Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng keo lai tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ SỸ HUÂN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ
XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KEO
LAI TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

THÁI NGUYÊN – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ SỸ HUÂN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

: 60.62.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Hưng

THÁI NGUYÊN – 2014



i

Tôi xin cam đoan các số liệu nghiên cứu này đều được tiến hành tại xã
Bình Trung, Yên Nhuận và các số liệu thu thập ở các xã, đơn vị cơ quan liên
quan tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả trong luận văn là trung thực.
Tác giả

Hà Sỹ Huân


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp khoá 20, giai đoạn 2012 – 2014 của Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên.
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể thầy cô giáo Khoa Lâm Nghiệp,
Phòng Quản lý Sau Đại học và lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên,Viện khoa học lâm nghiệp, Trường đại học lâm nghiệp Việt Nam.
Đối với địa phương, tác giả đã nhận được những sự giúp đỡ của bà con
các dân tộc tại các xã Bình Trung và Yên Nhuận và các đơn vị cơ quan liên
quan, Doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
nơi tác giả đã đến thu thập số liệu đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Kết quả của luận án này không thể tách rời sự chỉ dẫn tận tình của thầy
giáo hướng dẫn khoa học TS. Trần Quốc Hưng, người đã nhiệt tnh chỉ bảo
hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn.
Xin được cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của gia đình cùng bạn bè và
đồng nghiệp xa gần, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tôi trong quá

trình thực hiện và hoàn thành công trình này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 10 năm 2014
Học viên

HÀ SỸ HUÂN


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
............................................................................................... . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể
....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................3
4. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................3
4.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu.............................................................3
4.2. Thời gian nghiên cứu...........................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................... 4
1.1. Thông tin chung về cây Keo lai .............................................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.........................................................5
1.2.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis).....5
1.2.2. Những kết quả nghiên cứu về điều kiện lập địa
...............................6
1.2.3 Những nghiên cứu về lâm sinh..........................................................7

1.2.4. Nghiên cứu về chính sách và thị trường...........................................9
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................11
1.3.1 Đặc điểm cây Keo lai ......................................................................11
1.3.2 Nghiên cứu cải thiện giống .............................................................12
1.3.3. Những nghiên cứu về trồng rừng nguyên liệu công nghiệp...........14
1.3.4 Nghiên cứu về điều kiện lập địa ......................................................16
1.3.5 Về chính sách vào thị trường...........................................................18
1.4 Đánh giá chung .....................................................................................20
1.5.Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................21
1.5.1. Khu vực huyện Chợ Đồn................................................................21
1.5.2. Khu vực các xã nghiên cứu đại diện ..............................................26
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU ....... 32


4

2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................32
2.1.1. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng cây Keo lai tại huyện...32
2.1.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển cây Keo lai tại địa bàn nghiên
cứu 32


4

2.1.3. Đánh giá hiệu quả về kinh tế của cây Keo lai tại địa bàn nghiên
cứu..............32
2.1.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ Keo lai tại huyện Chợ Đồn.........32
2.1.5. Đề xuất các giải pháp phát triển .....................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu
.....................................................................33

2.2.1. Phương pháp tiếp cận
.....................................................................33
2.2.2. Phương pháp cụ thể
........................................................................34
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 38
3.1.Thực trạng phát triển rừng trồng keo lai tại huyện Chợ Đồn ..............38
3.1.1. Quá trình phát triển rừng trồng tại khu vực nghiên
cứu.................38
3.1.2 Diện tích và tỷ lệ phát triển trồng Keo lai tại 2 xã nghiên cứu .......39
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Keo lai tại địa bàn nghiên
cứu..... 41
3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây keo lai tại khu vực
nghiên cứu
..........................................................................................44
3.3. Đánh giá hiệu quả của của cây Keo lai tại địa bàn nghiên cứu ...........48
3.3.1. Hiệu quả kinh tế .............................................................................48
3.3.2. Hiệu quả xã hội...............................................................................55
3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường
........................................................57
3.4. Tình hình chế biến sử dụng gỗ và thị trường tiêu thụ sản phẩm tại khu
vực nghiên cứu
....................................................................................59
3.4.1. Tình hình chế biến sử dụng gỗ .......................................................59
3.4.2. Thị trường lâm sản rừng trồng huyện Chợ Đồn- Bắc Kạn ............61
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển rừng trồng Keo lai ở huyện
Chợ Đồn ..............................................................................................63
3.5.1 Giải pháp về kỹ thuật.......................................................................63


5


3.5.2. Các giải pháp về chính sách ...........................................................64
3.5.3. Các giải pháp về kinh tế- xã hội .....................................................65
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.................................................................. 66
Kết luận .......................................................................................................66
Kiến nghị:....................................................................................................67


6

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

: Ủy ban nhân dân

NQ - HĐND

: Nghị quyết hội đồng nhân dân



: Quyết định

TDTT

: Thể dục - thể thao

D1.3

: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m


D1.3 min

: Giá trị đường kính thân cây tại vị trí 1,3m nhỏ nhất

D1.3

:

max

Hvn
Hvn

Giá trị đường kính thân cây tại vị trí 1,3m lớn nhất

: Chiều cao vút ngọn
min

Hvn max

: Giá trị chiều cao vút ngọn nhỏ nhất
:

Giá trị chiều cao vút ngọn lớn nhất

M

: Mật độ


RSX

: Rừng sản xuất

OTC

: Ô tiêu chuẩn

NĐ- CP

: Nghị định của chính phủ

FAO

: Tổ chức nông lương quốc tế

QĐ- TTg

: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2: Tình hình chung của 2 xã nghiên cứu trọng điểm ...........................27
Bảng 1.3: Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu tại 2 xã trọng điểm ...........28
Bảng 2.1. Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất ................................34
Bảng 2.2. Thang điểm, độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng keo lai........35
Bảng 2.3. Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng Keo lai ...........................35
Bảng 3.1: Hiện trạng các loài cây trồng tại khu vực nghiên cứu .....................40

Bảng 3.2. Đặc điểm đất dưới tán rừng trồng Keo lai .......................................41
Bảng 3.3: Sinh trưởng về đường kính, chiều cao của keo lai tại khu vực
nghiên cứu
........................................................................................45
Bảng 3.4: Trữ lượng của Keo lai qua các độ tuổi ............................................49
đ

Bảng 3.5 Chi phí sản xuất cho 1 ha Keo lai ( 1000 ) ......................................50
Bảng 3.6 Lợi nhuận kinh tế từ 1 ha Keo lai trong 1 chu kỳ kinh doanh..........51
Bảng 3.7. Thống kê thu nhập và chi phí mô hình Keo lai tại khu vực
nghiên cứu ..............................................................................
43
Bảng 3.8. Thống kê thu nhập và chi phí mô hình rừng Mỡ tuổi 13 ...............44
Bảng 3.9 : Bảng cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng trong
các mô hình ............................................................................ 55
Bảng 3.10. Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động lâm nghiệp .........56
Bảng 3.11: Cấp độ phòng hộ của Keo lai ........................................................58
Bảng 3.12: Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng
gỗ rừng trồng của xã Bình Trung - Chợ Đồn................................60


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài............................................. 33
Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng đường kính của Keo lai qua các cấp tuổi ....... 47
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của Keo lai qua các cấp tuổi .......... 47


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhằm thúc đẩy sự
phát triển nền kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Chợ Đồn nhằm nâng cao
đời sống vật chất, tnh thần của nhân dân. Trước những nhu cầu cấp bách đó
đòi hỏi cần có những quy hoạch tổng thể mang tính định hướng lâu dài
để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, khai thác
khoáng sản, có sự đầu tư khai thác và phát triển tốt thúc đẩy sự phát triển
kinh tế huyện Chợ Đồn.
Chợ Đồn là 1 huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, việc đưa
những loại cây trồng trên đất lâm nghiệp có giá trị kinh tế phù hợp với điều
kiện địa lý, thổ nhưỡng là rất cần thiết. Trong những năm gần đây công tác
trồng rừng trên địa bàn huyện đã được đẩy mạnh từ việc vận động nhân dân
trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng. Diện tích rừng trồng ngày càng tăng.
Xác định lâm nghiệp là thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn, thực hiện quyết định
số 147/2007/ QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát
triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn
đã ban hành Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 07/10/2011 về việc phê
duyệt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất một số cây trồng trong phát triển
nông nghiệp chính và trồng rừng sản xuất tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 2015. Đây là những chính sách thiết thực nhằm khuyến khích nhân dân tham
trồng rừng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cấp ủy, chính quyền các
cấp trong tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Đồn nói riêng trong công tác
tổ chức triển khai chỉ đạo vận động nhân dân tham gia trồng rừng.


2

Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn huyện hiện nay nhân dân chủ yếu
tập trung phát triển trồng cây Mỡ là chủ yếu nên dẫn đến nhiều yếu tố bất lợi
như:



3

một số nơi trồng chưa phù hợp với điều kiện lập địa, cây sinh trưởng
phát triển chậm không có giá trị kinh tế cao; tình hình sâu bệnh phát triển
mạnh, nhất là từ năm 2009 đến nay tnh hình sâu Ong ăn lá mỡ vẫn chưa
có biện pháp phòng trừ có hiện quả, chu kỳ kinh doanh dài,... nên hiệu quả
kinh tế chưa thực sự hiệu quả. Để phát triển lâm nghiệp ở huyện một cách
bền vững trên cơ sở yêu cầu phải lựa chọn cây trồng phù hợp với những
điều kiện thực tế tại địa phương, khắc phục được những tồn tại hạn chế
trong thực hiện công tác trồng rừng của huyện trong những năm qua. Vì vậy
đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng keo
lai tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế, là cơ sở khoa học để các cấp chính quyền định
hướng tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia trồng cây keo lai,
nhằm tạo thêm loại cây trồng mới để nhân dân lựa chọn, góp phần tích
cực trong việc nâng cao đời sống cho người dân trong việc xây dựng nông
thôn mới và xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục têu chung :
- Đánh giá thực trạng công tác trồng và phát triển Keo lai của huyện
nhằm đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng Keo lai tại huyện Chợ Đồn
tỉnh Bắc Kạn góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người
trồng rừng.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Vận động được nhân nhân phát triển mạnh về diện tích rừng Keo trồng
tập trung trên địa bàn để sản lượng gỗ Keo trở thành hàng hóa chính trên địa
bàn, phát huy hết tiềm năng đất lâm nghiệp của huyện, có thêm một loài cây
mới để nhân dân lựa chọn để trồng trên địa bàn.



4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trên rừng trồng Keo lai ở các cấp tuổi khác
nhau tại huyện Chợ Đồn.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng như: Hvn và
D1.3, đất dưới tán rừng trồng Keo lai, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, thị
trường têu thụ sản phẩm gỗ Keo lai và nhu cầu nguyện vọng phát triển rừng
trồng của người dân của người dân tại huyện Chợ Đồn.
4. Địa điểm và thời gian tiến hành
4.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Xã Bình Trung và xã Yên Nhuận, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Đây là hai
xã phía nam của huyện Chợ Đồn giáp ranh với các xã Phía Bắc của huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nên nhân dân có nhận thức, ý thức và phong trào
chuyển đổi giống cây lâm nghiệp từ cây Mỡ sang trồng Keo tốt nhất trong
những năm qua so với các xã khác của huyện
4.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014


5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Thông tin chung về cây Keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng ( A.
mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis), giống lai này được Messrs
Herburn và Shim phát hiện lần đầu tên vào năm 1972 trong số những cây

Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah
của Malaysia.
Ở Việt Nam giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm
(Acacia mangium x Acacia auriculiformis) được phát hiện từ năm 1992.
Những cây lai này (gọi tắt là Keo lai) được phát hiện tại các vùng như Tân
Tạo, Sông Mây, Trị An, Trảng Bom ở Đông Nam Bộ và Ba Vì (Hà Tây).
Keo lai ưu việt hơn các loài bố mẹ và một số cây trồng rừng khác là:
- Đặc tính sinh trưởng nhanh về đường kính, chiều cao và hình khối
(thân cây thẳng đứng, cành nhánh nhỏ, sức khỏe tốt), biên độ sinh thái rộng
ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ).
- Khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh hại tốt, có khả năng thích
ứng với nhiều điều kiện lập địa và các loại đất khác nhau.
- Keo lai còn có tác dụng cải tạo đất, cải tạo môi trường thông qua khả
năng cố định đạm, lưu giữa carbon và lượng cành khô rụng hàng năm trả lại
cho đất lượng chất hữu cơ đáng kể.
- Rừng trồng Keo lai cũng được đánh giá là cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế cao, nhanh thu hồi vốn, thời gian sinh trưởng ngắn hơn các loài cây
trồng rừng khác (từ 5 đến 7 năm đã được khai thác).
- Kỹ thuật trồng Keo lai đơn giản, dễ trồng, hiện nay nhiều người dân đã
biết trồng rừng Keo lai.


6

Từ những đặc tính và công dụng nêu trên, Keo lai đã được trồng
phổ biến nhiều vùng trong cả nước và được đánh giá là cây đa tác dụng, có vị
trí quan trọng trong danh mục cơ cấu cây trồng lâm nghiệp chủ lực, cần
được phát triển để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trồng rừng và xóa
đói giảm nghèo ở những vùng miền núi.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Để nâng cao năng suất và duy trì tính ổn định, bền vững của rừng trồng
kinh tế, các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu
về điều kiện lập địa, tuyển chọn tập đoàn cây trồng sao cho phù hợp với
điều kiện lập địa, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phân vùng sinh thái, tăng
trưởng và sản lượng, sâu bệnh,… Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học
cho việc phát triển rừng trồng sản xuất ở các nước phát triển đã được hoàn
thiện, tương đối ổn định và đi vào phục vụ sản xuất lâm nghiệp trong nhiều
năm qua.
1.2.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis)
Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
(Acasimangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo lai tự nhiên
này được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong
số các cây Keo tai tượng và Keo lá tràm trồng ven đường ở Sook
Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông
qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai
có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận
trên cũng đã được Pedley xác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu bản
tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland - Australia ( dẫn theo Lê Đình
Khả,
1999) [11]. Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở vùng Balamuk và
Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987,


7

Grifin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut
(Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của Thái
Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá



8

tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có một
số đặc tính vượt trội với bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân
đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn ( dẫn theo Lê Đình Khả và CS, 2006)
[14]. Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên
cứu của Rufelds (1988) [35]; Gan.E và Sim Boom Liang (1991) [30] các tác
giả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng
nhưng muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm
thường xuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai tượng lại thường xuất hiện ở lá thứ 89 còn ở Keo lai thì thường bắt đầu xuất hiện ở lá thứ 5-6.
1.2.2. Những kết quả nghiên cứu về điều kiện lập địa
Nghiên cứu của Laurie (1974) đã cho thấy đất đai ở vùng nhiệt đới rất
khác nhau về nguồn gốc và lịch sử phát triển, điều này được thể hiện ở
sự khác nhau về đặc điểm của các phẫu diện đất, đó là độ dày tầng đất, cấu
trúc vật lý, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ
pH) và nồng độ muối. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh
trưởng của rừng trồng trên các loại đất khác nhau là khác nhau. Khi đánh giá
khả năng sinh trưởng của loài Thông Pinus patula ở Swziland, Julian Evans
(1992) [32] đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài Thông
này có quan hệ khá chặt (R=0,81) với các yếu tố địa hình và đất thông qua
phương trình tương quan sau:
Y = -18,75+0,0544×3- 0,000022×32+0,0185x4+0,0449x5+0,5346×11
Trong đó:
+ Y: Chiều cao vút ngọn tại thời điểm 12 tuổi (m);
+ ×3: Độ cao so với mặt nước biển (m);
+ ×4: Độ dốc chênh lệch giữa đỉnh đồi và chân đồi (%);
+ ×5: Độ dốc tuyệt đối của khu trồng rừng (%);
+ ×11: Độ phì của đất đã được xác định.



9

Kết quả nghiên cứu của Pandey. D (1983) [34] về loài Bạch đàn
Eucalyptus camaldulensis được trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau đã
cho thấy: nếu trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10-20
năm thì năng suất chỉ đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhưng trồng ở vùng nhiệt đới
ẩm thì năng suất có thể đạt tới 30m3/ha/năm. Kết quả này lại một lần nữa
khẳng định điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác
nhau.
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc xác định vùng trồng và điều
kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết và đây cũng chính
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất
lượng của rừng trồng.
1.2.3 Những nghiên cứu về lâm sinh
Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong những biện pháp kỹ
thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đặc biệt là
ở những nơi đất xấu. Trên thế giới, việc áp dụng bón phân cho rừng trồng
bắt đầu từ những năm 1950. Trong vòng 1 thập kỷ, diện tích rừng được bón
phân đã tăng lên 100.000 ha/năm ở Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan. Đến
năm
1980, diện tích rừng được bón phân trên thế giới đã đạt gần 10 triệu ha (
dẫn theo Đinh Văn Quang) [22].
Về vấn đề này đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đi
sâu nghiên cứu, điển hình là công trình nghiên cứu của Mello (1976)
[33] ở Brazin, tác giả cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt
ở công thức không bón phân, nhưng nếu bón phân NPK thì năng suất rừng
trồng có thể tăng lên trên 50%.
Mật độ trồng rừng ban đầu cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật
lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. Đối với



10

mỗi dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có
cách sắp xếp, bố trí mật độ khác nhau.


11

Tại Colombia, Bolstand và cộng sự (1988) [29] cũng đã tìm thấy một vài
loại phân có phản ứng tích cực đối với rừng trồng Thông P. caribeae, đó là
Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium. Tại Cu Ba, cũng với đối tượng
là rừng Thông P. caribeae, khi nghiên cứu các công thức bón phân cho đối
tượng này Herrero và cộng sự (1988) [31] đã kết luận bón phân Phosphate
sau
13 năm trồng nâng cao sản lượng rừng từ 56m3/ha lên 69m3/ha. Từ
những kết quả nghiên cứu trên, một lần nữa đã khẳng định bón phân cho
rừng trồng mang lại những hiệu quả rõ rệt: nâng cao tỷ lệ sống, tăng sức
đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường, tăng sinh
trưởng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng.
Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau
trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình là các công trình nghiên cứu của
Julian Evans (1992) [32] khi nghiên cứu mật độ trồng rừng cho Bạch đàn E.
deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4 công thức có mật độ trồng
khác nhau (2.985 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.075 cây/ha; 750 cây/ha), số liệu thu
được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí
nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại
tăng theo chiều tăng của mật độ, điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật
độ thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ

cây đứng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng ở mật độ cao. Trong một
nghiên cứu khác với thông P. caribeae ở Quensland - Australia, tác giả cũng
đã thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác nhau (2.200 cây/ha; 1.680 cây/ha;
1.330 cây/ha; 1.075 cây/ha và 750 cây/ha), sau hơn 9 năm trồng cũng thu
được kết quả tương tự, nhưng ở các công thức trồng mật độ thấp (750
cây/ha - 1.075 cây/ha) có đường kính trung bình đạt từ 20,1 - 20,9cm, số


12

cây đạt đường (D1.3) > 10cm chiếm từ 84% - 86%; Ở công thức mật độ cao
đường kính chỉ đạt từ 16,6 17,8cm, số cây có đường kính (D1.3) > 10cm chỉ chiếm từ 71% - 76%. Từ các
kết quả nghiên cứu trên cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến
chất


13

lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì vậy cần phải căn cứ vào mục têu
kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp.
1.2.4. Nghiên cứu về chính sách và thị trường
Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất chính là hiệu quả về kinh tế.
Sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục têu
trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời, phương thức canh tác phải phù hợp
với kiến thức bản địa và dễ áp dụng đối với người dân. Theo nghiên cứu
của Ianuskơ K (1996), vấn đề thị trường têu thụ sản phẩm cho các khu rừng
trồng kinh tế có thể giải quyết được thông qua những kế hoạch xây dựng và
phát triển các nhà máy chế biến lâm sản với quy mô khác nhau trên cơ sở áp
dụng các công cụ chính sách “đòn bẩy” nhằm thu hút các thành phần kinh tế
tham gia vào phát triển rừng. Thom R. Waggener (2000) để phát triển trồng

rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự đầu tư tập trung về kinh tế
và kỹ thuật còn phải chú ý nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến
chính sách và thị trường. Nhận biết được 2 vấn đề then chốt, đóng vai trò
quyết định đối với quá trình sản xuất này nên tại các nước phát triển như
Mỹ, Nhật, Canada,... nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện
nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Trên quan điểm “thị trường là chìa khoá của quá trình sản xuất”, các nhà
kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng chính thị trường sẽ trả lời câu hỏi sản
xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người
sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển tạo ra sản
phẩm hàng hoá.
Trên quan điểm về sở hữu, Thomas Enters và Patrick B. Durst đã dẫn ra
rằng rừng trồng có thể phân theo các hình thức sở hữu sau:
- Sở hữu công cộng hay sở hữu Nhà nước.


14

- Sở hữu tư nhân: Rừng trồng thuộc hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã,
doanh nghiệp và các nhà máy chế biến gỗ.
- Sở hữu tập thể: Rừng trồng thuộc các tổ chức xã hội.


×