Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.11 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
------------------------

MAI ĐĂNG PHÁP

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
---------------------

MAI ĐĂNG PHÁP

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Hướng dẫn khoa học: TS ĐINH BẢO NGỌC

Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Mai Đăng Pháp


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

OLS

Ordinary Least Square

FEM

Fixed Effect Model

REM


Random Effect Model

LM

Breusch-Pagan Lagrange multiplier

HOSE

Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

HNX

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tổng hợp các khái niệm về vốn lưu động theo hai
cách tiếp cận

7


1.2

Tổng hợp sơ lược khái niệm và cách tiếp cận của
các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong luận văn

8

2.1

Tổng hợp ROA & ROE trung bình của các công ty
trong nghiên cứu từ năm 2009 đến 2014

29

2.2

ROA và ROE trung bình của các công ty trong
nghiên cứu chia theo hai lĩnh vực phân phối và sản

30

xuất
2.3

Tổng hợp mã hóa biến cách tính và kỳ vọng dấu của
các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

35

3.1


Thống kê mô tả các biến trong mô hình

43

3.2

Nhu cầu vốn lưu động trên tổng tài sản của các
doanh nghiệp từ năm 2009 đến 2014

45

3.3

Tổng hợp đòn bẩy tài chính của các công ty theo
lĩnh vực hoạt động

47

3.4

Tổng hợp đòn bẩy tài chính của các công ty phân
theo năm

47

3.5

OA của các công ty phân theo lĩnh vực hoạt động từ
năm 2009 đến năm 2014


52

3.6

Thống kê mô tả của biến CCC trước và sau khi lọc
các quan sát bất thường

53


3.7

Tổng hợp trung bình và độ lệch chuẩn của kỳ thu
tiền bình quân, kỳ chuyển hóa tồn kho bình quân và

54

kỳ phải trả người bán bình quân
3.8

Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô
hình và mức ý nghĩa

58

3.9

Tổng hợp kết quả hồi quy theo mô hình FEM và
REM


61

3.10

Tổng hợp các nhân tử phóng đại phương sai

64

3.11

Kết quả hồi quy theo mô hình REM với option
Robustness

68

3.12

Tổng hợp dấu kỳ vọng và dấu của hệ số hồi quy

70


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang


1.1

Đồ thị biểu diễn vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu
động thời vụ của doanh nghiệp theo thời gian

11

1.2

Minh họa chính sách vốn lưu động năng nổ

15

1.3

Minh họa chính sách vốn lưu động cẩn trọng

16

1.4

Minh họa chính sách vốn lưu động trung dung

17

3.1

Đồ thị hộp cho biến WCR của các công ty trong nghiên
cứu phân theo lĩnh vực hoạt động


44

3.2

Nhu cầu vốn lưu động trên tổng tài sản qua các năm

45

3.3

Đồ thị histogram của biến quan sát WCR

46

3.4

Đồ thị histogram của biến quan sát FL

48

3.5

ROA qua các năm, từ 2009 đến 2014

49

3.6

ROA trong các năm từ 2009 đến 2014, phân theo lĩnh

vực hoạt động

51

3.7

Đồ thị histogram của biến ROA

52

3.8

Đồ thị hộp chu kỳ chuyển hoán tiền mặt của doanh
nghiệp sản xuất và phân phối

55

3.9

Đồ thị histogram của biến CCC

54

3.10

Đồ thị hộp của tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh
nghiệp phân phối và sản xuất

55


3.11

Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình từ năm 2009
đến năm 2014

56

3.12

Ma trận hệ số tương quan và đồ thị scatter của các biến
trong mô hình (trừ GDP,CPI và IR)

58


3.13

Kết quả kiểm định Breusch-Pagan

62

3.14

Kết quả kiểm định Wooldridge

63

3.15

Kết quả kiểm định Hausman


64

3.16

Kết quả mô hình tác động ngẫu nhiên với option
Robustness

67


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................. 4
7. Bố cục đề tài........................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................................................... 6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ VỐN LƯU ĐỘNG
RÒNG CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................................ 6
1.1.1. Cách tiếp cận các khái niệm liên quan đến vốn lưu động......................6
1.1.2. Khái niệm vốn lưu động của doanh nghiệp (Working Capital)...........8
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động của doanh nghiệp................................................... 9
1.1.4. Phân loại vốn lưu động............................................................................................. 9

1.1.5. Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp (Net Working Capital)...........12
1.1.6. Chính sách quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp (Working
Capital Policy).......................................................................................................................... 13
1.2. NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP................................17
1.2.1. Khái niệm nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp (Working
Capital Requirement)............................................................................................................ 17
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp........................................................................................................................................... 19


1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG.............................................. 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................................................... 28
2.1. GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC PHẨM NIÊM
YẾT TẠI VIỆT NAM................................................................................................................... 28
2.1.1. Giới thiệu khái quát ngành dược phẩm Việt Nam.................................... 28
2.1.2. Giới thiệu các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết tại Việt
Nam................................................................................................................................................ 28
2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
ngành dược phẩm niêm yết tại Việt Nam................................................................... 29
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 30
2.2.1. Mô hình nghiên cứu................................................................................................. 30
2.2.2. Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu............................................. 31
2.2.3. Phương pháp ước lượng......................................................................................... 36
2.3. DỮ LIỆU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU................................................... 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................... 42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH
SÁCH.................................................................................................................................................... 43
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN................................................................................. 43

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................... 57
3.2.1. Kết quả nghiên cứu.................................................................................................. 57
3.2.2. Phân tích kết quả ước lượng mô hình............................................................. 69
3.3. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH......................................................................................... 73
3.3.1. Đối với các doanh nghiệp ngành dược phẩm............................................. 73
3.3.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước.................................................................. 75
3.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO....76


3.4.1. Hạn chế của đề tài..................................................................................................... 76
3.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................ 78
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 82
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các năm gần đây, tình hình tài chính vĩ mô trong nước có những
diễn biến xấu kết hợp với khủng hoảng kinh tế đã khiến tình hình kinh doanh
của các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn. Một trong những khó khăn
đáng lưu ý nhất là lãi suất cho vay ngân hàng đạt mức cao nhất trong các năm
gần đây. Việc khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vừa là thách thức
nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tập trung
tăng cường khả năng quản trị vốn lưu động để tăng cường dòng tiền hoạt động
nhằm tận dụng nguồn vốn đầu tư nội sinh cũng như nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình. Trong đó, một khía cạnh quan trọng của quản trị vốn lưu động
là dự báo nhu cầu vốn lưu động để đưa ra các quyết định vay nợ ngắn hạn với

chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu tài chính lành mạnh. Nhằm dự
báo chính xác nhu cầu vốn lưu động, việc xác định các nhân tố tác động đến
nhu cầu vốn lưu động cũng như mức độ tác động là rất cần thiết.

Các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm về các nhân tố tác động
đến nhu cầu vốn lưu động trên thế giới vẫn chưa nhiều. Hơn nữa, các nghiên
cứu thực nghiệm chủ yếu tập trung ở các quốc gia tương đối phát triển, chỉ có
một vài nghiên được thực hiện ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên điều kiện
và môi trường kinh doanh của các nước được thực hiện nghiên cứu không
hoàn toàn giống với Việt Nam. Do đó, có một nhu cầu về lý luận cũng như
thực tiễn để thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động
đến nhu cầu vốn lưu động tại Việt Nam.
Ngành dược phẩm là một trong những ngành có tác động lớn đến nền
kinh tế cũng như đời sống của xã hội. Theo một công bố của IMS Health,


2

Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng của ngành dược phẩm khá sôi
động, với mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm các quốc gia mới nổi. Ngành
dược phẩm cũng là một trong những ngành được Nhà nước khuyến khích phát
triển để có những đóng góp lớn hơn cho kinh tế và xã hội. Hơn nữa, việc giới
hạn nghiên cứu trong một ngành sẽ giúp nâng cao độ tin cậy của việc xác
định, giải thích cũng như rút ra kết luận về các nhân tố tác động. Do đó, tác
giả xin được phép thực hiện nghiên cứu với đề tài
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các
công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu:

- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về nhu cầu vốn lưu động và thiết lập
mô hình cho phép xác định các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp;
- Vận dụng mô hình đã xây dựng để nhận diện, đánh giá các nhân tố tác
động đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết
tại Việt Nam;
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, tiến hành đo lường, đánh giá mức độ tác
động của từng nhân tố đến nhu cầu vốn lưu động, từ đó rút ra một số kết luận
và hàm ý chính sách đối với các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết tại
Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu sẽ được tập trung trả lời là:
- Có thể sử dụng các mô hình nào để xác định các nhân tố tác động đến
nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp;


3

- Các nhân tố nào tác động đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh
nghiệp ngành dược phẩm niêm yết tại Việt Nam và tác động theo hướng nào;
- Doanh nghiệp ngành dược phẩm và các chủ thể liên quan nên lưu ý
đến những vấn đề gì khi đưa ra các chính sách liên quan đến nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài của nghiên cứu là “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu
cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”. Do đó, đối tượng nghiên cứu sẽ là các nhân tố tác
động đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm
yết tại hai sàn HNX và HoSE.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu
động của các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết tại Việt Nam, phạm vi
nghiên cứu của luận văn này là 14 doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết
trên sàn HNX và HoSE từ năm 2009 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên
cứu định lượng.
Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp
thông kê mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng nhu cầu vốn lưu
động của các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.


4

Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định và ảnh
hưởng ngẫu nhiên để xác định các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động
của các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết tại Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc xác định được các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động
cũng như mức độ của tác động sẽ giúp các doanh nghiệp có một bức tranh
chính xác hơn về nhu cầu vốn lưu động cũng như giúp dự báo nhu cầu vốn
lưu động trong kỳ tới. Dựa theo đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch vay nợ
ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Điều này sẽ giúp nâng cao tính
chủ động trong công tác quản lý tài chính, tiết kiệm được chi phí đi vay cũng
như góp phần đảm bảo một cấu trúc tài chính lành mạnh. Đến lượt nó, điều
này sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần tạo cơ sở
cho việc tăng trưởng trong tương lai.
Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động đã

được thực hiện trên thế giới. Nhưng số lượng các nghiên cứu này chưa nhiều,
mô hình sử dụng vẫn lặp lại và chủ yếu tập trung nghiên cứu ở các nước phát
triển. Tại các nước đang phát triển cũng đã có một số nghiên cứu về đề tài này
ở Malaysia, Jordan, Nigeria… Tuy nhiên, môi trường kinh doanh cũng như
tình hình vĩ mô ở các nước này không hoàn toàn đồng nhất với Việt Nam. Do
đó, việc áp dụng nghiên cứu này ở Việt Nam sẽ góp thêm một bằng chứng để
kiểm định các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động.

Tóm lại, nghiên cứu các nhân tố tác động đến vốn lưu động tại Việt
Nam vừa là một nhu cầu thực tiễn vừa là một đóng góp cho cơ sở lý luận.
Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một ngành như ngành dược phẩm


5

giúp việc xác định, giải thích cũng như rút ra các kết luận trở nên dễ dàng và
đáng tin cậy hơn.
7. Bố cục đề tài
Đề tài nghiên cứu được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và
các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý chính sách


6

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ VỐN LƯU ĐỘNG
RÒNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Cách tiếp cận các khái niệm liên quan đến vốn lưu động
Một khó khăn khi thực hiện các đề tài về vốn lưu động là sự nhập
nhằng giữa các khái niệm và sự bất nhất trong việc sử dụng các khái niệm này
trong những văn bản khác nhau. Sự thiếu nhất quán gây không ít khó khăn
cho việc nghiên cứu về đề tài này. Do đó, cần có một sự tổng hợp các cách
tiếp cận khái niệm vốn lưu động cũng như xác định cách tiếp cận sẽ được sử
dụng trong nghiên cứu này.
Theo Van Horne và Wachowicz (2008), khi nói đến các khái niệm về
vốn lưu động, nói chung ta có hai cách tiếp cận chính:
(i) Cách tiếp cận kế toán;
(ii) Cách tiếp cận tài chính.
Theo cách tiếp cận kế toán, vốn lưu động là khái niệm dùng để chỉ phần
vốn dài hạn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh dưới dạng các tài sản
ngắn hạn. Theo đó vốn lưu động được tính bằng tổng tài sản ngắn hạn trừ đi
tổng nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu vốn lưu động thường được các kế toán viên sử
dụng khi đánh giá khả năng phòng vệ của doanh nghiệp trước rủi ro thanh
khoản.
Tuy nhiên, trong thực tế, các nhà quản lý tài chính không quản trị sự
chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn mà tách việc quản trị ra làm


7

hai phần: quản trị tài sản lưu động và quản trị việc tài trợ cho tài sản lưu động.

Do đó, khái niệm vốn lưu động theo cách tiếp cận kế toán không có nhiều ý
nghĩa trong thực tế quản trị (Van Horne và Wachowicz , 2008).
Theo đó, các nhà quản lý tài chính sử dụng hai khái niệm riêng biệt là:
vốn lưu động gộp (hay còn gọi là vốn lưu động) và vốn lưu động ròng. Vốn
lưu động gộp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Vốn lưu động ròng là phần vốn dài hạn tài trợ cho vốn lưu động và
được đo lường bằng chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Bảng 1.1. Tổng hợp các khái niệm về vốn lưu động theo hai cách tiếp cận
Thuật ngữ
1.Vốn lưu động

Cách tiếp cận kế toán

Cách tiếp cận tài chính

Chênh lệch giữa tài sản Tổng giá trị tài sản lưu
lưu động và nợ ngắn hạn động

2.Vốn lưu động ròng

Chênh lệch giữa tài sản
lưu động và nợ ngắn hạn

3.Vốn lưu động gộp

Cách gọi khác của vốn
lưu động

Luận văn này sẽ sử dụng cách tiếp cận kế toán về các khái niệm liên
quan đến vốn lưu động. Tuy nhiên, ở chương 1, các khái niệm vốn lưu động,

vốn lưu động ròng theo cách tiếp cận tài chính vẫn được trình bày nhằm làm
rõ và đầy đủ các lý thuyết liên quan.
Bảng dưới đây tổng hợp sơ lược khái niệm cũng như cách tiếp cận của
tác giả trong việc sử dụng các thuật ngữ trong luận văn. Việc định nghĩa các
khái niệm này một cách rõ ràng hơn xin được để cho các phần sau. Tác giả hy
vọng điều này giúp đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ
xuyên suốt luận văn.


8

Bảng 1.2. Tổng hợp sơ lược khái niệm và cách tiếp cận của các thuật ngữ sẽ
được sử dụng trong luận văn
Thuật ngữ
1.Vốn lưu động

Khái niệm
Biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ tài sản lưu động

Ghi chú
Chương 1

của doanh nghiệp
2.Vốn lưu động ròng

Chênh lệch giữa tài sản Chương 1
lưu động và nợ ngắn hạn

3.Nhu cầu vốn lưu động


Nhu cầu tài trợ cho tài
sản lưu động trong ngắn

Chương 2 & 3

hạn bằng nguồn vốn
thường xuyên của doanh
nghiệp
1.1.2. Khái niệm vốn lưu động của doanh nghiệp (Working Capital)
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài
sản cố định thì còn cần phải có các tài sản lưu động khác như: tiền mặt, hàng
tồn kho, các khoản phải thu… Phần vốn doanh nghiệp bỏ ra tương ứng với tài
sản lưu động hiện có được gọi là vốn lưu động. Như vậy vốn lưu động là biểu
hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động được xem là một tiền đề cho sự tồn tại của bất kỳ doanh
nghiệp nào (Bhunia, 2010). Doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường
nếu thiếu một lượng vốn lưu động nhất định. Trong một chu kỳ kinh doanh,
vốn lưu động liên tục thay đổi hình thái biểu hiện từ tiền mặt, đến hàng tồn
kho, khoản phải thu và quay trở lại hình thái tiền mặt.


9

1.1.3. Vai trò của vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình sản
xuất kinh doanh. Để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục,
doanh nghiệp phải tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của tài sản lưu động và phải có
đủ vốn lưu động cũng như có một sự bố trí hợp lý về các thành phần của tài
sản lưu động.

Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của
vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của
vật tư. Vốn lưu động nhiều hay ít, tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm sẽ phản
ánh số lượng vật tư tồn trữ ở các khâu nhiều hay ít, việc sử dụng vật tư có tiết
kiệm hay không. Thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động ta có thể thực
hiện kiểm tra việc cung cấp sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro,
hư hỏng, mất mát vật tư, biến động giá cả. Nếu quy mô vốn lưu động của doanh
nghiệp đủ lớn và hợp lý sẽ đảm bảo việc làm chủ quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, đảm bảo và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.1.4. Phân loại vốn lưu động
a. Phân loại theo nguồn hình thành
Vốn lưu động có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, cả bên
trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, cả dài hạn lẫn ngắn hạn. Các nguồn chủ yếu
hình thành vốn lưu động gồm nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

- Nguồn vốn thường xuyên: là các nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền sử dụng trong dài hạn. Nguồn vốn
thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn.
- Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn mà doanh nghiệp phải trả
trong một chu kỳ kinh doanh bình thường, bao gồm vốn vay nợ ngắn hạn và
các khoản phải trả.


10

Ngoài ra, các nguồn hình thành vốn lưu động còn có thể được phân ra
thành nguồn vốn tức thì (spontaneous fund) và nguồn vốn ổn định (nonspontaneous fund).

- Nguồn vốn tức thì: là các nguồn vốn hình thành một cách tự phát
trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Nguồn vốn
tức thì bao gồm chủ yếu là các khoản phải trả người bán và các khoản dự
phòng phải trả.
- Nguồn vốn ổn định: là các nguồn vốn hình thành theo kế hoạch định
trước của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tương đối chủ động trong việc lên kế
hoạch sử dụng nguồn vốn ổn định. Nguồn vốn ổn định bao gồm vốn chủ sở
hữu và vốn vay cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
b. Phân loại theo hình thái biểu hiện
Tài sản lưu động là hình thái biểu hiện của vốn lưu động. Vốn lưu động
có thể có các hình thái biểu hiện chủ yếu gồm:
- Tiền: bao gồm tiền mặt, tiền gửi trong tài khoản thanh toán của ngân
hàng và các khoản tương đương tiền mặt.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu: bao gồm phải thu khách hàng, thuế GTGT được
khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác.
- Hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm
dở dang và thành phẩm, hàng hóa tồn kho
- Các tài sản lưu động khác
c. Phân loại theo tính chất thường xuyên
Vốn lưu động có thể được phân thành vốn lưu động thường xuyên
(Permanent Working Capital) và vốn lưu động tạm thời (Temporary Working
Capital).


11

Vốn lưu động thường xuyên là phần vốn lưu động mà doanh nghiệp có
nhu cầu nắm giữ thường xuyên trong thời gian dài. Vốn lưu động thường
xuyên có hai khía cạnh giống với tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Thứ nhất,

đầu tư vào vốn lưu động thường xuyên là một đầu tư mang tính dài hạn. Thứ
hai, nhu cầu với vốn lưu động thường xuyên sẽ tăng lên khi doanh nghiệp
phát triển, cũng giống như với tài sản dài hạn.
Vốn lưu động tạm thời là phần vốn lưu động mà doanh nghiệp cần đầu
tư trong một khoản thời gian ngắn và mang tính mùa vụ. Hình 1.1 biểu diễn
bằng đồ thị vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động tạm thời của doanh
nghiệp.

Hình 1.1. Đồ thị biểu diễn vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động
thời vụ của doanh nghiệp theo thời gian (Nguồn: Fundamentals of
Financial Management, Van Horne và Wachowicz, 2008)


12

1.1.5. Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp (Net Working Capital)
Vốn lưu động ròng được định nghĩa bằng sự chênh lệch giữa tài sản
ngắn hạn và nợ ngắn hạn hoặc bằng nguồn vốn thường xuyên trừ đi tổng các
tài sản dài hạn.
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (1)
Trong đó:
· Tài sản ngắn hạn hay còn gọi là tài sản lưu động, là các tài sản có
tính lỏng cao nhất của doanh nghiệp bởi các tài sản này là tiền mặt hoặc có thể
nhanh chóng chuyển thành tiền mặt với một mức chi phí hợp lý.
· Nợ ngắn hạn là các khoản nợ doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả trong
một chu kỳ kinh doanh bình thường (thường là 1 năm).
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên – Tổng tài sản dài hạn (2)
Trong đó:
· Tổng tài sản dài hạn bao gồm các tài sản và đầu tư tài chính dài hạn.
· Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay

nợ dài hạn.
Theo cách tính (1), vốn lưu động ròng là chỉ tiêu đánh giá tương quan
giữa nguồn vốn tạm thời và tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nó là phần
còn lại của tài sản ngắn hạn hiện tại sau khi trừ đi giá trị các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp. Nó đại diện cho biên an toàn nhằm đảm bảo doanh
nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vốn lưu động ròng là
một thước đo phổ biến nhằm đo lường tính thanh khoản và sức khỏe tài chính
của doanh nghiệp.
Ø Nếu vốn lưu động ròng dương có nghĩa là doanh nghiệp có đủ giá
trị tài sản trên sổ sách để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Một doanh nghiệp
có vốn lưu động dương được coi là có khả năng thanh khoản tốt.


13

Ø Nếu vốn lưu động ròng âm có nghĩa là doanh nghiệp sẽ không có đủ
khả năng hoàn trả các nguồn vốn ngắn hạn nếu chúng đáo hạn cùng lúc, đây
là dấu hiệu của doanh nghiệp có tính thanh khoản kém.
Ø Nếu vốn lưu động ròng bằng 0 có nghĩa là doanh nghiệp có vừa đủ
tài sản để trang trải các khoản nợ của mình. Thực tế, các doanh nghiệp có vốn
lưu động ròng bằng 0 vẫn thường được xem là có tính thanh khoản kém.
Theo cách tính (2), vốn lưu động ròng thể hiện cân bằng giữa nguồn
vốn ổn định và các tài sản có thời gian chu chuyển lớn hơn một chu kỳ kinh
doanh bình thường hoặc một năm. Chỉ tiêu này thể hiện nguồn gốc của vốn
thường xuyên góp phần vào việc hình thành vốn lưu động:
Ø Nếu vốn lưu động ròng dương có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên
có thể tài trợ cho toàn bộ tài sản dài hạn. Phần chênh lệch sẽ được sử dụng để
tài trợ một phần tài sản lưu động. Trong trường hợp này doanh nghiệp có cân
bằng tài chính tốt.
Ø Nếu vốn lưu động ròng âm có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên

không đủ để tài trợ cho toàn bộ tài sản dài hạn. Doanh nghiệp phải sử dụng
một phần nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho các tài sản dài hạn. Trong trường
hợp này doanh nghiệp có cân bằng tài chính xấu.
Ø Nếu vốn lưu động ròng bằng 0 nghĩa là doanh nghiệp đạt cân bằng
tài chính, nguồn vốn thường xuyên vừa đủ tài trợ cho các tài sản dài hạn.
Trong trường hợp này doanh nghiệp đạt cân bằng tài chính.
1.1.6. Chính sách quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp (Working
Capital Policy)
Chính sách quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp có tác dụng như
một định hướng giúp nhà quản lý ra các quyết định về xác định mức độ đầu tư
cho tài sản lưu động, cấu trúc thành phần các tài sản lưu động cũng như cấu
trúc nguồn vốn hình thành vốn lưu động. Một chính sách vốn lưu động là một


14

sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro của nhà quản lý (Van Horne và Wachowicz,
2008).
Với một chính sách vốn lưu động xác định trước, nhà quản lý thường
định ra một mức độ tài sản lưu động cần thiết, cấu trúc vốn lưu động cũng như
các phương án vay nợ để tài trợ vốn lưu động theo kế hoạch. Sau đó, các chỉ
tiêu này trong thực tế sẽ được kiểm soát và điều chỉnh về mức kế hoạch. Do
đó, tùy theo chính sách quản lý vốn lưu động trung dung, năng nổ hay thận
trọng sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Theo Arnold Glen, 2008, “Corporate financial management”, tái bản
lần thứ 4, chính sách vốn lưu động có thể được phân thành 3 loại: chính sách
vốn lưu động cẩn trọng (conservative), chính sách vốn lưu động năng nổ
(aggressive) và chính sách vốn lưu động trung dung (moderate).
· Chính sách vốn lưu động năng nổ
Doanh nghiệp theo đuổi chính sách vốn lưu động năng nổ sẽ tối thiểu

hóa đầu tư vào vốn lưu động đồng thời tài trợ tất cả tài sản lưu động tạm thời
và một phần tài sản lưu động thường xuyên bằng các khoản nợ ngắn hạn.
Chính sách vốn lưu động năng nổ thường mang lại lợi nhuận cao nhưng đồng
thời cũng mang lại rủi ro thanh khoản lớn hơn.
Trong dài hạn, các nguồn vốn ngắn hạn thường có chi phí sử dụng rẻ
hơn các nguồn vốn vay dài hạn. Do đó, sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn sẽ
giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn tuy nhiên điều này sẽ đặt áp lực lớn lên khả
năng thanh khoản của doanh nghiệp.
Trong hình minh họa chính sách vốn lưu động năng nổ dưới đây, doanh
nghiệp đã sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ toàn bộ tài sản lưu động tạm
thời (đường lượn sóng) và một phần tài sản lưu động thường xuyên (đường
thẳng nằm trên).


×