Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tìm hiểu kiến thức của người dân về bệnh ung thư cổ tử cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.5 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
------

BÁO CÁO
TÌM HIỂU KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

HuÕ, 2017


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư cổ tử cung là một trong ba ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và là
nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Năm 2008, có
529.800 ca mới mắc ung thư cổ tử cung (UTCTC), chiếm 9% tổng số mới mắc
do các ung thư và 275.100 ca tử vong (chiếm 8% tổng số chết vì ung thư), trong
tổng số các ca chết vì UTCTC thì Châu Phi có 53.000 ca, vùng Mỹ la tinh và
Caribe (31.700 ca), Châu Á (159.800 ca). Hơn 85% các trường hợp mới mắc và
tử vong ở các nước đang phát triển [9],.
Tại Việt Nam, theo kết quả ghi nhận ung thư tại Hà nội trong 20 năm
(1988 đến 2007), trong số 28.672 số trường hợp phụ nữ bị ung thư thì có 2.093
trường hợp ung thư cổ tử cung chiếm 7,3% tổng số ung thư ở nữ với tỉ lệ mắc
chuẩn theo tuổi ASR là 6,8/100.000 dân [4],[5]. Trên toàn thế giới, (UTCTC) là
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Hàng năm có
khoảng 510.000 ca mới được phát hiện và có 300.000 trường hợp chết mỗi năm.
Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, UTCTC hoàn toàn có thể điều trị được. Việc
làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kỳ sẽ giúp những phụ nữ tránh được căn
bệnh nguy hiểm này.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân được chẩn đoán và
điều trị sớm. Tiên lượng bệnh ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào kích thước của


khối u, loại mô bệnh học và đặc biệt là giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung.
Ngày nay với các phương pháp chẩn đoán và điều trị đã giúp các phác đồ điều
trị bệnh ung thư cổ tử cung đã ngày càng được hoàn thiện [2], [7].
Để góp phần tích cực vào việc cải thiện và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ
nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung, Trang bị kiến thức cho người dân
về bệnh ung thư cổ tử cung và cách phòng tránh là không thể không quan ttrọng


chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu kiến thức của người dân về
bệnh ung thư cổ tử cung và cách phòng tránh” Với mục tiêu
Tìm hiểu kiến thức của người dân về bệnh ung thư cổ tử cung


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU HỌC, BỆNH HỌC
1.1.1. Giải phẫu học [3], [6]
Tử cung nằm trong khung chậu, ở đường giữa, phía sau bàng quang,
trước trực tràng. Kích thước trung bình của tử cung là dầy 2cm (trước sau), rộng
4cm và cao 6cm. Tử cung có hình nón cụt hơi dẹt ở trước sau, đỉnh quay xuống
dưới gồm một thân, một cổ và phần thắt lại giữa thân và cổ gọi là eo.
Cổ tử cung là phần dưới tử cung mở vào âm đạo. Các thành âm đạo bám
vào tử cung tạo thành các túi cùng trước, sau và hai bên. Phía trước cổ tử cung
liên quan đến bàng quang, phía sau liên quan đến trực tràng, 2 bên liên quan đến
chu cung, phía trên liên quan đến eo và thân tử cung, phía dưới liên quan đến
các túi cùng và âm đạo.

Thân tử
cung


Chu
cung

Cổ tử
cung
Âm
đạo

Bàng
quang

Trực
tràng

Hình 1.1. Giải phẫu học tử cung (Nguồn Lacombe JA và cộng sự (2008),
Cervical cancer”, Atlas of Staging in Gynecological Springer-Verlag Publisher,
Tử cung được cấu tạo từ ngoài vào trong gồm 3 lớp: lớp thanh mạc là
phần phúc mạc phủ một phần đáy và thân tử cung; lớp cơ dầy; và lớp niêm mạc.
Niêm mạc lót ở lòng tử cung là biểu mô trụ (tuyến), phụ thuộc nhiều vào nội


tiết, bong tróc theo chu kỳ kinh tạo ra hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ. Niêm mạc lót cổ ngoài cổ tử cung là biểu mô gai liên tục với biểu
mô gai của âm đạo. Chỗ tiếp giáp giữa biểu mô trụ và biểu mô gai gọi là vùng
chuyển tiếp.
Động mạch cổ tử cung là nhánh của động mạch tử cung xuất phát từ động
mạch chậu trong. Tĩnh mạch cổ tử cung đổ về các đám rối tĩnh mạch cạnh tử
cung và sau cùng về tĩnh mạch chậu trong. Hệ thống bạch huyết của cổ tử cung
sẽ dẫn lưu về hệ thống các hạch bạch huyết của của các bó mạch chậu.

1.1.2. Bệnh học ung thư cổ tử cung
* Diễn tiến tự nhiên [3], [6]
- Phần lớn các ung thư cổ tử cung xuất phát từ vùng chuyển tiếp giữa cổ
ngoài và cổ trong là nơi tiếp giáp giữa biểu mô gai và biểu mô trụ.
- Khởi đầu bằng những tổn thương tiền ung thư nằm trong biểu mô còn
gọi là tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN: Cervical Intraepithelial
Neoplasia), chia làm 3 mức độ CIN1,2,3 tùy theo độ dầy của tổn thương ở lớp
biểu mô. Trong CIN 1, các tế bào dị dạng chỉ chiếm 1/3 dưới của lớp biểu mô,
trong CIN 2, các tế bào dị dạng chiếm 2/3 dưới của lớp biểu mô còn trong CIN
3, các tế bào dị dạng chiếm toàn bộ lớp biểu mô. Tuy nhiên không phải tất cả
các trường hợp dị sản đều diễn tiến thành ung thư cổ tử cung xâm lấn. Các công
trình theo dõi lâu dài trên 10 năm cho thấy đối với dị sản nhẹ, chỉ có 10% tiến
triển thành carcinôm xâm lấn, trong khi đó có đến 60% thoái triển. Đối với dị
sản nặng, chỉ có hơn 30% tiến triển thành carcinôm xâm lấn trong khi cũng có
đến 25% trường hợp thoái triển. Sau khi tiến triển xâm lấn màng đáy thành ung
thư xâm lấn.
- Từ cổ tử cung, bướu có thể ăn lan:
+ Xuống dưới đến túi cùng, âm đạo: thường gặp nhất.
+ Lên trên thân tử cung.


+ Xâm lấn qua hai bên đến chu cung và vách chậu: nguy hiểm
nhất, có thể siết chặt niệu quản gây thận ứ nước, vô niệu, suy thận và tử
vong.
+ Xâm lấn ra trước vào bàng quang và ra sau vào trực tràng (gặp ở
giai đoạn muộn vì vách bàng quang âm đạo và vách âm đạo trực tràng rất chắn
chắn).
- Di căn hạch: thường nhất là hạch chậu ngoài, hạch chậu trong, kế đến là
hạch bịt, chậu chung, cạnh động mạch chủ bụng và di căn đến những hạch xa
hơn.

- Di căn xa: ít gặp, khoảng 5% các trường hợp, thường nhất là phổi, gan,
xương.
* Đại thể
- Dạng chồi sùi: bướu phát triển chồi sùi như bông cải.
- Dạng loét: khuyết sâu, đáy gồ ghề phá hủy cấu trúc của cổ tử cung.
- Dạng thâm nhiễm (ăn cứng): tổn thương phát triển vào trong lỗ cổ tử
cung và có khuynh hướng ăn cứng toàn thể cổ tử cung.
- Bướu ở giai đoạn trễ có thể gặp phối hợp các dạng trên.
* Vi thể
- Carcinôm tế bào gai (80–85%): từ biểu mô lát tầng của cổ ngoài, có thể
sừng hóa hay không sừng hoá, thường biệt hóa cao hay biệt hoá vừa.
- Carcinôm tuyến (15–20%): từ biểu mô tuyến của cổ trong, được chia
làm nhiều nhóm: carcinôm tuyến tiết nhầy, carcinôm bọc dạng tuyến…
- Carcinôm tế bào nhỏ: bướu của hệ thần kinh nội tiết, nguy cơ di căn xa rất
cao.
- Các loại khác: sarcôm, lymphôm, mêlanôm ác rất hiếm.
1.1.3. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung [3], [6]
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung
thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên.
Nhiễm các tuýp Human Papilloma Virus (HPV) có nguy cơ cao,


tồn tại dai dẳng đã được khẳng định là nguyên nhân gây ra ung
thư cổ tử cung. Có nhiều yếu tố tạo thuận lợi cho tiến triển ung
thư cổ tử cung từ nhiễm HPV: sanh nhiều lần, tuổi bắt đầu quan
hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình, hút thuốc lá… Ung thư cổ tử
cung có liên quan với suy giảm miễn dịch, tần suất gia tăng ở
những bệnh nhân ghép tạng và những người nhiễm HIV/AIDS.
Hiện nay đã có vắc-xin ngừa những tuýp HPV gây bệnh
phổ biến nhất và việc chủng ngừa song song với khám tầm soát

định kỳ sẽ giúp chị em phòng ngừa bệnh này tốt nhất.
Việc khám phụ khoa và thực hiện tầm soát bằng phết tế
bào cổ tử cung (pap smear) ít nhất mỗi năm một lần là rất cần
thiết đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Phương
pháp này giúp kiểm tra và phát hiện sớm các thay đổi ở tế bào
để có thể chữa trị các tổn thương lành tính ở cổ tử cung hoặc
ung thư ở các giai đoạn đầu để có thể chữa trị trước khi bệnh
tiến triển quá nặng. Tình huống tử vong do ung thư cổ tử cung
sẽ là rất hiếm nếu bệnh được phát hiện sớm.
1.1.4. Biểu hiện của ung thư cổ tử cung
Giai đoạn tiền ung thư thường không có triệu chứng. Khi
có các dấu hiệu khác thường như huyết trắng dai dẳng, có mùi
hôi hoặc có lẫn một chút máu, chảy máu bất thường trong âm
đạo (chảy máu bất thường trong chu kì kinh nguyệt bình
thường, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, ra máu âm đạo
trong suốt thời gian dài, ra máu âm đạo sau thời kì mãn kinh),
vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau, cảm giác đau
khi quan hệ tình dục, khi có những dấu hiệu khác thường này
bạn cần phải đi khám phụ khoa ngay. Đây là những dấu hiệu
cảnh báo giúp bạn phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh. Khi bệnh


nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ âm đạo, kèm với đau nhức
vùng lưng, vùng chậu hoặc ở chân.
1.1.5. HPV (Human Papilloma Virus)
HPV (vi rút u nhú ở người) là một loại vi rút lây truyền qua
đường tình dục, lây khi tiếp xúc qua da. 80% phụ nữ đã từng có
quan hệ tình dục sẽ bị mắc HPV vào một thời điểm nào đó trong
cuộc sống. Phần lớn mọi người bị nhiễm đều không có bất kỳ
dấu hiệu nào. HPV có thể tự biến mất mà không gây ra bất cứ

vấn đề sức khỏe nào. Một tỷ lệ nhỏ trong số đó sẽ là nguyên
nhân gây ung thư. Nhiễm dai dẳng là nguyên nhân cần thiết
cho tổn thương tiền ung thư hay ung thư. [3], [6]
Có thể giảm nguy cơ bị nhiễm HPV bằng cách sống chung thủy
một vợ một chồng, hạn chế số bạn tình. Những vùng bao cao su
không che kín được vẫn có thể bị nhiễm vi rút.
1.1.6. Vắc xin ngừa HPV
Có 2 loại vắc xin đã được công nhận có tác dụng ngăn
ngừa HPV và đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Vắc xin
được cấp phép để tiêm ngừa cho trẻ gái và phụ nữ từ 9 đến 26
tuổi. Tốt nhất nên tiêm vắcxin trước khi bắt đầu có quan hệ tình
dục. Những phụ nữ đã được tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử
cung vẫn cần khám và tầm soát ung thư cổ tử cung đều đặn.
1.2. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
1.2.1. Các tình huống lâm sàng
* Tình huống thường gặp
- Xuất huyết âm đạo bất thường: xuất huyết giữa hai kỳ kinh, sau khi giao
hợp, hay sau mãn kinh. Tính chất máu thường đỏ tươi, lượng ít hay vừa, nếu
xuất huyết nhiều có thể có máu cục. Đây là tình huống có vẻ rất đơn giản nhưng
có tầm quan trọng rất lớn, cần phải khám phụ khoa ngay.


- Ra dịch âm đạo hay huyết trắng do bội nhiễm hay hoại tử bướu. Dịch có
thể lượng ít hay nhiều, kéo dài.
*Tình huống trễ
- Huyết trắng lẫn lộn huyết đỏ, hôi.
- Đau vùng bụng dưới.
- Dò nước tiểu hoặc phân ra ngã âm đạo.
- Biếng ăn, sụt cân chứng tỏ bệnh đã tiến xa.
1.2.2. Lâm sàng

- Hỏi kỹ bệnh sử.
- Khám lâm sàng, đặc biệt là khám phụ khoa bằng mỏ vịt và bằng tay.
Khám bằng mỏ vịt: nhìn đánh giá các tổn thương âm đạo, túi cùng, cổ tử
cung.
Khám bằng tay: đánh giá các tổn thương của âm hộ, âm đạo, túi cùng, cổ
tử cung, thân tử cung, vách âm đạo-trực tràng, chu cung và sự xâm lấn vùng
chậu.
Đối với khám chu cung, phải khám bằng một ngón tay trong trực tràng
kết hợp với một ngón tay trong âm đạo và một bàn tay ở thành bụng. Tốt nhất là
được khám bởi bác sĩ ung thư phụ khoa. Khám chu cung dưới gây mê có thể
được thực hiện nhưng ngày nay rất ít dùng, chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt.
1.2.3. Sinh thiết
Sinh thiết các tổn thương nghi ngờ bằng kềm bấm để có giái phẫu bệnh.
Các trường hợp kết sinh thiết không phù hợp với kết quả lâm sàng thì sinh thiết
lại.
1.2.4. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng và kết quả giải phẫu
bệnh khi sinh thiết bướu.
1.3. ĐIỀU TRỊ UNG THU CỔ TỬ CUNG


Hóa trị được kết hợp với xạ trị theo hai cách: hóa trị trước khi xạ trị và
hóa trị đồng thời với xạ trị. Hóa trị sau xạ trị không được ủng hộ vì kém hiệu
quả và nguy cơ biến chứng cao [70].
1.3.1. Hóa trị trước xạ trị (hóa trị tân hỗ trợ) [2], [7]
Mục đích của hóa trị tân hỗ trợ là làm co nhỏ bướu và tiêu diệt các ổ di căn
xa vi thể nếu có trước khi xạ trị. Với các phác đồ phối hợp hóa trị dựa trên
Cisplatin, tỉ lệ đáp ứng chung là 70–100%, trong đó đáp ứng hoàn toàn là 22–
44%.
Nhiều nghiên cứu so sánh giữa hóa trị tân hỗ trợ kèm xạ trị/phẫu trị với

xạ trị đơn thuần trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ với
kết quả khác biệt. Đa số các công trình cho thấy hóa trị tân hỗ trợ không tốt hơn
xạ trị đơn thuần.
1.3.2. Hóa xạ trị đồng thời [2], [7]
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy hóa xạ trị đồng thời làm tăng
đáp ứng, giảm tái phát và di căn, tăng sống còn ở những bệnh nhân ung thư cổ
tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng.
Cơ chế tương tác giữa hóa trị và xạ trị khi dùng phối hợp đồng thời.
+ Hóa trị và xạ trị nhằm vào những nhóm tế bào khác nhau của bướu.
+ Hóa trị ngăn cản sự sửa chữa tổn thương dưới mức gây chết của xạ trị.
+ Hóa trị làm giảm sự tái tạo dân số tế bào sau xạ trị.
+ Các tế bào giai đoạn Go vào chu trình nhiều hơn, tăng đáp ứng điều trị.
+ Gia tăng sự đồng bộ chu trình tế bào.
+ Tăng tưới oxy tế bào bướu sau xạ sẽ tăng hiệu quả của thuốc và xạ trị.
+ Thuốc ngấm vào bướu nhiều hơn khi bướu co nhỏ do xạ trị.
+ Tiêu diệt sớm các tế bào bướu sẽ ngăn ngừa bớt được hiện tượng kháng
thuốc và\ hoặc kháng tia.



Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Phụ nữ > 18 tuổi phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, thành phố
Huế.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Người được phỏng vấn ≥ 18 tuổi
- Đồng ý tham gia
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng được phỏng vấn

- Không có khả năng giao tiếp
- Bệnh tâm thần
- Không đồng ý tham gia
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp điều tra mô tả, cắt ngang
2.2.2. Thời gian nghiên cứu :
Tiến hành nghiên cứu từ ngày 26-03-2016 đến 8-4-2016
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu :
Tổ 10, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy.
2.2.4 Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn
- Lập danh sách tất cả những người ≥18 tuổi hiện đang sinh sống phường
Thủy Phương, TX Hương Thủy, Thành Phố Huế.
- Chọn tất cả những người phù hợp với tiêu chuẩn chọn đối tượng và loại
những người trong đối tượng loại trừ và chúng tôi đã tiến hành trên 55 người


2.2.5. Các bước tiến hành :
Ngày 28-03-2016 đến 31-03-2016:

Điều tra, phỏng vấn các hộ

Ngày 1-04-2016 đến 3-04-2016:

Thống kê và xử lý số liệu

Ngày 4-04-2016 đến 8-04-2016:

Viết báo cáo


2.2.6. Nội dung nghiên cứu :
+ Kiến thức về bệnh Ung thư cổ tử cung ( CTC)
- Nghe nói bệnh ung thư CTC
- Khám phụ khoa định kỳ
- Thời gian khám phụ khoa định kỳ
- Hiểu biết mục đích khám phụ khoa
- Hiểu biết triệu chứng nguy cơ UT CTC
- Hiểu biết đối tượng dễ mắc bệnh UT CTC
- Hiểu biết những bệnh có thể gây ra UT CTC
- Xử trí khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh UT CTC
+ Cách phòng tránh bệnh UT CTC
- Cách phòng tránh bệnh UT CTC
- Thời điểm tiêm vắc xin phòng UT CTC
- Biết nguồn thông tin về bệnh UT CTC
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học thông thường


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua điều tra phỏng vấn 55 phụ nữ tìm hiểu kiến thức về bệnh UT CTC và
cách phòng chống tại phường Thủy Phương chúng tôi có kết quả nghiên cứu như
sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhận xét: Phần lớn các đối tượng nghiên cứu 26-35 tuổi chiếm tỉ lệ
41,8%. Nhóm 36-49 tuổi là 38,2%. Thấp nhất là nhóm < 25 tuổi (20,0%).
3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp

Bảng 3.1. Nghề nghiệp của phụ nữ
Nghề nghiệp
CBCNV
Buôn bán-Nội trợ
Công nhân
Nông dân
Tổng

n
9
18
25
3
55

Tỷ lệ %
16,4
32,6
45,5
5,5
100

Nhận xét: Đa số các phụ nữ là công nhân chiếm 45,5%; buôn bán –NT (32,6%)
3.1.3. Phân bố theo trình độ học vấn
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của các bà mẹ
Nhận xét:
Đa số nhóm nghiên cứu có trình độ THCS chiếm 45,5%; THPT là 10,9%,
CĐ, ĐH chiếm 23,6%. Tiểu học, mù chữ (23,6%).
3.1.4. Tình hình kinh tế



Bảng 3.2. Tình hình kinh tế
Kinh tế
Khá

n
12

Tỷ lệ %
21,9

Trung bình

41

74,5

2

3,6

55

100

Nghèo
Tổng
Nhận xét:

74,5% hộ phụ nữ có mức sống trung bình, 21,9% khá; chỉ có 3,6% nghèo



3.2. KIẾN THỨC PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
100% phụ nữ có nghe nói bệnh ung thu CTC
3.2.1. Kiến thức khám phụ khoa định kỳ
Bảng 3.3. Tỷ lệ người dân biết đi khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ

Không
Tổng

n
41
14
55

Tỷ lệ %
74,5
25,5
100

Nhận xét:
74,5% người dân có đi khám phụ khoa định kỳ
3.2.2. Hiểu biết thời gian đi khám phụ khoa định kỳ
Bảng 3.4. Tỷ lệ các người dân biết đi khám phụ khoa định kỳ (n=41)
Thời gian
3 tháng/ 1 lần
6 tháng/ 1 lần
1 năm/1 lần
Tổng

Nhận xét:

n
12
20
9
41

Tỷ lệ %
29,3
48,8
22,0
100

48,8% người dân có đi khám phụ khoa 6 tháng/ 1 lần
3.2.3. Hiểu biết mục đích khám phụ khoa
Bảng 3.5. Tỷ lệ phụ nữ biết mục đích khám phụ khoa (n=41)
Mục đích khám PK
Phát hiện viêm nhiễm
Phát hiện UTCTC
Phát hiện bất thường đường sinh
dục
Không biết
Nhận xét:

n
27
31

Tỷ lệ %

65,9
75,6

29

70,7

9

22,0

75,6% phụ nữ đi khám phụ khoa để biết UTCTC; 70,7% phát hiện bất
thường đường sinh dục; còn 22,0% không biết
3.2.4. Hiểu biết triệu chứng có nguy cơ ung thư cổ TC
Bảng 3.6. Tỷ lệ phụ nữ biết triệu chứng có nguy cơ ung thư cổ TC
Triệu chứng có nguy cơ ung thư cổ TC
Ra máu âm đạo bất thường

n
38

Tỷ lệ %
69,1


Đau bụng dưới

42

76,4


Ra khí hư nhiều, hôi

40

72,7

Không biết

16

29,1

Nhận xét:
76,4% ghi nhận đau bụng dưới; 69,1% cho rằng ra máu âm đạo bất
thường; 72,7% nhận biết Ra khí hư nhiều, hôi còn 29,1% không
biết triệu chứng.
3.2.5. Hiểu biết đối tượng có khả năng mắc bệnh UTCTC
Bảng 3.7. Tỷ lệ phụ nữ biết đối tượng có khả năng mắc bệnh
UTCTC
Biết đối tượng có khả năng

n

Tỷ lệ %

10-15 tuổi

16


29,1

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

26

47,3

Không biết

13

23,6

55

100

mắc bệnh

Tổng
Nhận xét:
47,3% phụ nữ biết
23,6% không biết

phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; còn


3.2.6. Hiểu biết các bệnh có thể gây ra ung thư cổ TC
Bảng 3.8. Tỷ lệ phụ nữ biết các bệnh có thể gây ra ung thư cổ

TC
n

Tỷ lệ %

Polip

18

32,7

Viêm cổ tử cung

38

69,1

Viêm âm đạo

30

54,5

Giang mai

26

47,3

Nấm âm đạo


16

29,1

Lậu

14

25,5

Không biết

17

30,9

Biết các bệnh gây ra ung
thư cổ TC

Nhận xét:
69,1% phụ nữ biết viêm CTC là bệnh có thể gây UT CTC còn 30,9% phụ
nữ không biết các bệnh gây ra ung thư cổ TC.
3.2.7. Biết xử trí khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh UTCTC
Bảng 3.9. Tỷ lệ phụ nữ biết xử trí khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh UTCTC
n

Tỷ lệ %

45


81,8

Tự mua thuốc dùng

8

14,5

Không làm gì cả

2

3,7

55

100

Xử trí khi có dấu hiệu mắc bệnh
UTCTC
Đi khám bác sĩ

Tổng
Nhận xét:

81,8% phụ nữ cho rằng nên đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu mắc bệnh
UTCTC



3.3. PHÒNG TRÁNH UNG THƯ CỔ TC
3.3.1.

Phòng chống bệnh ung thư CTC

Bảng 3.10. Tỷ lệ phụ nữ biết cách phòng chống bệnh ung thư
CTC
Phòng

chống

bệnh

ung

n

Tỷ lệ %

thư CTC
Tiêm ngừa vắc xin

43

78,2

Khám phụ khoa định kỳ

41


74,5

32

58,2

9

16,4

Nhận biết triệu chứng bất thường
của cơ thể
Không biết
Nhận xét:
78,2% phụ nữ biết tiêm ngừa vắc xin để phòng chống bệnh ung
thư CTC; 74,5% khám phụ khoa định kỳ còn 16,4%.
3.3.2. Thời điểm tiêm vắc xin phòng UTCTC
Bảng 3.11. Tỷ lệ phụ nữ biết thời điểm tiêm vắc xin phòng UTCTC
Thời điểm tiêm vắc xin phòng UTCTC
Chưa quan hệ tình dục

n
34

Tỷ lệ %
61,8

Sau quan hệ tình dục

11


20,0

Sau sinh con

4

7,3

Không biết

6

10,9

55

100

Tổng
Nhận xét:


61,8% phụ nữ biết tiêm vắc xin phòng UTCTC khi chưa quan hệ
tình dục


3.3.3. Nguồn thông tin về UTCTC
Bảng 3.12. Tỷ lệ phụ nữ biết thông tin về UTCTC
Thông tin về UTCTC

Tivi, báo đài

n
46

Tỷ lệ %
83,6

Sách báo

29

52,7

Cán bộ y tế

44

80,0

Bạn bè, người thân

31

56,4

Nhận xét:
83,6% phụ nữ biết thông tin về UTCTC từ Tivi, đài; 80,0%
từ cán bộ y tế.



Chương 4

BÀN LUẬN
Qua điều tra phỏng vấn 55 phụ nữ tìm hiểu kiến thức về bệnh UT CTC và
cách phòng chống tại phường Thủy Phương chúng tôi có nhận xét như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung
thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên,
thường gặp ở những người sanh nhiều lần, tuổi bắt đầu quan hệ
tình dục sớm, có nhiều bạn tình, điều kiện vệ sinh kém ở cơ
quan sinh dục. Tỉ lệ bệnh ngày càng cao ở các nước đang phát
triển. Điều này khá phù hợp với đối tượng khảo sát của chúng
tôi là tuổi từ 26-35 chiếm tỉ lệ 41,8%. Nhóm 36-49 tuổi là 38,2%. Thấp
nhất là nhóm < 25 tuổi (20,0%).
Đa số các phụ nữ là công nhân chiếm 45,5%; buôn bán –NT (32,6%).Đa
số nhóm nghiên cứu có trình độ THCS chiếm 45,5%; THPT là 10,9%, CĐ, ĐH
chiếm 23,6%. Tiểu học, mù chữ (23,6%). 74,5% hộ phụ nữ có mức sống trung
bình, 21,9% khá; chỉ có 3,6% nghèo. Đây là đối tượng cần có những biện pháp
phòng ngừa UTCTC trong việc giáo dục phòng bệnh.
3.2. KIẾN THỨC PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
UTCTC là một trong 3 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ và ở Tại Việt
Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh UTCTC và 11
trường hợp tử vong. Vì thế 100% phụ nữ có nghe nói bệnh ung thư CTC
4.2.1. Kiến thức khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ với mục đích là tầm soát UTCTC và được
khuyên là 6 tháng /lần. Tại khảo sát của chúng tôi 74,5% người dân có đi khám
phụ khoa định kỳ ( bảng 3.3). Và 48,8% người dân có đi khám phụ khoa 6
tháng/1 lần (bảng 3.4); 75,6% phụ nữ đi khám phụ khoa để biết UTCTC; 70,7%



phát hiện bất thường đường sinh dục; còn 22,0% không biết
( bảng 3.5)
4.2.2. Hiểu biết triệu chứng có nguy cơ ung thư cổ TC
Triệu chứng và dấu hiệu của UTCTC khá đa dạng, có thể là ra máu hay
tiết dịch bất thường ở âm đạo, đau ở bụng dưới hay thắt lưng hay chảy máu khi
quan hệ. Ở khảo sát của chúng tôi, theo bảng 3.6 thì 76,4% ghi nhận đau bụng
dưới; 69,1% cho rằng ra máu âm đạo bất thường; 72,7% nhận biết
ra khí hư nhiều, hôi còn 18.2% không biết triệu chứng.
3.2.3. Hiểu biết đối tượng có khả năng mắc bệnh UTCTC
Tuy UTCTC có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhien độ tuổi hay
gặp nhất là sau tuổi 35 và tỉ lệ hay gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Theo khảo sát của
chúng tôi thì 47,3% phụ nữ biết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; còn
23,6% không biết ( bảng 3.7). Điều này khá quan trọng vì cần
tư vấn cho phụ nữ biết độ tuổi dex mắc bệnh để đề phòng bệnh
3.2.4. Hiểu biết các bệnh có thể gây ra ung thư cổ TC
Bệnh lây qua đường tình dục, hay viêm nhiễm ở đường sinh dục là những
yếu tố thuận lợi gây nên bệnh. Theo bảng 3.6, thì 69,1% phụ nữ biết viêm CTC
là bệnh có thể gây UT CTC; còn 30,9% phụ nữ không biết các bệnh gây ra
ung thư cổ TC.
3.2.5. Biết xử trí khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh UTCTC
Điều quan trong đối với UTCTC là bệnh nhân thường đến viện muộn, đa
số vào giai đọan 3-4 của bệnh. Vì thế cần khuyến cao phụ nữ khi có những dấu
hiệu bất thường trong đó là ra dịch bất thường ở âm đạo hay xuất huyết ở âm
đạo là cần đến cơ sở y tế khám ngay. Trong nhóm khảo sát của chúng tôi thì
81,8% phụ nữ cho rằng nên đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu mắc bệnh UTCTC
(bảng 3.9)
4.3. PHÒNG TRÁNH UNG THƯ CỔ TC
4.3.1.


Phòng chống bệnh ung thư CTC


UTCTC là một trong những bệnh ung thư có thể phòng tránh được hay
phát hiện sớm nếu người phụ nữ biết tuân theo những hướng dẫn như + Khám
phụ khoa định kì 6 tháng/lần, tiêm vắcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ
tử cung, xét nghiệm PAP smear, Chung thủy 1 vợ 1 chồng,
không quan hệ với nhiều bạn tình, Thực hiện kế hoạch hóa gia
đình, không đẻ nhiều con, thực hiện an toàn tình dục ( sử dụng
biện pháp tránh thai an toàn), vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục
hàng ngày, trước và sau khi quan hệ, tránh xa thuốc lá, và các
chất kích thích, bên cạnh đó thực phẩm cũng là yếu tố phòng
ngừa ung thư hữu hiệu như Dâu tây, sô cô la, gừng và nghệ, trà
xanh, rau cải, rượu vang đỏ, …Trong khảo sát của chúng tôi thì
78,2% phụ nữ biết rằng để phòng chống UTCTC tiêm ngừa vắc xin; 74,5%
khám phụ khoa định kỳ còn 16,4% không biết ( bảng 3.10) Vì
thế để giảm thiểu tần suất bị UTCTC cần tuyên truyền và tư vấn
cho phụ nữ biết cách phòng bệnh
4.3.2. Thời điểm tiêm vắc xin phòng UTCTC
Tiêm vắcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng
cách ngăn ngừa nhiễm các chủng vi rút HPV gây ung thư phổ
biến nhất. Cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng. Nữ
giới trong độ tuổi 9-10 đến 25-26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ
tình dục đều có thể tiêm ngừa.61,8% phụ nữ biết tiêm vắc xin phòng
UTCTC khi chưa quan hệ tình dục. Trong khảo sát này có 61,8%
phụ nữ biết tiêm vắc xin phòng UTCTC khi chưa quan hệ tình dục
( bảng 3.11)
4.3.3. Nguồn thông tin về UTCTC
Thông tin đại chúng qua các phương tiện như báo chí, tivi,
đài truyền thanh hay cán bộ y tế giũ một vai trò quan trọng

trong việc nâng cao nhận thức của người dân về y tế nói chung


và UTCTC nói riêng, Quan bảng 3.12 của khảo sát này có 83,6%
phụ nữ biết thông tin về UTCTC từ Tivi, đài; và 80,0% từ cán bộ
y tế.


×