Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

17 đề thi thử THPTQG 2019 lịch sử THPT chuyên bắc ninh lần 3 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.75 KB, 12 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019- LẦN 3

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Đề thi môn: Lịch sử
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi: 207

SBD: ………………… Họ và tên thí sinh: ……………………………………………
Câu 1: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là
A. Tháng 6 - 1919 gửi tới Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân Việt Nam với tên gọi
Nguyễn Ái Quốc
B. Tháng 12 - 1920 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành
quốc tế III.
C. Tháng 7 - 1920 đọc Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin.
D. Tháng 6 - 1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tiền
Thân của Đảng cộng sản Việt Nam
Câu 2: Trước tình thế sa lầy và thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương, thái độ của Mỹ đối với
cuộc chiến tranh Đông Dương như thế nào?
A. Chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
B. Can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
C. Bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
D. Không can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương
Câu 3: Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng
ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã:
A. Bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ.
B. Thực hiện đúng chủ trương của luận cương chính trị tháng 10-1930


C. Tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam
D. Đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương (cuối thế kỷ XIX) là gì?
A. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng tiên tiến của thời đại.
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng ý thức hệ phong kiến.
D. Là phong trào nông dân chống Pháp, chống phong kiến tay sai.
Câu 5: Phong trào dân chủ 1936 1939 mang tính dân tộc sâu sắc vì anh
A. Chủ yếu tiến hành bằng hình thức đấu tranh chính trị.
B. Là phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
C. Phương pháp đấu tranh công khai, hợp pháp.
D. Lực lượng tham gia đông đảo, chủ yếu là lực lượng dân tộc.
Câu 6: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày cách mạng tháng
Tám năm 1945 thành công là:
A. Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, được những
thành quả của cách mạng.
B. Đảng và nhân dân Việt Nam có bộ máy chính quyền Nhà nước được xây dựng và củng cố từ
trung ương đến địa phương.
C. Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí chiến đấu
cao với đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô đang phát triển
mạnh mẽ.


Câu 7: Sự kiện anh muốn rời Liên minh châu Âu 2016 đã tác động như thế nào đến tình hình chung
của khối?
A. Gây khó khăn trong việc quan hệ thương mại của khu vực
B. Gây khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa anh và khu vực.
C. Gây khó khăn trong quan hệ trao đổi về tài chính trong khu vực
D. Làm đảo lộn nền kinh tế tài chính của khu vực.

Câu 8: Các nước tư bản Mỹ, Anh, Pháp đã vượt qua khủng hoảng kinh tế thế thế giới 1929 - 1933
bằng cách nào?
A. Cải cách kinh tế xã hội, đổi mới quá trình quản lý tổ chức sản xuất.
B. Đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít.
D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 9: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là
A. Lật đổ chính quyền mãn thanh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng nhất
định đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của một số nước châu Á.
B. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, đã giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân tạo điều
kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Lật đổ triều đại Mãn Thanh thiết lập một triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn.
D. Lật đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến đưa tư sản nắm chính quyền, mở đường cho
chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới.
Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Việt Nam chính thức trở thành một bộ phận khăng khít
của cách mạng thế giới?
A. Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội đảng xã hội Pháp, Bỏ phiếu tán thành quốc tế III năm
1920.
B. Nguyễn Ái Quốc hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm
1930.
C. Cách mạng Tháng 8 thành công năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Thuộc địa năm 1921.
Câu 11: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công là kết quả thực hiện chủ trương
của đảng cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945 về tiến hành cuộc cách mạng
A. Dân chủ tư sản kiểu mới
B. Dân tộc dân chủ nhân dân
C. Giải phóng dân tộc
D. Tư sản dân quyền
Câu 12: Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đã:
A. Xác lập thể chế chính trị quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền của Việt Nam.

B. Hình thành nền văn minh Đại Việt phong phú đa dạng.
C. Mở ra thời đại dụng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
D. Góp phần bảo lưu những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Câu 13: Bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỷ
XX là:
A. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
B. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
D. Không ngừng củng cố khối liên minh công – nông.
Câu 14: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai 1945-1954, kế hoạch quân sự
nào của thực dân Pháp đã được thủ tướng Pháp Lanien khẳng định là “chẳng những được Chính
phủ pháp mà cả những người bạn Mỹ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”?
A. Kế hoạch Bôlác
B. Kế hoạch Đà Lát đơ tátxinh.
C. Kế hoạch Nava
D. Kế hoạch rove.
Câu 15: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương 1919
- 1929 khi:
A. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
B. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.


C. Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
D. Thế giới tự bản đang lâm vào cuộc khủng hoảng thừa.
Câu 16: Cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam diễn ra
A. Từ thành thị đến nông thôn, thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.
B. Kết hợp giữa thành thị và nông thôn, thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định.
C. Từ nông thôn đến thành thị, thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định
D. Kết hợp giữa thành thị và nông thôn, thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.
Câu 17: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự

phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
A. Tập trung chủ đạo vào sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
B. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế.
C. Tập trung chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
D. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Câu 18: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
A. Hình thành khối liên minh công-nông-binh cho cách mạng Việt Nam.
B. Tạo tiền đề trực tiếp cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
C. Chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bố độc lập.
Câu 19: Đặc điểm nổi bật của Trung Quốc dưới thời Minh là
A. Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn vinh, đông đúc và nhộn nhịp.
B. Kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
C. Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền.
D. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn trong các nghề dệt, làm giấy, đồ gốm sứ.
Câu 20: Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?
A. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
B. Đề cao chế độ phong kiến, lên án chế độ tư bản chủ nghĩa.
C. Lên án chế độ phong kiến cũng như những mục nát của chế độ tư bản.
D. Lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 21: Việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Hồ
Chí Minh trong giai đoạn 1939 – 1945 được thể hiện qua luận điểm nào?
A. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Đảng cộng sản Đông Dương luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
C. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Giải quyết đúng đẵn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai
cấp.
Câu 22: Lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau đây:
“Vào giữa thế kỉ XX, trước khi bị (1) xâm lược, Việt Nam là một (2) có chủ quyền, đạt được những
tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang

có những biểu hiện (3) suy yếu nghiêm trọng”
(SGK Lịch sử 11, ban cơ bản, tr 106, NXB Giáo dục, 2009)
A. (1) thực dân Pháp, (2) bị đô hộ, (3) khủng hoảng.
B. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng.
C. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) thịnh vượng
D. (1) Thực dân Anh, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng.
Câu 23: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa Dân quốc
Việt Nam” là tôn chỉ của:
A. Việt Nam quang phục hồi
B. Hội Duy Tân
C. Phong trào Đông Du
D. Đông Kinh nghĩa thục.
Câu 24: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (đầu năm 1930)
trở thành nguyên tắc bất biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta là gì?
A. Tự do, bình đẳng, bác ái
B. Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày.
C. Độc lập và tự do.
D. Đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới.


Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là hệ quả của những phát kiến lớn về địa lí?
A. Đem lại những hiểu biết về các con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
B. Đem về cho thương nhân Châu Âu những nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc khổng
lồ.
C. Là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”, mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa Châu
Âu.
D. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
Câu 26: Thắng lợi nào của quân dân ta buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược “đánh
nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?
A. Chiến thắng Việt Bắc – thu đông năm 1947.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Chiến thắng Hòa Bình năm 1952.
D. Chiến thắng biên giới thu – đông năm 1950.
Câu 27: Nội dung nào sau đây thể hiện ý nghĩa thắng lợi của công cuộc giải quyết giặc đói sau
ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945? com
A. Làm cho nhân dân phấn khởi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính quyền cách mạng.
C. Có điều kiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Nhân dân thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam.
Câu 28: Một trong những điểm mới của Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 (5/1941) so với luận
cương chính trị (10 – 1930) của Trần Phú là:
A. Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cachs mạng thế giới.
B. Khẳng định vai trò và quyền lãnh đạo của của Đảng cộng sản Đông Dương.
C. Xác định đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam.
D. Giải quyết vấn đề dân tộc trong trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
Câu 29: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa Gagarin bay
vòng quanh Trái Đất (1951) là gì?
A. Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
B. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ cùng với con người.
C. Liên Xô là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ.
D. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
Câu 30: Quốc hiệu Đại Việt có từ đời vua
A. Lý Thái Tổ
B. Lý Nhân Tông
C. Lý Thái Tông
D. Lý Thánh Tông
Câu 31: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?
A. Chống ách đô hộ của nhà Hán, giành quyền tự chủ.
B. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
C. Tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.

D. Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục.
Câu 32: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của
cách mạng tháng tám năm 1945?
A. Người tổ chức và chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng, mở ra thời kì
trực tiếp chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
B. Người đã cùng với trung ương Đảng vạch ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
C. Người đã xác định đường lối giải phóng dân tộc và chủ trương khởi nghĩa vũ trang.
D. Người đã cùng với trung ương Đảng dự đoán chính xác thời cơ và kịp thời phát động Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Câu 33: Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch biên giới thu –
đông năm 1950 là
A. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc.
B. Vai trò lãnh đạo của Đảng, chính phủ đối với cuộc kháng chiến.
C. Bầu ban chấp hành Trung ương mới và bầu bộ chính trị.
D. Hậu phương củng cố, lớn mạnh về mọi mặt.


Câu 34: So với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có
đặc điểm gì khác biệt.
A. Có tổ chức kỷ luật và tinh thần đấu tranh triệt để.
B. Xuất thân từ nông dân và bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột.
C. Được lịch sử giao cho sứ mệnh cách mạng.
D. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.
Câu 35: Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa
đấu tranh vừa hợp tác.
B. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ
chức quốc tế.
C. Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh mới giành độc lập vào các hoạt động chính trị
quốc tế.

D. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã tác động mạnh đến
quan hệ giữa các nước.

Câu 38: Hệ quả tích cực nhất của cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản trong lĩnh vực giáo
dục là:
A. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật.
B. Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây, học tập khoa học kĩ thuật hiện đại.
C. Tạo ra đội ngũ lao động cần cù, chịu khó, có kĩ thuật, có ý thức kỉ luật lao động tốt.
D. Đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động sáng tạo.
Câu 39: Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 – 1945),
một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham
gia:
A. Mặt trận Việt Minh
B. Hội Liên Việt
C. Các hội phản đế
D. Các ủy ban hành động.
Câu 40: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sức mạnh tổng lự của mỗi quốc gia là
A. Kinh tế, quân sự, công nghệ
B. kinh tế, chính trị, quân sự.
C. kinh tế, quân sự, ngoại giao.
D. kinh tế, chính trị, quốc phòng Tuy

----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


ĐÁP ÁN
( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
1-B

2-B

3-D

4-C

5-D

6-B

7-D

8-A

9-A

10-B

11-C

12-C

13-B

14-C

15-A


16-B

17-B

18-C

19-B

20-A

21-D

22-B

23-A

24-C

25-C

26-A

27-B

28-D

29-A

30-D


31-B

32-B

33-B

34-B

35-A

36-A

37-D

38-D

39-A

40-A

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: B
Phương pháp: sgk 12 trang 81, suy luận.
Cách giải: Ngày 25-12-1920, Nguyễn Ái Quốc đứng về đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thành
việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã trở thành
đảng viên cộng sản.
=> Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước chân chính trở thành một đảng
viên cộng Sån.
Câu 2: B

Phương pháp: sgk 12 trang 146.
Cách giải: Trước tình thế sa lầy và thất bại của Pháp sau 8 năm xâm lược, Mĩ càng can thiệp sâu
vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị
thay thế Pháp.
Câu 3: D
Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.
Cách giải: Trong giai đoạn 1939 – 1945, chính ách áp bức và bóc lột của đế quốc và phát xít Pháp
– Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng khổ cực. Mâu thuẫn dân tộc đặt ra cấp thiết hơn
bao giờ hết. Trước tình hình đó, Đảng đã thực hiện chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
cách mạng (bắt đầu tự hội nghị tháng 11-1939 và hoàn chỉnh vào hội nghị tháng 5-1941). Chủ
trương này đáp ứng nguyện vọng số 1 của giai cấp nông dân đó là: độc lập dân tộc.
Câu 4: C
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải: Phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng, ý thức hệ phong
kiến do mục tiêu của phong trào là đánh đổ thực dân Pháp, thiết lập lại ngôi vua và chế độ phong
kiến. Sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng phong
kiến.


Câu 5: D
Phương pháp: Phân tích, nhận xét.
Cách giải: Phong trào 1936 – 1939 không chỉ mang tính dân tộc điển hình mà còn mang tính dân
tộc sâu sắc. Phong trào 1936 - 1939 là là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất
nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi
lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng
thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt
trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng
thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.
Câu 6: B
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, mặc dù đứng trước tình thế khó khăn tựa “ngàn
cân treo sợi tóc” nhưng Việt Nam cũng có những thuận lợi cơ bản, đặc biệt là nhân dân ta đã giành
được chính quyền và được củng cố từ trung ương đến địa phương. Bộ máy chính quyền hòa chỉnh
thông qua cuộc bầu cử ngày 6-1 1946 đã: - Mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc
hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn
đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại (Bộ máy
nhà nước được hoàn chỉnh và kiện toàn).
- Khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ nhà nước của
dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân
kháng chiến kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 7: D
Phương pháp: Liên hệ
Cách giải: Sự kiện Anh muốn rời Liên minh châu Âu (EU) đã làm đảo lộn tình hình kinh tế tài
chính của khu vực
- Nền kinh tế EU cũng đang đi theo chiều hướng xấu với tỉ lệ thất nghiệp cao trong giới thanh niên
ở Nam Âu và cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp vẫn đang đe doạ khu vực đồng tiền chung châu Âu.
- Việc Anh rời EU là một đòn giáng mạnh đối với EU. EU sẽ bị mất đi một thành viên chủ chốt và
điều đó làm liên minh này bị suy yếu đi.
- Hơn nữa, việc Anh từ bỏ tấm thẻ thành viên EU có thể sẽ châm ngòi cho nhiều nước khác làm
theo. Xu hướng này sẽ khiến châu Âu dần tan rã, đẩy châu lục này và cả thế giới vào bất ổn không
chỉ về kinh tế, chính trị mà cả an ninh.
Câu 8: A
Phương pháp: sgk 11 trang 62.
Cách giải: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành
cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lý,
tổ chức sản xuất.
Câu 9: A
Phương pháp: sgk 11 trang 17.
Cách giải: Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại
Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ

nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số
nước châu Á.
Câu 10: B
Phương pháp: sgk 12 trang 89, suy luận.
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) dựa trên sự hợp nhất ba tổ chức Cộng sản. Sự lãnh đạo của
đảng làm cho cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế
giới. Từ đây nhân dân Việt Nam tham gia vào sự nghiệp cách mạng thế giới một cách có tổ chức.
Câu 11: C
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.


Cách giải: Giai đoạn 1939 – 1945, do quy định bởi hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước đã đặt
ra yêu cầu đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Cách mạng tháng Tám thành công là kết
quả thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945 về tiến hành cách
mạng giải phóng dân tộc (mở đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược là Hội nghị tháng 11-1939 và
hoàn chỉnh vào Hội nghị 5 – 1941).
Câu 12: C
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đã đánh dấu mở ra thời đại dựng nước và
giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của
quốc gia – dân tộc ở thời kì sau.
Câu 13: B
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải: Bài học kinh nghiệm nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội là một bài học quan trọng mà Đảng ta giải quyết đúng đắn, sáng tạo phù hợp với những điều
kiện lịch sử của thời đại mới về mối quan hệ. Giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp; Giữa con
đường giải phóng dân tộc với con đường giải phóng giai cấp công nhân và những người lao động bị
áp bức, bóc lột. Bài học này được Đảng ta thực hiện đúng qua các thời kì cách mạng. Từ khi có
Đảng, đường lối này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam. Là ngọn cờ bách

chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã giải quyết thắng lợi một loạt vấn đề cơ bản
về chiến lược, sách lược trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Cho phép Đảng ta khơi dậy được sức mạnh của quá khứ, của hiện tại, của tương lai, sức
mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để xây dựng nước
Việt Nam giàu mạnh.

Câu 16: B
Phương pháp: Phân tích, nhận xét. Cách giải: 15 Cách mạng tháng Tám diễn ra có sự kết hợp giữa
nông thôn và thành thị, trong đó diễn ra ở nông thôn trước (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, đồng
bằng châu Thổ sông Hồng), thành thị sau (Hà Nội, Huế, Sài Gòn). Sau đó, cuộc khởi nghĩa ở ba
thành phố này đã tác động mạnh đến các địa phương trong cả nước. Nhiều nơi, từ rừng núi, nông
thôn đến thành thị nối tiếp nhau khởi nghĩa. Khởi nghĩa ở thành thị có ý nghĩa quyết định vì đó là
những nơi tập trung cơ quan đầu não của địch: Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu
điện, ... đặc biệt nhất là thủ đô Hà Nội.
=> Cách mạng tháng Tám diễn ra kết hợp nông thôn và thành thị; thắng lợi ở thành thi có ý nghĩa
quyết định.
Câu 17: B
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:


Từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
Việt Nam rút ra bài học là:
- Xây dựng nền kinh tế tự chủ: một nền kinh tế mạnh là khi có thể tự chủ được trên tất cả các mặt và
tất cả các ngành kinh tế. Nền kinh tế tự chủ sẽ là tiền đề quan trọng để nâng cao tiềm lực đất nước
và hội nhập kinh tế thế giới.
- Xây dựng nền kinh tế tự chủ nhưng cũng cần kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế. Vì
hội nhập sẽ giúp Việt Nam học hỏi được những thành tựu Khoa học – kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí
và trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Một trong những biểu hiện nổi bật cho sự hội nhập này của Việt
Nam là tham gia ASEAN, WTO, ...

Câu 18: C
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải: Sau khi được thành lập vào đầu năm 1930, phong trào cách mạng 1930 – 1931 là phong
trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo Đảng ra đời cũng là nhân tố quan trong giúp cuộc đấu tranh của
nhân dân không nổ ra lẻ tẻ nữa mà đã có sự liên minh đông đảo các tầng lớp đấu tranh. Đặc biệt,
phong trào phát triển đến đỉnh cao tại Nghệ An, Tĩnh và đưa đến sự thành lập các Xô viết. Phong
trào này đã minh chứng cho đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo đúng đắn của
giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) đối với cách mạng Việt Nam.
Câu 19: B
Phương pháp: sgk 10 trang 31, suy luận.
Cách giải: Dưới thời Minh, các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát
triển kinh tế. Đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu xuất
hiện ở Trung Quốc. Thương nghiệp thời Minh phát triển, nhiều thành thị mọc lên và rất phồn thịnh.
Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.
=>Đặc điểm nổi bật của Trung Quốc dưới thời Minh là kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
Chú ý:
- Đáp án A: là biểu hiện của sự xuất hiện kinh tế hàng hóa.
- Đáp án C: là đặc điểm của thời Đường
- Đáp án D: thể hiện mối quan hệ giữa thủ công nghiệp và thương nghiệp. Cung cấp hàng hóa cho
trao đổi, buôn bán.
Câu 20: A
Phương pháp: sgk 10 trang 152.
Cách giải: Những tư tưởng tiến bộ của trào lưu Triết học ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của
chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.
Câu 21: D
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Chủ nghĩa Mác - Lê-nin xác định giải quyết nhiệm vụ giai cấp trước nhiệm vụ dân tộc, tiêu biểu là
cách mạng tháng Mười (năm 1917) ở Nga là đánh đổ chế độ phong kiến Nga hoàng sau đó mới

chống lại đế quốc.
- Tuy nhiên, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc được đặt ra cấp bách
hàng đầu
=> Cần giải quyết nhiệm vụ dân tộc trước, sau đó nếu có điều kiện thì giải quyết luôn mâu thuẫn
giai cấp ở một mức độ nhất định. Bằng chứng là từ năm 1939 – 1945, Đảng ta luôn giương cao
ngọn cờ giải phóng dân tộc, đánh đổ ách thống trị của đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc.
Câu 22: B
Phương pháp: sgk 11 trang 106.
Cách giải: “Vào giữa thế kỉ XX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia
độc lập có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn
này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng”
Câu 23: A
Phương pháp: sgk 11 trang 141.


Cách giải: Tháng 6-1912, Việt Nam Quang phục hội được thành lập. Hội khẳng định tôn chỉ duy
nhất là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa Dân quốc Việt
Nam”.
Câu 24: C
Phương pháp: sgk 12 trang 88
Cách giải: Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo (đầu năm 1930).
Câu 25: C
Phương pháp: sgk 10 trang 62, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, B, D đều là hệ quả của những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
- Đáp án C: là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng.
Câu 26: A
Phương pháp: sgk 12 trang 134.
Cách giải: Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã buộc Pháp phải thay đổi chiến lược chiến

tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
Câu 27: B
Phương pháp: sgk 12 trang 124, suy luận.
Cách giải:
- Đáp án A, D: sau năm 1954, miền Bắc mới được giải phóng, miền Nam phải kháng chiến chống

=> Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam. Đáp án B: Khi giải quyết thành công nạn đói, nhân dân sẽ thêm phấn khởi và tin tưởng hơn vào
chính quyền cách mạng.
- Đáp án C: kinh tế Việt Nam được xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải theo
hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 28: D
Phương pháp: So sánh, nhận xét.
Cách giải: Nếu như Luận Cương chính trị (tháng 10-1930) của đồng chí Trần Phú xác định giải
quyết nhiệm vụ chiến lược trong khuôn khổ ba nước Đông Dương thì Hội nghị tháng 5- 1941, vấn
đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt
Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trần thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các
hội Phản đế thành hội cứu quốc và giúp đỡ thành lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia
Câu 29: A
Phương pháp: sgk 12 trang 11.
Cách giải: Năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trị I. Gagarin bay vòng
quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Câu 30: D
Phương pháp: sgk 10 trang 88.
Cách giải: Năm 1054, Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt.
Câu 31: B
Phương pháp: Phân tích, so sánh.
Cách giải:
- Đối với cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng:
+ Khởi nghĩa: mùa năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - khởi nghĩa đầu tiên chống ách đô hộ
của nhân dân Âu Lạc được nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.

+ Kháng chiến: sau khi giành quyền làm chủ, mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng
chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người kéo vào xâm lược
=>Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo dù chiến đấu anh dùng nhưng thất
bại.
- Đối với đấu tranh của Lý Bí:


+ Khởi nghĩa: năm 542, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta nổi dậy khởi
nghĩa. Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
+ Kháng chiến: năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm
lược nước ta. Lý Nam Đế giao binh quyền cho Triệu Quang Phục, Triệu Quang Phục rút quân về
đầm Dạ Trạch tổ chức kháng chiến.
=> Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là đều trải qua hai giai
đoạn khởi nghĩa và kháng chiến.
Chú ý: Kháng chiến và khởi nghĩa đều giống nhau ở chỗ là đứng lên chống giặc ngoại xâm nhưng
khởi nghĩa là chưa có nhà nước, chưa có chính quyền còn kháng chiến là chống giặc khi có chính
quyền, có nhà nước

Câu 34: B
Phương pháp: So sánh, liên hệ.
Cách giải:
- Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có
những đặc điểm riêng:
+ Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong thành phần dân cư, nhưng
do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cười của dân tộc mà giai cấp công nhân nước
ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc
lột của giai cấp Tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm một, khiến
động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có Đảng lãnh đạo nên

luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình
+ Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nông dân.
Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp
nông dân. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, sẽ có nhiều người
nông dân làm việc ở các cơ Sở công nghiệp và trở thành công nhân ở chính ngay quê hương mình...
Câu 35: A
Phương pháp: sgk 12 trang 72.
Cách giải: So với các giai đoạn lịch sử trước đây, chưa bao giờ quan hệ quốc tế lại được mở rộng
và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX. Phần lớn các quốc gia vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu
tranh, vừa hợp tác.
Câu 36: A
Phương pháp: Phân tích, nhận xét.
Cách giải: Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai được hình thành là trật tự thế giới hai cực
Ianta, đứng đầu hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa là Liên Xô và Mĩ. Những hành động


cụ thể của hai phe này làm cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, đối đầu. Nguyên tắc chung
sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) là nguyên tắc
có ý nghĩa thực tiễn nhất, nó khiến 5 năm nước này phải đứng chung trong một trận tuyến giải
quyết những vấn đề mang tính quốc tế, kiềm tỏa lẫn nhau, hạn chế quyền lực của một nước nào đó
nổi trội trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. "
Câu 37: A
Phương pháp: sgk 12 trang 77, suy luận.
Cách giải: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp tập trung vào nông nghiệp
(các đồn điền cao su) và khai mỏ nhằm đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu cho sự phát triển của công
nghiệp chính quốc. Ngoài ra Pháp cũng phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm phục vụ cho
nhu cầu thiết yếu của người Pháp tại Đông Dương sau đó là tập trung vào thu thuế nhằm tăng ngân
sách cho ngân hàng Đông Dương và giai thông vận tải nhằm phục vụ cho quá trình vận chuyển
nguyên liệu.
Câu 38: D

Phương pháp: sgk 11 trang 8, suy luận.
Cách giải: Dựa vào nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị trong lĩnh vực giáo dục là: thi hành chính
sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử
những học sinh giỏi đi du học phương Tây. Chính sách này đã đào tạo ra con người Nhật Bản có
khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và rất năng động sáng tạo. Con người là nhân tố tối quan trọng
đưa đến sự phát triển của Nhật Bản trong thế kỉ XIX đến ngày nay.
Câu 39: A
Phương pháp: sgk 12 trang 109.
Cách giải: Trong quá trình chuẩn bị về lực lượng, trong đó có lực lượng chính trị, nhiệm vụ cấp
bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia Mặt trận Việt Minh.
Câu 40: A
Phương pháp: sgk 12 trang 73, 74.
Cách giải: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền
tài chính vững chắc (kinh tế), một nền công nghệ có trình độ cao cùng một lực lượng quốc phòng
hùng mạnh.



×