Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 33 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG


NHIỆM VỤ THỰC TẬP
1. Nắm vững nội dung, công cụ chính được thực hiện trong công tác lập kế
hoạch kỹ thuật về hệ thống cấp nước.
2. Tìm hiểu quy trình vận hành, quản lý kỹ thuật của hệ thống cấp nước (vận
hành quản lý nhà máy nước Cầu Đỏ, nhà máy nước Sân Bay, mạng lưới cấp
nước thành phố).
3. Quy hoạch thiết kế hệ thống cấp nước.
4. Viết báo cáo thu hoạch về các nội dung thực tập.


THỜI GIAN BIỂU THỰC TẬP
STT Ngày/tháng/năm
1
12/11/2018
2

13/11/2018

4

14/11/2018



5

15/11/2018

6
7
8
9

16/11/2018
19/11/2018
21/11/2018
23/11/2018

10

26/11/2018

11

28/11/2018

12

30/11/2018

13
14
15

16
17

3/12/2018
4/12/2018
5/12/2018
6/12/2018
7/12/2018

Công việc
Nhận quyết định
Nhận vào thực tập

Ghi chú
 
Chú Lý GĐ ban kỹ thuật nhận vào giới thiệu
 
Giới thiệu phòng Kỹ thuật làm quen các anh cán bộ
Chú Lý hướng dẫn
Tìm hiểu tình hình mạng lưới cấp nước và quy trình thiết
Anh Minh hướng dẫn
kế mạng lưới cấp nước
 
Tìm hiểu quy trình vận hành đường ống cấp nước
Anh Minh hướng dẫn
Tìm hiểu quy trình vận hành đường ống cấp nước
Anh Minh hướng dẫn
Tìm hiểu bước lập dự toán kinh phí
Anh Minh hướng dẫn
Đọc tài liệu các bản vẽ nhà máy nước trên thành phố

Anh Minh hướng dẫn
Thực hành tính thủy lực mạng đơn giản bằng phần mềm
 Anh Duy hướng dẫn
EPANET
Chú Lý hướng dẫn
Tìm hiểu phần mềm GIS và SCADA quản lý mạng lưới
 
Chú Lý hướng dẫn
Tìm hiểu phần mềm GIS và SCADA quản lý mạng lưới
 
Thăm quan nhà máy nước Cầu Đỏ
Thầy Du hướng dẫn
Được hướng dẫn chi tiết công nghệ của nhà máy
Thầy Du hướng dẫn
Tham quan xúc xả bể lọc nhanh và bể lắng
Thầy Du hướng dẫn
Được hướng dẫn chi tiết công nghệ của nhà máy
Thầy Du hướng dẫn
Lấy mẫu thực hành phân tích PTN nhà máy
Anh Khánh hướng dẫn


THỜI GIAN BIỂU THỰC TẬP
18

8/12/2018

Thực hành tại PTN

Anh Khánh hướng dẫn

Chị Thoa hướng dẫn
 
Chị Thoa hướng dẫn
 
Chị Thoa hướng dẫn
 
 Chị Thoa hướng dẫn

19

10/12/2018

Tìm hiểu dây chuyền công nghệ nhà máy nước Sân Bay

20

11/12/2018

Thăm quan nhà máy nước Sân Bay

21

12/12/2018

Tham gia súc xả bể lọc nhanh

22

13/12/2018


23

14/12/2018

Tham gia tìm hiểu và vận hành trạm bơm 2 của nhà máy nước Sân
Bay
Thăm quan nhà máy nước Sân Bay

24

17/12/2018

Công ty họp nên được nghỉ

 

25
26
27

18/12/2018
19/12/2018
20/12/2018

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp
Duyệt báo cáo thực tập

Anh Minh hướng dẫn 
Anh Minh hướng dẫn 

Anh Minh hướng dẫn 

28

21/12/2018

Nhận giấy đánh giá quá trình thực tập và ký xác nhận nhật ký thực tập

Chú Lý xác nhận 

Chị Thoa hướng dẫn 


GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG


Trụ sở chính: 57 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Phường Hòa Cường Nam - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng.



Thành lập ngày: 23/03/1985

-

Điện thoại: 0236 3696 632

-

Fax : 0236 3697 222   


- Website : www.dawaco.com.vn


GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG:


Chức năng:

- Tham mưu quản lý chuyên ngành cấp thoát nước trên địa bàn thành phố.
- Nghiên cứu lập các dự án đầu tư, nâng cấp mở rộng và xây dựng mới các hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố.
- Đào tạo. bồi dưỡng cán bộ quản lý chuyên ngành và công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực cấp thoát nước, đáp ứng yêu
cầu phát triển của ngành.
- Bảo đảm yêu cầu sản xuất nước thường xuyên, liên tục và đạt yêu cầu chất lượng nước sinh hoạt.
- Bảo vệ tốt mặt bằng sản xuất nước để phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.


Nhiệm vụ:

- Sản xuất, khai thác và xử lý nước sạch. Cung cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng và lắp đặt các công trình cấp thoát nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước cho địa bàn thành phố.
- Lập các dự án đầu tư, xây dựng hệ thống cấp thoát nước.
- Kinh doanh vật tư chuyên ngành cấp thoát nước.


GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY:



GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
4. PHÒNG KỸ THUẬT


Chức năng:

-Quản lý kỹ thuật hệ thống cấp nước, các công trình xây dựng cơ bản liên quan do công ty quản lý.
-Thực hiện các công tác tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm định các công trình cấp thoát nước trong và ngoài tỉnh.
-Tham mưu cho Tổng giám đốc về đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới cấp nước, phát triển khách hàng.


Nhiệm vụ:

-Quản lý kỹ thuật mạng lưới cấp nước. Giám sát việc thi công lắp đặt cải tạo các công trình cấp nước trên địa bàn thành
phố.
-Quản lý kỹ thuật các hoạt động thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước, nghiệm thu các công trình khai thác và xử lý
nước.
-Quản lý kỹ thuật các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
-Theo dõi chất lượng nước tại các nhà máy và mạng lưới đường ống trên địa bàn thành phố.
-Tham gia tư vấn hoạt động chuyên nghành cấp thoát nước
-Kiểm định đồng hồ mới, đồng hồ đã qua sử dụng theo định kỳ, theo đề nghị khách hàng.


NỘI DUNG THỰC TẬP
5. TRÌNH TỰ LẬP DỰ ÁN CẤP NƯỚC:
- Cần có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Thu thập tài liệu
- Khảo sát tại khu vực lập dự án
- Lựa chọn công nghệ xử lý nước, thiết bị. Tính toán các hạng mục công trình trong trạm xử lý nước
- Vạch tuyến mạng lưới cấp nước.

- Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước. Thiết kế sơ bộ đường kính ống.
- Lập khái toán kinh phí (theo đơn giá và các quy định hiện hành).
- Đưa ra mức đầu tư.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế .
- Kiến nghị và kết luận.

Hiểu được các bước cần làm để lập dự án cấp nước đúng trình tự cho dự án hiệu quả.


NỘI DUNG THỰC TẬP
6. CÁC VĂN BẢN CỞ SỞ PHÁP LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày18/6/2014;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/05/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2018 về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự
án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 “Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình. Tiêu chuẩn
thiết kế”
Để nắm rõ các văn bản nghị định thông tư áp dụng thi công thiết kế chất lượng
công trình đúng pháp luật.
7. THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP 1, 2, 3:
Bước 1: Đi khảo sát, thu thập số liệu.
Bước 2: Vạch tuyến thiết kế, tính toán thủy lực bằng các chương trình excel hoặc loop,
epanet.
Bước 3: Thể hiện bản vẽ.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP

8. THIẾT KẾ ĐẤU NỐI HỘ GIA ĐÌNH, CƠ QUAN:
* Quy trình thiết kế
Khảo sát, thu
thập số liệu
- Xác định nguồn cấp nước
- Kiểm tra tình trạng dùng
nước của khách hàng
- Thu thập các thông tin về
nhu cầu sử dụng nước của
khách hàng
- Trao đổi, tư vấn cho khách
hàng về đặt đồng hồ nước
- Xác định khoảng cách từ
đường ống nguồn đến vị trí
đồng hồ
- Đo áp lực nước tại nhà gần
nhất

Tính toán
thủy lực
- Xác định đường kính
ống dịch vụ, đồng hồ
- Với hộ gia đình
thường ống dịch vụ
đường kính D25
HDPE, đồng hồ
D15.
- Với các hộ sản xuất
hoặc dùng nước lớn
dựa vào nhu cầu sử

dụng nước

Thiết kế, lập
dự toán

- Mặt bằng vị trí ngôi
nhà
- Sơ đồ không gian
- Chi tiết vị trí đặt
đồng hồ so với tường
rào, cổng ngõ hoặc
tường nhà
- Mặt cắt mương đào,
hố thế đấu ống
- Các ghi chú


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
9. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI
9.1. Phần mềm GIS (Phần mềm quản lý tài sản cấp nước)
Chức năng và nhiệm vụ:
- Quản lý mạng lưới cấp nước thành phố: xem kiểm tra đóng mở van
khu vực bị ảnh hưởng sự cố, khách hàng nào bị ảnh hưởng, van nào
cần phải đóng tránh thất thoát, đề xuất phương án khắc phục sự cố
kịp thời.
- Kiểm định đồng hồ định kỳ bằng cách kiểm tra lưu lượng dùng
nước của khách hàng hằng tháng, tiếp nhận khách hàng bị sự cố để
tìm nguyên nhân gởi về ban Kỹ thuật.
- Quản lý thông tin khách hàng sau khi đã lắp đặt hay sữa chữa để
cập nhật thông tin cho phần mềm.

- Tính thất thoát nước: so sánh với các hộ dân khách hàng dùng nước
rồi so sánh với số liệu ở đồng hồ tổng, tính ra lượng thất thoát đề
xuất phương án và sửa chữa.
- Thông kê báo cáo: cần tìm kiếm thông tin về số đường ống lắp đặt,
đường kính, chất liệu ngày tháng lắp đặt trong năm nào đó một cách


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
9. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI
9.2 Phần mềm SCADA (Hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu ):
Chức năng và nhiệm vụ:
Hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu SCADA của mạng lưới cấp
nước: Áp lực và lưu lượng.
+ Kiểm tra nhật kí hoạt động (áp lực, lưu lượng)
+Theo dõi sản lượng nước tổng từng vị trí để đưa ra phương án
xử lý.
+ Hàng ngày kiểm tra các thông số: Mực nước sông, mực nước bể
chứa, chế độ chạy/dừng bơm, các chỉ tiêu chất lượng nước: PH, NTU,
Cl2 dư, độ mặn.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
9.3 Phần mềm EPACAD:


Chức năng và nhiệm vụ



Là công cụ hữu ích chuyển sơ đồ vạch tuyến từ file cad sang phần mềm EPANET giúp tiết kiệm

50% thời gian nhập liệu.

9.4 Phần mềm


Chức năng chính của EPANET:

-Phân tích thủy lực.
-Lập mô hình chất lượng nước.
-Nghiên cứu hiện tượng chất lượng nước.
-EPANET mô phỏng hầu hết các thành phần cơ bản của mạng lưới cấp nước: đoạn ống, nút, bơm, van,
dòng chảy của nước trong đường ống, bể chứa hoặc nguồn nước. EPANET tính toán lưu lượng trong
mỗi ống, áp lực tại mỗi nút, chiều cao cột nước bên trong bể chứa và nồng độ hóa chất của mạng trong
suốt một chu trình của nhiều khoảng thời gian.


10. XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT NƯỚC CẦU ĐỎ
10.1. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

Sông Cầu Đỏ
Cửa thu nước thô

Trạm bơm dự phòng mặn An
Trạch

Hồ sơ lắng
Trạm bơm cấp I
Hóa chất PAC
Công suất
50000m3/ngđ


Hóa chất PAC
Bể trộn
Bể phản ứng
Bể lắng ngang

Bể trộn
Bể phản ứng
Bể lắng Lamen

Bể lọc

Bể lọc

Clo khử
trùng

Bể chứa

Trạm bơm cấp II

Clo khử
trùng
Mạng lưới tiêu thụ

Công suất
120000m3/ngđ


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP

10.2.VẬN HÀNH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH
a. Cửa thu
- Cửa thu gồm 2 ống
900mm và 2 ống 1100mm.
- Nước từ sông Cầu Đỏ tự
chảy vào cửa thu được lắp
đặt có van mở đóng và có 2
song chắn rác bên ngoài.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
10.2.VẬN HÀNH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH
a. Hồ sơ lắng
- Có nhiệm vụ lắng các cặn có kích
thước và trọng lượng lớn, cung cấp
nước thô cho 2 Nhà máy nước Cầu
Đỏ và Sân Bay.
- Hồ tiếp nhận 1 nguồn nước thô
sông Cầu Đỏ chảy vào trực tiếp từ
cửa thu và 1 nguồn nước thô bơm
từ trạm bơm An Trạch về để pha
với nước ở sông Cầu Đỏ để độ
mặn giảm xuống.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
b. Trạm bơm cấp I
Trong trạm bơm cấp 1 có tất cả 5 bơm: 2 bơm của Nhà Máy Nước Sân Bay, 3 bơm của Nhà Máy
Nước Cầu Đỏ (2 bơm cơ và 1 bơm biến tần) hoạt động với công suất 2650 m 3/h, H = 18m. Ba bơm
nước của Cầu Đỏ hoạt động với công suất 200kw.



MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
c. Bơm định lượng và bể hòa hóa chất

Lượng phèn PAC được hòa
trộn theo kế hoạch phòng thí
nghiệm đã định sẵn bao nhiêu
bao. Bơm định lượng được
bơm trộn vào trong đường ống
trước khi ra ngăn trộn và bể
phản ứng. Nếu bể phản ứng
bông cặn nhỏ quá không đạt
yêu cầu có thể tăng thêm từ
bơm định lượng theo yêu cầu
kỹ sư ca trực.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
d. Bể lắng ngang (Dây chuyền
50000m3/ngđ)
- Nguyên lý làm việc: Dựa vào việc gia tăng khối lượng, kích thước của các hạt cặn lơ lửng bằng cách cho chúng tiếp
xúc với nhau tạo thành bông cặn lớn hơn rồi lắng xuống đáy bể bằng trọng lực
- Tại nhà máy nước Cầu Đỏ, các bông cặn được tạo bằng phương pháp nhân tạo, nghĩa là sử dụng hóa chất PAC thông
qua ngăn trộn và ngăn phản ứng để tạo bông cặn lớn.

Ngăn trộn

Ngăn phản ứng


Bể lắng ngang


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
e. Bể lọc nhanh (Dây chuyền 50000m3/ngđ)
- Nước sau lắng được đưa qua bể lọc
bằng 2 ống có D = 1000mm. Bể lọc
gồm 12 bể, với kích thước B x H =
3000mm x 5000mm.
- Bể lọc có lớp vật liệu lọc: 2 lớp cát
thạch anh chiều cao dày 1m, kích
thước hạt 0,8-1,2 mm và một loại
nằm dưới kích thước 5mm, lớp cát
có cạnh để hấp thụ chất bẩn.
- Trong quá trình lọc, cặn sẽ được
giữ lại trong lớp vật liệu lọc, vật liệu
lọc được thau rửa theo chu kì bằng
khí và nước.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
f. Bể trộn (Dây chuyền 120000m3/ngđ)
Là nơi tiếp nhận nước từ trạm bơm
cấp I và hóa chất từ nhà hóa chất
theo định lượng của phòng thí
nghiệm. Hóa chất (PAC) được châm
ngay trên đường ống dẫn nước, rồi
đưa lên bể tiếp nhận rồi qua ngăn
hòa trộn , thời gian lưu nước ở đây
khoảng 2 phút.



MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
g. Bể phản ứng (Dây chuyền 120000m3/ngđ)
Gồm 4 bể với kích thước mỗi bể là
4m x 7,3m. Trong quá trình xử lí
nước bằng keo tụ, sau khi hóa chất
đã được trộn đều với nước và kết
thúc giai đoạn hòa trộn sẽ bắt đầu
giai đoạn hình thành bông cặn. Ở bể
phản ứng nhờ có vách ngăn, nước
chuyển động trong ngăn luôn thay
đổi theo chiều dòng chảy, làm cho
dòng chảy bị xáo trộn, dẫn đến các
hạt keo, phèn trong nước có điều
kiện va chạm lẫn nhau tạo thành
bông cặn lớn hơn, dễ dàng loại khỏi
nước.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
h. Bể lắng Lamen (Dây chuyền 120000m3/ngđ)
- Bể lắng tiếp nhận nước từ bể phản
ứng là nơi các bông cặn liên kết tạo
thành bông cặn lớn trong nước được
lắng xuống đáy bể nhờ các tấm
Lamen đặt nghiêng một góc 60o so
với phương nằm ngang. Cặn được
lắng vào các hố thu cặn phía dưới rồi
được xả ra mương dẫn cặn bằng thủy

lực.
- Hệ thống bể lắng Lamen gồm 4 bể,
kích thước mỗi bể là 13m x 12m.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC TẬP
i. Bể lọc nhanh (Dây chuyền 120000m3/ngđ)
- Nước từ bể lắng đi sang bể lọc nhanh từ đường
ống đi vào máng phân phối và phân phối đều
vào các bể lọc. Lọc là 1 quá trình làm sạch
thông qua các lớp vật liệu lọc nhằm mục đích
tách các hạt cặn lơ lửng, các thể keo tụ và ngay
cả các sinh vật trong nước.
- Nước sau lắng được đưa qua bể lọc bằng 2
ống có D = 1000mm. Bể lọc gồm 12 bể, với
kích thước 8500 x 9500mm, bể lọc có cấu tạo
gồm: vật liệu lọc: sỏi đỡ dày 0.2m, kích thước
hạt 10-12mm; cát thạch anh dày 1m, kích thước
hạt 0.8-1.2 mm, hệ thống đường ống, van điện,
1 tủ điện cấp nguồn 0.4 (KV), 12 bàn điều
khiển. Trong quá trình lọc, cặn sẽ được giữ lại
trong lớp vật liệu lọc, vật liệu lọc được thau rửa
theo chu kì bằng khí và nước.


×