Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KHÁI NIỆM tội PHẠM học và vị TRÍ tội PHẠM học TRONG hệ THỐNG các KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.58 KB, 5 trang )

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC VÀ VỊ TRÍ TỘI PHẠM HỌC TRONG HỆ
THỐNG CÁC KHOA HỌC
I Khái niệm tội phạm học
1 Đối tượng nghiên cứu
1.1 Tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở góc độ là 1
hiện tượng xã hội pháp lý, được hình thành từ 1 thể thống nhất của các
tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội .
Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm để làm sáng tỏ những
đặc điểm thuộc tính của tình hình tội phạm, những thông số cơ bản của
tình hình tội phạm
Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm ở 3 góc độ khác nhau:
Nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung trong xã hội
Nghiên cứu tình hình tội phạm của từng nhóm tội (nhóm tội ma túy,
nhóm tội gây thương tích … )
Nghiên cứu các tội phạm cụ thể (tội cướp giật tài sản, tội tham ô… )
Ngòai ra tội phạm học còn nghiên cứu tình hình tội phạm trong từng
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hay tội phạm gắn liền với từng
giai đọan phát triển của xã hội
1.2 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm
học nghiên cứu là những hiện tượng có khả năng làm phát sinh tồn tại
tình hình tội phạm trong xã hội dựng được các biện pháp phòng ngừa
hiệu quả
Trong những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội
phạm, tội phạm học tập trung vào 2 nhóm nhân tố chính
Nguyên nhân và điều kiện mang tính xã hội (tình hình thất nghiệp, nền
kinh tế khó khăn, tâm lý văn hóa … )
Nguyên nhân và điều kiện mang tính pháp lý hình sự (việc vận hành
của hệ thống pháp luật, cơ chế áp dụng, sửa đổi bộ luật hình sự …)
Phạm vi và mức độ nghiên cứu nguyên nhân điều kiện của tình hình tội
phạm cũng ở 3 góc độ khác nhau
Nghiên cứu nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm nói chung


trong xã hội
Nghiên cứu nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm của từng
nhóm tội
Nghiên cứu nguyên nhân điều kiện của các tội phạm cụ thể


1.3 nghiên cứu những đặc điểm thuộcNhân thân người phạm tội về
nhân thân người phạm tội có vai trò trong việc phạm tội để lý giải được
nguyên nhân phạm tội.
Nhân thân người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu bao gồm
những đặc điểm đặc trưng điển hình phản ánh bản chất xã hội của
người phạm tội và những đặc điểm này có vai trò quan trọng trong cơ
chế của hành vi phạm tội và góp phần phát sinh 1 tội phạm cụ thể
( hòan cảnh gia đình, trình độ học vấn, … )
Những đặc điểm nhân thân người phạm tội được tội phạm học nghiên
cứu ở các khía cạnh
Sinh học (giới tính, khí chất … )
Tâm lý (Ý thức, thói quen giải trí … )
Xã hội (nghề nghiệp, nơi cư trú … )
Pháp lý hình sự (thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân
người phạm tội: phạm tội lần đầu, tái phạm, nhiều lần, chuyên nghiệp
…)
điểm này trong cơ chế của hành vi phạm tội biện pháp phòng ngừa tội
phạm phù hợp◊Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội
nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ và sự tác động qua lại của các đặc
điểm sinh học, xã hội trong nhân thân người phạm tội. Từ đó xác định
vai trò của từng nhóm đặc nhằm sử dụng
Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cũng được tiến hành ở 3 cấp
độ
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nói chung

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội theo từng nhóm tội
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội cụ thể
1.4 Phòng ngừa tội phạm được tội phạm học nghiên cứu bao gồm
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Các nguyên tắc tiến hành họat động phòng ngừa
Hệ thống các chủ thể tham gia vào họat động phòng ngừa
Vấn đề dự báo tội phạm
◊ Vấn đề kế họach hóa họat động phòng ngừa tội phạm trong xã hội
nhằm có thể kiểm sóat đựơc tình hình tội phạm trong xã hội
Phòng ngừa tội phạm được nghiên cứu ở 2 phương diện đặc thù
Phương diện xã hội
Phương diện pháp lý hình sự
Cũng được tiến hành ở các cấp độ khác nhau như
Phòng ngừa tình hình tội phạm chung (ở bình diện xã hội như tuyên
truyền kiến thức pháp luật, nâng lương tối thiểu … ở bình diện pháp lý
như biện pháp cưỡng chế …)


Phòng ngừa đối với các nhóm tội phạm
Phòng ngừa đối với từng tội phạm cụ thể
Ngòai 4 đối tượng cơ bản nêu trên, tội phạm học còn nghiên cứu 1 số
vấn đề khác như là lịch sử phát triển tội phạm học, vấn đề nạn nhân
học, vấn đề tội phạm học nước ngòai, vấn đề hợp tác quốc tế trong
phòng chống tội phạm
Tội phạm học là ngành khoa học xã hội - pháp lý nghiên cứu về tình
hình tội phạm nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, nhân thân
người phạm tội và các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội
2. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp luận : là những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, tư
tưởng chỉ đạo. Tội phạm học sử dụng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
• Phương pháp nghiên cứu cụ thể : là hệ thống những phương pháp và
biện pháp cụ thể được sọan thảo trên cơ sở của phương pháp luận
dùng để thu nhận xử lý phân tích những thông tin về các vấn đề thuộc
đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
Các phương pháp nghiên cứu xã hội học bao gồm các phương pháp
như
Phương pháp phiếu điều tra (điều tra xã hội học)◊ phổ biến
pháp đối thọai ( phương pháp phỏng vấn ) tiếp, thu thập thông tin
nhanh chóng với độ chính xác cao, kiểm sóat được thái độ của người
được phỏng vấn◊Phương tiếp cận trực
Phương pháp quan sát
Phương pháp chuyên gia : hỏi ý kiến các chuyên gia về 1 số vấn đề
thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
Phương pháp thực nghiệm : được sử dụng trong việc xây dựng các biện
pháp phòng ngừa tội phạm trong 1 số nhóm tội và lọai tội phổ biến
( mô hình thí điểm )
◊ nên sử dụng tổng hợp các phương pháp này để đạt được hiệu quả cao
nhất
Ngòai ra còn sử dụng phương pháp nghiên cứu pháp lý
Phương pháp thống kê tội phạm ( phương pháp số thống kê )
Phương pháp phân tích so sánh đánh giá hiệu quả họat động lập pháp
Phương pháp nghiên cứu các vụ án hình sự điển hình
Vì bản chất của tội phạm học là 1 ngành khoa học xã hội – pháp lý nên
tội phạm học sử dụng phối hợp 2 nhóm phương pháp nghiên cứu


3 Chức năng nhiệm vụ và hệ thống môn tội phạm học
Là những phương diện nghiên cứu cơ bản của tội phạm học gồm

Chức năng
• Chức năng mô tả : tội phạm học phải làm sáng tỏ các quá trình và
hiện tượng xã hội có liên quan trực tiếp đến tình hình tội phạm, cung
cấp các thông tin đầy đủ về tình hình tội phạm trong xã hội, của từng
nhóm tội, lọai tội và những tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội
• Chức năng giải thích : tội phạm học phải làm sáng tỏ những nguyên
nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm trong xã hội, phải lý
giải được mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh
tình hình tội phạm đồng thời làm rõ vai trò và vị trí của các nhân tố
nguyên nhân và điều kiện trong cơ chế làm phát sinh tình hình tội
phạm ( khả năng xảy ra tội phạm cao trong các dịp lễ lớn … )
• Chức năng dự báo và phòng ngừa tội phạm : tội phạm học nghiên
cứu về tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại nhằm phát hiện
những qui luật vận động và phát triển của tình hình tội phạm để từ đó
đưa ra những nhận định mang tính phán đóan về tình hình tội phạm
trong tương lai, xây dựng được những biện pháp phòng ngừa tội phạm
1 cách hợp lý và hiệu quả
Các chức năng này có mối liên hệ chặt chẽ, là tiền đề của nhau
Nhiệm vụ
Là những nghiên cứu cụ thể mà tội phạm học cần thực hiện nhằm đáp
ứng yêu cầu phòng chống tội phạm. Bao gồm 5 nhiệm vụ
• Thu thập đầy đủ những thông tin, tài liệu về tình hình tội phạm đã
xảy ra trong quá khứ và hiện tại . Có liên hệ chặt chẽ với chức năng mô
tả
• Gỉai thích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở Việt
nam trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN
( rất thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm )
• Tiến hành dự báo và lập kế họach phòng chống tội phạm nhằm đáp
ứng yêu cầu phòng chống tội phạm cụ thể ở Việt nam hiện nay.
• Nghiên cứu về những lọai tội phạm đang xảy ra 1 cách phổ biến và

nguy hiểm cao cho xã hội trong tình hình này. Đồng thời đề xuất những
biện pháp nhằm giảm tỷ trọng của những lọai tội phạm này
• Đưa ra các kiến nghị góp phần hòan thiện hệ thống pháp luật nói
chung và luật hình sự nói riêng từ việc nghiên cứu tội phạm học
Hệ thống ( cấu trúc về mặt nội dung )
Có cấu trúc lý luận hòan chỉnh gồm 3 bộ phận
• Phần kiến thức lý luận chung ( kiến thức tổng quát ) nghiên cứu
những vấn đề lý luận, nền tảng của tội phạm học, chủ yếu tập trung
vào 4 đối tượng nghiên cứu cơ bản


• Phần nghiên cứu về đặc điểm của từng nhóm, lọai tội phạm đồng thời
đề xuất những biện pháp phòng chống riêng biệt cho từng nhóm tội
phạm đó
• Phần kiến thức bổ trợ : nghiên cứu những vấn đề như lịch sử tội phạm
học, tội phạm học nước ngòai, nạn nhân học, hợp tác quốc tế trong
phòng chống tội phạm
II Vị trí tội phạm học trong hệ thống các khoa học
Tội phạm học có mối quan hệ với các khoa học xã hội : xã hội học, tâm
lý học …
Tội phạm học có mối quan hệ với các khoa học pháp lý : khoa học luật
hình sự, tố tụng hình sự, hành chính, dân sự, môi trường …



×