Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án hóa học 10 bài 35 Bài thực hành 5 : Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.94 KB, 4 trang )

Tuần 31 (Từ 30/3/2015 đến 4/4/2015)
Ngày soạn: 25/3/2015
Ngày bắt đầu dạy: ……………………
Tiết 61
BÀI 35: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của các hợp chất của lưu huỳnh
như: tính khử của hidrosunfua, tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh dioxit,
tính oxi hoá mạnh của axit sunfuric
2. Kỹ năng
Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá
chất, quan sát và giải thích các hiện tượng thí nghiệm. Đặc biệt yêu cầu thực
hiện thí nghiệm an toàn với những hoá chất độc, dễ gây nguy hiểm như: SO 2,
H2S, H2SO4đ
3. Phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực giải quyết vấn đề: thông qua quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận
4. Tình cảm, thái độ
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
II.
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp trực quan
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống nghiệm có nhám, giá để ống nghiệm, giá


thí nghiệm, ống dẫn thuỷ tinh chữ L, thẳng, vuốt nhọn, lọ thuỷ tinh miệng
rộng có nắp kín đậy, nút cao su có khoan lỗ, ống dẫn cao su, nút caosu
không khoan lỗ, đèn cồn, kẹp gỗ.
- Hoá chất: dd H2SO4 đ, dd HCl, dd Br2 loãng, FeS, Cu, dd Na2SO3..
2. Học sinh
Đọc trước thí nghiệm, ôn tập kiến thức liên quan
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Trong quá trình làm thí nghiệm
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV chia lớp thành 4 nhóm thực hành,
phân công nhóm trưởng. Giới thiệu các
hoá chất, dụng cụ của mỗi nhóm


GV lưu ý khi làm thí nghiệm: cẩn thận,
không để rơi hoá chất, đặc biệt cẩn
thận với các hoá chất độc và dễ gây
nguy hiểm như H2S, SO2, H2SO4.
GV chia dụng cụ và hóa chất cho các
nhóm.
HS nhận dụng cụ
I. Nội dung thí nghiệm
TN1: Điều chế và chứng minh tính
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm điều khử của hidro sunfua
chế và đốt cháy H2S:

- Nối nhánh ống nghiệm với 1 ống dẫn
thuỷ tinh hình chữ L đầu vuôt nhọn
bằng đoạn ống dẫn cao su, đặt lên giá
ống nghiệm.
- Cho vào ống nghiệm 1-2 mẩu FeS
bằng hạt ngô, đậy ống nghiệm bằng nút
cao su có ống hút nhỏ giọt chứa dd
HCl.
- Bóp quả bóng cao su để dd HCl chảy
xuống tiếp xúc với FeS. Khí H2S tạo
thành được dẫn ra qua nhánh của ống
nghiệm. Đốt khí thoát ra ở đầu vuốt
nhọn của ống dẫn.
GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng
xảy ra
Hiện tượng: Khí thoát ra ở đầu ống
Lưu ý: - Chỉ dùng lượng nhỏ hoá chất, vuốt nhọn cháy
lắp dụng cụ thí nghiệm thật kín để H2S ptpứ:
không bay ra ngoài không khí
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
HS tiến hành thí nghiệm và quan sát
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
hiện tượng
TN2. Tính khử của lưu huỳnh
Viết pthh giải thích?
dioxit

GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Nối nhánh của ống nghiệm có nhánh
với ống dẫn thuỷ tinh bằng ống dẫn

caosu. Nhúng đầu ống dẫn thuỷ tinh
vào ống nghiệm khác chứa dd brom
loãng (có thể dùng dd KMnO4 loãng).
Kẹp ống nghiệm lên giá thí nghiệm
- Cho vào ống nghiệm có nhánh một
lượng nhỏ Na2SO3. Đậy ống nghiệm
bằng nút cao su có kèm ống nhỏ giọt
chứa H2SO4đ.


- Bóp quả bóng cao su cho H2SO4 đ
chảy xuống tiếp xúc và tác dụng với
Na2SO3.
Lưu ý: khí SO2 không màu, mùi hắc,
rất độc, vì vậy làm thí nghiệm với
lượng nhỏ hoá chất và cẩn thận, lắp
dụng cụ kín để khí SO2 không bay ra
ngoài không khí
GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng
xảy ra khi có khí SO2 thoát ra theo ống
dẫn sang ống nghiệm chứa dd brom.
Quan sát màu của dd brom.
HS tiến hành thí nghiệm và quan sát
hiện tượng

Hiện tượng: Ống nghiệm chứa dd
brom nhạt màu dần.
Pthh:
Na2SO3 + H2SO4đ → Na2SO4 + SO2 +
H2O

SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4
TN3: Thử tính oxi hoá của lưu
huỳnh dioxit

HS giải thích và viết ptpứ

GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Nối nhánh của ống nghiệm có nhánh
với ống dẫn thuỷ tinh dài, một đầu
nhúng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml
nước cất. Để ống nghiệm lên giá ống
nghiệm.
- Cho vào ống nghiệm có nhánh 2-3
mẩu FeS bằng hạt ngô. Đậy ống
nghiệm bằng nút cao su có kèm ống
nhỏ giọt chứa dd HCl loãng.
- Bóp của bóp cao su để dd HCl chảy
xuống, tiếp xúc và phản ứng với FeS.
Khí H2S tạo thành được dẫn sang ống
nghiệm 2 tạo thành dd axit sunfuhidric
- Dẫn khí SO2 điều chế như thí nghiệm
2 vào ống nghiệm chứa dd H2S vừa
điều chế.
GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng
xảy ra
HS tiến hành thí nghiệm và quan sát
hiện tượng
GV y/c HS viết pthh của phản ứng.
Xác định vài trò từng chất.


Hiện tượng: xuất hiện chất rắn màu
vàng ở ống nghiệm 2.
Pthh:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2: chất oxi hoá
H2S: chất khử
TN4. Tính oxi hoá của H2SO4 đặc


GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Cho vào ống nghiệm a) 1ml H2SO4
đặc, 1-2 mảnh phoi bào đồng, kẹp ống
nghiệm bằng kẹp gỗ, vắm kẹp gỗ vào
giá để thí nghiệm. Đậy ống nghiệm
bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh
hình chữ L nối với ống nghiệm b) chứa
2ml nước cất vào mẩu giấy quỳ
- Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm
a)
GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng
xảy ra
HS tiến hành thí nghiệm và HS quan
sát hiện tượng

Hiện tượng:
- Ống nghiệm a): có bọt khí, dd từ
không màu chuyển sang màu xanh
- Ống nghiệm b): có bọt khí, giấy
quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Pthh:

Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 +
2H2O

GV y/c HS viết pthh của phản ứng
Lưu ý: muốn thấy rõ màu xanh của dd
trong ống nghiệm a), nhỏ thêm vài giọt
nước
4. Củng cố
Kết thúc thí nghiệm, GV nhận xét buổi thực hành và nhắc HS thu dọn dụng
cụ hoá chất và vệ sinh vị trí.
5. Hướng dẫn về nhà
HS viết tường trình theo mẫu
- Tên thí nghiệm
- Dụng cụ, hoá chất
- Các tiến hành
- Hiện tượng quan sát
- Giải thích
- Nhận xét
Yêu cầu nộp bản tường trình vào buổi học tiếp theo
Rút kinh nghiệm bài dạy: ......................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



×