Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.08 KB, 7 trang )

TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC VĂN
( THPT Lạng Giang II)
Phương pháp và hình thức dạy học môn Văn rất phong phú, đa dạng bao gồm
các phương pháp hiện đại: hoạt động nhóm, đóng vai, đặt và giải quyết vấn đề, nghiên
cứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não... và các phương pháp truyền
thống: thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện…Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích
cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện
riêng.Vì vậy, giáo viên không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào. Điều
quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhận
thức của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp
dạy học một cách hợp lý. Trong dạy học môn Ngữ văn, có thể vận dụng phương pháp
“Trò chơi” nhằm:
Hình thành tri thức mới, hình thành kỹ năng, củng cố tri thức.
Biện pháp áp dụng trò chơi.
Nguyên tắc áp dụng phương pháp trò chơi trong giờ dạy Văn
Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò
chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không
xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc;
trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các
tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng
thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị).
Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Ngữ văn: Do đặc thù của mỗi phân môn,
việc vận dụng lồng ghép trò chơi có những điểm khác nhau:
Đọc- văn: Tuỳ thuộc dạng bài (bài khái quát, ôn tập; đọc - hiểu văn
bản…), lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi:
trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc
thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương,
đòi hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải.
Tiếng Việt: Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc
biệt là đối với những tiết thực hành, luyện tập. Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc


các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Vận dụng tốt giải pháp
này, giờ học Tiếng Việt sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng
thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ
của các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời
những mặt còn hạn chế.
Làm văn: Chính là phần thực hành của Đọc văn và Tiếng Việt. Có thể
vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức này trong cả
tiết, với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thể thay thế được các
phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như thực hành, luyện tập,
hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng…Do đó không nên gượng
ép, để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm văn.
Tôi xin trao đổi một số trò chơi như sau :
I. Trò chơi sắm vai.
W. Shakespeare đă từng nói: “Toàn thế giới là nhà hát. Trong nhà hát có đàn


bà, đàn ông. Tất cả đều là diễn viên. Ở họ, đều có lối ra sân khấu và lối rời sân khấu
của mình”. Quả vậy, trong xã hội mỗi cá nhân hay mỗi nhóm đều đảm nhận những vai
trò nhất định. Điều này giống như vai diễn trên sân khấu. Cùng một lúc, mỗi cá nhân
có thể đảm nhận nhiều vai khác nhau và các vai này thường xuyên thay đổi. Do vậy,
thuật ngữ đóng vai hay còn gọi là sắm vai là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến.
Mục đích: Sắm vai nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, nhận ra vấn đề, giúp
buổi học sinh động, có kết quả hơn… Giúp chính học sinh đóng vai cảm nghiệm được
tâm lý, thái độ, hành vi của đối tượng mình đóng vai, khắc sâu và hiểu tác phẩm hơn.
Giúp học sinh tự nhận ra những thế mạnh, hạn chế của chính mình khi rơi vào tình
huống của vai đã đóng.
Cách tiến hành trò chơi:
+ Dựa vào nội dung từng bài học, giáo viên đưa ra tình huống là một đoạn hội thoại
hay sắm vai theo nhân vật trong một đoạn trích, tác phẩm nào đó. Người sắm vai là

những học sinh xung phong, tình nguyện. Giáo viên đến từng nơi để góp ý cho từng
nhóm: như ngôn ngữ của nhân vật, cách thể hiện tâm trạng, cách hoá trang...sau đó
cho các nhóm lên diễn.
+ Cả lớp và giáo viên nhận xét.
+ Tổng kết khen thưởng.
Ví dụ khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” Tiết 34- Ngữ văn 10- tập 1, thay
vì cách dạy quen thuộc giáo viên cho học sinh tìm hiểu ngữ liệu là đoạn hội thoại
trong sách giáo khoa để từ đó nhận xét về đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt thì giờ
đây giáo viên có thể cho các em đóng vai các nhân vật trong đoạn hội thoại đó và diễn
trước lớp. Giáo viên cho 4 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật: Lan, Hùng
Hương, mẹ Hương, bác hàng xóm, mỗi nhân vật đọc thuộc lời thoại của mình và diễn
trong 2 phút.
Kết thúc giáo viên nhận xét cách diễn của mỗi học sinh, tuyên dương học
sinh nhập vai tốt nhất và góp ý cho những bạn nhập vai chưa tốt sau đó yêu cầu cả lớp
trả lời các câu hỏi: Nội dung của cuộc giao tiếp trên? Những câu họ nói với nhau có
chọn lọc trau chuốt không? Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc hội thoại trên? Ai nói? Ai
nghe? Mục đích giao tiếp của mỗi người? Cách dùng từ, câu của mỗi người? Thái độ
của mỗi người khi giao tiếp? Giọng nói của mỗi người? Cả lớp sẽ rất dễ dàng trả lời
các câu hỏi như thế khi xem xong đoạn kịch từ đó giáo viên dẫn dắt hình thành kiến
thức của bài học: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi ý
nghĩ, tình cảm....trong cuộc sống và chủ yếu thể hiện ở dạng nói. Qua đó các em cũng
dễ dàng tiếp thu kiến thức ở tiết 2 của bài khi tìm hiểu về đặc trưng của phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt (gồm có 3 đặc trưng: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể, đặc
biệt ở đặc trưng thứ 3 “Tính cá thể”, điều này nếu dạy theo cách cũ là cho một em đọc
ngữ liệu rồi tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh sẽ khó nhận ra được mỗi nhân vật
khi
giao tiếp đều có âm thanh giọng nói khác nhau đó là một trong những biểu hiện của
tính cá thể). Như vậy, ta thấy chỉ mất khoảng 5 phút cho các em sắm vai các nhân vật
trong giờ học nhưng thật sự đã đem lại hiệu quả rất cao, lớp học sôi nổi, học sinh
dễ phát hiện ra kiến thức mà bài học muốn hướng tới và nó giúp các em hình dung

được bài học một cách trực quan sinh động. Các em sẽ thấy giờ học tiếng Việt nhưng
không
khô khan căng thẳng mà ngược lại rất vui được chơi, được thể hiện mình do đó mà


các em sẽ yêu quý môn học hơn. Với trò chơi này ta cũng có thể vận dụng vào các
tiết giảng văn khi có các đoạn hội thoại, các đoạn kịch nhưng với yêu cầu là giáo viên
phải dặn học sinh chuẩn bị
trước ở nhà thậm chí là học thuộc lời thoại của nhân vật để không bị mất thời gian.
Học sinh đang “sắm vai” trong một giờ học Văn
II. Trò chơi tiếp sức.
Mục đích: Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả học sinh trong
lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém. Trò chơi này
áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của một nội dung, khái
niệm của một bài học nào đó các em có thể thảo luận, phát hiện và nêu ra những biểu
hiện đó.
Cách tiến hành trò chơi:
+ Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân.
+ Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi.
+ Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng.
3. Trò chơi Mảnh ghép
Chuẩn bị một hệ thống câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến
thức của bài học (số lượng câu hỏi cho mỗi đội chơi tuỳ theo từng bài, chủ yếu là
những câu hỏi ghi nhớ, tái hiện, suy nghĩ và trả lời trong thời gian ngắn).
Đọc kỹ các nội dung trong sách giáo khoa; Tham khảo thêm các tài liệu liên
quan; Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Cách tiến hành
Giáo viên chia các câu hỏi thành các mảnh ghép rồi lần lượt mời học sinh lên
lựa chọn lần lượt các bức tranh và trả lời. Thời gian suy nghĩ - thảo luận và điểm số
cho mỗi câu hỏi do giáo viên quy định (tuỳ theo đối tượng học sinh và đặc điểm bài

học). Kết thúc phần chơi, giáo viên đánh giá, biểu dương, động viên tinh thần và tổng
kết điểm của các học sinh tham gia trò chơi sau đó chuyển sang phần chơi tiếp theo.
Bài "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão

Phạm Ngũ Lão
1

Tỏ lòng
2

Thất ngôn tứ tuyệt
3

Chí làm trai
4

Một số lưu ý
Đáp án các câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng.
Phạm vi, mức độ kiến thức trong mỗi gói câu hỏi và giữa các gói câu hỏi phải
tương đương nhau; có thể sử dụng cả các câu hỏi trắc nghiệm với nhiều phương án trả
lời.
Giáo viên phải bấm thời gian thật chính xác để đảm bảo công bằng cho các họ
sinh hoặc các nhóm tham gia trò chơi(có thể nhờ một học sinh làm công việc này).


Trò chơi này có thể tổ chức trước, trong phần nhỏ của bài học( tiểu dẫn) hoặc
sau khi học xong một phần kiến thức của bài học, cũng có thể sử dụng cho phần tổng
kết tiết học.
IV. Trò chơi “Đối đầu”
Chuẩn bị:

Chuẩn bị một hệ thống câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến
thức của bài học (số lượng câu hỏi tuỳ theo từng bài, chủ yếu là những câu hỏi liệt kê
sự vật, nhân vật, hiện tượng…).
Đọc các nội dung trong sách giáo khoa.
Tham khảo thêm các tài liệu liên quan.
Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Chuẩn bị tờ Ao để ghi đáp án
Qui trình
Giáo viên đọc trước các câu hỏi cho học sinh thảo luận trong một thời gian nhất
định sau đó mời hai đội lên tham gia phần thi.
Học sinh sẽ suy nghĩ và ghi đáp án vào giấy Ao, khi nào hết thời gian, hai đội sẽ
giơ đáp án của mình lên. Giáo viên đóng vai trò là quản trò vừa là giám khảo chấm
phần trả lời của hai đội.
Kết thúc phần chơi giáo viên cho điểm hoặc tặng quà đội chơi nào giành chiến
thắng (điểm số do giáo viên quy định), đồng thời đánh giá, biểu dương, động viên tinh
thần tham gia trò chơi của học sinh.
Một số lưu ý
Trò chơi này có thể tổ chức ở đầu tiết học - phần tạo tâm thế, hoặc có thể tổ
chức ở phần cuối tiết học - phần củng cố. Và có thể vận dụng ở các bài giảng văn: Ca
dao than thân yêu thương tình nghĩa, Ca dao hài hước, bài Ôn tập văn học dân gian
Việt Nam, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX...
Nên chọn những câu hỏi càng nhiều đáp án càng tốt, nhưng ít nhất phải có 05
đáp án trở lên.
Giáo viên phải nhanh nhạy, quyết đoán để phán xét nhanh chóng các đáp án mà
người chơi đưa ra, tránh tình trạng người chơi đưa ra đáp án đúng nhưng người dẫn
chương trình lại nói sai và ngược lại.
Nếu thời gian (dự kiến) cho phần chơi đã hết mà những người chơi vẫn chưa phân
thắng bại hoàn toàn, thì giáo viên có thể dừng cuộc chơi và cho điểm tất cả các đội
chơi có đại diện còn lại đến thời điểm đó để không lấn thời gian của tiết học.
V. Trò chơi “Tiếp sức ?”

Chuẩn bị:
Chuẩn bị máy tính, máy chiếu đa năng (hoặc tivi, đầu quay) và một số hình ảnh,
hệ thống câu hỏi liên quan đến bài học.
Thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của
bài học.
Đọc kỹ và tóm tắt lại các nội dung trong sách giáo khoa.
Tham khảo thêm các tài liệu liên quan.
Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Chuẩn bị giấy A4, bút dạ
Thực hiện:
Giáo viên tạo không khí sôi nổi, hấp dẫn để nhiều học sinh tham gia trò chơi.
Thời gian dành cho trò chơi là 2 - 5 phút. Giáo viên đưa ra yêu cầu, học sinh nào


nhanh tay trả lời có đáp án đúng sẽ được nhận phần quà( một tràng pháo tay, điểm,
phần quà...)
VI. Trò chơi “ Đồng đội”:
Chuẩn bị:
Chuẩn bị một hệ thống các từ (cụm từ, câu) chuyển tải những nội dung kiến thức
thuộc phạm vi bài học và dự kiến các câu gợi ý tương ứng với các vấn đề đó; sau đó
chia đều thành các gói nhỏ.
Đọc kỹ sách và tóm tắt lại các nội dung trong sách giáo khoa.
Tham khảo thêm các tài liệu liên quan.
Thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành hai đội tham gia trò chơi. Mỗi đội cử ra một đội trưởng
sẽ cầm cờ hoặc chuông, khi nào giáo viên đưa ra câu hỏi, đội trưởng sẽ quan sát, theo
dõi đội mình có tín hiệu trả lời thì sẽ rung chuông hoặc phất cờ.
Trong trò chơi này, giáo viên sẽ cử ra một trọng tài và một thư ký theo dõi và
ghi chép số câu trả lời đúng của mỗi đội. Trọng tài đóng vai trò quan sát đội nào phất
cờ hoặc rung chuông trước thì sẽ giành quyền trả lời. Đội nào nhanh và trả lời đúng sẽ

được cộng điểm( 10 điểm), đội nào trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
Kết thúc trò chơi, thư kí tổng hợp kết quả, đội nào có nhiều câu trả lời, tổng
điểm cao nhất sẽ nhận được quà từ chương trình.
Một số lưu ý khi vận dụng:
Các gói từ (cụm từ, câu) phải có mức độ tương đương nhau.
Trước khi bắt đầu phần chơi phải quán triệt các tất cả các thành viên trong lớp
không được nhắc đáp án cho người chơi, nếu thành viên của đội nào vi phạm, đội đó
sẽ bị trừ điểm.
Hết phần chơi của mỗi đôi giáo viên nên giảng giải rõ thêm về những nội dung
kiến thức được chuyển tải qua các từ ngữ vừa trả lời trước khi chuyển sang phần chơi
của đội tiếp theo.
Lưu ý, giáo viên chuẩn bị thêm một số câu hỏi dự phòng để tránh hai đội hòa
nhau hoặc câu hỏi hay đáp án không hợp lệ.
VII. Trò chơi “Thuyết trình”
Chuẩn bị:Chuẩn bị máy tính, máy chiếu đa năng (hoặc tivi, đầu quay) và một số hình
ảnh, hệ thống câu hỏi liên quan đến bài học.
Thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của
bài học.
Đọc kỹ và tóm tắt lại các nội dung trong sách giáo khoa.
Tham khảo thêm các tài liệu liên quan.
Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Chuẩn bị giấy A4, bút dạ
Thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm ( Khoảng 4 nhóm)
Thời gian dành cho trò chơi là 10 phút. Giáo viên đưa ra yêu với mỗi nhóm, các
nhóm sẽ tiến hành thảo luận và đưa ra đáp án dưới hình thức trình bày bằng văn bản
trên giấyAo hoặc sáng tạo theo sơ đồ tư duy, miễn sao các nhóm phải thể hiện đươc
nội dung của từng phần. Sau đó, mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày . Các nhóm
còn lại có quyền phản bác hoặc góp ý bổ sung. Giáo viên sẽ là người nhận xét, đánh
giá và chốt lại kiến thức sau mỗi phần. Từ đó, giáo viên đánh giá tinh thần đồng đội,



sự hợp tác và tính dân chủ trong trò chơi. Đồng thời, giáo viên khen và tặng quà cho
nhóm nào có phần hùng biện hay nhất, đầy đủ nhất và sáng tạo, hấp dẫn.
Một số lưu ý khi vận dụng:
Trò chơi này có thể áp dụng trong một số bài khái quát, ôn tập
Câu hỏi đưa ra phải có mức độ khó tương đương với số điểm.
Câu hỏi phải mang tính khái quát, nội dung lớn trong phần đọc văn.
Học sinh cần phải chuẩn bị kỹ nội dung bài đọc hiểu để có thể tham gia trò chơi
này một cách dễ dàng và đạt hiệu quả.
Giáo viên có thể định hướng trò chơi này trước để học sinh có thể chuẩn bị tốt
phần hùng biện của nhóm.
VIII. Trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”.
Mục đích: Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề
trước đám đông. Qua trò chơi, các em tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân: như kĩ
năng giao tiếp, ứng xử khi gặp những tình huống cụ thể trong cuộc sống. Nắm
bắt bài học một cách cụ thể dễ dàng.
Cách tiến hành trò chơi:
+ Chọn 1 học sinh dẫn chương trình.
+ Chọn 2-3 học sinh là khách mời để thực hiện trò chơi. Cả lớp và giáo viên là khán
giả.
+ Kết thúc giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện trò chơi và rút ra bài học kinh
nghiệm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Trình bày một vấn đề”- Tiết 52- Sách Ngữ văn 10- Tập 1 đến mục
III (phần trình bày vấn đề với đề tài đã chọn “thời trang và tuổi trẻ” giáo viên tổ chức
trò chơi này là hợp lí nhất). Giáo viên chọn 1 học sinh làm người dẫn chương trình 3
học sinh còn lại là khách mời, mỗi vị khách mời sẽ trình bày một khía cạnh về đề tài
đã cho. Các học sinh còn lại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những vị
khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học. Như vậy, đòi hỏi các
vị khách mời phải biết sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý tình huống khi

người dẫn chương trình và khán giả hỏi. Qua thực tế cho thấy, những học sinh vai
những vị khách mời rất thích mình được đóng vai những nhân vật trên, cho nên các
IX. Trò “Ô chữ bí mật”
Giáo viên sẽ đưa ra một số câu hỏi tương đương với một số từ (hoặc cụm từ)
hàng ngang (số lượng từ hàng ngang tuỳ theo từng bài học), mỗi từ sẽ có một đến hai
chữ cái thuộc từ chìa khoá. Các nhóm (bắt đầu từ nhóm thứ nhất) sẽ lần lượt lựa chọn
các hàng ngang, hết thời gian suy nghĩ các nhóm sẽ đưa ra đáp án (viết ra giấy khổ to
hoặc bảng con). Sau lượt lựa chọn thứ nhất các nhóm có quyền trả lời từ chìa khoá, trả
lời đúng từ chìa khoá trước khi có gợi ý của giáo viên sẽ có điểm cao hơn sau khi có
gợi ý. Thời gian suy nghĩ - thảo luận và điểm số cho mỗi câu hỏi do giáo viên quy
định (tuỳ theo đối tượng học sinh và đặc điểm bài học). Kết thúc phần chơi, giáo viên
đánh giá, biểu dương, động viên tinh thần và tổng kết điểm của các nhóm chơi.
Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là ở các bài
giảng văn, áp dụng chơi vào đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với học
sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu nội dung bài học.
Ví dụ sau khi học xong bài “Đọc Tiểu Thanh ký”- Tiết 40 - Ngữ văn 10- Tập 1, giáo
viên chia lớp thành các nhóm và tiến hành tổ chức trò chơi để củng cố bài học. Sau
khi phổ biến thể lệ cuộc chơi giáo viên treo ô chữ lên bảng và trình bày ô chữ chúng
ta cẩn tìm hôm nay gồm 7 chữ cái, đây là một trong những giá trị nổi bật trong sáng


tác của Nguyễn Du.
Để tìm được ô chữ này chúng ta có 7 câu hỏi gợi ý ở hàng ngang:
1/ Đây là tên của nhân vật được đề cập đến trong bài thơ?
2/ Địa danh được nhắc đến trong bài “Đọc Tiểu Thanh ký”?
3/ Đây là tập thơ Tiểu Thanh còn sót lại sau khi chết?
4/ Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Đau đớn thay phận........... Lời rằng bạc
mệnh cũng là lời chung”?
5/ Từ “độc” trong phần nguyên tác của bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký dịch ra phần phiên
âm có nghĩa là gì?

6/ Đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông?
Một số lưu ý
Số lượng từ hàng ngang ít nhất phải được 2 vòng chơi (gấp đôi số lượng đội
chơi).
Không hỏi về những cụm từ phiên âm từ tiếng nước ngoài.
Sau khi học sinh trả lời xong mỗi từ (hoặc cụm từ) hàng ngang, giáo viên nên
dừng lại giảng giải cho cả lớp hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ (hoặc cụm từ) đó trước
khi hỏi câu hỏi về từ (hoặc cụm từ) hàng ngang tiếp theo.
Giáo viên có thể vận dụng trò chơi cho phần tạo tâm thế - giới thiệu bài mới ,
phần tiểu dẫn hoặc phần củng cố bài học, cũng có thể tổ chức giữa giờ.



×