Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy quý tùng hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã tuấn đạo, huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ QUANG HUY

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MÁY GIẤY
QUÝ TÙNG HƯƠNG ĐẾN MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ
MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI XÃ TUẤN ĐẠO, HUYỆN SƠN ĐỘNG,
TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số :

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người ướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Châu Thu

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ QUANG HUY

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MÁY GIẤY QUÝ
TÙNG HƯƠNG ĐẾN MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ MÔI TRƯỜNG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TUẤN
ĐẠO, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số : 60 44 03 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Châu Thu

Thái Nguyên, năm 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn

Hà Quang Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng
góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đào Châu Thu, là giáo viên trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình cho tôi hoàn thành luận văn.
, Ban chủ nhiệm
Khoa Tài nguyên và Môi trường, tập thể các thầy cô giáo và cán bộ trong và ngoài Khoa Tài

nguyên và Môi trường đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Giang; UBND huyện Sơn Độ

; Phòng

Thống kê huyện Sơn Động; UBND xã Tuấn Đạo đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, cung
cấp những thông tin cần thiết để thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ và động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hà Quang Huy


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................................ 3
1.1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................ 3
1.1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 5

1.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài........................................................................................
12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................
23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 23
2.2. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................................... 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................
23
2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu.....................
23
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải .............................................................................
24
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu không khí ............................................................................ 27
2.3.4. Phương pháp phân tích mẫu ...................................................................................
29
2.3.5. Phương pháp chọn hộ phỏng vấn............................................................................
30
2.3.6. Phương pháp so sánh ..............................................................................................
30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 31


4

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Tuấn Đạo............................................ 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 31
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội........................................................................................ 34
3.2. Tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương .............................. 36

3.2.1. Hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương ....................................... 36
3.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương....................... 37


5

3.2.3. Các nguồn phát sinh chất ô nhiễm trong hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý
Tùng Hương ...................................................................................................................... 40
3.2.4. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Quý Tùng Hương...................................... 44
3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng tới các thành phần môi trường do hoạt động của nhà máy
giấy Quý Tùng Hương .......................................................................................................... 46
3.3.1. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường không khí do hoạt động của nhà máy giấy
Quý
Tùng Hương ...................................................................................................................... 46
3.3.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường nước do hoạt động của nhà máy giấy Quý Tùng
Hương ............................................................................................................................... 52
3.3.3. Hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương gắn với các tiêu chí về môi
trường trong xây dựng nông thôn mới ..............................................................................
60
3.4. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến đến cộng đồng dân cư xung quanh .................
61
3.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến chất lượng môi trường khu vực
dân cư xunh quanh Nhà máy ............................................................................................
62
3.4.2. Mức độ ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm đến đời sống và sản xuất của cộng
đồng dân cư xung quanh ...................................................................................................
66
3.5. Một số giải pháp nhằm đảm bảo phát triển kết hợp hài hoà giữa hoạt động phát triển
nông
thôn mới và hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhà máy giấy QTH.....................................

68
3.5.1. Giải pháp về quản lý ............................................................................................... 68
3.5.2. Giải pháp về công nghệ .......................................................................................... 71
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 76


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QLMT

: Quản lý môi trường

QHMT

: Quy hoạch môi trường

QTH

: Quý Tùng Hương

MT

: Môi trường



: Quyết định


DTM

: Đánh giá tác động môi trường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường BNN&PTNT :

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTM
Nông thôn mới
UBND

: Ủy ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân

NT

: Nước thải


KK

: Không khí

BYT

: Bộ Y tế

:


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công nghiệp...............................6
Bảng 1.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp ................................7
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất giấy của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông
Á......................16
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu quan trắc chất lượng môi trường nước .......................26
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu quan trắc chất lượng môi trường không khí
........................28
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích mẫu nước thải
.......................................................................29
Bảng 2.4. Phương pháp phân tích khí thải, bụi, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn
................................30
Bảng 3.1. Tài nguyên thiên nhiên xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ..................33
Bảng 3.2. Khối lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất ..............................................37
Bảng 3.3. Nguồn phát sinh và thải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình
hoạt động của Nhà máy Quý Tùng Hương ..................................................................41
Bảng 3.4. Nguồn gốc nước thải phát sinh từ Nhà máy giấy Qúy Tùng Hương .........................43

Bảng 3.5. Kết quả đo vi khí hậu khu vực sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
.....................46
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất của
nhà máy giấy Quý Tùng Hương đợt 1 (lấy mẫu ngày 8/11/2013)...............................46
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất của
nhà máy giấy Quý Tùng Hương đợt 2 (lấy mẫu ngày 4/3/2014).................................48
Bảng 3.8. Kết quả đo vi khí hậu khu vực dân cư cách nhà máy 100m về phía Tây Nam
..................50
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dân cư cách
nhà máy 100m về phía Tây Nam .................................................................................50
Bảng 3.10. Kết quả phân tích nước thải sản xuất của nhà máy đợt 1
.........................................53


8

Bảng 3.11. Kết quả phân tích nước thải sản xuất của nhà máy đợt 2
.........................................55
Bảng 3.12. Kết quả phân tích nước sông An Châu tại điểm trước và sau khi tiếp nhận
nước thải của nhà máy giấy Quý tùng Hương đợt 1
....................................................57


vii

Bảng 3.13. Kết quả phân tích nước sông An Châu tại điểm trước và sau khi tiếp nhận
nước thải của nhà máy giấy Quý tùng Hương đợt 2
....................................................58
Bảng 3.14. Kết quả phân tích nước ngầm hộ ông Trần Văn Tuấn (Cách nhà máy Quý
Tùng Hương 50m) .......................................................................................................59

Bảng 3.15. Hiện trạng sử dụng nguồn nước của cộng đồng dân cư xung quanh nhà
máy giấy Quý Tùng Hương .........................................................................................63
Bảng 3.16. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu .........................................64
Bảng 3.17. Hiện trạng chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu ...................................................66


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy kèm dòng thải với nguyên liệu đầu vào là
tre, nứa, gỗ...
..........................................................................................................21
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy kèm dòng thải với nguyên liệu đầu vào là
giấy phế liệu ...........................................................................................................22
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính xã Tuấn Đạo – huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang.....................31
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động của nhà máy Quý Tùng Hương........................................36
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương ..............................37
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải từ công đoạn xeo giấy...........................................44
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tập trung của nhà máy Quý Tùng Hương .............45
Hình 3.6. Biểu đồ chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
Đợt 1 (lấy mẫu ngày 8/11/2013)
............................................................................54
Hình 3.7. Biểu đồ chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
Đợt 2 (lấy mẫu ngày 4/3/2014)
..............................................................................56
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư
xung quanh nhà máy giấy Quý Tùng Hương.........................................................63
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu
...............................65
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu .......................................66

Hình 3.11. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải đề xuất cho nhà máy giấy
Quý Tùng Hương ...................................................................................................73


1

MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành
nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát
triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất
lượng hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, một số mặt
hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường Thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển
dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản
xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt
nhiều vùng nông thôn đã được thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở
hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện.
Tỉnh Bắc Giang cùng với cả nước đang nỗ lực hết mình để phát triển kinh tế
nâng cao đời sống người dân. Trong những năm vừa qua, Bắc Giang đã có nhiều chính
sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư. Với việc thay đổi cơ chế quản lí, chính sách đầu tư
kinh tế đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều
nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ xen kẽ với các vùng nông thôn.
Hiện nay, cả nước đang triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới”. Hòa mình trong công cuộc đổi mới này, Bắc Giang cũng đạt được
nhiều thành quả nhất định nhưng cũng gặp không ít thách thức để đạt được những
chỉ tiêu đã đề ra, nhất là tiêu chí về môi trường.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đào Châu Thu, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo,
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh nhà máy giấy Quý


2

Tùng Hương và ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đến cộng đồng dân cư xung quanh,
trên


3

cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm đáp ứng các tiêu
chí liên quan tới môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu…
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh
nhà máy giấy Quý Tùng Hương và ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đến cộng đồng dân
cư xung quanh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
của nhà máy giấy Quý Tùng Hương.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ pháp lý thực hiện Luận văn gồm các Luật và văn bản dưới luật sau:
- Luật Tài nguyên nước được Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
20/05/1998.
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ
Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, xả thải vào
nguồn nước.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ -CP ngày 9 tháng
8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số NĐ-117/2009/CP-CP ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ
về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường
nước mặt lục địa.
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.


5

- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới
đất.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư 10/2007/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong
quan trắc môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020.
- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 năm 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định 130/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 của UBND huyện Sơn Động về
việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động giai
đoạn 2010 – 2015.
- Quyết định số 1712/QĐ- BCĐ ngày 10/11/2012 của Ban chỉ đạo thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
về việc ban hành Quy định tiêu chí đánh giá, chấm điểm và xếp loại thi đua năm 2012
của các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015.
- TCVN 5945-2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- TCVN 5942-1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước mặt.


6

- TCVN 5944-1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.


7


1.1.2. Cơ sở lý luận
1.1.2.1. Những khái niệm chung
- Khái niệm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người,
có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên”.
- Khái niệm phát triển bền vững:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005: “Phát triển bền vững là phát triển đáp
ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
- Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối
với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và
cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
bảo vệ đa dạng sinh học”.
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005: “Tiêu chuẩn môi trường là những
chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi
trường”.
- Khái niệm Ô nhiễm nước:
Theo Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi
nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho
động vật nuôi và các loài hoang dã”.



8

Theo TCVN 5945-2005: Nước thải là nước đã được thải ra sau khi được sử dụng
hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với
quá trình đó.


9

1.1.2.2. Những vấn đề chung về nước thải công
nghiệp
1.1.2.2.1. Khái niệm nước thải công nghiệp
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN
40:2011/BTNMT: “Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công
nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp, từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có
đấu nối với nước thải của cơ sở công nghiệp”.
Bảng 1.1. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp

Đơn vị tnh

Sản xuất bia

lít nước/1 bia

Công nghiệp đường

m nước/tấn đường

Công nghiệp giấy


m nước/ tấn giấy

Dệt nhuộm

m nước/ tấn vải

Nhu cầu
cấp nước

Lượng nước thải

10 - 20

6 - 12

3

30 - 60

10 - 50

3

300 - 550

250 - 450

3


400 - 600

380 - 580
(Nguồn: [21])

1.1.2.2.2. Các thông số đánh giá ô nhiễm nước thải công nghiệp
Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp cần dựa vào một số thông số cơ
bản, so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học và sinh học đối với từng
loại nước sử dụng cho mục đích khác nhau. Các thông số cơ bản để đánh giá chất
lượng nước thải công nghiệp là: nhiệt độ, màu, pH, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, kim
loại nặng (As, Hg, Pb, Cd, Cr, Cu, Zn, Ni, Mg, Fe, CN, Phenol…), dầu mỡ khoáng, sunfua,
Florua, Amoni, tổng N, tổng P, Clorua...


Bảng 1.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
25
28
29
30
31
32
33
34

Thông số
Nhiệt độ
Mầu
pH
0
BOD5 (20 C)
COD
Chất rắn lơ lửng

Asen
Thủy ngân
Chì
Cadimin
Crom (VI)
Crom (III)
Đồng
Kẽm
Niken
Mangan
Niken
Mangan
Sắt
Tổng xianua
Tổng Phenol
Tổng dầu mỡ khoáng
Sunfua
Florua
Amoni (tnh theo N)
Tổng nitơ
Tổng photpho (tnh theo P)
Clorua
Clo dư
Tổng HC BVTV Clo hữu cơ
Tổng HC BVTV phopho hữu cơ
Tổng PCB
Colifom
Tổng hoạt độ phóng xạ 
Tổng hoạt độ phóng xạ 


Đơn vị
0

C
Pt/Co
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
Bq/l
Bq/l

Giá trị C

A
40
50
6-9
30
75
50
0,05
0,005
0,1
0,005
0,05
0,2
2
3
0,2
0,5
0,2
0,5
1

0,07
0,1
5
0,2
5
5
20
4
500
1
0,05
0,3
0,003
3000
0,1
1,0

B
40
150
5,5 - 9
50
150
100
0,1
0,01
0,5
0,01
0,1
1

2
3
0,5
1
0,5
1
5
0,1
0,5
10
0,5
10
10
40
6
1000
2
0,1
1
0,01
5000
0,1
1,0

(Nguồn: [1])


Chú ý :
- Cột A bảng 1.2. Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Cột B bảng 1.2. Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải
công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
(giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thủy sản, trồng trọt…)
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp
nhận nước thải.
1.1.2.3. Những vấn đề chung về phát triển nông thôn mới
1.1.2.3.1. Chiến lược phát triển nông thôn mới hiện nay
Nông thôn: Là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng
dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch
đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống
văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật
chất, tinh thần của người dân được nâng cao [23].
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả
hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề
kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tch cực, chăm
chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn
minh.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn và vị trí quan trọng trong sự
nghiệp CNH, HÐH đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HÐH.


Nghị quyết 26/NQ-TW đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ cũng
như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện
nay, phù hợp điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Thực hiện đường lối của
Ðảng,



Chính phủ đã ra Nghị quyết ban hành chương trình hành động về xây dựng nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức hành động về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn và Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
[24].
Theo đánh giá tại Hội nghị công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
khu vực phía bắc diễn ra mới đây cho thấy, đến nay cả nước đã có gần 83% các xã đã
được phê duyệt xong quy hoạch chung. Trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương
đã thành công, có những cách làm hay, kinh nghiệm quý để cả nước có thể học hỏi,
nhưng cũng còn nhiều tỉnh chưa có chuyển biến trong công tác này. Một trong những
hạn chế hiện nay là việc ban hành, sửa đổi các văn bản pháp lý, tài liệu hướng dẫn
còn chậm; chất lượng đội ngũ tư vấn xây dựng quy hoạch còn thiếu và yếu, hầu hết
chưa đủ khả năng giúp xã lập quy hoạch về sản xuất; việc điều chỉnh những quy
hoạch trước đây cho phù hợp thực tế còn lúng túng và thiếu kinh phí; sự phối hợp
giữa các cấp trong công tác lập và phê duyệt quy hoạch còn chưa hiệu quả; nhiều nơi
còn bối rối khi lồng ghép quy hoạch xã với các quy hoạch cấp trên khác. Ðể tháo gỡ
khó khăn, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới đã đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành Trung ương và
các địa phương tch cực chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn để cơ bản hoàn thành mô hình
nông thôn mới tại 11 xã điểm vào năm 2014. Bên cạnh đó, cũng đã sửa đổi một số
tiêu chí để phù hợp tình hình thực tiễn tại các địa phương [24].
Cùng với những việc đã làm được, quá trình xây dựng nông thôn mới hiện cũng
bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có công tác quy hoạch. Ðây là vấn đề mới, liên quan
nhiều lĩnh vực và mang tnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ðội ngũ cán bộ làm
công tác này hiện còn hạn chế về năng lực, cho nên khi triển khai có nhiều lúng túng.
Bên cạnh đó, việc huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới cũng có những
bất cập. Mặt khác, trong nhận thức, nhiều người còn cho rằng, xây dựng nông thôn
mới là dự án do Nhà nước đầu tư xây dựng nên có tâm lý trông chờ, ỷ lại. Do vậy, bên



×