Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Báo cáo tình hình chung về cơ sở kiến tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.99 KB, 61 trang )

Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI THÀNH

Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

SƠ YẾU LÝ LỊCH
+ Họ và tên sinh viên:
+ Ngày sinh:
+ Chuyên ngành đào tạo: Đại Học Giáo Dục Tiểu Học
+ Lớp:
+ Khoa: Sư Phạm Tiểu học- Mầm non
+ Trường: Đại học Quảng Bình
+ Hệ đào tạo: Đại học Chính quy
+ Khóa:

2015-2019

+ Thực tập chủ nhiệm: Lớp 1_3
+ Trường kiến tập: Trường Tiểu học Hải Thành
+ Địa chỉ: Tiểu khu 13- TP. Đồng Hới- Quảng Bình


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018
LỜI MỞ ĐẦU
------------------------



Xã hội loài người đã trải qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, nhiều phương
thức sản xuất khác nhau. Vị trí, vai trò của người Thầy trong từng chế độ cũng
được quan niệm khác nhau, nhưng ý nghĩa xã hội to lớn của nghề dạy học là
không ai phủ nhận được. Nhìn chung, các dân tộc trên thế giới qua các thời đại
đều đánh giá cao vai trò của người thầy giáo.
“ Nghề dạy học là một nghề cao quý trong những nghề cao quý.”
Vì vậy, người thầy luôn có một vị trí quan trọng trong xã hội, luôn được
mọi người tôn trọng và là tấm gương sáng của nền giáo dục. Trẻ em là những
chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta vạch lên đó những gì tốt đẹp thì các
em sẽ trở nên tốt đẹp. Khi công tác chăm sóc và giáo dục tốt thì những mầm
xanh đó sẽ vươn cao, vươn xa hơn nữa. Để nuôi tốt những mầm xanh ấy thì
chúng ta phải luôn luôn đặc biệt quan tâm, chăm sóc trẻ. Trong nhiệm vụ ấy,
người giáo viên Tiểu học lại có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
của trẻ sau này.
Ngày nay, loài người tiến bộ vẫn luôn khát khao hướng tới một xã hội văn
minh phát triển nhằm nâng cao chất lượng sống cho con người trong sự kết hợp
hài hòa giữa điều kiện vật chất và tinh thần, giữa mức sống cao và nếp sống đẹp,
vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế hệ ngày nay và con
cháu mai sau. Đó cũng là mục tiêu mà nước Việt Nam đang hướng tới thực hiện
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chỉ có chiến lược
phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba thoát
khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từng nói
nhân dịp khai giảng năm học 1995-1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất,
đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con
người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng và phát triển nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố
quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục giữ vai trò chủ đạo hết sức
quan trọng đối với sự phát triển xã hội của một quốc gia.



Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học được xem là nền
tảng. Cũng như xây một ngôi nhà, cái nền có chắc thì nhà mới vững. Trẻ em ở
lứa tuổi Tiểu học được Bác Hồ ví “như búp trên cành” cần được nâng niu, chăm
sóc và dạy dỗ một cách đặc biệt. Ở đâu đó có người vẫn cho rằng dạy học sinh
Tiểu học rất dễ nhưng đối với bản thân em lại cho rằng dạy Tiểu học không dễ
song vô cùng lý thú. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi dạy ở cấp học này. Trong
nhiều năm trở lại đây, giáo dục Tiểu học đang ngày càng thu hút được sự quan
tâm của cộng đồng, ngày càng được củng cố niềm tin trong mỗi gia đình và toàn
xã hội bởi sự đầu tư của ngành, sự đổi mới về nội dung chương trình và phương
pháp dạy học, về yêu cầu chuẩn giáo viên…Mỗi thầy cô giáo đều cố gắng học
tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để dạy tốt hơn, chất lượng hơn.
Là một giáo viên Tiểu học tương lai, em nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất
quan trọng. Chính vì vậy mà Kiến tập sư phạm là khoảng thời gian quý báu để
giáo sinh tiếp cận với nhà trường, học sinh tiểu học, thâm nhập thực tế giáo dục,
tìm hiểu tâm lý, tình cảm của các em, đồng thời trải nghiệm với việc quản lý học
sinh, làm quen với công tác chủ nhiệm, sổ sách chủ nhiệm, phương pháp giáo
dục các em, biết đánh giá học sinh, tác phong đứng lớp…Thiết thực hơn, giáo
sinh có thể tiếp tục định hướng phấn đấu để trở thành người giáo viên có đủ tâm,
đủ tài, đủ sức đứng trên bục giảng và lòng yêu nghề.
Qua bài báo cáo này, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban
lãnh đạo nhà trường cùng quý thầy cô trường Đại học Quảng Bình, đã tận tình
giảng dạy và đã tạo điều kiện cho em trong những lúc học ở trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo hướng dẫn đoàn Trần
Hồng Nga, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Hải Thành, các thầy cô trong trường
và đặc biệt là cô giáo Trương Thị Hồng Phương - GVCN cùng tập thể lớp 1_3

đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới
trong quá trình kiến tập, giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Song, vì kiến thức
và kĩ năng còn hạn hẹp nên bản thân em không thể tránh khỏi những thiếu sót,
cần phải học hỏi để hoàn thiện mình hơn. Kính mong ban chỉ đạo kiến tập, cũng


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

như các thầy cô giáo góp ý kiến, bổ sung để bài báo cáo của em được hoàn thiện
hơn. Xứng đáng với ngành mà em đã học.
Cuối cùng cho em xin kính chúc tất cả các thầy cô có thật nhiều sức khỏe,
thật nhiều hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống và gặt hái được nhiều thành
công trong sự nghiệp trồng người.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 16 tháng 10 năm 2017
Sinh viên kiến tập


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018
NỘI DUNG 1

NGHE BÁO CÁO VÀ TÌM HIỂU CHUNG VỀ
CƠ SỞ KIẾN TẬP
Ngày dự: 16/10/2017
Họ tên báo cáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Thúy - Hiệu trưởng nhà trường
Nội dung báo cáo: Báo cáo tình hình chung về cơ sở kiến tập.

NỘI DUNG


YÊU CẦU THU HOẠCH

Viết báo cáo thu hoạch về cơ sở kiến tập sau khi nghe báo cáo của cô
Nguyễn Thị Ngọc Thúy - Hiệu trưởng Nhà trường về cơ sở thực tập, về chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và các hoạt động cơ bản của Nhà Trường.


KẾT QUẢ THU HOẠCH

Sau khi được nghe cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Thúy báo cáo tình
hình chung của trường Tiểu học Hải Thành và qua tìm hiểu tình hình thực tế em
thu thập được những nội dung sau:
- Báo cáo về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của nhà trường.
- Tình hình nhà trường hiện nay và các hoạt động cơ bản ở trường.
- Những suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân về công tác giáo dục phổ
thông.
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NHÀ
TRƯỜNG.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo
mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo
dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em
đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng
đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động
giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học



Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

theo sự phân công của các cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận
hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong
địa bàn trường được phân công phụ trách.
3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo quy định của Bộ giáo dục và Đào
tạo và nhiệm vụ giáo dục của địa phương.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo
quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện
hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia
các hoạt động trong cộng đồng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học và điểm trường
1.Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có Chủ tịch hội đồng tự
quản, một hoặc hai Phó chủ tịch hội đồng do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo
viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học.
Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều
môn học.
2. Mỗi lớp học được chia thành các nhóm học sinh. Mỗi nhóm có Nhóm
trưởng, nhóm phó do học sinh trong lớp bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp
chỉ định luân phiên trong năm học.
3. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các
hoạt động chung.

4. Tùy theo điều kiện từng địa phương, trường Tiểu học có thể có thêm
những điểm trường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho trẻ đến trường.
Hiệu trưởng phân công một Phó hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp
phụ trách điểm trường.
Điều 18. Tổ chuyên môn


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện,
thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng,
nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục.
b. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các
thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
c. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp
giáo viên Tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác
khi có nhu cầu công việc.
Điều 19. Tổ văn phòng
1. Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm công
tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ văn phòng
có tổ trưởng, tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng:
a. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm

phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo
dục của nhà trường.
b. Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà
trường và hoạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định.
c. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu
quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
d. Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
e. Lưu trữ hồ sơ của trường.
3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác
khi có nhu cầu công việc.
Điều 20. Hiệu trưởng


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí
các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng
phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận
đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu
trưởng của cấp có thẩm quyền.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học
phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu
trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với
trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không
quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.
4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học
được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác

quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
Điều 21. Phó Hiệu trưởng
1. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm
trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với
trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc
công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1
đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công
nhận thêm.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu
học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực
đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng
a. Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công.
b. Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.
c. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham
gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và
các chính sách ưu đãi theo quy định.


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

Điều 22. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
1. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi là
Tổng phụ trách Đội) là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh.
2. Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội
Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.

3. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do Trưởng phòng giáo
dục và đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.
Điều 25. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong trường
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học lãnh đạo nhà
trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức
xã hội khác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật nhằm
giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.
II. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG
A. Tình hình, đặc điểm của nhà trường.
1. Tình hình học sinh:
- Năm học 2016 – 2017:
Khối

I
II
III
IV
V
Cộng

Số

Tổng số Số

Bình

Số HS Con


Con Hộ

lớp

HS

HS

quân

lưu

LS

nữ

HS/lớp ban

cận

25
25
36
35
37
31

nghèo
01
02

01
01
02
07

3
74
2
49
2
72
2
70
2
74
11
339
-Quy mô:

30
31
34
41
37
173

02
0
01
0

0
03

TB

01
0
0
0
0
01

0
0
0
0
0
0

Trái

HS

nghèo tuyến khuyết
tật
10
07
06
06
05

34

01
0
0
0
02
03


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

+ Giảm 1 lớp so với năm trước (theo quyết định tinh giảm biên chế GV và
nhập lớp của UBND tỉnh).
-Số lượng học sinh:
+ Tăng 31 em so với năm học trước.
-Những

khó

khăn:

+ Dân cư ở phường chủ yếu sống nhờ ngư nghiệp, một số ít buôn bán lẻ, nhận
thức của phụ huynh trong việc học tập của con em còn hạn chế, chưa quan tâm
đến việc học của con em, còn

phó mặc cho giáo viên trên lớp.


+ Trường có nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 8 em hộ nghèo và cận
nghèo, ảnh hưởng đến việc học tập.
2. Tình hình đội ngũ.
Trình độ chuyên môn
Cán bộ
TT Giáo

viên, SL

Nữ TH

CĐSP

02
03
12
04
03
24

02
03
12
02
02
22

lên

Chưa


CC

CC

đạt

tin

ngoại

SL

Nữ SL

Nữ SL

chuẩn
học
Nữ SL Nữ

0
01
0
0
0
01

0
01

0
0
0
01

0
01
0
0
0
01

02
01
11
02
03
20

nhân viên
1
Quản lý
2
Nhân viên
3
Giáo viên TH
4
GV chuyên biệt
5
GV hợp đồng

TỔNG

ĐH trở

0
01
0
0
0
01

02
01
12
04
03
22

0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0

0

02
03
12
04
03
24

-Trường có đủ giáo viên biên chế dạy các môn chuyên biệt: Mĩ thuật, Âm
nhạc, Thể dục, Anh Văn. Ngoài ra trường hợp đồng: 1 GV Tổng Phụ Trách Đội,
1 GV dạy Tin học, 1 GV dạy Tiếng Anh.
3. Tình hình cơ sở vật chất.
- Trường có diện tích 5.695

, diện tích sử dụng 1.300

, còn lại là sân

chơi.
-

Tổng

số

phòng

học:


11

phòng

(

50

/

phòng)

- Phòng chức năng hiện có: 06 phòng ( Âm nhạc,Tin học, Tiếng Anh, TV – TB,
phòng Đội, phòng Y tế, phòng Hội đồng). Đặc biệt phòng Tiếng Anh được trang

ngữ
02
03
12
04
03
24


Báo cáo kiến tập sư phạm
bị

máy

móc


hiện

Năm học: 2017- 2018
đại,



điều

hòa,

camera

quan

sát.

- Phòng làm việc: 04 phòng ( phòng Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng, Kế toán –
VP, Giáo viên)
- Một bếp ăn phục vụ cho hơn 100 học sinh ở lại bán trú.
4. Thuận lợi – Khó khăn:
Thuận lợi:
- Đội ngũ CBQL, GV, NV năng động, nhiệt tình trong công việc, có tinh
thần cộng đồng trách nhiệm, đoàn kết, nhất trí cao. Có ý thức tự học, tự bồi
dưỡng, tích cực đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Nhà trường luôn được sự chỉ đạo sát sao của cấp Uỷ Đảng, HĐNN,
UBND, lãnh đạo địa phương, luôn nhận được sự quan tâm trực tiếp của Phòng
Giáo dục, sự động viên nhiệt tình của hội CMHS, các đoàn thể và các lực lượng
trong toàn xã hội luôn kề vai sát cánh cùng Nhà trường.

- Trang thiết bị dạy học cũng từng bước hiện đại hoá, thuận lợi cho GVHS
tiếp cận công nghệ thông tin để học tập và giảng dạy.
Khó khăn:
- Mặc dù gần trung tâm TP song dân cư sống chủ yếu nhờ ngư nghiệp, phụ
thuộc vào đánh bắt hải sản, một số ít buôn bán nhỏ lẻ nên đời sống còn thấp.
Một bộ phận phụ huynh do bận mưu sinh nên sự quan tâm đến việc học tập của
con em còn hạn chế, phó mặc cho GV trên lớp.
- Ngân sách địa phương còn hạn hẹp chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách của
cấp trên cấp; hiện tại do sự cố môi trường biển, bị ô nhiễm nặng, cuộc sống của
người dân gặp rất nhiều khó khăn. Toàn phường còn 2,02% hộ nghèo (14 hộ)
nên công tác xã hội hóa để tăng cường CSVC cho nhà trường còn hạn chế, hiệu
quả chưa cao.
5. Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:
- Chi bộ: có số Đảng viên 18 đồng chí, cấp Uỷ 3 đồng chí.
- Công đoàn: có 25 Đoàn viên, BCH Công đoàn có 03 đồng chí.
- Đoàn thanh niên: Có 10 đoàn viên, BCH chi đoàn 03 đồng chí.
- Đội TNTP HCM: có 194 đội viên và 142 nhi đồng.


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện một cách sáng tạo, thiết thực, hiệu quả các
cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành, đưa các cuộc vận động trở
thành nề nếp, thường xuyên của nhà trường.
Tiếp tục đẩy mạnh việc “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh”, Gắn với “ Xây dựng người Thầy mẫu mực, tận tụy, sáng
tạo”, Đẩy mạnh việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

2. Tập trung đổi mới mạnh mẽ, nâng cao công tác quản lý và công tác
giảng dạy của đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của GV. Tăng cường quyền tự
chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng
cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.
3. Thực hiện nội dung dạy học theo định hướng tinh giảm, tiếp cận định
hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới phương pháp dạy-học và
đánh giá học sinh theo Thông tư 22, sửa đổi bổ sung Thông tư 30 của Bộ GDĐT và Văn bản hợp nhất 03/2016/VBHNBGD về quy định đánh giá HSTH. Vận
dụng phù hợp mô hình Trường học mới trong dạy học nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục. Triển khai dạy học Ngoại Ngữ và Tin học theo
chương trình mới. Nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày. Đẩy mạnh ứng
dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và đánh giá học sinh. Tích cực và nâng
cao hiệu quả công tác truyền thông. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai
trò, trách nhiệm, lương tâm đạo đức nhà giáo, khắc phục triệt để những tiêu cực
trong giáo dục
4. Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật, tạo cơ hội
thuận lợi tiếp cận giáo dục cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Duy trì vững chắc và
củng cố kết quả Phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ mức độ 3, giữ vững trường đạt
chuẩn mức độ 2.
5. Nhà trường từng bước tạo diện mạo mới, bước tiến mới đảm bảo môi
trường GD thật sự lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình
đẳng. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo sân chơi mới


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

mẻ, hấp dẫn, thu hút HS tham gia tích cực. Đổi mới, coi trọng việc thực hiện
quy chế thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên làm

việc và đánh giá thi đua nghiêm túc.
C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2016 - 2017
I. Công tác số lượng:
Toàn trường có 12 lớp, gồm 308 học sinh (05 em học sinh khuyết tật học
hoà nhập).
- Duy trì số lượng học sinh đạt 100%.
- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
- Duy trì trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%.
- Trường đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3 – XMC mức độ 2.
II. Chất lượng giáo dục:
1. Chất lượng các mặt giáo dục đại trà:
- Hoàn thành chương trình lớp học: 305/308 học sinh (đạt tỉ lệ 99.0 %).
- Hoàn thành chương trình tiểu học: 41/41 học sinh (đạty tỉ lệ 100%).
2. Chất lượng học sinh năng khiếu:
TT
1
2

Nội dung
Hội thi Viết chữ đẹp cấp TP

Thành tích
Ghi chú
02 Giải nhất, 05 giải nhì, 04 giải 15 giải

Hội thi viết chữ đẹp cấp tỉnh

ba, 04 giải khuyến khích
01 Giải nhì, 01 giải ba.


ĐẠT THÀNH TÍCH XUẤT SẮC

ĐẠT THÀNH TÍCH CÁC MẶT

SL
174

SL
92

TL %
56.5

2 giải

TL %
29.9

III. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Tổng số CBGV: 25 người. Trong đó biên chế: 22 người; hợp đồng: 3
người. GV đạt chuẩn 100%; trên chuẩn 95%. (tương đương với 20 người, không
tính số GV hợp đồng).


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

- 100% GV toàn trường thực hiện phong trào “Nghìn sáng kiến đổi mới”,
trong đó 7 sáng kiến trình bày có chất lượng xếp loại loại tốt.

- Thi GV giỏi cấp TP: 1 giải Ba
- Thi thiết kế bài giảng e-learning cấp TP: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì.
- Thi thiết kế bài giảng e-learning cấp Tỉnh: 1 giải Nhì, 1 giải Khuyến
Khích. Bài thi được chọn vào kho bài giải e-learning cấp Quốc Gia.
- Kết quả xếp loại thi đua cuối năm:
+ 25/25 CBGV, NV đạt Lao động tiên tiến, có 04 đ/c đạt CSTĐCS, 01 đ/c
đề nghị công nhận CSTĐ cấp Tỉnh, 01 đ/c được UBND tỉnh tặng bằng khen.
+ Đơn vị văn hoá Thành phố giai đoạn 2016 - 2017.
+ Trường đạt: Tập thể Lao động Xuất sắc.
+ Chi bộ đạt: Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
+ Công đoàn đạt: Công đoàn cơ sở vững mạnh.
+ Liên đội đạt: Liên đội vững mạnh xuất sắc.
+ Đạt chuẩn "An ninh trật tự trường học" năm học 2016 - 2017.
+ Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
+ Thư viện đạt: Thư viện xuất sắc.


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018
NỘI DUNG 2:

TÌM HIỂU VÀ DỰ HOẠT ĐỘNG MẪU VỀ CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM LỚP
Nội dung báo cáo: Tìm hiểu và dự hoạt động mẫu về công tác chủ
nhiệm lớp
Ngày dự: 16/10/2017
Họ tên báo cáo viên: Hoàng Thị Hải Hoài
NỘI DUNG
I. NHỮNG NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI NGHE BÁO

CÁO
CHUNG VÀ THỰC TẾ
1. Vai trò, vị trí của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc
hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh
tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo
viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ
chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà
của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là
rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh
của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp,
làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở
tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi
khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan
trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. .


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

2. Nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm.
2.1. Nắm thông tin về học sinh
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết

giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về
từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, GV phát cho mỗi HS phiếu
và yêu cầu HS điền đầy đủ thông tin vào phiếu học tập.
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1.Họ và tên:………………………………………………………........................
2. Là con thứ…………..trong gia đình……………..............................................
3.Hoàn cảnh gia đình( khá giả, đủ ăn, nghèo) ……………………………….......
4. Môn học yêu thích…………………………………………....................................
5.Môn học cảm thấy khó………………………………………….......................
6.Góc học tập ở nhà:…………………………………..........................................
7.Những người bạn thân nhất trong lớp:................................................................
8.Sở thích:……………………………………………………………..................
9.Địa chỉ gia đình: Số nhà ………tổ………………………………….................
Số điện thoại :………………………………………… …...................................
- Tổ chức bầu Hội đồng tự quản
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho hội đồng tự quản.
2.2 Tổ chức bầu Hội đồng tự quản:
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản là một công việc rất
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi
nhận lớp mới, muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân
chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và
bầu cử để chọn lựa Ban cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn được diễn ra như
sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của
người nhóm trưởng, các ban


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018


- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu
biểu để cả lớp bầu chọn.
- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống
(phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3
bạn mình chọn vào phiếu.
- 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của
mình (Lớp trưởng, Lớp phó học tập và Lớp phó lao động).
Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của
mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm
thấy “oai”, thấy tự hào.
2.3 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Ban
Việc lựa chọn Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng tự quản là vô cùng quan
trọng, đây chính là những người giúp giáo viên rất nhiều trong việc quản tất cả
các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Sau đó, HĐTQ tự mời các thành
viên tham gia vào các ban do HĐTQ điều hành.
Nhưng muốn làm được điều này, đầu năm học sau khi nhận danh sách lớp,
giáo viên trao đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu kỹ tình
hình học tập của lớp mình như: số lượng học sinh giỏi, năng khiếu, học sinh
nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to… Sau khi tìm hiểu xong, giáo viên phải đặt ra
những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban HĐTQ thật chính xác như :
- Phải nhanh nhẹn, năng nổ, nhiệt tình.
- Mạnh dạn, tự tin
- Có năng khiếu
- Năng lực học tập tốt
Phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban Hội đồng tự quản
Sau khi đã thành lập được HĐTQ, tôi đã tổ chức tập huấn cho HĐTQ học
sinh về nhiệm vụ cụ thể của từng ban và cách thức làm việc.
- Chủ tịch HĐTQ: Tổ chức, quản lí lớp học: Khi có khách đến thăm lớp,
chủ tịch giới thiệu chung và điều hành các ban lên làm việc.



Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

- Phó chủ tịch HĐTQ (Đối ngoại): giới thiệu lớp với khách về tên lớp, sĩ số
học sinh, tên giáo viên chủ nhiệm, tên và chức danh các ban, nhóm trong hội
đồng tự quản.
- Phó chủ tịch HĐTQ (Ban học tập): Kiểm tra Bài tập ứng dụng ở nhà của
học sinh, hỗ trợ giáo viên kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm, giúp đỡ học
sinh yếu.
- Ban Văn nghệ: Tổ chức văn nghệ, trò chơi, khởi động đầu tiết, tổ chức
sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Ban Học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên
nhận tài liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài tập ứng dụng của các bạn, báo cáo
với cô giáo vào đầu giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình phải
quan sát bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học tập
của lớp.
Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là ở hoạt động làm việc cả lớp, giáo viên
có thể để ban học tập thay cô giáo kiểm tra lại kiến thức mà các nhóm vừa thảo
luận xong. Muốn làm được tốt công việc đó, cuối mỗi buổi học, tôi thường mời
ban học tập ở lại để giao nhiệm vụ trước cho các em.
- Ban Lao động: Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu mỗi
buổi học phải phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm nào
chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm tra
lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn thực
hiện tốt.
- Ban Thể dục: Có nhiệm vụ theo dõi phần tập thể dục giữa giờ và các tiết
học thể dục xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt.

- Ban Sức khỏe: Theo dõi về sức khỏe nếu trong lớp bạn nào có vấn đề về
sức khỏe thì đưa bạn lên phòng y tế của trường hoặc chạy đi báo với cô y tế.
- Ban Thư viện: Ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện và sắp
xếp thư viện gọn gàng, ngăn nắp.
2.4. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là
một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích
cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ
lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh.
Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến
hành từng bước như sau:
2.5 Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được
trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn
và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây:
- Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh
liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh
các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Lịch sử, Địa lí,
Khoa học, Mĩ thuật) và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt. Sau đó
đóng lên vách tường xung quanh lớp.
10. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA MỘT “LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC

SINH TÍCH CỰC”
1. Không có học sinh chán học, bỏ học và nghỉ học không có lí do.
2. Lớp học phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính giáo
dục cao.
3. Phải sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học;
sử dụng tiết kiệm điện, nước.
4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn,
không có học sinh xả rác bừa bãi.
5. Có tập thể bạn học thân thiện: không nói tục, chửi thề; phải luôn hòa nhã
với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập.
6. Lớp học phải an toàn, không có nguy hiểm, không có tai nạn xảy ra.


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng
sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông.
8. Học sinh học đủ các môn học theo qui định, chất lượng học tập ngày
càng được nâng cao và vượt trội so với năm học trước.
9. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: thăm hỏi bạn khi
đau ốm, động viên chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách cũ
cho thư viện trường,…
10. Lớp học là môi trường bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu nghèo,
không có hiện tượng học sinh bị phạt, bị kiểm điểm phê bình trước toàn trường.
Hằng ngày, nhắc nhở các em thực hiện theo 5 nhiệm vụ của người học sinh
và 10 yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Khi có học sinh chưa
hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em đó đọc lại 5 nhiệm vụ của người học sinh
và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm được để sửa chữa, khắc phục. Nhờ vậy,

các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội qui của nhà trường,
của lớp ngày càng giảm dần.
- Số học sinh của lớp, tôi chia thành tổ , mỗi tổ có một tổ trưởng. Tổ
trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ làm trực nhật.
Nhưng một tuần đầu, tôi phải đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như:
quét lớp từ trong ra ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục giảng xuống dưới; cách cầm
chổi và đưa chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; cách trải khăn bàn, cách
lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Cứ sau mỗi giờ ra chơi, tổ trực phải đổ rác và
trà rửa sạch sọt rác rồi cất vào lớp. Sang tuần thứ hai, tôi mới giao cho lớp phó
lao động kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Tổ nào không làm tốt, lớp phó
lao động có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi tiết
học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở
nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học.
- Đối với bồn hoa của lớp, mỗi tổ sẽ chăm sóc một tuần. Qui định bồn hoa
phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô. Công việc kiểm
tra, nhắc nhở là của lớp phó lao động. Tổ nào không làm tốt sẽ bị phạt chăm sóc
bồn hoa thêm một tuần.


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

2.6 Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
a. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:
Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao
việc- học trò làm; tôi hướng dẫn- học trò thực hiện.
- Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách
làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế
nào thì đạo đức, y thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì y thức

kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.
- Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình
thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú y đến cả cách đi đứng,
nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo.
Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa
trước mặt học sinh.
- Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại .
Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. Bởi tôi quan niệm rằng
đối với học sinh tiểu học chấm điểm không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh
mà chấm điểm để nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các
em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong
học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối.
- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn
trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ
các em sửa chữa, không có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này,
lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tan nát tâm
hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao
giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động.
- Hàng ngày, GV luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi
những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra
những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen,
tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng
hoàn thiện hơn.


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

- Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm

của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một
người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy
trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao
dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa
học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân
hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như
vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.
b. Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình
ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có
nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại,
em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại,
xấu hổ (Học thầy không tày học bạn).
Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng
được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi
trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp
đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp
tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
- Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này,
các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn
khác.
- Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng y về việc
làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào dó trong lớp chứ
không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là
những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn
những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nẵm rõ đúng hay sai. Sau đó



Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

mới góp y riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi
bạn và phải sửa chữa.
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao
đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân
tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và
bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
- Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn
nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua quà đến thăm
bạn, động viên bạn an tâm chữa bệnh; những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép
bài cho bạn. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để
theo kịp chương trình.
- Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc
của tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra
chơi. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ
chức vào sáng thứ bảy. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết
định. Nhưng chủ yếu chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà
nhỏ khoảng vài chục ngàn đồng do cả lớp đóng góp. Có rất nhiều em không nhớ
ngày sinh của mình. Bởi các em chưa bao giờ được cha mẹ tổ chức sinh nhật,
chưa bao giờ được nhận một món quà mang y nghĩa sâu sắc. Vì vậy, khi được cả
lớp tổ chức sinh nhật, nhiều em rất xúc động.
2.7 Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh
Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở
thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt
tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi
mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một

cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài
ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện
nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với
nhau.
Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có
thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài
giờ lên lớp.
* Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa
Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể,
biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,...
* Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp
- Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung
chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung
thi được tôi soạn bằng chương trình powerPoint nên gây được sự thích thú, hào
hứng cho học sinh mỗi lần tham gia.
- Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ
tranh chào mừng các ngày lễ lớn.
- Tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng
đại của đất nước như: Kỉ niệm ngày thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám, Kỉ
niệm ngày quốc khánh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày giải
phóng miền Nam,...Những đoạn phim tài liệu này, tôi lấy trên mạng internet rồi
kết nối với máy chiếu, chiếu lên cho học sinh xem.

- Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và
làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. Dựa
trên hướng dẫn ở báo Chăm học, tôi tập chung cả lớp lại và hướng dẫn các em
làm việc theo nhóm. Các em cùng làm, cùng góp, giúp đỡ nhau làm việc.
Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi
cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan
trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học
sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh
ngày càng nâng cao.


Báo cáo kiến tập sư phạm

Năm học: 2017- 2018

2.8 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và
mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Về phương pháp học tập, tôi có thể
hướng dẫn cho từng em.
Khi các em đã có góc học tập, yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi
chiều và buổi tối thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được
cha mẹ kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian
học bài ở nhà của từng em. Sau đây là mẫu thời gian biểu tôi làm mẫu để hướng
dẫn học sinh:
THỜI GIAN BIỂU
Thời gian
1 giờ chiều
1 giờ 30 – 3 giờ
3 giờ - 4 giờ
4 giờ - 5 giờ

5 giờ - 7 giờ
7 giờ - 8 giờ
8 giờ - 9 giờ

Công việc
Thức dậy.
Học bài: học bài cũ và xem trước bài mới.
Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
Đi chơi thể thao.
Tắm rửa, ăn tối, chò chuyện với gia đình.
Ôn lại bài cũ.
Xem ti vi rồi đi ngủ.

Căn cứ và thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn
các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều
đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ
phương pháp học tập cho những em học yếu và những em trong đội tuyển học
sinh giỏi của lớp.
2.9 Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh.
Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà các
em là thành viên của một gia đình là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ nhiệm và
cha mẹ các em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của học
sinh.
Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau:
Thông qua nội quy nhà trường.
Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh.


×