Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non quận tây hồ thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

CÔNG THỊ HỒNG ĐIỆP

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

CÔNG THỊ HỒNG ĐIỆP

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THỨC

HÀ NỘI – 2017




i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả
đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các cấp lãnh đạo,
anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với:
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Hội đồng khoa học Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội II.
- Các thầy, cô giáo đã trực tếp giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
- Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Xuân Thức - Người hướng dẫn khoa học đã hết sức ân cần và tâm
huyết bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn,
động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
- Đồng thời, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các cấp lãnh
đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào Tạo quận Tây Hồ, Ban Giám
hiệu, các bạn đồng nghiệp, Hội phụ huynh và các con học sinh các trường
mầm non trên địa bàn quận Tây Hồ đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin,
số liệu, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình
nghiên cứu thực tế để làm luận văn.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, song
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, tác giả rất mong
nhận được những lời chỉ dẫn và góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Công Thị Hồng Điệp


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Tác giả luận văn

Công Thị Hồng Điệp


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................... x MỞ
ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ........................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4

8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ EM TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
................................................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................
7
1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống ....................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống .......................... 8
1.2. Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đặt ra cho việc giáo dục kỹ năng sống
và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ................................................ 9
1.2.1. Bối cảnh hiện nay (gia tốc phát triển của trẻ em hiện nay; sự
chuẩn bị của gia đình và nhà trường đối với kỹ năng sống cho trẻ em) .... 9
1.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ em........................................................................... 10
1.3. Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..... 11


4

1.3.1. Kỹ năng sống và kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo........................... 11
1.3.2. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mẫu giáo (mục têu, hình thức,
nội dung, phương pháp, các lực lượng giáo dục kỹ năng sống v.v...) ..... 16
1.3.3. Đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi [28] ...................................... 22
1.4. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các
trường mầm non trong bối cảnh hiện nay ....................................................
26
1.4.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục kỹ năng sống ................... 26
1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ........... 28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
trong trường mầm non .................................................................................

32
1.5.1. Các yếu tố thuộc về nhà quản lý .................................................... 32
1.5.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên mầm non ........................................ 32
1.5.3. Các yếu tố thuộc về gia đình và trẻ em mầm non ..........................
33
1.5.4. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ em mầm non .................................................................................
33
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
EM TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
................................................................................... 35
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ..................................................................
35
2.1.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 35
2.1.2. Nội dung khảo sát........................................................................... 35
2.1.3. Phương pháp khảo sát .................................................................... 35
2.1.4. Cách cho điểm và thang đánh giá .................................................. 36
2.1.5. Đối tượng khảo sát ......................................................................... 36


5

2.1.6. Địa bàn khảo sát (giới thiệu các nét cơ bản về các trường mầm
non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) ...................................................... 37


6

2.2. Thực trạng kỹ năng sống của trẻ em các trường mầm non quận Tây

Hồ, thành phố Hà Nội .................................................................................. 38
2.2.1. Các kỹ năng sống phổ biến của trẻ em trong các trường mầm non38
2.2.2. Điểm mạnh và điểm yếu của kỹ năng sống của trẻ em các trường
mầm non và nguyên nhân.........................................................................
40
2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mẫu giáo 5-6 tuổi trong
các trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ................................ 42
2.3.1. Thực trạng, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, cơ sở
vật chất giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non ........
42
2.3.2. Thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
trong các trường mầm non .......................................................................
50
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mẫu giáo 5-6
tuổi trong các trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ............... 52
2.4.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống ............................................. 53
2.4.2. Tổ chức giáo dục kỹ năng sống...................................................... 55
2.4.3. Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống ...................................................... 56
2.4.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống.............. 58
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ em trong trường mầm non ...............................................................
59
2.5.1. Các yếu tố thuộc về nhà quản lý .................................................... 59
2.5.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên mầm non ........................................ 60
2.5.3. Các yếu tố thuộc về gia đình và trẻ em mầm non .......................... 61
2.5.4. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ em mầm non .................................................................................
62
2.6. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
ở các trường mầm non quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội ........................... 63



7

2.6.1. Thành công và nguyên nhân .......................................................... 63
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 65


8

Kết luận chương 2 ........................................................................................... 69
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY.................... 70
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non quận Tây Hồ - Thành phố Hà
Nội trong bối cảnh hiện nay .........................................................................
70
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển..............................
70
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.................................................... 70
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững................................................
71
3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở các trường mầm non quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội trong bối
cảnh hiện nay ...............................................................................................
72
3.2.1. Khảo sát kỹ năng sống hiện có của trẻ em mẫu giáo 5-6 tuổi và
lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.......................................
72

3.2.2. Tổ chức giáo dục kỹ năng sống theo chương trình giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phù hợp với bối cảnh hiện nay ......
76
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức, kỹ năng giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non ................................
81
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mầm non.................................................................
87


9

3.2.5. Tổ chức tốt sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường tham
gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ......................................................
89
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 92
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp..................... 92
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................... 92
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm.................................................................. 93
3.4.3. Cách cho điểm và thang đánh giá .................................................. 93


vii
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm...................................................................... 93
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 101
1. Kết luận .................................................................................................. 101
2. Kiến nghị ................................................................................................ 103
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội............ 103

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ ......................... 103
2.3. Đối với Ban giám hiệu các trường mầm non .................................. 104
DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ .................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 106
PHỤ LỤC


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ hiện có về kỹ năng sống của trẻ em 5-6 tuổi
trong các trường mầm non .............................................................................. 38
Bảng 2.2. Mức độ thực hiện mục têu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em 5 6 tuổi ở các trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội...................... 42
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng sống của trẻ em 5-6 tuổi
trong các trường ở trường mầm non ...............................................................
44
Bảng 2.4 Mức độ thực hiện con đường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
mầm non 5-6 tuổi thông qua các hình thức hoạt động....................................
46
Bảng 2.5. Mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ em ở trường mầm non ................................................................................
48
Bảng 2.6 Thực trạng nguồn lực, điều kiện cho việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ em mầm non 5-6 tuổi ..........................................................................
49
Bảng 2.7: Thuận lợi trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong các
trường mầm non .............................................................................................. 50
Bảng 2.8: Khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong các
trường mầm non .............................................................................................. 51
Bảng 2.9. Lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

mầm non 5-6 tuổi. ...........................................................................................
53
Bảng 2.10. Tổ chức bộ máy nhân sự giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm
non 5-6 tuổi .....................................................................................................
55
Bảng 2.11. Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
5-6 tuổi ............................................................................................................ 56
Bảng 2.12. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ


9

em mầm non 5-6 tuổi ......................................................................................
58
Bảng 2.13. Các yếu tố thuộc về nhà quản lý................................................... 59
Bảng 2.14. Các yếu tố thuộc về giáo viên mầm non....................................... 60


9

Bảng 2.15. Các yếu tố thuộc về gia đình và trẻ em ........................................ 61
Bảng 2.16. Các yếu tố thuộc về môi trường và các điều kiện cơ sở vật chất . 62
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất. 93
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp ................ 95
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong các trường mầm non quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội ............................................................................................
97



10

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp ................................................ 95
Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp ................................................... 97
Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản
lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong các trường mầm non quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội ..................................................................................... 99


1


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y
tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và
các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng
lực tâm lý xã hội - kỹ năng sống, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách
thức của cuộc sống hàng ngày. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc
sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những
tác động tích cực, còn có những tác động têu cực, gây nguy hại cho con
người, đặc biệt là trẻ em.
Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần
thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực
để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì
rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng
sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ

quan trọng.
Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng
đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tch cực, sống hạnh phúc, sống có ý
nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về
nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng
sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa.
Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung
cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản
thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách
giao tếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và
thể hiện bản thân một cách tích cực.


Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến
độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự
thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội
thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi
trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với
trẻ, cách thức tếp xúc với trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ.
1.2. Thực tế trong các nhà trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội, công tác giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
em mẫu giáo còn bộc lộ những hạn chế, bất cập như: nhận thức về giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo của các cấp, các ngành, trong đó có giáo
viên và cha mẹ học sinh chưa đầy đủ; kết quả giáo dục kỹ năng sống và
quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa đáp ứng mục tiêu đào tạo v.v…
dẫn đến kỹ năng sống của trẻ em nhiều khi chưa đáp ứng được với thực tế
cuộc sống và học tập ở trong trường mầm non.
1.3. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục mầm non đã có nhiều công trình
nghiên cứu đi theo các hướng: quản lý chăm sóc giáo dục trẻ, quản lý giáo
dục lễ giáo truyền thống cho trẻ em, quản lý hoạt động nuôi dưỡng trẻ em,

quản lý hoạt động chống béo phì của trẻ em v.v... nhưng nghiên cứu về
quản lý giáo dục kỹ năng sống còn ít được nghiên cứu, mặc dù thực tễn trong
nhà trường mầm non rất cần thiết có những công trình nghiên cứu về vấn đề
này.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường Mầm non Quận Tây Hồ Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” làm luận văn cao học, chuyên
ngành Quản lý giáo dục.


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng giáo dục kỹ năng
sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trường mầm non để đề
xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục trong các trường mầm non, nâng cao chất lượng kỹ năng
sống cho trẻ em.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các
trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường
mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Thực tế quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trường mầm non
ở các trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đã đạt được kết
quả nhất định giúp trẻ mầm non có kỹ năng sống cơ bản, nhưng trước bối
cảnh hiện nay (gia tốc phát triển của trẻ nhanh và mạnh, sự chuẩn bị của
gia đình và xã hội về kỹ năng sống cho trẻ còn yếu) thì còn bộc lộ những bất
cập. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ em trường mầm non phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay thì sẽ nâng

cao được chất lượng giáo dục kỹ năng sống và chất lượng kỹ năng sống
cho trẻ em trong các trường mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
em trường mầm non trong bối cảnh hiện nay.


5.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
ở các trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở các
trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
5.4. Khảo nghiệm tnh cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý giáo
dục kỹ năng sống đề xuất trong đề tài.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trường mầm non
của hiệu trưởng trong bối cảnh hiện nay.
- Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trường mầm non của
hiệu trưởng trường mầm non theo tiếp cận chức năng quản lý.
- Chỉ giới hạn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trường mầm non Phú Thượng - Quận Tây Hồ - Hà Nội.
Trường mầm non Chu Văn An - Quận Tây Hồ - Hà Nội.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát gồm 02 nhóm khách thể
- Nhóm 1: Cán bộ quản lý.
- Nhóm 2: Giáo viên mầm non.
6.4. Thời gian lấy số liệu
Thời gian lấy số liệu: Từ năm 2016 đến năm 2017
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, phân loại tài liệu nhằm tìm hiểu
và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống
của cán bộ, giáo viên các trường mầm non trong địa bàn. Quan sát hoạt động
hàng ngày để tm hiểu thái độ, hành vi, kỹ năng sống của trẻ trong các mối
quan hệ ứng xử đối với người lớn tuổi, thầy cô, bạn bè, v.v.
- Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện, trao đổi với cán bộ quản lý,
giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh để nắm thông tin về giáo dục kỹ năng
sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, về thực trạng, nguyên nhân,
hành vi kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo.
- Phương pháp điều tra: Điều tra cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tìm
hiểu nhận thức, thái độ có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm
non, tm hiểu thực trạng về giáo dục kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng
sống của các trường mầm non; điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ
năng sống của trẻ; điều tra phụ huynh học sinh tm hiểu về kỹ năng sống của
trẻ khi ở nhà và thái độ, nhận thức của phụ huynh học sinh đối với việc phối
hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm
non.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Nhằm thu thập thông tin khoa
học, nhận định, đánh giá của các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý có nhiều
kinh nghiệm trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở các trường Mầm
non.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số hiệu: sử dụng các công thức toán
thống kê để định lượng kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương.



Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
trong các trường mầm non trong bối cảnh hiện nay
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong
các trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong các trường mầm non quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội trong bối
cảnh hiện nay.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
EM TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống
Xuất phát từ vai trò của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống đối với
con người nói chung và trẻ em nói riêng nên trong các lĩnh vực khoa học khác
nhau giáo dục học, tâm lý học…đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về kỹ
năng sống và giáo dục kỹ năng sống. Các công trình nghiên cứu giải quyết
các vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục kỹ năng sống, được thể hiện trong
các tác phẩm chuyên khảo, bài báo khoa học trong các tạp chí…Có thể kể ra
một số công trình nghiên cứu: Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kỹ năng
sống dựa vào trải nghiệm [2]; Lê Minh Châu (2003), UNICEF Việt Nam và giáo
dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên [11]; Lê Xuân Hồng, Hồ Lai Châu,
Hoàng Mai (2000), Những kỹ năng mầm non, phát triển những kỹ năng cần
thiết cho trẻ mầm non [20]; Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Phan Thị
Thảo Hương (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non
[25]; Nguyễn Thị Oanh (2006), 10 cách thức giáo dục kỹ năng sống cho tuổi vị
thành niên [29]; Trần Anh Tuấn (2012), Bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống

trong thực tễn đổi mới giáo dục hiện nay [36]…
Các công trình nghiên cứu đã phát hiện thực trạng công tác giáo dục kỹ
năng sống từ đó đưa ra các kỹ năng sống cần thiết phù hợp với bối cảnh
và các cách thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.


1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống
Để nâng cao chất lượng kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
em đã có nhiều công trình nghiên cứu đứng ở góc độ quản lý giáo dục
tập trung nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở các cấp
học khác nhau. Có thể kể ra một số công trình ở cấp độ thạc sĩ khoa học quản
lý giáo dục nghiên cứu về vấn đề này:
Lâm Thị Hương Khanh (2013) “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng”.
Đinh Thị Thiên (2015) “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
các trường Trung học co sở thành phố Hòa Bình”.
Nguyễn Minh Hải (2016) “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng”.
Nguyễn Thị Thu Hằng (2012) “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh người dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía bắc Việt Nam”.
Lê Thu Hằng (2014) “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trường tiểu học thành phố Hà Nội”.
Nguyễn Thị Thu Hà (2015) “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
các trường tiểu học quận Hải An, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện
nay”.
Các công trình nghiên cứu trên cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ
năng sống đã khảo sát và phát hiện thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng
sống, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trên các địa bàn khác nhau
trong cả nước và các cấp học khác nhau, từ đó đưa ra được các biện
pháp quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng

sống, nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho trẻ em các cấp học
Nhận xét:


×