Tải bản đầy đủ (.doc) (222 trang)

Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT mỹ đức b, TP hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 2

CAO VĂN NGỌC

XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC B, TP HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 2

CAO VĂN NGỌC

XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC B, TP HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ YẾN THOA

Hà Nội - 2017




LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ này là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo cao
học. Với tất cả tnh cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô
giáo trường ĐHSP Hà Nội 2 đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi trong thời
gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lời tri ân sâu sắc của tôi xin dành cho người hướng
dẫn của tôi, TS Nguyễn Thị Yến Thoa, người đã luôn tận tình chỉ dẫn, giúp
đỡ, động viên và chia sẻ với tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá
trình thực hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo nhà
trường, các cán bộ, giáo viên thuộc các tổ bộ môn, các đoàn thể, các em học
sinh trong trường trung học phổ thông Mỹ Đức B, TP Hà Nội đã giúp đỡ để
tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứunày.
Tôi vui mừng chia sẻ thành quả này cùng với lời cảm ơn đến tất cả các
thành viên lớp Quản lí giáo dục K19, những người đã cùng tôi trải qua 2 năm
học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Với hy vọng luận văn này sẽ đóng góp tch cực vào việc xây dựng Văn
hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông Mỹ Đức B, TP Hà Nội nói riêng
và các trường trung học phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội nói chung, tuy
nhiên không thể tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi nghĩ rằng để có một luận
văn hoàn chỉnh hơn, bản thân tôi còn phải nghiên cứu rất nhiều và cần có sự
đóng góp ý kiến và giúp đỡ của Hội đồng khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tốt đẹp!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Cao Văn Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiêncứu ................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiêncứu ............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiêncứu .................................................................................. 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
7. Phương pháp nghiêncứu ............................................................................. 4
8. Ý nghĩa lý luận và thực tễn của đềtài......................................................... 5
9. Cấu trúc luậnvăn ........................................................................................ 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG
............................................................................................ 6
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. .......................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài........................................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ........................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 8
1.2.1. Quản lý nhà trường .............................................................................. 8
1.2.2. Văn hóa tổ chức.................................................................................... 9
1.2.3. Văn hóa nhà trường............................................................................ 11
1.2.4. Xây dựng văn hóa nhà trường ............................................................ 12
1.3. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng văn hóa nhà trường .................... 13
1.3.1. Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. .............................. 13
1.3.2.Vai trò của văn hóa nhà trường ........................................................... 14
1.3.3. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến các lực lượng giáo dục bên
trong và bên ngoài nhà trường. ....................................................................
16

1.3.4. Cấu trúc của văn hóa nhà trường ....................................................... 20
1.3.5. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường .......................................... 22


1.4. Những vấn đề lý luận về xây dựng VHNT ......................................... 22
1.4.1. Các căn cứ để xây dựng văn hóa nhà trường ...................................... 22
1.4.2. Vai trò của cán bộ quản lý trong việc xây dựng VHNT ...................... 23
1.4.3. Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trường THPT Mỹ Đức B....... 26
1.4.4. Các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ..................................... 28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xây dựng văn hóa nhà trường......... 32
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................... 32
1.5.2. Các yếu tố khách quan........................................................................ 33
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ ĐỨC B, TP HÀ NỘI
................................................................................................. 36
2.1. Khái quát lịch sử phát triển của Trường THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội. ... 36
2.2. Thực trạng văn hóa nhà trường trong trường THPT Mỹ Đức B, Hà Nội ..41
2.2.1. Nhận thức của CBQL, GV, NV và HS về tầm quan trọng của xây dựng
VHNT ........................................................................................................... 41
2.2.2. Thực trạng trách nhiệm xây dựng VHNT của các thành viên.............. 46
2.2.3. Thực trạng biểu hiện hành vi văn hóa trong nhà trường THPT Mỹ Đức
B, TP Hà Nội. ............................................................................................... 48
2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường tại trường THPT Mỹ Đức
B, TP Hà Nội............................................................................................... 59
2.3.1. Tẩm quan trọng và mức độ biểu hiện những phẩm chất của cán bộ
quản lý nhà trường trong hoạt động XDVHNT. ........................................... 59
2.3.2. Thực trạng nội dung xây dựng văn hóa tại trường THPT Mỹ Đức B, TP
Hà Nội.......................................................................................................... 61
2.3.3. Thực trạng các biện pháp xây dựng VHNT tại trường THPT Mỹ Đức B,

TP Hà Nội .................................................................................................... 69
2.3.4. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng xây dựng VHNT .... 74
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 79


CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC B, TP HÀ NỘI ................... 80
3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các
trường THPTMỹ Đức B............................................................................. 80
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục têu của quá trình giáodục ...................
80
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiếthực.......................................
80
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển của hệ thống giá trị ....
80
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xóa bỏ,
ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến nhà trường ...................................... 81
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh..
81
3.2. Các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT Mỹ
Đức B, TP Hà Nội. ...................................................................................... 81
3.2.1Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng
của công tác xây dựng văn hoá nhà trường ..................................................
81
3.2.2. Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm
về xây dựng văn hóa nhà trường ..................................................................
83
3.2.3. Tăng cường giáo dục chính trị-tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ,
giáo viên và họcsinh .....................................................................................
86

3.2.4. Tăng cường quản lý đối với việc thực hiện các nội quy, quy chế trong
dạy học, coi trọng tính hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy
học.................... 88
3.2.5. Xây dựng nhà trường xanh-sạch-đẹp, khang trang, có môi trường cảnh
quan sư phạm văn hóa, thânthiện .................................................................
92


3.2.6. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
của học sinh trung học phổ thông Mỹ Đức B, TP Hà Nội...................................
94
3.2.7. Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên, coi đó là lực lượng nòng cốt
trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường đối với họcsinh..............
97
3.2.8. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các địa phương và gia
đình trong việc xây dựng văn hóa nhà trường .............................................. 99


3.3. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường. .. 100
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm...................................................................... 100
3.3.2. Đối tượng được khảo nghiệm ........................................................... 100
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................... 101
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................ 101
Kết luận chương 3 .................................................................................... 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 113


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng Thống kê về nguồn cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường

THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội. ........................................................ 38
Bảng 2.2. Quy mô giáo dục của các nhà trường trong 5 năm học (từ 20112012 đến 2016-2017).................................................................... 39
Bảng2.3.Chấtlượng2mặtgiáodụccủacácnhà trường năm học2016-2017........
40
Bảng 2.2. Mức độ nhận thức tầm quan trọng của xây dựng VHNT .............. 41
Bảng2.3: So sánh về nhận thức mức độ quan trọng của VHNT .................... 44
Bảng 2.4: Đánh giá trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường của các thành
viên............................................................................................... 46
Bảng 2.5: Mức độ biểu hiện các hành vi văn hóa của CB, GV, NV,HS ........ 48
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm của HS ...
55
Bảng 2.8. Nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm của học sinh ............. 57
Bảng 2.8. Thực trạng tầm quan trọng và những biểu hiện phẩm chất của
CBQL trong XD VHNT ............................................................... 59
Bảng 2.9. Thực trạng nội dung xây dựng văn hóa bề nổi ở nhà trường THPT
Mỹ Đức B, TP Hà Nội .................................................................. 62
Bảng 2.10. Thực trạng nội dung xây dựng văn hóa bề chìm ở trường THPT
Mỹ Đức B, TP Hà Nội .................................................................. 66
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ quan trọng của các biện pháp xây dựng VHNT . 70
Bảng 2.12. Mức độ quan trọng và kết quả thực hiện các biện pháp xây dựng
VHNT .......................................................................................... 72
Bảng 2.13. Tương quan mức độ cần thiết và kết quả thực hiện các biện pháp
xây dựng VHNT ........................................................................... 73
Bảng 2.14. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến xây dựng VHNT ............ 76
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp xây dựng
VHNT ........................................................................................ 103
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp xây dựng
VHNT ........................................................................................ 106



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Văn hóa nhà trường theo Mô hình tảng băng. ............................... 20
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của VHNT của CBQL, GV,
NV và HS ............................................................................. 42
Biểu đồ 2.2. So sánh mức độ nhận thức tầm quan trọng của VHNT trong
CBQL, GV, NV và HS ................................................................. 45
Biểu đồ 2.3. Trách nhiệm xây dựng VHNT của các thành viên .................... 47
Biểu đồ 2.4. Mức độ biểu hiện các hành vi văn hóaqua đánh giá của CBQL,
GV, NV ........................................................................................ 51
Biểu đồ 2.5. Mức độ biểu hiện các hành vi văn hóa của học sinh ................. 54
Biểu đồ 2.6. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi vi phạm của học sinh .... 58
Biểu đồ 2.7. Mức độ quan trọng và biểu hiện phẩm chất của CBQL trong hoạt
động XD VHNT ........................................................................... 61
Biểu đồ 2.8. Đánh giá về tầm quan trọng của các biện pháp ......................... 71
Biểu đồ 2.9. Tương quan giữa mức độ nhận thức và kết quả thực hiện các
biện pháp XDVHNT..................................................................... 74
Biểu đồ 2.10. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng XDVNT tại trường
THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội ....................................................... 78


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngành
giáo dục và đào tạo đang đứng trước những cơ hội phát triển, đồng
thời cũng đương đầu với những thách thức mới, yêu cầu con người phát
triển toàn diện vừa có đức, vừa có tài như Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì việc gì cũng
khó”. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng thì vai trò của giáo
dục càng trở nên quan trọng. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta đã xác định
giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu và có những

chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Chất lượng giáo dục
là mục tiêu trọng tâm mà mỗi nhà trường đều mong muốn đạt tới. Điều này
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, văn hóa
nhà trường được xác định là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng vô cùng to
lớn tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mỗi nhà trường.
Về góc độ tổ chức, văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức
cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích
nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong.
Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội.
Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung
tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong
xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.
Đối với giáo viên, một văn hóa nhà trường tích cực sẽ khuyến khích mối
quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; tạo bầu không khí tin
cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy; bồi
dưỡng tnh yêu và sự tâm huyết với nghề, qua đó góp phần cải thiện
chất lượng giáo dục trong nhà trường.
1


Đối với người học, văn hóa nhà trường tch cực tạo ra môi trường
giáo dục có lợi nhất cho người học, khiến họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham
học. Người học thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá, liên tục trải
nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên và nhóm bạn. Văn hóa nhà trường
còn tạo ra môi trường thân thiện cho người học với mối quan hệ ứng xử tôn
trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò. Người học cảm nhận
được ở nhà trường một cảm giác an toàn, một bầu không khí cởi mở. Các
yếu tố của văn hóa nhà trường góp phần quan trọng phát triển nhân cách
toàn diện cho họ.
Như vậy, văn hóa nhà trường có tác động trực tếp đến chất lượng

giáo dục trong nhà trường. Xây dựng văn hóa nhà trường tích cực là biện
pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong thực tế, văn hóa nhà
trường chứa đựng những yếu tố tch cực cũng không ít những yếu tố tiêu cực
ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Trong khi đó, vấn đề xây dựng văn hóa
nhà trường tch cực là một trong những nhu cầu tất yếu, một trong những
biện pháp quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm
của ngành.
Thực tiễn hiện nay nhà trường đang phải đối mặt với những vấn đề mâu
thuẫn: Sự xuống cấp của đạo đức, phát triển nhân cách của con người bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố tiêu cực của xã hội. Nhà trường cũng bị ảnh hưởng,
điều này đòi hỏi cần phải có những định hướng về giá trị đạo đức và lối sống,
nó là một phần của văn hóa nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội
trong bối cảnh đổi mới giáo dục.”
2. Mục đích nghiêncứu


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tễn, đề tài nhằm đề xuất một
số biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường có tnh khả thi, phù hợp với thực
tế quản lý giáo dục ở trường THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội, góp phần nâng cao


chất lượng quản lý nhà trường và giáo dục toàn diện nhân cách cho học
sinh, trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiêncứu
3.1.Khách thể nghiêncứu
Công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở trường THPT Mỹ Đức B.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường THPT Mỹ Đức B, TP

Hà Nội trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Văn hóa nhà trường ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh, thương hiệu, chất
lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường, là sức mạnh cho
sự phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên công tác xây dựng VHNT
ở trường THPT Mỹ Đức B, Hà Nội vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định nên
chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của xã hội. Nếu có những biện pháp xây
dựng VHNT phù hợp thì sẽ khắc phục được những tồn tại và nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiêncứu
5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường.
5.2.Nghiên cứu thực trạng môi trường văn hoá và công tác xây dựng
văn hoá nhà trường ở trường THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội.
5.3.Đề xuất các biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường THPT
Mỹ Đức B, TP Hà Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3


Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp xây dựng văn hoá nhà
trường của hiệu trưởng trường THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội trong điều kiện
phát triển của nhà trường hiện nay (2015-2020).

3


7. Phương pháp nghiêncứu
7.1. Phương pháp luận
Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các góc độ: tiếp cận giá trị, tiếp cận hoạt

động - nhân cách, tiếp cận hệ thống và dựa trên cơ sở những chủ trương
chính sách phát triển văn hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước, thực tế
hoạt động xây dựng văn hoá của trường THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội hiện nay.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, hệ thống hoá,
khái quát hoá các tài liệu lý luận liên quan đến vấn đề văn hóa nhà trường và
xây dựng VHNT ở các trườngTHPT.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các phiếu trưng cầu ý
kiến nhằm khảo sát ý kiến của các đối tượng: CBQL, GV, HS về nhận thức,
thực trạng, nhu cầu xây dựng văn hóa nhà trường...
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện trực tiếp với các CBQL, GV, HS
nhà trường, hoặc các lực lượng ngoài nhà trường, trên cơ sở đặt câu hỏi hoặc
nêu vấn đề và đề nghị đối tác có ý kiến trao đổi. Phương pháp này được
sử dụng để thu thập thêm thông tn mà không cần sử dụngphiếu.
- Phương pháp quan sát: Trực tếp quan sát các hoạt động của GV, HS ở
lớp, ở trường; các cơ sở vật chất, trang thiết bị, cảnh quan sư phạm…
nhằm thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, xin ý
kiến trực tiếp từ các chuyên viên, trưởng, phó các Phòng, Ban, lãnh đạo Sở
GD&ĐT nhằm đánh giá về tình hình xây dựng VHNT tại nhà trường; xin ý
kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực QLGD trong việc triển khai nghiên
cứu và đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường.
4


- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến xây dựng văn hóa nhà trường, thực tiễn công tác xây dựng
VHNT tại


5


trường THPT Mỹ Đức B để đánh giá những ưu điểm và tồn tại, trên cơ sở đó
đề xuất một hệ thống các biện pháp giúp nhà trường xây dựng VHNT có hiệu
quảhơn.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đềtài
- Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về công tác xây dựng
văn hoá nhà trường của hiệu trưởng trườngTHPT Mỹ Đức B.
- Về thựctiễn:
+ Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng về công tác xây dựng văn hóa nhà
trường ở trường THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội.
+ Đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội.
9. Cấu trúc luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường
Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở trường
THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội.
Chương 3.Các biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường
THPT Mỹ Đức B, TP Hà Nội.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiêncứu.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Khái niệm “Văn hóa tổ chức” (organisatonal culture) xuất hiện lần đầu

tên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 và chính thức trở thành khái
niệm trong Khoa học tổ chức- Quản lý, xuất hiện ở Âu Mỹ từ nhũng năm 80
của thế kỷ XX, hiện nay là một khái niệm thịnh hành và phổ biến rộng rãi.
Thuật ngữ tương đương “Văn hóa công ty” (corporate culture) xuất hiện
muộn hơn, khoảng thập niên 1970 và trở nên hết sức phổ biến khi tác phẩm
“Văn hóa công ty” của Terrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ
năm 1982. [29]
Thuật ngữ “Văn hóa nhà trường” (School culture) là một khái niệm mới
xuất hiện trong nhiều chục năm gần đây. Nội dung của “Văn hóa học đường”
bao hàm nội dung của “Trường học thân thiện” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. [9]
Nghiên cứu của GS. Peter Smith trường Đại học Sunderlands, Anh quốc
đã khẳng định văn hóa nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất
lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Craig Jerald (2006) khẳng định Văn hóa nhà trường chính là “chương
trình đào tạo ẩn”, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh
trong nhà trường.
Hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đã đề xuất mô hình xây
dựng văn hóa nhà trường dựa trên cơ sở mô hình xây dựng văn hóa tổ
chức gồm 11 bước cụ thể trong các nghiên cứu của mình.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Việc xây dựng văn hóa trong các nhà trường nói chung và nhà trường
7


THPT nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nước trên thế
giới

8



trong đó có Việt Nam. Đây là vấn đề đã được các nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm. Họ nghiên cứu thực tiễn các nhà trường để tìm ra
các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường sao cho hiệu quả nhất.
Văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chức bởi lẽ xét về bản
chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính-sư phạm. Đó là một thế
giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm
mạnh và điểm yếu riêng, do những con người cụ thể mọi thế hệ tạo lập. Với
tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường tồn tại dù ít hay nhiều một nền
văn hoá nhất định. Tuy nhiên cho đến nay, có rất ít tác giả quan tâm và đi
sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về việc xây dựng văn hoá nhà trường.
Một số cuốn sách hoặc bài viết gần đây mới chỉ đề cập tới những khía cạnh
nhất định của công tác xây dựng văn hoá học đường, môi trường văn hoá cơ
sở, chẳng hạn:
- Vũ Khiêu (Chủ biên) (2000), Văn hóa Việt Nam, Xã hội và con người,
NXB Khoa học xã hội.
- V.M Rôđin (2000), Văn hoá học (người dịch: Nguyễn Hồng Minh),
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Văn Đức Thanh (2001), Xây dựng môi trường văn hoá cơ sở, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, HàNội.
- Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay từ
góc nhìn giá trị học, Viện văn hoá, Nhà xuất bản thông tn, Hà Nội.
- Đinh Viễn Trí - Đông Phương Tri (Ngọc Anh dịch) (2003), Văn hoá
giao tiếp ứng xử, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội.
- Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Trường ĐHSPHN (9-2007)- Viện nghiên cứu sư phạm, Hội thảo khoa
học: Xây dựng văn hoá học đường-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
nhà trường, Hà Nội,…
9



Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên chưa đề cập một cách đầy đủ
và toàn diện về văn hoá nhà trường, nhất là về công tác xây dựng văn hoá
nhà

1
0


trường ở các trường trung học phổ
thông.
Ngành giáo dục TP Hà Nội nói chung, trường THPT Mỹ Đức B nói
riêng trong những năm gần đây cũng đã có sự chú ý tới công tác xây
dựng văn hóa trong nhà trường để góp phần xây dựng một môi trường
giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng
được nhu cầu của người học trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, việc chỉ
đạo thực hiện và kết quả công tác xây dựng văn hóa nhà trường trên địa
bàn thành phố nói chung và trên địa bàn huyện Mỹ Đức nói riêng vẫn chưa
có chiều sâu, chưa rõ nét và có phần còn hạn chế. Trên thực tế, công tác
quản lý trường học của Hiệu trưởng các trường THPT chủ yếu mới tập trung
vào quản lý chuyên môn và quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý học sinh nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài này làm luận văn thạc sỹ với hy vọng
góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường
ở trường trung học phổ thông, đồng thời đề xuất một số biện pháp của Hiệu
trưởng trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường góp phần xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện ở học sinh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý nhà trường

Trong hệ thống giáo dục, nhà trường chiếm giữ một phần quan
trọng, chủ yếu. Đa phần các hoạt động giáo dục đều được thực hiện
trong nhà trường, thông qua hệ thống nhà trường (phổ thông, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học). Nhà trường là “tế bào
chủ chốt” của hệ thống giáo dục từ trung ương tới cơ sở. Theo đó quan
niệm quản lý giáo dục (QLGD) luôn đi kèm với quan niệm quản lý nhà
8


trường (QLNT). Các nội dung QLGD luôn gắn với QLNT. QLNT có thể được
coi là sự cụ thể hóa công tác QLGD.

9


Một số nhà nghiên cứu cho rằng “Quản lý nhà trường là hệ thống những
tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán
bộ nhân viên và học sinh), đến nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin,
…) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy
luật kinh tế, quy luật xã hội) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục”.
Ngày nay nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết
kế sư phạm đơn thuần. Công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao
nhất là hình thành “nhân cách – sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng
làm tăng nguồn vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì quản lý nhà trường là: “Tập hợp
những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can
thiệp…) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ
khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội
đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc việc đẩy mạnh
mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ

trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà
trường tiến lên trạng thái mới”.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối giao dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tến tới mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thể hệ trẻ và với từng học sinh”
Tóm lại, QLNT là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhà trường
(Hiệu trưởng, Cán bộ phụ trách phòng ban) đến các đối tượng quản lý (giáo
viên, học sinh, các quá trình dạy học và giáo dục) để đạt được mục tiêu giáo
dục mà nhà trường đề ra. Trong nội dung quản lý nhà trường thì quản lý xây
dựng văn hóa là một nội dung quan trọng.
1.2.2. Văn hóa tổ chức
1
0


×