Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN XUÂN CHIẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐẶNG VĂN MINH

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp cao học là kết quả nghiên cứu của
tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu những kết quả kế
thừa và phân tích đánh giá từ kết quả điều tra khảo sát thực tiễn dưới sự hướng dẫn
khoa học của thầy giáo PGS. TS Đặng Văn Minh.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bầy trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực không chỉnh sửa và phần trích dẫn tài liệu
được ghi rõ nguồn gốc.
Học viên

Nguyễn Xuân Chiến



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Khoa học môi trường với đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Ban
giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, cũng như các thầy giáo, cô giáo ở các
trường Đại học Khoa học tự nhiên–Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Mỏ
Địa chất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm phát triển, Ứng dụng
Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường – Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để tôi được tham gia khóa học và làm tốt
nghiệp khóa học này.
Tôi cũng xin cảm ơn Sở Tài nguyên và môi trường, Trung tâm quan trắc môi
trường, tỉnh Quảng Ninh; Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Cẩm Phả tỉnh
Quảng Ninh và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa
học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi về việc cập nhật số liệu cũng như
tài liệu để hoàn thiện luận văn này.
Hơn hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Văn Minh – Giảng
viên hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tới gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất cũng như tinh thần trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Xuân Chiến



MỤC LỤC
Trang


LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................
i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................
ii MỤC LỤC ...........................................................................................................................
iv DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................
vii

DANH

MỤC

HÌNH

..........................................................................................................viii DANH MỤC CÁC
TỪ

VIẾT

TẮT....................................................................................

ix

MỞ

ĐẦU


............................................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 2

3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................. 4
1.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................ 4
1.1.2. Khái niệm về tài nguyên ......................................................................................... 5
1.1.3. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 12

1.2. Hiện trạng và ô nhiễm môi trường nước trên thế giới ................................. 15
1.3. Hiện trạng và ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam ................................... 17
1.4. Hiện trạng chất lượng nước vùng Quang Ninh............................................ 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 27

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 27

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................
27
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................................ 27



2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 27

2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả ...................................... 27
2.3.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả ................ 28
2.3.4. Đánh giá hiện trạng về chất lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh. .................................................................................................................... 28
2.3.5. Các yếu tố gây ô nhiễm tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả ....................... 28
2.3.6. Các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố
Cẩm Phả. ......................................................................................................................... 28

2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 29
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 29
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa và các điểm lấy mẫu phân tích............................ 29
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước ................... 31
2.4.4. Quy chuẩn đánh giá chất lượng tài nguyên nước.................................................. 33
2.4.5. Phương pháp phân tích và đánh giá số liệu........................................................... 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 35

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Cẩm Phả. .............................. 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 35
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội của thành phố Cẩm Phả .............................................. 37
3.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả................40
3.2.1. Hiện trang khai thác và sử dụng nước mặt ........................................................... 43
3.2.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước ngầm............................................................. 44
3.2.3. Hiện trạng hệ thống cấp nước ............................................................................... 44
3.2.4.Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa...................................................................... 45
3.2.5. Hiện trạng hệ thống suối ....................................................................................... 45
3.2.6. Hiện trạng mạng lưới cống thoát nước mưa ......................................................... 45

3.2.6. Hiện trạng ngập lụt................................................................................................ 46
3.2.7. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải ...................................................................... 47
3.2.8. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn............................................................. 48
3.2.9. Tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải...................................... 49
3.2.10. Đánh giá chung về hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải ........ 50
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


3.3. Hiện trạng chất lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả-Quảng
Ninh .......................................................................................................................... 50
3.3.1. Hiện trạng chất lượng nước ngầm của thành phố Cẩm Phả.................................. 51
3.3.2. Chất lượng nguồn nước mặt thành phố Cẩm Phả. ................................................ 57

3.4. Các yếu tố gây ô nhiễm tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả .................... 62
3.4.1. Sự gia tăng dân số ................................................................................................. 62
3.4.2. Vấn đề đô thị hóa .................................................................................................. 63
3.4.3. Các hoạt động khai thác khoáng sản ..................................................................... 63
3.4.4. Ý thức của người dân ............................................................................................ 65

3.5. Các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên
địa bàn thành phố Cẩm Phả................................................................................... 65
3.5.1. Các giải pháp về quản lý ....................................................................................... 65
3.5.2. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi tài nguyên nước ...................................... 67
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................. 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 71

1. Kết luận ................................................................................................................ 71

2. Kiến nghị .............................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 73
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 75

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sự phân bố nước trong các dạng chứa nước trên trái đất .........................15
Bảng 2.1: Phương thức bảo quản với thời gian tồn trữ .............................................33
Bảng 3.1: Thống kê dân số thành phố Cẩm Phả .......................................................39
Phụ lục 1: Vị trí các điểm lấy mẫu và ký hiệu mẫu ..................................................75
Phụ lục 2: Thống kê mương và suối hở thành phố Cẩm Phả ....................................77
Phụ lục 3: Thống kê cống thoát nước hiện trạng thành phố Cẩm Phả......................81
Phụ lục 4: Vị trí, địa điểm lấy mẫu nước thành phố Cẩm Phả..................................84

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước nghiên cứu .......................................................30
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .......................37
Hình 3.2: Chỉ tiêu pH nước giếng khoan ..................................................................51
Hình 3.3: Chỉ tiêu pH nước giếng đào ......................................................................52

Hình 3.4: Nồng độ CaCO3 nước giếng khoan .........................................................52
Hình 3.5: Nồng độ CaCO3 nước giếng đào .............................................................53
Hình 3.6: Chất rắn tổng số nước giếng khoan .........................................................53
Hình 3.7: Chất rắn tổng số nước giếng đào...............................................................53
Hình 3.8: Nống độ sắt nước giếng khoan..................................................................54
Hình 3.9: Nống độ sắt nước giếng đào......................................................................55
Hình 3.10: Nồng độ Mangan (Mn) nước giếng khoan..............................................56
Hình 3.11: Nồng độ Mangan (Mn) nước giếng đào..................................................56
Hình 3.12: Chỉ tiêu pH nước mặt ..............................................................................58
Hình 3.13: Nồng độ COD nước mặt .........................................................................59
Hình 3.14: Nồng độ BOD5 nước mặt ........................................................................59
Hình 3.15: Nồng độ TSS nước mặt ...........................................................................60
Hình 3.16: Nồng độ chì (Pb) nước mặt .....................................................................60
Hình 3.17: Tổng dầu mỡ nước mặt ...........................................................................61

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


BTNMT

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ tài nguyên môi trường

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa


BVTV

Bảo vệ thực vật

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CN

Công nghiệp

CT

Chỉ thị

DO

Oxy hòa tan

ĐTH

Đô thị hóa

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

HTX


Hợp tác xã HSPT

Hệ số phát thải KCN
Khu công nghiệp KĐT
Khu đô thị
NDĐ

Nước dưới đất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

Tầng chứa nước

TBVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

Th.S


Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

TSS

chất rắn lơ lửng

TN&MT

Tài Nguyên và Môi Trường

TTLT

Thông tư liên tịch

TX

Thị Xã

UBND

Ủy ban Nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải


WHO

Tổ chức y tế thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Môi trường nói riêng và môi trường nước nói chung hiện nay đã trở thành
vấn đề chung của toàn nhân loại, được toàn Thế giới quan tâm. Nằm trong khung
cảnh chung của Thế giới, môi trường Việt Nam đang bị xuống cấp cục bộ, có nơi bị
hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các
nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững
của đất nước. Trong đó, chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế lớn phía Bắc
đang là một trong những vấn đề được quan tâm.
Trong những năm trở lại đây, hòa nhịp cùng với quá trình phát triển chung
của đất nước, sự phát triển kinh tế của tỉnh diễn ra khá nhanh. Cùng với sự tăng dân
số là những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng gây ra
những áp lực rất lớn đến môi trường, điều này có thể lại là rào cản cho sự phát triển
kinh tế - xã hội đi ngược lại với mục tiêu “phát triển bền vững”.
Trong các vấn đề môi trường hiện nay tại thành phố Cẩm Phả thì ô nhiễm
nước và khai thác tài nguyên nước bừa bãi đang là một vấn đề thu hút rất nhiều sự
quan tâm của các cơ quan quản lý và người dân. Nhưng thực tế cho thấy khai thác
sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều mâu
thuẫn, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nước tiếp tục tăng mạnh trong tương lai nhằm

thỏa mãn các yêu cầu của phát triển kinh tế. Trong khi đó số lượng nước có thể khai
thác, sử dụng ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng, những mâu thuẫn
nảy sinh trong quá trình khai thác nước giữa các ngành liên tục xảy ra. Do đó, yêu
cầu đặt ra là cần phải có phương hướng giải quyết những vấn đề này.
Qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phố
Cẩm Phả là nơi có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước, không khí…
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, công
nghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình xây dựng nền móng các công trình,
việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy trình làm cho nước bẩn xâm nhập
vào tầng chứa nước. Việc xây dựng hạ tầng thoát nước không đồng bộ dẫn đến
nước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được, thẩm thấu thấm vào đất cũng
là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng. Nếu ngay từ bây giờ chúng ta không có các
giải pháp quản lý, bảo vệ hiệu quả thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước
và ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn.
Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thành phố Cẩm Phả là vấn đề cần thiết và
cấp bách. Việc đề xuất giải pháp quản lý trên địa bàn sẽ giúp nâng cao khả năng
quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường nước góp phần vào quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Đây cũng là cơ sở để cho thành phố Cẩm Phả hướng đến phát triển
bền vững và đây cũng là lý do đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng
Ninh” .

2. Mục tiêu của đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình và những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tài nguyên
nước của thành phố Cẩm Phả, đề ra giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên
nước một cách hiệu quả để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và dân sinh của
thành phố Cẩm Phả.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng về chất lượng tài nguyên nước mặt và nước dưới đất
của thành phố Cẩm phả-Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp hợp lý, quy hoạch sử dụng có hiệu quả các nguồn
nước góp phần khai thác bền vững, bảo vệ tài nguyên nước nhằm giảm thiểu ô
nhiễm.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Phân tích hiện trạng tài nguyên nước trên cơ sở phân tích thống kê môi
trường. Dựa trên số liệu thống kê và các hệ số định mức, luận văn thực hiện khái
toán định lượng tài nguyên nước của thành phố Cẩm Phả trong hiện tại và trong
tương lai. Trên cơ sở dự báo nhu cầu nước dựa trên phương pháp thống kê môi
trường, và xây dựng giải pháp quản lý hợp lý tài nguyên nước và làm rõ một số vấn
đề trong quản lý tài nguyên nước tại thành phố Cẩm Phả.


3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Giải quyết các vấn đề về khai thác và sử dụng không hợp lý tài nguyên nước,
gây khó khăn trong việc quản lý. Cung cấp luận cứ cho các chương trình phát triển
bền vững kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Cơ sở lí luận
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Tài nguyên nước hay nguồn nước bị ô nhiễm
là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Cuộc sống con
người trở nên khó khăn khi môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng.
Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2
phương diện: Phương diện vật lý, hoá học thể hiện chất lượng môi trường và
phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về ảnh hưởng từ các tác
động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khoẻ con người,
kinh tế và phúc lợi xã hội. Bản đánh giá hiện trạng môi trường có vai trò như một
bản “thông điệp” về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người,
thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ quá trình ra quyết
định bảo vệ phát triển bền vững. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây
dựng báo cáo hiện trạng môi trường là cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức
và hiểu biết của cộng đồng về tình hình môi trường; khuyến khích và thúc đẩy việc

xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham ra bảo vệ môi
trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Nguồn tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễn
ra trên trái đất, trên trái đất có 97% lượng nước là nước mặn, 2% nước ngọt tập
trung ở 2 cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ.
Nước ta vốn được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2.360 con
sông, với chiều dài trên 10 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn. Hiện nay, chúng ta
đã sử dụng 20 - 30% tổng lượng tài nguyên nước (Nguồn:www.thiennhien.net [1]).
Tuy nhiên, trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá
mức tài nguyên nước cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


Đồng thời, việc phát triển đô thị và công nghiệp, xử lý các chất thải - lỏng - rắn
không có sự quản lý chặt chẽ cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước.

1.1.2. Khái niệm về tài nguyên
Nhiều người cho rằng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng, thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con
người có thể sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Người ta có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên
nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố hoạt động của con người và
xã hội.
Trong thực, tế sử dụng tài nguyên còn được phân theo các dạng của nó như
tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyên
lao động, tài nguyên thông tin, tài nguyên tri tuệ...
Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo

được và tài nguyên không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên
dựa vào năng lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào Trái đất,
dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp
tục tồn tại, sinh sôi, chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nói
trên. Tài nguyên tái tạo được cũng có thể định nghĩa một cách đơn giản hơn, đó là
các tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý
một cách khôn ngoan (Jorgensen S.E,1981). Nước, giờ, tài nguyên sinh vật ... là
những tài nguyên tái tạo được. Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu
hạn sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau
quá trình sử dụng. Các khoáng sản, nhiên liệu, các thông tin di truyền bị mai một
không giữ lại được cho đời sau là những tài nguyên không tái tạo được. Trên lý
thuyết thì với thời gian hàng triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng được
tái tạo một cách tự nhiên, nhưng xét theo tuổi thọ của con ngưới hiện nay thì phải
xem là không tái tạo được.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


Như vậy, dưới sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt
động của con ngưới. Vậy, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên
liệu, năng lượng, thông tin, có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con
người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình.

1.1.2.1. Khái niệm tài nguyên nước
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
trên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người.

Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất
lượng môi trường sống của con người. Viện sĩ Xiđorenko khẳng định: ”Nước là
khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng sản”. Nhà Bác học Lê Quý Đôn khẳng
định: ”Vạn vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có nước không
thành được…”
Tài nguyên nước bao gồm:
- Nước mưa: Nguồn nước mưa được sử dụng rộng rãi ở các vùng khan hiếm
nước ngọt. Lượng nước mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái đất theo thời gian
và không gian.
- Nước mặt: Chất lượng nước mặt thay đổi nhiều từ vùng này sang vùng
khác, từ mùa này sang mùa khác.
- Nước dưới đất: Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất,
trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá. Nước dưới đất được coi
là một hệ thống phức tạp, thay đổi theo thành phần và hoạt độ của các phân tử có
mặt và theo điều kiện nhiệt động học.

1.1.2.2. Khái niệm chung về ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt
động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều
chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


- Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:"
Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng
nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông

nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi - giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang
dại".
“ Việc thải các chất thải hoặc nước thải sẽ gây ô nhiễm vật lý, hóa học, hữu
cơ, nhiệt, phóng xạ. Việc thải đó phải không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng
đồng và phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải đó của nước (khả năng pha
loãng, tự làm sạch…). Những hoạt động kinh tế, xã hội của các cộng đồng, những
biện pháp xử lý nước đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này”.
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự
huỷ hoại môi trường tự nhiên do con người và tự nhiên gây nên. Môi trường nước
rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh
hưởng lớn tới con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
+ Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn
được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc.
+ Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng.
Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông
vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp…
+ Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm
bởi các tác nhân vật lý .
- Ô nhiễm nước mặt:
Nước mặt bao gồm nước mưa, nước hồ ao, đồng ruộng và nước các sông,
suối, kênh mương. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô
thị, khu công nghiệp và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



nhiễm cao. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là phú dưỡng, ô nhiễm do kim loại
nặng và hoá chất độc hại, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật.
+ Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong nước.
Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD…
+ Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy
nhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất
vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa các
nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn, các
nguyên tố vết.
+ Phú dưỡng: Biểu hiện của phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao,
tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử của
lớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự kém đa
dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc đen, có mùi
khai thối do thoát khí H2S,... Nguyên nhân của sự phú dưỡng là sự thâm nhập một
lượng lớn N,P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu
ra của MT hồ.
+ Ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại: Thể hiện bởi nồng độ cao
của các kim loại nặng trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công
nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu mà cho vào
MT. Hậu quả là chúng tích luỹ theo chuổi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người .
+ Ô nhiễm vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh
cho người và động vật lan truyền vào MT nước mặt, gây ra các loại dịch bệnh cho
các khu vực dân cư tập trung.
+ Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học: Khi
bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể không được cây trồng
tiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nông
nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
- Ô nhiễm và suy thoái nước ngầm:
Số hóa bởi Trung tâm Học

liệu

tnu.edu.vn/


+ Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm
tích bở rời như cát, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang karst dưới bề mặt Trái
đất.
+ Theo độ sâu phân bố, chia nước ngầm thành 2 loại: nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu.
+ Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm: các tác nhân
tự nhiên và các tác nhân nhân tạo.
+ Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ
thấp mực ngầm, lún đất.
1.1.2.3. Các chỉ tiêu cơ bản thể hiện để đánh giá chất lượng tài nguyên nước
trong khu vực nghiên cứu.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ nước có ảnh hưởng tới sự hòa tan oxy, đến khả năng tổng hợp
quang hóa của tảo và các thực vật thủy sinh. Trong ao hồ, nhiệt độ nước chính là
hàm số của độ sâu. Hoạt động của con người cũng có thể làm tăng nhiệt độ của
nước và có thể gây ra các tác động sinh thái nhất định.
Thông số nhiệt độ được dùng để tính các dạng độ kiềm, để nghiên cứu mức
độ bão hòa của oxy, cacbonat, tính toán độ muối và các hoạt động thí nghiệm khác.
Thông số nhiệt độ rất cần thiết khi chuyển các đại lượng đo đạc hiện trường về điều
kiện tiêu chuẩn.
 pH
+

pH là đơn vị đặc trưng cho nồng độ [H3O ] có trong nước và có thang đơn vị
từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số quan trọng được sử dụng thường

xuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất
lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn…và trong
nhiều tính toán về cân bằng axit – bazơ.
Giá trị pH chỉ ra mức độ axit (khi pH < 7) hay bazơ (khi pH > 7) thể hiện ảnh
hưởng của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Sự thay đổi giá trị pH trong
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


nước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình
hòa tan hoặc kết tủa hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh
học xảy ra trong nước.
 Hàm lượng chất rắn
Chất rắn tồn tại trong nước có thể do:
 Các chất vô cơ ở dạng hòa tan (các muối) hoặc các chất không tan như đất đá ở
dạng huyền phù.
Các chất hữu cơ như các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh…)
và các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, chất thải công nghiệp…
 Chất rắn tổng (TS - Total Solid)
Hàm lượng chất rắn tổng là trọng lượng khô tính bằng mg của phần còn lại
0

sau khi bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở nhiệt độ 103 C –
0

105 C tới khi trọng lượng không đổi và có đơn vị là mg/l.
 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS - Total Suspended Solid)
Hàm lượng chất rắn lơ lửng là trọng lượng khô của phần rắn còn lại trên giấy

0

0

lọc sợi thủy tinh khi lọc một lít mẫu nước qua phễu rồi sấy khô ở 103 C – 105 C tời
khi có trọng lượng không đổi và có đơn vị là mg/l.
Tổng chất rắn hay chất rắn lơ lửng đều ảnh hưởng đến chất lượng nước trên
nhiều phương diện. Chất rắn ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng cho sinh
hoạt, cho sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn nhiều hóa chất trong quá trình xử lý. Hàm
lượng chất rắn trong nước thấp sẽ hạn chế sinh trưởng hoặc cản trở sự sống của
thủy sinh. Ở hàm lượng cao các chất rắn làm ức chế quá trình trao đổi chất của vi
sinh vật do hiện tượng “khô cạn sinh lý”.
 Oxy hòa tan (DO)
DO là hàm lượng oxy hoà tan có trong một lít nước (đơn vị mg/l hay ppm) ở
điều kiện nhiệt độ và áp suất xác định. Hàm lượng oxy hoà tan là một trong những
chỉ tiêu quan trọng nhất của nước mặt. Oxy có mặt trong nước do được hoà tan từ
oxy không khí, đồng thời oxy còn sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


tảo và các thuỷ thực vật trong nước. Độ hoà tan của oxy phụ thuộc vào các yếu tố:
nhiệt độ, áp suất khí quyển, đặc tính của nước, chế độ thuỷ động, đặc điểm địa
hình.... Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước do các chất hữu cơ dễ
phân huỷ sinh học và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.
Hàm lượng oxy hoà tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thuỷ
sinh. Khi DO trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thuỷ

sinh, thậm chí làm biến mất một số loài hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO
giảm đột ngột. Nguyên nhân làm giảm DO là do nước thải công nghiệp, nước mưa
chảy tràn kéo theo các chất thải công nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rong....
Vi sinh vật sử dụng oxy đó tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng oxy hoà tan
trong nước giảm.
 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hoá học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn các
hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước bằng chất oxy hoá mạnh, COD có đơn vị là
mg/l. Thông thường hàm lượng các chất hữu cơ (bị oxi hoá hoá học) lớn hơn nhiều
lần so với các chất vô cơ, nên COD được xem là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô
nhiễm do các hợp chất hữu cơ (kể cả chất hữu cơ dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinh
học) của nước và nước thải.
 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật để oxy
hoá các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước ở điều kiện xác định, BOD có đơn vị là
mg/l. BOD gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoá sinh
học mà đặc biệt là các chất hữu cơ. BOD là một trong những chỉ tiêu quan trọng của
nước mặt và nước thải.
BOD5 là thông số được sử dụng phổ biến nhất, đó chính là lượng oxy cần
0

thiết để oxy hoá sinh học trong 5 ngày ở nhiệt độ 20 C.
 Kim loại nặng

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



Kim loại nặng trong nươcc thường được hấp thụ bởi các hạt sét, phù xa lơ
lửng. Các chất lơ lửng này dần dần lắng đọng làm cho nồng độ kim loại nặng trong
trầm tích thường cao hơn rất nhiều so với nước. Các loài động vật thủy sinh đặc biệt
là động vật đáy sẽ tích lũy lượng lớn các kim loại nặng trong cơ thể. Thông qua dây
chuyền thực phẩm kim loại nặng được tích lũy trong cơ thể con người và gây độc
với tính chất bệnh lý rất phức tạp.
 Hợp chất Ni tơ
Hợp chất của Ni tơ xuất hiện do sự biến dưỡng của động vật trong nước và từ
sự phân huỷ các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn. Trong nước tồn tại ba
+

-

-

dạng hợp chất của ni tơ đó là: Amoni (NH4 ), nitrite (NO2 ) và Nitrate (NO3 )
 Coliform
Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có trong hệ tiêu
hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô
nhiễm. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. Coliform
bằng 0. Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn / 100
ml.
1.1.3. Cơ sở pháp lý
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống
và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác
nước cũng có thể mang lại những tai hoạ cho con người và môi trường. Do vậy,
việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khai
thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các biện pháp mang tính
chất pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng cho việc sử dụng và phân
phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước.

Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam do Quốc hội thông qua
ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/07/2006. Luật tài nguyên nước
do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định 81/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về
sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài nguyên và môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và cam kết bảo vệ môi trường.
Luật tài nguyên nước do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 21/6/2012.
Nghị định của chính phủ số 201/2013/NĐ-CP quy định việc thi hành Luật tài
nguyên nước.
- Quyết định 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 8-12-2009 của tỉnh Quảng Ninh v/v phê
duyệt Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và
tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 1352/QĐ-UBND ngày 12-5-2010 của tỉnh Quảng Ninh v/v phê

duyệt Quy hoạch phát triển CCN tỉnh Quảng Ninh đến 2020.
- Quyết định số 828 /QĐ-UBND ngày 31-3-2010 của tỉnh Quảng Ninh v/v phê
duyệt quy hoạch vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất đá trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
- Quyết định số 4253 /QĐ-UBND ngày 25-12-2009 của tỉnh Quảng Ninh v/v phê
duyệt Quy hoạch Bảo vệ Môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện/thị xã/ thành phố trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo vững chắc quốc phòng,
an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn,
Móng Cái”
- Quyết định 3924/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của tỉnh Quảng Ninh về việc phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước các Đô thị và KCN tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 22/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 của tỉnh Quảng Ninh về việc phê
duyệt Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải các đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp
nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 2020.
- QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- QCVN 25: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi
chôn lấp chất thải rắn.

- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 39 :2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng
cho tưới tiêu.
- Các tài liệu, số liệu điều tra, thu thập bổ sung liên quan khác.
- Kế hoạch phát triển tài nguyên nước đến năm 2000 và Dự kiến kế hoạch phát
triển tài nguyên nước đến năm 2020 (Bộ NN & PTNT, 06/1998).

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


- Nghị định của Chính phủ số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 quy định
cụ thể về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn. Thông tư số 02/2005/TT – BTNMT ngày 24/06/2005 hướng dẫn thi
hành Nghị định này.

1.2. Hiện trạng và ô nhiễm môi trường nước trên thế giới
9

3

Toàn bộ lượng nước trên trái đất có khoảng 1.400 x 10 km , trong đó khoảng
97% lượng nước toàn cầu là ở đại dương và biển. Tuy nhiên do hàm lượng muối
cao nên nước ở đây không được sử dụng cho nhu cầu của con người. Trong phần

nước còn lại thì phần lớn lại nằm đóng băng ở 2 đầu cực và các tảng băng (chiếm
khoảng 2% tổng lượng nước - TLN). Lượng nước này che phủ khoảng 10% bề mặt
trái đất hiện tại. Như vậy, chỉ còn khoảng 0,6% nước ngọt bao gồm cả nước bề mặt
và nước ngầm là có thể sử dụng được. Trong tổng lượng nước đó, con người thực
sự chỉ sử dụng khoảng 0,3% dưới dạng nước ngọt phục vụ các mục đích khác nhau
của mình. Ngoài ra nước còn được phân bố trong khí quyển dưới dạng hơi nước
khoảng 0,001% TLN.
Bảng 1.1. Sự phân bố nước trong các dạng chứa nước trên trái đất

Nguồn

Diện tích
6

2

(10 km )

1. Đại dương

3

Thể tích (km )

Phần trăm

Phần

của tổng


trăm của

lượng

nước

nước

ngọt

361,3

1.338.000.000

96,5

- Nước ngọt

134,8

10.530.000

0,76

-Nước nhiễm mặn

134,8

12.870.000


0,93

- Lượng ẩm trong đất

82,0

16.500

0,0012

0,05

16,0

24.023.500

1,7

68,6

0,3

340.600

0.025

1,0

2. Nước ngầm
30,1


3. Băng tuyết
- Băng ở các cực
- Các loại băng tuyết khác
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


×