Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua môn khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.74 KB, 30 trang )

Bài tiểu luận
MỤC LỤC


Bài tiểu luận
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, trình độ
khoa học - kĩ thuật ngày càng nâng cao kéo theo đó là những hậu quả nghiêm
trọng của nó. Cùng với vấn đề dân số, ô nhiễm môi trường đã trở thành một
trong những vấn đề quan trọng của toàn cầu. Từ nạn lũ lụt, hạn hán, động đất, sự
nóng lên của trái đất, băng tan ở hai cực, nước biển dâng cao... đã gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống con người và gây nhiều thiệt hại lớn cho con người
cũng như mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường đang ngày càng ô nhiễm bởi chất
thải công nghiêp, chất thải nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, tác động của các
khu công nghiệp, đô thị... Ở Việt Nam, trong tương lai không xa 90% diện tích
đất trồng của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập nước trong vòng bốn đến
năm tháng vào mùa mưa, sẽ bị ngập mặn do sự xâm nhập của nước biển vào
mùa khô. Nhiều vùng đất khác ở ven biển cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Chất thải, rác thải ngày càng gia tăng trong khi đó ý thức của người dân về bỏ
rác đúng quy định ngày càng hạn chế, các nguồn chất thải công nghiệp, chất thải
y tế không được xử lí. Nguồn nước ô nhiểm, không khí ô nhiểm,sức khỏe con
người bi ảnh hưởng nặng nề. Sự xuất hiện của các làng ung thư, tỉ lệ người chết
do các căn bệnh xuất phát từ vấn đề môi trường ngày càng gia tăng. Tài nguyên
sinh vật cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt... Đây phải chăng là cái giá mà toàn thể
nhân loại phải gánh chịu vì những việc làm gây ảnh hưởng đến môi trường của
mình. “Gieo gió, gặt bão” đó là quy luật nhưng quy luật đó sẽ được thay đổi nếu
mỗi chúng ta có nhận thức và ý thức về từng việc làm của mình.
Thực tế cho thấy, cách ứng xử đối với xã hội, thiên nhiên và môi trường
của mỗi người phần lớn được hình thành và căn bản được hoàn thiện ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ


môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ở nước ta nhiều
thời gian qua nhiều văn bản đã được hình thành nhằm thể chế hóa công tác bảo
vệ môi trường trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Nghị quyết 41/NQ/TW về bảo vệ môi trường, nghị quyết coi trọng tuyên
truyền giáo dục nâng cao nhận thức là một trong bảy giải pháp bảo vệ môi
trường của nước ta và chủ trương “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường


Bài tiểu luận
vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời
lượng và tiến hành môn học chính khoa đối với các cấp phổ thông”
+ Thực hiện theo yêu cầu nghị quyết số 1363/QĐ-TTG ngày 17/10/2001
của Thủ tướng chính phủ về việc “Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “ Giáo dục học sinh các cấp học,
bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp
luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, có
kiến thức về bảo về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”
Trước tình hình môi trường hiện nay thì vấn đề cần đặt ra là giáo dục ý
thức cho tất cả mọi thành phần trong xã hội đặc biệt là tập trung vào những đối
tượng còn ngồi trên ghế nhà trường để góp phần đào tạo những thế hệ con người
có đầy đủ năng lực và nhận thức. Trong tất cả các bậc học thì Tiểu học là bậc
học cơ sở, là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh tiểu học ở độ
tuổi đang phát triển và hoàn thiện dần về nhân cách chính vì vậy cần phải chú
trọng giáo dục các em ngay từ bậc học này. Thông qua thực tế giảng dạy, thông
qua nội dung môn học sẽ hình thành và bồi dưỡng cho học sinh năng lực nhận
thức để từ đó có hành vi, thái độ ứng xử đúng đắn góp phần vào công tác bảo vệ
môi trường.
Thưc tế cho thấy, sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5 đã lồng ghép, tích
hợp ở nhiều mức độ khác nhau về những kiến thức nhằm giáo dục môi trường
cho học sinh. Đây là căn cứ, là cơ sở quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục

môi trường cho các em. Chính giáo viên là người dẫn dắt, giúp các em nhận thức
để từ đó có ý thức tích cực hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Việc giáo dục
môi trường cho học sinh lớp 5 lâu nay vẫn được thực hiện và ít nhiều đem lại
hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số trường việc giáo dục môi trường cho học sinh lớp
5 thông qua môn khoa học vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn.
Vậy làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học
sinh lớp 5 thông qua môn khoa học tôi đã chọn vấn đề “ Biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua môn Khoa học”
làm đề tài nghiên cứu.


Bài tiểu luận
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng giáo dục môi trường hiên nay để đề ra các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua
môn Khoa học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5
thông qua môn Khoa học.
- Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5
thông qua môn Khoa học.
- Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho
học sinh lớp 5 thông qua môn Khoa học.
4. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua
môn Khoa học.
5. Giới hạn nghiên cứu
Vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua môn Khoa học ở
trường Tiểu học Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
6. Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu.
2. Phương pháp điều tra
3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.


Bài tiểu luận
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Các khái niệm có liên quan
a. Môi trường là gì?
- Môi trường là tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, có
tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh
vật.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật. (Điều 3, luật bảo vệ môi trường, 2005)
b. Giáo dục môi trường
Là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính
quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới
những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một
xã hội bền vững về sinh thái.
c. Học sinh lớp 5
Là trẻ em trong độ tuổi 10 đến 11 tuổi đang học lớp 5 tại các trường tiểu
học.
d. Môn Khoa học
Là một trong số những môn học bắt buộc được dạy trong chương trình lớp
5. Môn khoa học cung cấp cho học sinh các kiến thức xoay quanh các chủ đề về
con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng, thực vât và động vật, môi trường
và tài nguyên thiên nhiên.
2. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5

Học sinh lớp 5, đây là lứa tuổi các em còn ngây thơ, trong sáng. Bản tính
của trẻ luôn được thể hiện ra bên ngoài không hề che dấu. Đây là lứa tuổi đang
lớn lên, đang hoàn thiện về cơ thể và đang phát triển vầ tâm hồn. Các em đang
dần dần bắt đâu hình thành về nhân cách cá nhân.
Trước hết về tính cách: ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em mới có được sự
hình thành về tính cách, chưa ổn định nên dễ có sự thay đổi dưới tác động của
gia đình, nhà trường và xã hôi. Tính cách các em thường bất thường, bướng bỉnh
nhưng cũng có nhiều nét tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương


Bài tiểu luận
người...Hồn nhiên trong quan hệ với mọi người, các em rất cả tin, tin vào thầy
cô, tin vào sách vở, tin vào vào người lớn và tin vào khả năng của bản thân. Các
em rất thích hoạt động và làm việc gì đó phù hợp với khả năng của mình nên có
thể sớm hình thành thói quen đối với lao động. Ở độ tuổi này, tính bắt chước của
các em còn rất đậm nét. Các em bắt chước hành vi, cử chỉ của giáo viên, của
người mà các em coi là thần tượng.
Đối với nhu cầu nhận thức: các em có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung
quanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ có liên quan. Nhu cầu nhận thức của các em
ngày càng tăng theo độ tuổi, nên ở lớp 2, 3 các em có nhu cầu tìm hiểu: Đây là
gì? Thì sang lớp 4, 5 các em lại muốn tìm hiểu: Tại sao có? Nó như thế nào?
Nhu cầu này có thể bị ức chế, dập tắt từ chính việc học của các em.
Cuối cùng về tình cảm: Đây là cái quan trọng để gắn kết nhận thức với với
hoạt động của trẻ. Xúc cảm của các em thường nảy sinh từ các tác động của
người xung quanh, từ các sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động. Tuy nhiên ở độ
tuổi này các em dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hảm cảm xúc của mình. Đồng
thời tình cảm của các em cũng rất mỏng manh, chưa bền vững và sâu sắc. Nếu
các em ưa thích đối tượng này nhưng đối tượng khác hấp dẫn hơn thì các em dễ
dàng bị lôi cuốn vào đó và lãng quên đối tượng cũ đó. Nhưng nếu cảm xúc về
một sự vât, hiện tượng, nhân vật nào đó được cũng cố thường xuyên trong cuộc

sống thông qua các hoạt động thì sẽ hình thành tình cảm sâu đậm, bền vững.
Học sinh lớp 5 là độ tuổi mà mà tính cách, nhận thức, tình cảm còn chưa
bền vững. Các em còn hồn nhiên, trong sáng và rất cả tin. Đây là đặc điểm thuận
lợi để giáo dục học sinh. Cần tận dụng những đặc điểm về tình cảm, nhận thức
mà các em đang có để kết hợp giáo dục môi trường một cách có hiệu quả. Dựa
trên những đặc trưng nhân cách đang hình thành ở học sinh tiểu học để các lực
lượng giáo dục có phương pháp giáo dục đúng đắn. Đảm bảo vừa cung cấp kiến
thức, vừa hình thành nhận thức cho học sinh.
3. Mục tiêu dạy học môn Khoa học lớp 5
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về:
+ Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người; cách
phòng tránh một số bệnh thông thường và một số bệnh truyền nhiễm.
+ Sự trao đổi chất, sự sinh sản của động vật và thực vật.


Bài tiểu luận
+ Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng
lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
- Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ năng:
+ Ứng xử phù hợp với các vấn đề về sức khỏe bản thân, gia đình và cộng
đồng.
+ Quan sát và làm một số thí nghệm thực hành khoa học đơn giản và gần
gũi với đời sống sản xuất.
+ Nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để
giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời, bài viết, hình vẽ, sơ đồ...
+ Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng giữa các sự vật,
hiện tượng đơn giản trong tư nhiên.
- Hình thành ở học sinh những thái độ, hành vi, thói quen:
+ Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và
cộng đồng.

+ Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào
đời sống.
+ Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp, có ý thức và hành
động bảo vệ môi trường xung quanh.
4. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5
Nội dung chương trình Khoa học lớp 5 xoay quanh những kiến thức xoay
quanh bốn chủ đề.
+ Con người và sức khỏe gồm:
 Sự sinh sản ở người, sự lớn lên và phát triển cơ thể. Vệ sinh tuổi dạy thì.
Chất gây nghiện.
 Phòng chết đuối.
 Phòng một số bệnh qua muỗi: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm
gan.
 An toàn khi sử dung thuốc.
+ Vật chất và năng lượng:


Bài tiểu luận
 Tính chất, ứng dụng của một số vật liệu thường dùng: kim loại(sắt, đồng,
nhôm) và hợp kim (gang, duyara), đá vôi, gốm, gạch, ngói, xi măng, thủy tinh,
cao su, chất dẻo, tơ, sợi.
 Sự biến đơi hóa học của một số chât.
 Tầm quan trọng và cách sử dựng của một số năng lượng: than đá, dầu
mỏ, khí đốt, mặt trời, gió, nước, năng lượng điện.
+ Thực vật và động vật gồm:
 Sự sinh sản của cây xanh.
 Sự đẻ trứng và đẻ con của một số loài động vật.
+ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên gồm:
 Một số ví dụ về môi trường và tài nguyên.
 Vai trò đối với con người. Tác động của con người đối với môi trường tự

nhiên. Dân số và tài nguyên.
5. Ý nghĩa của việc giáo dục môi trường cho học sinh
Giáo dục môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ
môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi văn minh, lịch
sự và thân thiện với mọi người. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc
và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường của con người là
một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do
vậy cần phải giáo dục cho học sinh biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng
của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để bảo vệ môi
trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những nội dung quan
trọng nhằm đào tạo những có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi
trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường trong thực tiễn.
6. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn Khoa
học lớp 5
Đây là chuẩn chung đã được Bộ giáo dục đặt ra cho tất cả các lớp 5 ở
trường tiểu học, đây là căn cứ để giáo dục các em theo một hướng nhất định.


Bài tiểu luận
Đối với môn Khoa học, nội dung sách giáo khoa đã được xây dựng với một
số lượng tương đối các kiến thức có tác dụng giáo dục môi trường cho học sinh
và các kiến thức đó được tích hợp ở nhiều mức độ khác nhau như:
- Mức độ toàn phần là những bài có nội dung, mục tiêu bài học trùng hợp
phần lớn hoặc hoàn toàn với nội dung giáo dục môi trường như thuộc chủ đề
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có các bài: Bài 68-Một số biện pháp bảo
vệ môi trường, Bài 69-Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Mức độ bộ phận là những bài chỉ có một phần bài học có nội dung giáo
dục môi trường được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hoặc một vài câu như:
ở chủ đề Con người và sức khỏe có các bài :Bài 12-Phòng bệnh sốt rét, Bài 13Phòng bệnh sốt xuất huyết, Bài 14- Phòng bệnh viêm não, Bài 15- Phòng bệnh

viêm gan A. Ở chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có các bài: Bài 65Tác động của con người đến môi trường rừng, Bài 66- Tác động của con người
đến môi trường đất, Bài 67- Tác động của con người đến môi trường không khí
và nước.
- Mức độ liên hệ là bài học mà các kiến thức giáo dục môi trường không
được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có
thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục môi trường. Cụ thể có các bài như: Ở
chủ đề Vật chất và năng lượng có
Bài 22: Tre, mây, song;
Bài 23: Sắt, gang, thép;
Bài 24: Đồng và hợp kim của đồng;
Bài 26: Đá vôi;
Bài 27: Gốm xây dựng: gạch, ngói;
Bài 28: Xi măng;
Bài 29: Thủy tinh;
Bài 30: Cao su;
Bài 31: Chất dẻo;
Bài 32: Tơ sợi;
Bài 40: Năng lượng;
Bài 42, 43: Sử dụng năng lượng chất đốt;
Bài 44: Sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy;


Bài tiểu luận
Bài 45: Sử dụng năng lượng điện;
Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dựng điện;
Bài 49,50: Ôn tập về vật chất, năng lượng.
Và phần lớn các bài trong chủ đề Thực vật và động vât đều có thể liên hệ
nội dung giáo dục môi trường.
Đây là cơ sở quan trọng nếu giáo viên có phương pháp giảng dạy thích hợp
sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục môi trường cho học sinh.

7. Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
 Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho học sinh có sự hiểu biết và
sự nhạy cảm về vấn đề môi trường cùng với các vấn đề của nó. (nhận thức)
 Hình thành những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi
trường. (kiến thức)
 Hình thành những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ
môi trường. (hành vi, thái độ)
 Có những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác
cùng tham gia. (kĩ năng)
 Thể hiện được tinh thần, trách nhiệm trước các vấn đề môi trường và có
hành động thích hợp giải quyết vấn đề. (tham gia tích cực)
II. Thực trạng công tác giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông
qua môn Khoa học ở trường tiểu học Đồng Phú
1. Vài nét về trường tiểu học Đồng Phú
Trường Tiểu học Đồng Phú thuộc phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Địa chỉ: Đường Hai Bà Trưng - tổ dân phố 7 phường Đồng Phú - Thành
phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
Trường Tiểu học Đồng Phú được thành lập trên cơ sở trường PTCS Đồng
Phú vào ngày 30 tháng 5 năm 1990.
Từ 1990 đến nay, thực hiện cải cách giáo dục, trường Tiểu học Đồng Phú
được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở, được Phòng GD-ĐT Thị xã và Sở GD
- ĐT Quảng Bình chọn làm trường trọng điểm chất lượng cao của giáo dục Tiểu
học. Trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh, 13 năm được nhận


Bài tiểu luận
cờ dẫn đầu của bậc Tiểu học tỉnh. Trường đã được nhận bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ và nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục, của tỉnh và thành phố;
được Nhà nước tặng Huận chương lao động hạng Ba, Huân chương lao động

hạng Nhì. Đặc biệt, ngày 17/ 03/ 2006, trường được Nhà nước phong tặng danh
hiệu cao quý “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.
Hiện nay trường có 34 lớp học với 1304 học sinh, hơn 50 cán bộ giáo viên.
Cơ sở vật chất khá đầy đủ với 34 phòng học, 4 phòng làm việc, các bép ăn bán
trú, có nhà đa năng và phòng chức năng.
2. Thực trạng công tác giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông
qua môn Khoa học ở trường tiểu học Đồng Phú
a. Thực trạng công tác giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua
môn Khoa học ở trường tiểu học Đồng phú:
Trước tình hình môi trường hiện nay, công tác giáo dục môi trường đang
đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho cho mỗi cá nhân làm trong ngành giáo dục.
Nhận thấy được vai trò của mình trong việc giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ,
nhằm đem lại cho các em kiến thức và nhận thức về các vấn đề môi trường.
Trong những năm qua, trường tiểu học Đồng Phú đã có nhiều kế hoạch trong
công tác giáo dục học sinh. Cụ thể, nhà trường luôn chỉ đạo, quán triệt thực hiện
công tác giáo dục môi trường cho học sinh thông qua việc lồng ghép, tích hợp
nội dung giáo dục qua các môn học. Trong số đó việc giáo dục môi tường cho
học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Khoa học đã đạt được một số kết quả
nhất định.
Nhà trường đã chỉ đạo toàn thể giáo viên, đảm bảo trong môn Khoa học
vừa hình thành kiến thức bộ môn vừa nâng cao nhận thức môi trường cho học
sinh.
Bên cạnh đó nhà trường có một đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình với công
việc, bản thân mỗi giáo viên đều nhận thức được nhiệm vụ của mình trong việc
giáo dục các em.
Theo kết quả điều tra đối với 6 giáo viên lớp 5 thì cả 6 giáo viên tức 100%
giáo viên lớp 5 đều cho rằng nhà trường luôn thường xuyên quán triệt, chỉ đạo
công tác giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua môn khoa học. Đồng
thời có 1 giáo viên chiếm 16,7% cho rằng mình thỉnh thoảng có tích hợp giáo



Bài tiểu luận
dục môi trường cho học sinh và 83,3% số giáo viên còn lại cho rằng mình luôn
thường xuyên tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông
qua môn Khoa học. Tuy việc tích hợp giáo dục môi trường thông qua môn Khoa
học đối với một số giáo viên còn gặp khó khăn mà cụ thể là 4 giáo viên chiếm
66,6% cho rằng còn gặp khó khăn, 33,45% giáo viên không cảm thấy khó khăn
tuy nhiên tất cả các giáo viên đều ý thức về trách nhiệm của mình trong công tác
giáo dục môi trường cho học sinh. Cùng với việc nhà trường luôn tạo điều kiện,
giúp đỡ các giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, các thầy cô đã không ngừng
tìm tòi học hỏi qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng...để tìm hiểu,
mở rộng các kiến thức về môi trường để có thể phục vụ cho nội dung giảng dạy
về môi trường, đem đến cho học sinh những kiến thức chính xác và phong phú
về các vấn đề môi trường.
Đối với môn Khoa học lớp 5, đây là môn học mà các em được tìm hiểu
nhiều kiến thức về thiên nhiên, môi trường và trong bản thân các chủ đề kiến
thức như : con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng hay thực vật và động
vật cũng có tích hợp một số lượng lớn các kiến thức về môi trường. Thực hiện
nhiệm vụ chung là giáo dục môi trường cho học sinh thông qua môn học, hầu
hết các giáo viên lớp 5 khi dạy môn khoa học đều tuân thủ các yêu cầu. Tùy
từng bài học mà giáo viên chuẩn bị về soạn bài, các kiến thức có liên quan đến
giáo dục môi trường để đảm bảo việc hình thành kiến thức bài học phải kết hợp
với bổ sung kiến thức về môi trường. Nhiều tiết học đã được các thầy cô đầu tư,
chuẩn bị kĩ lưỡng.
Một điều kiện thuận lợi của trường so với các trường ở các khu vực khác là
trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ như các phương tiện máy chiếu, tivi, đầu
đĩa, băng hình, tranh ảnh...đã tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt tiết dạy
giáo dục môi trường của mình. Theo ý kiến của 100% giáo viên lớp 5 thì cơ sở
vật chất của nhà trường đã có thể đáp ứng nhu cầu giảng dạy các nội dung giáo
dục môi trường thông qua môn Khoa học. Bên cạnh đó, học sinh là đối tượng

trực tiếp tiếp thu kiến thức, các em hầu như đều rất hứng thú khi được tìm hiểu
những kiến thức về môi trường đặc biệt những tiết học giáo viên có chuẩn bị trò
chơi hay các tình huống để các em đóng vai giải quyết. Cụ thể theo các giáo
viên thì 33,3% cho rằng học sinh rất tích cực khi học các nội dung tích hợp giáo


Bài tiểu luận
dục môi trường, 50% giáo viên khác thì cho rằng phần lớn học sinh tích cực và
một số khác thì không và 16,6% giáo viên thì cho rằng phần lớn học sinh tích
cực, một số ít có thái độ bình thường như khi học các môn học khác và cũng có
một số em đôi khi không chú tâm. Qua những số liệu này cho thấy đa số học
sinh đã có thái độ tích cực khi học các nội dung lồng ghép giáo dục môi trường
bên cạnh một số ít thì không có hứng thú tuy nhiên con số này không nhiều điều
này được thể hiện trong kết quả điều tra đối với học sinh 6 lớp 5 tại trường tiểu
học Trần Quốc Toản với tổng số 182 thì có 30 em chiếm 16,5% cho rằng mình
thích khi được học các nội dung giáo dục môi trường và số còn lại là rất thích.
Điều này chứng tỏ rằng hầu hết các em đều rất hứng thú với những nội dung về
giáo dục môi trường.
Với những kiến thức mà giáo viên trang bị các em khi học xong môn Khoa
học lớp 5 sẽ có thể hình thành cho các em những nhận thức và việc làm có lợi
cho môi trường. Và nhiều em đã có những hành vi việc làm tích cực góp phần
bảo vệ môi trường như dọn vệ sinh trường lớp, biết khuyên bạn khi thấy bạn có
việc làm không tốt ảnh hưởng đến môi trường... Điều này được thể hiện cụ thể
hơn trong kết quả điều tra. Cả 6 giáo viên tức 100% đều cho rằng bện cạnh một
số ít học sinh chưa có ý thức đầy đủ thì hầu hết tất cả các em đều ý thức và có
những việc làm tích cực.
Bên cạnh những giờ học trong lớp, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham
gia những hoạt động lao động, dọn vệ sinh lớp học, khuôn viên trường,... 100%
học sinh đều cho rằng mình thường xuyên có tham gia các hoạt động lao động,
dọn vệ sinh trường lớp. Với đặc điểm học sinh lớp 5 có phần trưởng thành hơn

về tâm sinh lí cũng như nhận thức so với học sinh các lớp dưới chính vì vậy nhà
trường cũng đã tổ chức nhiều hoạt động lao động cũng như ngoại khóa về môi
trường để các em tham gia như: hoạt động khuyên góp giấy vụn, sách báo, vỏ
lon... được nhà trường thường xuyên tổ chức. Theo điều tra thì có 8,2% học sinh
lớp 5 thích và 91,8% số học sinh còn lại thì rất thích tham gia các hoạt động này.
Bên cạnh đó mỗi giáo viên đều tăng cường dám sát công tác lao động cũng như
ý thức giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp của học sinh mình đồng thời yêu cầu
học sinh tự dám sát lẫn nhau và báo cáo với giáo viên những trường hợp vi


Bài tiểu luận
phạm về giữ gìn vệ sinh môi trường trên cơ sở đó giáo viên kiệp thời ren đe và
chấn chỉnh.
Hầu hết các giáo viên đều luôn ý thức về mỗi việc làm của mình để trở
thành một tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Ngoài ra các thầy cô đều luôn
tìm tòi để có hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề môi trường để phục vụ cho quá
trình giảng dạy.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được của việc giáo dục môi trường cho
học sinh lớp 5 thông qua môn khoa học thì vẫn còn có vấn đề tồn đọng. Trong
số hầu hết học sinh lớp năm đều hứng thú khi được tìm hiểu về môi trường thì
vẫn có một số ít các em còn thờ ơ, không chú tâm và đôi khi còn có nhiều hành
vi ảnh hưởng đến môi trường như vứt vỏ bánh kẹo, hộp sữa trong sân trường,
hộc bàn gây mất vệ sinh trường lớp. Đồng thời không tích cực khi tham gia các
hoạt động lao động hay các cuộc thi tìm hiểu có liên quan đến vấn đề môi
trường mặc dù ngay từ các lớp 1 đến lớp 4 các em đã được trang bị nhiều kiến
thức về vấn đề môi trường.
b. Nguyên nhân của những mặt làm được và chưa làm được:
Giáo dục môi trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn
hiện nay. Tuy nhiên quá trình ấy vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn
đặt biệt là từ công tác giảng dạy. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng có thể là khách

quan hoặc chủ quan.
Một mặt là do thời gian của một tiết dạy ngắn bên cạnh những bài có nội
dung giáo dục môi trường thì đối với những bài tích hợp nội dung giáo dục môi
trường đôi khi không được giáo viên chú trọng hoặc do vấn đề thời gian chi
phối. Để có một tiết dạy môi trường sinh động, lôi cuống, thu hút được sự tập
trung chú ý của học sinh đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tranh ảnh đa dạng
hay sử dựng máy chiếu, tivi cho học sinh quan sát những tranh ảnh có liên quan
đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên việc chuẩn bị như vậy cho một tiết
học thường mất nhiều thời gian, công sức. Khi đó việc sử dụng các phương tiện
trực quan sẽ tạo ra sự lo ngại cho giáo viên vừa phải đảm bảo nội dung bài dạy
vừa phải đảm bảo mục tiêu giáo dục môi trường. Việc bố trí thời gian không hợp
lí sẽ dẫn đến nhiều hạn chế cho tiết học, bài giảng với lí thuyết suông thiếu hình
ảnh hay phim ảnh minh họa sẽ thiếu tính thuyết phục đối với học sinh đặc biệt


Bài tiểu luận
học sinh nhỏ tuổi nên làm cho tiết học có nôi dung giáo dục môi trường trỏ nên
nhàm chán.
Do điều kiện vị trí của trường, được đặt giữa trung tâm thành phố với
khuôn viên và quang cảnh ít cây cối, hoa lá trong khi đó để dạy môn khoa học
mà tích hợp giáo dục môi trường thì cần phải tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc
với thực tế thiên nhiên, để các em gần gũi từ đó hình thành tình yêu thiên nhiên
và ý thức bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đa số giáo viên có ý thức và lòng nhiệt tình với công việc thì vẫn
còn một số ít giáo viên chưa tích cực trong việc tìm hiểu nội dung giáo dục môi
trường có thể lồng ghép trong môn Khoa học lớp 5 cũng như việc tìm hiểu mở
rộng kiến thức về các vấn đề môi trường dẫn đến hiệu quả của việc tích hợp giáo
dục môi trường thành công.
Trong khi nhiều học sinh rất hứng thú với những tiết dạy có tích hợp giáo
dục môi trường thì vẫn còn có các đối tượng học sinh không tập trung chú ý gây

ảnh hưởng đến chất lượng tiết học. Cuối cùng là kiến thức về các vấn đề môi
trường học sinh thu được không cao.
Một điều rất phổ biến hiện nay mà không chỉ riêng ở trường Tiểu học Đồng
Phú đó là học sinh không làm công việc trực nhật hằng ngày mà thay vào đó là
các cô chú làm nhiệm vụ quét dọn thay các em. Chính điều này đã làm hạn chế
một phần ý thức bảo vệ môi trường của các em. Thiết nghĩ học sinh lớp 5 là lứa
tuổi mà các em đã có sự trưởng thành hơn về cơ thể, về sức khỏe. Vậy thì sao
không tạo điều kiện để các em được thực hiện nhiệm vụ quét dọn phòng học nơi
các em được tiếp xúc hằng ngày để các em ý thức hơn. Với thói quen đã có
người làm thay, các em sẽ có thái độ ỉ lại. Dù được học rất nhiều về giáo dục
môi trường trên lớp thông qua môn Khoa học cũng như các môn học khác
nhưng lại thiếu một môi trường để các em thể hiện ý thức của mình sau khi đã
được giáo dục thì hiệu quả thu được sẽ ít có cơ hội phát huy trong chính hành
động thực tế của các em.
III. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh
lớp 5 thông qua môn Khoa học
1. Xác định mục tiêu giáo dục môi trường trong môn Khoa học lớp 5


Bài tiểu luận
 Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường sống gắn với các
em, môi trường sống gắn với con người.
 Hình thành các khái niêm ban đầu về môi trường, môi trường tự nhiên,
môi trường nhân tạo, sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.
 Biết một số tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, quan hệ khai thác, sử
dụng môi trường. Biết mối quan hệ giữa các loài trên chuổi thức ăn tự nhiên.
 Những tác động của con người làm biến dổi môi trường cũng như sự cần
thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
 Hình thành cho học sinh những kĩ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo
vệ môi trường một cách thiết thực, rằng luyện năng lực nhận biết những vấn đề

về môi trường.
 Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi,
thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức hành vi bảo vệ môi trường.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh lớp
5 thông qua môn Khoa học
Giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường là công việc không phải
ngày một ngày hai. Công việc này đòi hỏi mỗi giáo viên cần có tinh thần trách
nhiệm và tận tâm trong công việc. Căn cứ trên nội dung môn khoa học lớp 5,
mỗi giáo viên phải xác định rõ những việc mình phải làm để góp phần thực hiện
nhiệm vụ giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5. Cụ thể:
Biện pháp 1: Nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa, xác định
nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép trong môn Khoa học lớp 5 và kế
hoạch cụ thể cho việc giáo dục môi trường cho học sinh trong mỗi tiết học sao
cho có hiệu quả.
Mức độ toàn phần: Đối với những bài này giáo viên tổ chức tiết học sao
cho đảm bảo học sinh lĩnh hội hết nội dung bài học cũng chính là góp phần giáo
dục môi trường cho trẻ.
Mức độ bộ phận: Đối với những bài với mức độ này giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
- Xác định nội dung giáo dục môi trường tích hợp trong nội dung bài học là
gì?


Bài tiểu luận
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào của bài?
-

Tích hợp giáo dục môi trường vào hoạt động dạy học nào trong quá trình

tổ chức dạy học?

- Cần chuẩn bị đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học giá viên tổ chức tiết dạy bình thường, phù hợp với
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học môn học. Giáo viên cần lưu ý lồng
ghép, tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp, đảm bảo mục tiêu bài học theo đúng yêu cầu
của bài học, môn học. Giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc
phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục môi trường chính là góp phần
giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Ở những bài như: Bài 12- Phòng bệnh sốt rét, ở lệnh dấu chấm hỏi
thứ hai với nội dung: “Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?”.
Bài-13 Phòng bệnh sốt xuất huyết ở lệnh với nội dung: “Gia đình bạn thường sử
dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?”.
Bài 14: Phòng bệnh viêm não ở lệnh với nội dung: “ chúng ta có thể làm gì
để phòng bệnh viêm não?” Ở những nội dung này, giáo viên cần phải liên hệ
giúp cho học sinh nhận thấy việc làm tốt nhất để phòng tránh những căn bệnh
trên là phải giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường học, khu vực mình đang sống. Bảo vệ
môi trường cũng chính là bảo vệ cơ thể tránh phải những bệnh trên.
Đối với mức độ liên hệ: Phần lớn các bài trong chủ đề Thực vật và động
vât đều có thể liên hệ nội dung giáo dục môi trường.
Ví dụ:
Bài 22: Mây, tre, song. Trong quá trình giới thiệu về tính chất và công dụng
của tre, mây, song, giáo viên có thể liên hệ về việc khai thác hợp lí mây, tre,
song phục vụ cho nhu cầu của con người, tránh khai thác một cách bừa bãi sẽ
gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Bài 23,24,26: Cũng có thể liên hệ tương tự như vậy. Việc khai thác khoáng
sản cũng như luyện kim đem đến cho con người những vật dụng cần thiết cho
cuộc sống. Tuy nhiên, mặc trái của sự phát triển là sự suy thoái nguồn tài
nguyên và ô nhiễm môi trường do sản xuất các nguyên liệu trên. Chính vì vậy
cần có ý thức khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó.



Bài tiểu luận
Bài 26: Đá vôi, bên cạch việc giới thiệu tính chất và công dụng của đá vôi,
giáo viên có thể liên hệ nội dung giáo dục môi trường ở hai khía cạnh: thứ nhất,
việc khai thác đá vôi làm nguyên liệu để lát đường, tạc tượng, nung vôi, sản xuất
xi măng,...nếu không có kế hoạch hợp lí sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên núi đá
vôi, làm thay đổi cảnh quan môi trường. Mặt khác quá trình khai thác, sử dụng
đá vôi để sản xuất các nguyên liệu nói trên có thể dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi
trường( ô nhiễm không khí, nguồn đất, nước...).
Bài 27: Gốm xây dựng: gạch, ngói. Ở bài học này giáo viên có thể liên hệ:
“Đất là tài nguyên quý giá không chỉ là nơi để con người sinh sống, xây dựng
nhà cửa, trồng trọt mà, là môi trường sống của các loài động, thực vật mà còn là
nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch, ngói, làm đồ gốm...phục vụ cho nhu cầu
của con người. Chính vì vậy mỗi người chúng ta cần phải góp phần vào giữ gìn
và bảo vệ tài nguyên đất, không làm cho đất bị ô nhiễm và tránh khai thác đất
một cách bừa bãi” Giáo viên có thể hỏi thêm: “Vậy ở lứa tuổi của mình, các em
sẽ làm gì để bảo vệ tài nguyên đất?” Đây là cách giáo viên có thể khơi gợi ở học
sinh thức và từ đó có những hành động, việc làm phù hợp góp phần bảo vệ tài
nguyên đất.
Với bài 28: Xi măng. Giáo viên cần liên hệ: “Xi măng là nguyên liệu quan
trọng phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, cầu cống...Tuy nhiên việc sản xuất xi
măng cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do
thải ra nhiều khói, bụi. Bên cạnh đó việc sản xuất xi măng phải lấy nguên liệu từ
thiên nhiên như đá vôi. Chính vì vậy sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.”
Với bài 29: Thuỷ tinh. Giáo viên phải giúp cho học sinh nhận thấy rằng: “
Những sản phẩm được làm bằng thủy tinh rất đa dạng và phong phú, được ứng
dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, trang trí, đồ dùng gia đình...Tuy
nhiên bên cạnh những lợi ích đó thì việc sản xuất thủy tinh lại gây ra nhiều hậu
quả không tốt cho môi trường mà cụ thể khai thác làm mất cân bằng giữa lượng
đất cát và đất thịt có trong tự nhiên, và vận chuyển sẽ gây ồn và bụi ảnh hưởng
đến môi trường và sức khỏe của con người”.

Tương tự giáo viên có thể liên hệ đối với những bài như bài Cao su: “Việc
khai thác nhiều than đá và dầu mỏ để làm cao su nhân tạo sẽ gây cạn kiệt nguồn


Bài tiểu luận
tài nguyên thiên nhiên và trong quá trình sản xuất cũng thải ra nhiều khói bụi
ảnh hưởng đến môi trường”
Với chủ đề Thực vật và động vật, các bài như: Sự sinh sản của động vật, Sự
sinh sản của ếch, Sự sinh sản và nuôi con của chim, Sự sinh sản của thú... hoàn
toàn có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường như: giáo dục các em biết yêu
quý các loài động vật, có ý thức tuyên truyền và bảo vệ các loài động vật, đặc
biệt là các loài động vật quý.
Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề
gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có những
kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
Khi tổ chức dạy học giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường,
phù hợp với hình thức và phương pháp dạy học bộ môn. Trong quá trình tổ chức
các hoạt động dạy học, giáo viên liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hòa, đúng mức,
tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học
Như chúng ta đã biết trong dạy học, để đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy thì
yếu tố quan trọng trên hết đó chính là phương pháp dạy học, là cách thức giáo
viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức. Đặc biệt để giáo dục môi trường cho
học sinh lớp 5 thông qua nội dung được tích hợp trong sách giáo khoa môn
Khoa học thì việc lựa chọn phương pháp dạy học lại càng phải được chú trọng
sao cho đảm bảo vừa thực hiện được mục tiêu vừa hình thành kiến thức vừa giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Để dạy môn Khoa học có rất nhiều
phương pháp nhưng phương pháp nào là thật sự có hiệu quả cho mục đích giáo
dục môi trường? Vấn đề này cần phải được mỗi giáo viên quan tâm.
Trước tiên phải kể đến phương pháp quan sát bởi đây là phương pháp

dạy học đặc trưng cho các môn tự nhiên-xã hội và cũng là phương pháp đem lại
nhiều hiệu quả cho giáo dục môi trường. Người ta vẫn hay nói “Trăm nghe
không bằng mắt thấy” và với lứa tuổi của học sinh tiểu học thì câu nói này
tương đối đúng bởi do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là tư duy trực
quan, hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ, logic. Các em nhớ và giữ gìn
chính xác những sự vật hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định
nghĩa, những câu giải thích bằng lời. Được trực tiếp quan sát một hiện tượng,


Bài tiểu luận
một vấn đề hay một hình ảnh sẽ đem lại sự hứng thú học tập hơn là chỉ thông
qua lí thuyết suông. Khi sử dựng phương pháp này giáo viên cần phải lưu ý thực
hiện theo đúng quy trình.
- Trước tiên phải xác định mục đích quan sát. (Tức phải xác định việc tổ
chức cho học sinh quan sát nhằm mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ gì.)
- Lựa chọn đối tượng quan sát (Trong quan sát giáo viên nên ưu tiên tổ
chức cho học sinh quan sát những sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh các em
như những khu vực có vấn đề về môi trường trong khu vực các em đang sống,
nhưng cây hoa trong vườn, trong sân trường đối với bài Cơ quan sinh sản của
thực vật có hoa...)
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát. (Tùy từng đối tượng quan sát,
kích thức, số lượng mà giáo viên lựa chọn cho học sinh quan sát ở những hình
thức khác nhau có thể là nhóm, cá nhân hay cả lớp.)
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. (Kết quả này hoc sinh có thể trình
bày dưới dạng lời hoặc phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị)
Ví dụ:
Bài 52: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Sau khi học song phần kính
lúp, học sinh đã được tìm hiểu về những loài hoa có nhị, nhụy hay cả nhụy và
nhi. Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh của những loại hoa mà
giáo viên đã chuẩn bị hoặc những bông hoa do giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn

bị ở nhà. Học sinh sẽ quan sát theo nhóm và trình bày kết quả quan sát vào phiếu
học tập và đính kết quả của nhóm lên bảng. Qua hoạt động quan sát này sẽ giúp
cho học sinh được tự mình khám phá những đặc điểm của các loài hoa từ đó
hình hành tình yêu và ý thức bảo vệ các loài hoa. Sau khi kết thúc hoạt động
quan sát không chỉ tổng kết và nhận xét kết quả quan sát, giáo viên còn cần phải
chủ động khơi dạy ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh như: “Các loài hoa
trong thiên nhiên thật đa dạng và phong phú, mỗi loài hoa có một vẽ đep và
những điều bí ẩn mà chúng ta cần khám phá. Chính vì vậy các em phải góp một
phần công sức của mình vào bảo vệ, chăm sóc các loài hoa làm cho môi trường
sống của chúng ta thêm tươi đẹp nhé...”
Tương tự như thế giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở những
bài học khác. Để cho tiết dạy nhằm giáo dục môi trường được tốt và đem lại


Bài tiểu luận
hiệu quả giáo viên cần chuẩn bị hệ thống tranh ảnh thật đa dạng, phong phú về
các vấn đề liên quan đến môi trường được đề cập trong bài học. Có thể là tranh
ảnh, máy chiếu, máy thu hình và càng tốt hơn khi các em được quan sát trực tiếp
ngoài thực tế.
Kế đến là phương pháp thảo luận, đây là phương pháp trong đó giáo viên
tổ chức đối thoại giữa học sinh với giáo viên hoặc giữa học sinh với học sinh
nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một vấn đề do môn học đặt ra
hoặc vấn đề do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi nhằm tìm hiểu hoặc đưa ra giải pháp,
kiến nghị, những quan niệm mới...Trong phương pháp thảo luận học sinh giữ vai
trò chủ động đề xuất kiến nghi, tranh luận, thảo luận. Giáo viên giữ vai trò nêu
vấn đề, gợi ý khi cần thiết và tổng kết thảo luận. Trong giáo dục môi trường,
phương pháp thảo luận được sử dựng nhằm giúp học sinh huy động trí tuệ của
tập thể để tìm hiểu những vấn đề môi trường mà mình khám phá được để từ đó
cùng nhau đưa ra những kiến nghị, những phương pháp giải quyết phù hợp với
thực trạng và khả năng thực hiện của các em.

Đây là phương pháp dạy học tích cực, học sinh được tự mình bày tỏ những
quan điểm, ý kiến, thái độ và biết lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề
môi trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua đó giúp học sinh nhận thức
và có thái độ đứng đắn trong ứng xử với môi trường. Giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh thảo luận theo nhóm hoặc cả lớp tùy theo nội dung và mục đích
thảo luận.
Ví dụ:
Bài 64: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người, phần
lệnh chấm hỏi với nội dung: “Điều gì sẽ xảy ra khi con người khai thác tài
nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?”
Với nội dung này giáo viên nên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận và trình
bày ý kiến của mình trước lớp. Giáo viên cần phải tạo điều kiện để mọi học sinh
đều có cơ hội để nêu lên suy nghĩ của mình. Cuối cùng giáo viên sẽ là người
tổng kết và kết luận. Để phát huy hơn tính tức cực và vai trò tự quản của học
sinh, giáo viên có thể chỉ định cho một học sinh tự điều khiển buổi thảo luận.
Bài 65: Tác động của con người đến môi trường rừng. Ở phần dấu chấm
hỏi thứ nhất với nội dung: “Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? Nêu


Bài tiểu luận
các nguyên nhân khác khiến rừng bị tàn phá”.Hay ở phần dấu chấm hỏi thứ hai
với nội dung: “Theo bạn việc phá rừng dãn đến hậu quả gì?” Thay vì giáo viên
trình bày lí thuyết và học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động thì giáo viên
có thể lựa chọn những nội dung phù hợp để giao cho học sinh thảo luận theo
nhóm sau đó ghi chép kết quả thảo luận vào phiếu bài tập và đại diện trình bày
kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Với phương pháp này học sinh sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến
thức và hình thành khả năng hợp tác nhóm bên cạnh những lợi ích khác là các
em có thể nêu lên quan điểm, ý kiến của mình. Tùy từng lớp với số lượng học
sinh khác nhau mà giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luân theo nhóm với số

lượng khác nhau. Nhóm càng nhỏ thì càng phát huy được vai trò tích cực của
mỗi cá nhân.
Hay ở những bài như Bài 12: Phòng bệnh sốt rét, ở lệnh dấu chấm hỏi thứ
hai với nội dung: “Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?”. Bài
13 Phòng bệnh sốt xuất huyết ở lệnh với nội dung: “Gia đình bạn thường sử
dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?”.
Bài 14: Phòng bệnh viêm não ở lệnh với nội dung: “ chúng ta có thể làm gì
để phòng bệnh viêm não?” ở những nội dung này giáo viên nên tổ chức cho học
sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm để từ đó tự mình có thể nêu lên những ý kiến,
việc làm nhằm phòng tránh các căn bệnh trên. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là
theo dỏi, kiểm tra quá trình làm việc nhóm của các em để kịp thời chấn chỉnh
những đối tượng thiếu tự giác và giúp đỡ các em khi gặp khó khăn. Cuối cùng
sau khi tổng kết nội dung giáo viên phải kết luận được rằng: “Để phòng tránh
các căn bệnh trên thì cách tốt nhất là các em phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường
xung quanh nhà ở, trường, lớp, khu vực mình đang sống vừa giúp cho môi
trường của chúng ta luôn sạch đẹp vừa có tác dụng tiêu diệt nơi ở của các loại
muỗi, bọ gậy, con trùng gây hại cho sức khẻo của chúng ta và mọi người xung
quanh vừa làm cho cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và bên cạnh bản
thân phải tự biết cách để phòng tránh các em phải tuyên truyền cho mọi người
xung quanh biết và cùng tham gia bảo vệ môi trường nhé...”
Phương pháp trò chơi, một phương pháp khác cũng có vai trò quan trọng
không kém trong việc giáo dục môi trường cho học sinh. Trong nội dung giáo


Bài tiểu luận
dục môi trường nếu chỉ nói lí thuyết suông thì học sinh rất mau quên đặc biệt là
với độ tuổi của học sinh lớp 5. Chính vì vậy, thay vào đó trong giờ học giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi có nội dung học tập, vừa có tác
dụng hình thành kiến thức vừa có tác dụng giáo dục môi trường cho các em. Trò
chơi sẽ tạo hứng thú học tập cho các em vừa giúp các em nhớ bài lâu hơn do các

em được học tập một cách thảo mái thông qua trò chơi, giúp các em tiếp thu
kiến thức về môi trường một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên việc xây dụng trò chơi
cho trẻ thông qua môn khoa học cũng cần có nhiều lưu ý. Giáo viên phải thiết kế
trò chơi đơn giản, không chiếm quá nhiều thời gian của tiết học, phải thể hiện rõ
mục đích học tập, phải thú vị để học sinh thích tham gia và phải thu hút được đa
số học sinh.
Chẳng hạn như trò chơi “nên , không nên”,trò chơi “tiếp sức”... Tùy từng
nội dung bài học mà giáo viên xây dựng nội dung của trò chơi sao cho phù hợp
với mục đích giáo dục môi trường cho học sinh.
Phương pháp đóng vai, đây là phương pháp giáo viên nên tổ chức trong
những giờ học giáo dục môi trường bởi phương pháp này giúp học sinh thể hiện
được những suy nghĩ, hành động, việc làm cụ thể của mình trong những tình
huống cụ thể. Đây là điều kiên để học sinh có thể phát huy khả năng giải quyết
tình huống thực tế đồng thời cũng là điều kiện để giáo viên nắm bắt kiến thức,
suy nghĩ của học sinh để có biện pháp kiệp thời điều chỉnh trong công tác tổ
chức dạy học.
Đối với nội dung môn khoa học lớp 5 thì những phương pháp trên là những
phương pháp nếu giáo viên có cách tổ chức và sự đầu tư thì tiết học nhất định sẽ
đem lại nhiều hiệu quả cho công tác giáo dục môi trường. Bên cạnh những
phương pháp đó, giáo viên tùy từng bài học mà có sự lựa chọn, kết hợp giữa các
phương pháp sao cho đạt hiệu quả.
Biện pháp 3: Sử dụng có hiệu quả các hình tức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng
tiết học, ảnh hưởng đến năng lực tiếp thu của học sinh. Có nhiều hình thức tổ
chức tiết dạy khác nhau như: trong lớp, ngoài lớp, ngoại khóa. Trong môn Khoa
học, một môn học mà học sinh có cơ hội tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tượng
trong thế giới tự nhiên từ những sự vật gần gũi, quen thuộc đến những sự vật,


Bài tiểu luận

hiện tượng xa lạ mà các em chưa có cơ hội được tiếp xúc. Chính vì vậy cần vận
dụng một cách hợp lí các hình thức tổ chức dạy học nhằm đem lại hiệu quả góp
phần giáo dục học sinh.
Giáo dục môi trường có thể đạt hiệu quả cao hơn khi các em được tiếp xúc
thực tế với môi trường, được tự mình quan sát đẻ tự mình nhận thức và khắc sâu
kiến thức. Tuy nhiên do độ tuổi trẻ em lớp 5 còn nhỏ bên cạnh đó thời gian dành
cho một tiết dạy không nhiều nên không thể tổ chức cho cả lớp cùng đi tìm hiếu
ở một khu vực nào đó có vấn đề về môi trường. Chính vì vậy tùy theo từng điều
kiện mà giáo viên lựa chọn hình thức dạy học phù hợp sao cho đảm bảo thời
gian, mục đích và độ an toàn cho trẻ.
Ví dụ:
Bài 65: Tác động của con người đến môi trường rừng
Bài 66: Tác động của con người đến môi trường đất
Bài 67: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước. Vì
điều kiện đi lại và độ an toàn nên không thể đưa trẻ đến những nơi có rừng bị tàn
phá, nước bị ô nhiễm, đất bị ô nhiễm do rác thải. Thay vào đó giáo viên sẽ tổ
chức tiết học trong lớp và sử dụng tranh ảnh hay những đoạn phim đa dạng về
các vấn đề môi trường đag xảy ra do tác động của con người để học sinh quan
sát hoặc sưu tầm những mẫu tin về các vấn đề môi trường hiện nay để đọc cho
học sinh nghe, tạo hứng thú cho tiết học và phải đảm bảo tính thuyết phục đối
với trẻ. Với đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5 thì những gì gắn với thực tiễn sẽ
được các em tri giác nhanh hơn. Chính vì vậy khi đã không thể tổ chức tiết học
theo hình thức ngoài lớp để các em tiếp xúc với thực tế thì giáo viên phải chuẩn
bị cho tiết dạy sao cho đảm bảo phát huy được tất cả tính tích cực của học sinh
nhằm đem lại hiệu quả cao cho mục đích giáo dục môi trường. Để giờ học mang
tính thực tiễn hơn giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự sưu tầm những hình ảnh,
những thông tin về vấn đề môi trường rừng, đất, nước và không khí do tác động
của con người thông qua sách báo hoặc thực tế nơi các em đang sống để chuẩn
bị cho tiết học. Qua đây sẽ giúp các em có điều kiện để tự mình tìm hiểu, nắm
bắt thông tin về vấn đề môi trường và kể cho các bạn cùng lớp nghe trong tiết

học trên lớp.


Bài tiểu luận
Đối với chủ đề thực vật và động vật, với những bài có kiến thức liên quan
đến thực vật giáo viên có thể lồng ghép giáo dục môi trường, tình yêu thiên
nhiên cho trẻ bằng cách tận dụng những loại cây có trong sân trường có thể áp
dụng vào bài học. Thông qua tổ chức tiết học ngoài lớp, giáo viên sẽ phải tổ
chức cho học sinh quan sát những loại hoa có trong sân trường đối với bài Cơ
quan sinh sản của thực vật có hoa. Đó là cơ hội để trẻ học sinh gần gũi, tiếp xúc
trực tiếp với thiên nhiên nhiên góp phần giáo dục tình yêu và ý thức bảo vệ môi
trường của trẻ.
Sau khi trang bị cho học sinh những kiến thức về môi trường thông qua các
bài học trong môn khoa học cũng như các môn học khác, giáo viên cần chủ động
đề xuất với nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: Ngày
chủ nhật - xanh sạch - đẹp, hay hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Giáo viên
nên tổ chức cho học sinh tham gia quét dọn sân trường, lớp học. Tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu về môi trường. phối hợp với Đội kêu gọi các em thực hiện kế
hoạch bằng cách thu gom giấy vụ, vỏ lon, sách báo cũ... Dù là ngoài lớp hay trên
lớp nếu giáo viên có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng thì tất cả đều có thể đem lại
hiệu quả cho công tác giáo dục môi trường.
Biện pháp 4: Đối với giáo viên
Giáo viên phải thường xuyên cập nhật các kiến thức, thông tin về tình
trạng môi trường đang xảy ra để đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác cho học
sinh. Đồng thời phải thường xuyên trao dồi, học hỏi đặc biệt là kĩ năng sử dụng
các phương tiện dạy học trực quan bởi như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết
học và chi phí phát sinh sẽ ít hơn.
Nội dung giáo dục môi trường nếu không thường xuyên được nhắc nhở
thì học sinh rất dễ mau quên do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi chi phối chính vì
vậy bên cạnh công tác giảng dạy giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở để học

sinh khắc sau kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường để từ đó có được
những việc là thiếc thực góp phần bảo vệ môi trường .
Bên cạnh những nổ lực dạy học và giáo dục học sinh trong giờ học thì
bản thân mỗi người thầy giáo, cô giáo phải thực sự trở thành một tấm gương để
các em noi theo thì lúc đó hiệu quả giáo dục mới thực sự đảm bảo. Sở dĩ như
vậy vì người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người


×