Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

doanh nhan toan cau bi quan ve kinh te 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.17 KB, 2 trang )

23/1/2019

/>
In trang (Ctr + P)

Thứ ba, 22/1/2019, 16:17 (GMT+7)

Doanh nhân toàn cầu bi quan về kinh
tế 2019
Chủ nghĩa dân túy gia tăng, sự không chắc chắn về chính sách và xung
đột thương mại đã khiến niềm tin của các CEO toàn cầu giảm mạnh.
Theo kết quả khảo sát 1.300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu trên thế
giới của PwC, tỷ lệ các CEO cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại
trong năm tới đã tăng lên gần 30%, từ mức 5% trong năm 2018. Cùng với
đó, họ cũng bi quan hơn về triển vọng thu nhập của công ty.
Chỉ 35% các CEO cho biết họ "rất tự tin" về triển vọng tăng trưởng trong 12
tháng tới, giảm mạnh so với mức 42% năm ngoái. "Căng thẳng thương mại
và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng khiến sự tự tin đang yếu dần", Bob Moritz Chủ tịch toàn cầu của PwC bình luận về kết quả này.
Thông tin của PwC được công bố ngay lúc Diễn đàn kinh tế thế giới đang
diễn ở Davos (Thụy Sĩ), nơi các lãnh đạo doanh nghiệp, ngân hàng trung
ương, chính trị gia và nhà quản lý đang tề tựu. Chủ đề thảo luận chính tại
diễn đàn năm nay là suy thoái kinh tế toàn cầu và những tác động của nó
đối với các công ty và chính phủ.
PwC cho biết các CEO trên thế giới đã viện dẫn sự không chắc chắn về
chính sách, sự thiếu hụt lao động có kỹ năng và sự điều tiết chính sách quá
mức đã tạo ra những rủi ro lớn. Cùng với đó, xung đột thương mại đang
làm các ông chủ công ty trên khắp thế giới lo lắng.
Các CEO ở Mỹ và Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến cuộc đối đầu giữa
hai nước họ. Tại Bắc Mỹ, 44% CEO "cực kỳ quan tâm" về xung đột thương
mại, so với 38% ở châu Á-Thái Bình Dương, theo khảo sát của PwC.
Nhiều công ty đang điều chỉnh chiến lược của họ. Hơn 60% các CEO


Trung Quốc nói rằng họ "cực kỳ quan tâm" về cuộc chiến thương mại và đã
sẵn sàng điều chỉnh chuỗi cung ứng và chiến lược về nguồn cung. Khoảng
bốn trên 10 người được hỏi đang chuyển dịch sản xuất và trì hoãn chi tiêu
vốn. "Các CEO Trung Quốc nổi bật là những người chủ động và mạnh mẽ
nhất trong việc kéo mọi đòn bẩy," PwC nói.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng đang suy nghĩ lại về
mức độ tập trung vào thị trường Mỹ. Trong khi 59% CEO Trung Quốc cho
biết Mỹ là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của họ hồi năm ngoái thì
con số này đã giảm còn 17% trong năm nay.
"Việc quay lưng với thị trường Mỹ và chuyển dịch đầu tư của Trung Quốc
sang các nước khác là phản ứng đối với sự không chắc chắn về tranh chấp
thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc", ông Moritz nhận định.
Phiên An (theo CNN)

/>
1/2


23/1/2019

/>
/>
2/2



×