 trong chuyến công du 18 ngày tới 5 quốc gia
(Myanmar, Sri Lanka, Australia, New Zealand và Ấn Độ) nhưng đã phải hủy chuyến
đi vì vụ đánh bom kinh hoàng ở thủ đô Rangoon, Myanmar vào ngày 9/10 do 3 điệp
viên CHDCND Triều Tiên thực hiện nhằm ám sát Tổng thống Chun.
Thời gian từ năm 1991-2000 đánh dấu một bước tiến lớn trong quan hệ song
phương. Về phía Ấn Độ, song song với việc cải cách toàn diện nền kinh tế vào năm
1991, Thủ tướng Narashimha Rao còn tiến hành thay đổi chính sách đối ngoại thông
qua việc đề ra chính sách “hướng Đông” với trọng tâm đẩy mạnh hợp tác giữa Ấn

Độ với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và Hàn Quốc sẽ là một trong
những trọng tâm trong giai đoạn hai của chính sách ngoại giao này. Ngay trong
chuyến thăm Hàn Quốc vào năm 1993 của Thủ tướng Rao đã khẳng định trên tờ
Diplomacy của Hàn Quốc rằng“sự kết thúc của chiến tranh Lạnh đã dẫn đến bối
cảnh quốc tế và những triển vọng mới sẽ cung cấp những cơ hội hợp tác cho Ấn Độ
và Hàn Quốc trong kỷ nguyên mới” [17;97]. Ngược lại, Hàn Quốc cũng nhận ra tầm
quan trọng về vị thế địa chính trị của Ấn Độ có thể cung cấp nhiều cơ hội đầu tư cho
các công ty Hàn Quốc tham gia cạnh tranh với thị trường thế giới và giúp đỡ Hàn
Quốc về vấn đề bán đảo Triều Tiên. Trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Tổng
thống Kim Young Sam vào năm 1996, ông trở thành vị Tổng thống đầu tiên của Hàn
Quốc đến thăm Ấn Độ. Khi trả lời phỏng vấn trên tờ The Times of India, Tổng thống
Kim tiếp tục khẳng định rằng “Hàn Quốc là quốc gia nằm trung tâm của khu vực
Đông Bắc Á và Ấn Độ là quốc gia lớn nhất ở khu vực Tây Á, hai nước nên hợp tác
thân thiết hơn để làm đầu tàu phát triển một khu vực rộng lớn kéo dài từ Thái Bình

14


Dương đến Ấn Độ Dương. Chúng ta nên tích cực thúc đẩy trao đổi ngoại giao và
hợp tác những lĩnh vực thực tiễn như đầu tư giữa hai nước” [20].
Có thể nói hợp tác ngoại giao chính trị giữa Ấn Độ và Hàn Quốc trước năm
2000, vẫn còn hạn chế khi hoạt động ngoại giao giữa lãnh đạo hai nước vẫn chưa
diễn ra thường xuyên, chưa ký kết được những hiệp định làm cơ sở cho việc phát
triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Những hạn chế đó là do các nguyên nhân chủ
yếu sau: vấn đề hạt nhân của Ấn Độ là nhân tố tạo nên thách thức trong quan hệ hai
nước; phạm vi hạn chế trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ và những tác
động tiêu cực từ tình hình khu vực và thế giới. Sự bảo hộ của Hoa Kỳ đối với Hàn
Quốc từ sau chiến tranh Triều Tiên cũng là một lý do khiến quan hệ ngoại giao song
phương giai đoạn này vẫn còn mờ nhạt và thiếu chiều sâu.
1.1.2. Lĩnh vực kinh tế

Song song với sự phát triển về quan hệ chính trị thì quan hệ kinh tế giữa Ấn
Độ và Hàn Quốc giai đoạn trước năm 2000 cũng có những bước tiến đáng kể. Dấu
mốc đầu tiên chính là chuyến thăm Ấn Độ tháng 4/1963 của Giám đốc văn phòng
Kế hoạch tổng thể Hàn Quốc Jae-suk Chung nhằm tìm hiểu những thành tựu do các
kế hoạch 05 năm đem lại [20]. Tiếp đó là chuyến thăm của Bộ trưởng thương mại
Ấn Độ Shri DK Srinivaschar đến Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á từ tháng 9
đến tháng 10/1963 nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Hàn Quốc
[9]. Kết quả là hai nước đã ký kết hiệp định thương mại song phương tại New Delhi
năm 1964. Tháng 9/1968, Bộ trưởng Thương mại Kim Suk Jin đến thăm Ấn Độ và
thương lượng một thỏa thuận thương mại mới, qua đó giúp tổng kim ngạch thương
mại song phương trong năm 1970-1971 đạt 2.82 triệu Rupee [12]. Tháng 7/1971,
một phái đoàn thương mại Hàn Quốc đã đến Ấn Độ để đàm phán một thỏa thuận dài
hạn về nhập khẩu quặng sắt của Ấn Độ.
Trong lĩnh vực thương mại, chính phủ Ấn Độ đã tổ chức cuộc triển lãm thương
mại ở Seoul từ ngày 25/4 đến ngày 9/5/1975. Hai nước còn tiến hành các cuộc họp
của Liên đoàn thương mại và công nghiệp tổ chức tại Seoul năm 1981, qua đó hối
thúc việc mở rộng thương mại hai chiều và sớm đạt được mục tiêu 1 tỷ USD trong

15


vòng 3-4 năm [13]. Tháng 10/1985, trong cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước
được tổ chức ở Seoul, chính phủ Hàn Quốc đã đồng ý loại bỏ một số hàng rào thuế
quan và phi thuế quan về nhập khẩu một số mặt hàng từ Ấn Độ. Ngoài ra, còn có
một Bản ghi nhớ được ký kết giữa Tổng công ty thương mại của Ấn Độ và Tổng
công ty Daewoo để phát triển khối lượng thương mại giữa hai bên. Để thúc đẩy hơn
nữa trong quan hệ kinh tế với Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Choi Ho Jong
đã sang thăm Ấn Độ tháng 3/1990 với tham vọng tìm kiếm sự tăng trưởng lớn hơn
trong quan hệ song phương, quan hệ kinh tế và trao đổi khoa học - công nghệ. Trong
chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng N. Rao vào tháng 09/1993, ông đã gặp gỡ các

vị chủ tịch của các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc như ông J.K. Kang của
Samsung, ông Se Yung Chung của Hyundai và ông Cha Kyung Koo của Lucky
Goldstar. Kết quả, Thủ tướng N.Rao đã thuyết phục thành công những nhà lãnh đạo
Chaebol cam kết đầu tư vào thị trường Ấn Độ. Trong bài phát biểu trên tờ báo Donga Ilbo (Đông Á Nhật báo) vào ngày 03/09/1993, ông N.Rao khẳng định rằng“sự đầu
tư của các doanh nghiệp tư nhân Hàn Quốc vào Ấn Độ đã tăng lên nhanh chóng trong
hai năm vừa qua, nhờ sự tranh thủ được những cơ hội mới từ cuộc cải cách toàn diện
và sự tự do hóa về kinh tế của Ấn Độ” [17;150]. Kết quả là thương mại hai chiều giữa
Ấn Độ và Hàn Quốc đạt 1 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 1993 [36].
Bảng 1.1. Thương mại giữa Ấn Độ và Hàn Quốc (1991-2000) (triệu USD)
Năm

Tỷ lệ tăng

1991

XK sang
Hàn Quốc
241,29

Tỷ lệ tăng

-

NK từ
Hàn Quốc
313,68

-

Cán cân

thương mại
-72,39

1992

196,38

7,60

409,64

18,90

-213,26

1993

230,44

9,14

365,35

-8,31

-134,91

1994

278,62


15,28

694,03

19,83

-415,41

1995

394,29

26,21

716,90

35,32

-322,61

1996

503,83

5,85

836,03

4,55


-332.2

1997

480,33

7,10

972,25

13,43

-491,92

1998

347,83

-2,76

1296,25

3,09

-948,42

16



1999

434,43

6,70

1303,57

13,61

-869,14

2000

457,25

18,66

988,68

5,08

-531,43

Nguồn: UN COMTRADE
Trải qua hơn một thập kỷ, tốc độ phát triển trung bình hàng năm giữa hai nước
là 23,5%, xuất khẩu từ Ấn Độ sang Hàn Quốc tăng dần theo từng năm từ 241,29 triệu
USD (1991) đạt đỉnh 480,33 triệu USD (1997) và bắt đầu giảm xuống 457,25 triệu
USD (2000), trong khi đó Ấn Độ nhập siêu từ Hàn Quốc với 313,68 triệu USD (1991)
tăng lên 1303,57 triệu USD (1999). Như vậy, mặc dù hai nước đã có hàng loạt các


cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa các đoàn kinh tế hai nước nhưng kim ngạch thương mại
giữa Ấn Độ – Hàn Quốc phát triển không ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng
của hai nước và đầu tư song phương còn hạn chế khi Ấn Độ hầu như không có dự
án nào đầu tư vào Hàn Quốc.
1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực từ sau năm 2000
1.2.1. Bối cảnh quốc tế
Sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 đã làm tan rã trật tự quốc tế đối đầu hai
cực hình thành từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong quan hệ quốc tế đang diễn
ra một sự sắp xếp lại lực lượng theo hướng ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế.
Vị trí quốc tế của mỗi nước ngày càng tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế hơn là vào sức
mạnh quân sự. Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với sự phân công lao động
quốc tế cao dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các quốc gia.
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới và khu vực phải đối diện với những thách thức
an ninh - chính trị mới. Những thách thức an ninh ở đây bao gồm cả an ninh truyền
thống và phi truyền thống. Tại nhiều khu vực của châu Á, những tranh chấp và xung
đột biên giới vẫn chưa được giải quyết như Đông Á, Nam Á, Tây Á và ở rìa phía
Đông của nước Nga luôn tiềm ẩn những nguy cơ đem lại chiến tranh cục bộ. Kể từ
sau năm 2000, những thách thức an ninh là mối bận tâm chủ yếu trên các bàn đàm
phán bao gồm: chủ nghĩa khủng bố quốc tế, an ninh năng lượng, an ninh hàng hải, an
ninh lương thực, vấn đề biến đổi khí hậu, bệnh dịch… Đây là những yếu tố không chỉ
ảnh hưởng đến một quốc gia riêng biệt nào mà mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự phối

17


hợp của tất cả các quốc gia trên thế giới để đẩy lùi, ngăn chặn và giảm bớt những
thiệt hại mà chúng gây ra. Ấn Độ và Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng từ những yếu tố
này. Do đó, yêu cầu tăng cường hội nhập để đối phó với những vấn đề mang tính toàn
cầu của cả hai quốc gia ngày càng trở nên cấp thiết.

• Chủ nghĩa khủng bố quốc tế
Chúng ta khó có thể phủ nhận thách thức an ninh lớn nhất của thế giới nói
chung, của Ấn Độ và Hàn Quốc nói riêng trong thế kỷ XXI là chủ nghĩa khủng bố
quốc tế. Hiện nay, vấn đề chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành một trong những vấn
đề nghiêm trọng nhất trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, chưa bao giờ chủ nghĩa khủng
bố lại gây nên nỗi bất an cho nhiều quốc gia và dân chúng như những năm đầu của
thế kỷ XXI. Kể từ sau vụ khủng bố đẫm máu 11/9/2001, Hoa Kỳ đã phát động một
cuộc Chiến tranh chống Khủng bố (War on Terror) trên toàn thế giới [53]. Giống như
nhiều quốc gia khác, mặc dù chính phủ Hàn Quốc nhanh chóng đưa ra bản dự thảo
luật đầu tiên về chống khủng bố vào tháng 11/2001, nhưng phải đến tháng 03/2016
thì Đạo luật này mới chính thức được Quốc hội thông qua [23]. Rõ ràng, cuộc chiến
chống khủng bố không còn là công việc nội bộ của một quốc gia riêng biệt nào. Không
có quốc gia nào được an toàn dưới sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, kể cả
những nước có tiềm lực quân sự hùng mạnh. Ấn Độ đã phải đối phó với chủ nghĩa
khủng bố trong nước và quốc tế trong một thời gian dài từ trước khi xảy ra vụ khủng
bố kinh hoàng 11/9. Chính vì vậy, Ấn Độ đã thông qua dự luật chống khủng bố vào
năm 2002 và tiến hành sửa đổi vào tháng 12/2008 nhằm củng cố những chiến lược
quân sự của mình để đối phó với những thách thức mới của chủ nghĩa khủng bố quốc
tế bởi Ấn Độ ở vị trí rất gần với trụ sở của tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda được
đặt tại Pakistan.
Ấn Độ và Hàn Quốc có nhu cầu hợp tác với nhau để đối phó với vấn đề khủng
bố quốc tế vì nhiều nguyên nhân như một mẫu số chung. Thứ nhất, cả Ấn Độ và Hàn
Quốc đều có nền dân chủ lớn trong khu vực như là quy tắc chính trị cơ bản. Thứ hai,
cả hai quốc gia đều có tư duy thế tục, phản đối bất cứ hình thức cực đoan tôn giáo.
Do đó, cả hai nước đều chia sẻ những giá trị chính trị tương đồng và chống lại tất cả

18


các hình thức khủng bố. Tháng 10/2004, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống

Hàn Quốc Roh Moo-hyun chính phủ Ấn Độ và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định về quan
hệ đối tác hợp tác lâu dài vì hoà bình và thịnh vượng, không những mở rộng về hợp
tác kinh tế, thương mại song phương mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng và
chống khủng bố.
• Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo
sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán
khuynh đảo. Với độ mở kinh tế khá cao, trong khi đối tác thương mại chủ yếu là Hoa
Kỳ và EU, kinh tế Hàn Quốc đã chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 2008 cùng với nhiều nền kinh tế mới nổi khác. Để nhanh chóng thoát khỏi
cuộc khủng hoảng chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng thực hiện “chính sách kinh
tế - xã hội mới” nhằm phát triển cơ sở hạ tầng để tăng việc làm, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp trong nước phát triển vừa củng cổ các nền tảng cho sự phát triển sau
khủng hoảng [44].
Về Ấn Độ, cuộc khủng hoảng có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Hoa
Kỳ và tác động ở mức độ hạn chế hơn đến các thị trường tài chính và dòng chảy thương
mại Ấn Độ. Hệ thống ngân hàng Ấn Độ đã có thể đứng vững trước hiệu ứng lan tỏa
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nền kinh tế Ấn Độ đã tỏ ra có sức đề kháng
tương đối tốt trước những sóng gió của nền kinh tế thế giới. Đây chính là điểm chung
của cả Ấn Độ lẫn Hàn Quốc, khủng hoảng kinh tế thế giới là động lực để Ấn Độ và
Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác để đối phó với những thách thức của khủng hoảng.
1.2.2. Bối cảnh khu vực
Trong bối cảnh hiện nay, Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực
có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị và địa chiến lược đối với các khu vực khác
và toàn cầu. Về cơ bản, khu vực này đã thoát khỏi sự phân chia trận chiến Đông –
Tây, trở thành một khu vực hòa bình và tương đối ổn định. Toàn cầu hóa và khu vực
hóa trở nên mạnh mẽ và nhu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Nơi đây tập trung rất nhiều
nền kinh tế năng động như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài

19



×