Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN phuong phap giang day sinh hoc gan voi thuc te sinh 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217 KB, 25 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Phương pháp giảng dạy sinh học gắn với đời sống giúp
bảo vệ môi trường và gây hứng thú học tập cho học sinh".
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học 7
3. Tác giả:
Họ và tên:

Nam (nữ): Nam

Ngày tháng/năm sinh:
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Chức vụ, đơn vị công tác:
Điện thoại:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Đơn vị: Trường THCS
Địa chỉ:
Điện thoại:
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung của bài và chọn những nội dung từ cơ
bản nhất đến các dạng thường gặp và các dạng bài có kiến thức liên quan đến thực
tế như dạng bài thực hành, dạng bài có thể tích hợp được những câu ca dao, tục
ngữ hay thành ngữ phù hợp với đối tượng học sinh để tăng hiệu quả
Học sinh cần chuẩn bị bài và có thái độ học tập tích cực.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: nêu mốc thời gian mà SK được áp
dụng lần đầu tiên trong thực tế, hoặc áp dụng thử.
Năm học 2013 – 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN



TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng dạy và học. Ngành giáo
dục đã tiến hành cải tiến phương pháp giảng dạy trong các trường phổ thông. Để
áp dụng có hiệu quả phương pháp mới và nâng cao ý thức học tập bộ môn Sinh
học lớp 7. Phương pháp giảng dạy gắn với đời sống có ý nghĩa đặc biệt. Thông qua
nội dung kiến thức bài học nó có khả năng gắn với thực tế sản xuất một cách rộng
rãi và chặt chẽ, có ý nghĩa thiết thực cho đời sống cũng như cho sản xuất hàng
ngày.
Thực tế bộ môn Sinh học 7 chuyên nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, môi
trường sống của các ngành động vật : Từ động vật nguyên sinh đến ngành động vật
có xương sống. Vì vậy gắn với thực tế đời sống trong giảng dạy sinh học chính là
xuất phát từ bản thân yêu cầu khoa học của bộ môn Sinh học.
Từ những đặc điểm nêu trên, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn quán
triệt yêu cầu gắn với đời sống trong từng bài giảng, mọi vấn đề trong từng bài là
việc làm hết sức quan trọng trong giảng dạy Sinh học 7. Để tăng cường việc giảng
dạy sinh học gắn với đời sống, ngoài những yêu cầu cần vận dụng đúng đắn, linh
hoạt các phương pháp giảng dạy tích cực, cần thiết, thì giáo viên phải suy nghĩ, tìm
tòi những nội dung, kiến thức sinh học có trong thực tế đời sống để liên hệ vào bài
học. Thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa sinh vật với môi trường sống giúp
chúng tồn tại và thích nghi với điều kiện môi trường.
Trong quá trình giảng dạy Sinh học gắn với đời sống, bản thân tôi đã rút ra
những kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này và đã phát huy được tính tích cực học
tập của học sinh.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến: "Phương
pháp giảng dạy sinh học gắn với đời sống giúp bảo vệ môi trường và gây hứng thú
học tập cho học sinh". Viết sáng kiến này với mong muốn góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc hoàn thành yêu cầu giảng dạy bộ môn Sinh học 7, đặc biệt là
góp phần bảo vệ môi trường và tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Hy vọng

giúp các em học sinh hăng hái, tích cực học tập và yêu thích bộ môn cũng như có
thái độ đúng đắn, yêu quý, hòa đồng với thiên nhiên hơn. Các em được hình thành,
rèn luyện, củng cố các kĩ năng để vận dụng trong cuộc sống tốt hơn. Để các em
được mở mang tầm hiểu biết giúp giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn phong cách
làm việc của người lao động mới: có kế hoạch, có định hướng hợp lý trước khi
làm bất kỳ công việc nào đó.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
2.1. Điều kiện.
- Học sinh khối 7.
- Chuẩn bị một số cuốn sách tham khảo, sách nâng cao, sách phương pháp...
- Tự sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan tới các loài
động vật mà có gắn với môi trường, cuộc sống....
2


2.2. Thời gian.
- Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm học 2013 - 2014.
2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến.
- Học sinh khối 7
3. Nội dung sáng kiến.
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
- Giảng dạy các ngành động vật trong chương trình Sinh học lớp 7 không
những giúp học sinh thấy được sự phát sinh và phát triển của các loài động vật đại
diện trong từng ngành, làm cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các loài trong
tự nhiên, tự nhiên với con người… Mà còn giúp học sinh phát hiện ra các loài động
vật đó có ý nghĩa như thế nào, có ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn đối với đời
sống sản xuất của con người.
Ví dụ: + Giảng đến nội dung “Giun đất” trong “Ngành giun đốt” ngoài việc
giúp học sinh trình bày được đặc điểm, cấu tạo, dinh dưỡng… của giun đất mà
phải giúp học sinh thấy được vai trò quan trọng của chúng trong việc cải tạo hệ

sinh thái, cũng như đối với đời sống con người. Trong đông y các nhà thuốc đã coi
giun đất là những “Địa long” có thể chữa được nhiều chứng bệnh cho người.
- Từ việc phân tích và đánh giá đầy đủ ý nghĩa cũng như tác dụng của các
ngành động vật. Giáo viên cần làm cho mỗi học sinh không những hiểu được đặc
điểm cấu tạo, sinh trưởng và phát triển của chúng như thế nào đến đời sống và hoạt
động của con người.
- Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến tôi thấy học sinh
đã có những tiến bộ rõ rệt, các em sẽ tự tin hơn, yêu thích môn học hơn, có hứng
thú học hỏi hơn. Đặc biệt các em biết cách bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động
vật xung quang chúng ta, hòa đồng với thiên nhiên hơn.
3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến.
- Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thành công với học sinh khối 7 tại
trường tôi công tác nói riêng và có thể áp dụng cho học sinh các trường khác trên
địa bàn nói chung trong quá trình dạy hay trong toàn quốc đều có thể áp dụng được
nội dung sáng kiến này một cách hiệu quả.
3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến.
- Học sinh có hứng thú học tập hơn, đạt hiệu quả cao. Từ đó biết yêu thiên
nhiên hơn, hòa đồng với thiên nhiên và có thái độ bảo vệ môi trường tốt hơn, biết
bảo vệ các loài động vật xung quanh hơn.
- Giáo viên đã tạo được những phương pháp giảng dạy phù hợp mà không
tốn kém vì những loài động vật rất gần gũi, bên cạnh đó đã có rất nhiều câu ca dao,
tục ngữ, thành ngữ viết về tập tính, đặc điểm ... của các loài động vật.
4. Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến.
- Trước khi chưa áp dụng sáng kiến do học sinh khối lớp 7 còn nhỏ tuổi, vốn
sống thực tế ít, khi học môn Sinh học các em được tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và
môi trường sống của các ngành động vật, đồng thời thấy được lợi ích của chúng
đối với đời sống con người. Đối với những loài động vật gần gũi với các em thì
3



học sinh tiếp thu rất nhanh về đặc điểm cấu tạo và môi trường sống cũng như một
số tập tính khác… Nhưng với những loài không có ở địa phương hoặc các em ít
được tiếp xúc thì các em tiếp thu bài rất khó khăn.
- Sau khi áp dụng sáng kiến học sinh tiến bộ rõ rệt trong trả lời và vận dụng
vào thực tế cuộc sống rất hiệu quả. Bên cạnh đó HS đã biết yêu quý những loài
động vật xung quanh, từ đó có thái độ cũng như ý thức tốt trong việc bảo vệ chúng
góp phần tạo sự cân bằng sinh học, ngoài ra HS còn có ý thức giữ gìn và bảo vệ
môi trường.
5. Đề xuất và kiến nghị để thực hiện áp dụng và mở rộng sáng kiến.
- Nhà trường tiếp tục quan tâm đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất,
tăng cường mua tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học bộ môn. Bên
cạnh đó tạo điều kiện cho GV bộ môn Sinh học được đi học trên chuẩn để nâng
cao trình độ giảng dạy.
+ Phòng bộ môn có đầy đủ trang thiết bị như: máy tính có kết nối mạng
Internet, máy chiếu projecter, bàn thực hành, các dụng cụ thực hành, bồn nước rửa.
+ Tạo điều kiện tổ chức cho thầy và trò được đi tham quan thực tế trong các
tiết ngoại khóa để học tập, từ đó sẽ thu được nhiều tư liệu quý từ thực tế mỗi địa
phương như: tìm hiểu về số lượng loài các ngành động vật, tập tính, môi trường
sống, đặc điểm cấu tạo ...
- Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên mở các chuyên đề về bồi dưỡng
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhất là các chuyên đề về "Phương
pháp giảng dạy sinh học gắn với đời sống giúp bảo vệ môi trường và gây hứng thú
học tập cho học sinh” và các phương pháp giảng dạy hiện đại, trao đổi kinh
nghiệm làm mẫu, thí nghiệm kiểm chứng …
- Tổ chức các buổi thảo luận và giới thiệu các sáng kiến kinh nghiệm có chất
lượng cao, ứng dụng lớn trong thực tiễn.

4



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong chương trình Sinh học nói chung và tìm hiểu về các ngành động vật
nói riêng ở Sinh học 7, đặc biệt là các kiến thức về đặc điểm cấu tạo và môi trường
sống của các ngành động vật, những lợi ích của chúng đối với đời sống con người.
Nhất là đối với những loài động vật gần gũi với các em thì học sinh tiếp thu rất
nhanh về đặc điểm cấu tạo và môi trường sống….
Giảng dạy các ngành động vật trong chương trình Sinh học lớp 7 không
những giúp học sinh thấy được sự phát sinh và phát triển của các loài động vật đại
diện trong từng ngành, làm cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các loài trong
tự nhiên, tự nhiên với con người… Mà còn giúp học sinh phát hiện ra các loài động
vật đó có ý nghĩa như thế nào, có ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn đối với đời
sống sản xuất của con người.
Là một giáo viên trường THCS tôi thấy các em học sinh đã được trang bị và
luyện tập thành thạo các phần lí thuyết về những hiện tượng gần gũi và thân quen
với con người và những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đơn giản liên quan đến các
ngành động vật gần gũi với các em học sinh.
Mặt khác trong quá trình giảng dạy nhiều thầy cô và nhiều em học sinh xác
định phương pháp dạy và học không phù hợp, vì vậy việc dạy và học phần các
ngành động vật thuộc chương trình sinh học 7 này gặp nhiều khó khăn và lúng
túng. Xuất phát từ các lí do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến: "Phương
pháp giảng dạy sinh học gắn với đời sống giúp bảo vệ môi trường và gây hứng thú
học tập cho học sinh". Viết sáng kiến này với mong muốn góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc hoàn thành yêu cầu giảng dạy bộ môn Sinh học 7, đặc biệt là
phần các ngành động vật. Hy vọng giúp các em học sinh có phương pháp và hướng
để vận dụng vào thực tế cũng như có hứng thú cao trong học tập. Các em được
hình thành, rèn luyện, củng cố các kĩ năng về ứng xử, vận dụng kiến thức trong
thực tế cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Để các em được mở mang tầm hiểu biết
giúp giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn phong cách làm việc của người lao động
mới: có kế hoạch, có định hướng hợp lý trước khi làm bất kỳ công việc nào đó.

2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, giáo dục phải luôn đi trước một
bước. Vì thế đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và mỗi thầy cô giáo nói riêng phải
gánh vác một trọng trách hết sức nặng nề. Muốn giáo dục đào tạo tồn tại xứng
đáng với vị trí của nó trong xã hội thì các nhà giáo dục phải đổi mới và đề ra
những định hướng kịp thời. Trong quá trình giáo dục thì việc luôn phấn đấu, tìm
tòi, học hỏi để nâng cao vốn kiến thức của mình là việc cấp thiết. Có như vậy mới
đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và gây được
niềm tin đối với học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
5


Trong nhiều năm, bằng thực tế đã làm, trong đó có cả những thành công, hạn
chế, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm tốt trong việc giảng dạy, đặc biệt là dạy
động vật, mặc dù đây là phần mà đa số học sinh rất ít kiến thức về thế giới động
vật, nhất là những ngành không có ở địa phương. Qua đây tôi đã mạnh dạn viết
thành sáng kiến để các đồng chí, đồng nghiệp cùng nghiên cứu tham khảo.
3. Thực trạng của vấn đề.
Trong việc giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông, việc tìm được
phương pháp phù hợp để kích thích học sinh và giúp bảo vệ môi trường là hết sức
quan trọng. Để đạt được kết quả đó đòi hỏi mỗi học sinh phải có một nền kiến thức
vững chắc. Với cách áp dụng linh hoạt những kiến thức đó sẽ giúp người học hoàn
thành tốt mục tiêu.
Học sinh khối lớp 7 còn nhỏ tuổi, vốn sống thực tế ít, khi học môn Sinh học
các em được tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của các ngành động
vật, đồng thời thấy được lợi ích của chúng đối với đời sống con người. Đối với
những loài động vật gần gũi với các em thì học sinh tiếp thu rất nhanh về đặc điểm
cấu tạo và môi trường sống… Nhưng với những loài không có ở địa phương hoặc
các em ít được tiếp xúc thì các em tiếp thu bài rất khó khăn.
Ví dụ: Sau khi học bài “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ” học sinh

được giới thiệu một số loài sâu bọ (có trong khoảng gần 1 triệu loài) được giới
thiệu ở sách giáo khoa mà chưa biết tìm nhiều loài khác có trong thực tế.
Tôi đã nêu câu hỏi: Em hãy phát hiện thêm những loài sâu bọ khác ở địa
phương và nêu rõ môi trường sống của chúng?
Kết quả: - Có trên 50% học sinh không tìm được loài nào khác đã được nêu
trong sách giáo khoa
- 5% số học sinh trong lớp nêu được 6 loài sâu bọ khác có ở địa
phương. Số còn lại chỉ tìm được 1-2 loài sâu bọ khác có ở địa phương, nhiều em
không nêu được ý nghĩa thích nghi với môi trường sống của chúng. Điều đó chứng
tỏ nếu có phong phú về các mẫu vật được sưu tầm trong thực tế đời sống thì kết
quả học tập của học sinh cao hơn và hứng thú học tập bộ môn nhiều hơn.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
4.1. Dùng kiến thức của bài giảng để giải thích những kinh nghiệm cổ
truyền của nhân dân ta thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ để
gây hứng thú học tập cho các em.
Thông qua nội dung kiến thức với những bài giảng trong mỗi ngành động vật.
Giáo viên có thể vận dụng, để giải thích những dự đoán của nhân dân ta thể hiện
trong câu ca dao và tục ngữ, thành ngữ.
Tục ngữ, thành ngữ

Ý nghĩa, giải thích. Phương pháp dạy

Nội dung Ghi
vận dụng chú

“Chuồn chuồn bay thấp Khi dạy đến phần I – Một số đại diện Giảng
thì mưa
sâu bọ khác trong bài 27 “Đa dạng đến nội
6



và đặc điểm chung của lớp sâu bọ”
có đưa đại diện con chuồn chuồn ở
hình 27.3. Vì vậy khi dạy đến phần
này giáo viên có sử dụng câu tục ngữ
Bay cao thì nắng, bay này để hỏi học sinh: Tại sao chuồn
vừa thì râm”
chuồn bay thấp thì mưa, bay cao lại
nắng, bay vừa thì râm? Khi độ ẩm
trong không khí tăng lên đột ngột,
làm ẩm cánh những côn trùng có bộ
cánh mỏng manh khiến chúng không
thể bay cao lên được

dung bài
27 “Đa
dạng và
đặc điểm
chung
của lớp
sâu bọ”

Để sinh động hơn vì vậy khi dạy đến
phần I – Một số đại diện sâu bọ khác
trong bài 27 “Đa dạng và đặc điểm
chung của lớp sâu bọ” chúng ta có
“Gà lên chuồng muộn thể sử dụng câu thành ngữ bên để
trời sẽ mưa”
khai thác và lien hệ. Vì những côn
trùng có cánh mỏng, cánh ẩm không

bay cao được nên gà đã mải mê kiếm
bắt các côn trùng bay là là gần mặt
đất, do đó gà lên chuồng muộn.
Ở phần II – Đa dạng về môi trường
sống và tập tính ở bài 37 “Đa dạng
và đặc điểm chung của lớp Lưỡng
Cư”, trong H37.1 có đưa đại diện
Cóc nhà. Vì vậy khi dạy đến phần
này giáo viên có thể liên hệ đến câu
thành ngữ này, từ đó tạo hứng thú
“Con Cóc là cậu ông cũng như sự mầy mò cho học sinh.
giời"
Trong thực tế do Cóc có bộ da sần
“Hễ Cóc mở miệng là sùi, bộ da đó rất nhạy cảm với thời
trời đổ mưa”
tiết, nó co vào khi trời khô và dãn ra
khi trời ẩm. Về mùa hè khi thời tiết
ẩm, da Cóc dãn ra biết trời sắp mưa.
Cóc cái nghiến răng (lên tiếng báo
hiệu) gọi Cóc đực, tiếng nghiến răng
là do bản năng sinh lý của Cóc, chứ
không phải Cóc có uy lực gì mà Cóc
ta “Nghiến răng chuyển động cả bốn
phương trời”…

Khi dạy
“Lớp
lưỡng
cư” trong
bài

37
“Đa
dạng và
đặc điểm
chung
của lớp
Lưỡng
Cư”

Như vậy từ những tập tính sinh học của các loài sinh vật, giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh giải thích được những câu ca dao, tục ngữ nói về thời tiết.
Gây nên cho học sinh ý thức tò mò muốn tìm hiểu , khám phá những hiện tượng
sinh học có trong thực tế đời sống, làm tăng lòng yêu thích học tập bộ môn, khám
7


phá thiên nhiên.
Đây là câu tục ngữ nói về kinh
nghiệm bắt rươi của người dân vùng
sông nước lợ. Khi dạy bài 17 “Một
số giun đốt khác và đặc điểm chung
của ngành Giun đốt”, trong mục I Một số giun đốt thường gặp - SGK
có đưa đại diện là rươi. Để sinh động
hơn cho bài dạy, khi dạy đến mục
này giáo viên có thể sử dụng câu tục
“Tháng chín đôi mươi, ngữ này với câu hỏi: Câu tục ngữ đề
tháng mười mồng năm” cập đến vấn đề gì? Với việc sử dụng
câu tục ngữ này chắc chắn giáo viên
sẽ dễ dàng hơn trong việc làm cho
học sinh hiểu: Tháng chín vào ngày

20 và tháng mười vào ngày mồng
năm (âm lịch) thì Rươi xuất hiện
nhiều bởi lẽ đây là giai đoạn chúng
kết đôi để sinh sản.

Khi dạy
bài
17
“Một số
giun đốt
khác và
đặc điểm
chung
của
ngành
Giun
đốt”,
trong
mục I

Đây là câu tục ngữ mà chúng ta có
thể sử dụng khi dạy bài 22 “Tôm
sông” ở mục II - Dinh dưỡng hoặc có
thể đưa vào phần củng cố bài học với
câu hỏi: Câu tục ngữ trên muốn nói
điều gì? Vì sao tôm lúc chạng vạng,
“Tôm chạng vạng, cá cá lúc rạng đông? Học sinh sẽ dựa
rạng đông”
vào kiến thức ở mục II để trả lời.
Giáo viên hướng dẫn thêm: đây là

kinh nghiệm đánh bắt tôm, cá của
người dân, tôm có tập tính kiếm ăn
vào lúc chập tối (chạng vạng), còn đa
số loài cá thì kiếm ăn vào lúc hửng
sáng.

Khi dạy
bài
22
“Tôm
sông” ở
mục II Dinh
dưỡng
hoặc có
thể đưa
vào phần
củng cố

“Ngang như cua”

Câu thành ngữ này về nghĩa bóng nói
đến tính cách của những người ngang
ngạnh, ương bướng. Khi dạy bài 24
“Đa dạng và vai trò của lớp Giáp
xác” - ta có thể sử dụng để giải thích
cách di chuyển của loài cua. Rõ ràng
đây củng là cách gây hứng thú cho
học sinh trong giờ học.

Khi

bài
“Đa
dạng
vai
của
Giáp
xác”

dạy
24

trò
lớp

“Ngư ông lặn ngụp như Câu thành ngữ này chế diễu người Khi dạy
8


cóc bôi vôi”

“Nước mắt cá sấu”

ngư dân mà không biết lặn nhưng nó
lại đè cập đến đặc điểm sinh học của
loài cóc. Khi dạy về hệ hô hấp của
ếch đồng, giáo viên có thể đưa câu
thành ngữ này vào và hỏi học sinh:
Cóc (hoặc ếch) bôi vôi thì sẽ dẫn tới
hậu quả gì? Sau đó dẫn dắt học sinh
trả lời: Cóc hô hấp chủ yếu qua da,

nếu bôi vôi lên da thì khi xuống nước
nó sẽ không thở được và phải trồi lên
mặt nước và sau một thời gian nó có
thể chết. Điều này vừa giúp học sinh
hiểu về câu thành ngữ vừa có thể
khắc sâu được nội dung bài học liên
quan.

bài
36
“Quan
sát cấu
tạo trong
của Ếch
đồng qua
mẫu mổ”

Khi nói về người có tâm địa giả dối,
ngoài mặt thì làm ra vẽ xót thương
nhưng trong lòng thì hả hê cha ông ta
đã đúc kết bằng câu thành ngữ trên.
Ta có thể vận dụng nó vào việc dạy
bài 40 “Đa dạng và đặc điểm chung
của lớp bò sát”. Để khai thác giáo
viên có thể hỏi: Câu thành ngữ này
muốn nói điều gì? Cá sấu khóc có tác
dụng gì? Sau đó giáo viên dẫn dắt
học sinh đến câu trả lời: Cá sấu bài
tiết nước mắt nhằm


Khi dạy
bài
40
“Đa
dạng và
đặc điểm
chung
của lớp
bò sát”

thải bớt lượng muối trong cơ thể.
Đây là một trong những cách mà học
sinh có thể khắc sâu lĩnh vực kiến
thức này.
“Nói như nước đổ đầu Đây cũng là một câu thành ngữ quen
vịt”
thuộc để chỉ những người chậm tiếp
thu, bày dạy bao nhiêu cũng chẳng
thu nhận được gì giống như nước đổ
lên đầu vịt. Trong chương trình ở bài
44 “Đa dạng và đặc điểm chung của
lớp Chim” có đề cập đến loài vịt. Khi
dạy bài này giáo viên đưa câu thành
ngữ này vào với cách dẫn dắt: Câu
thành ngữ này nói lên điều gì? Em
tiếp thu được kiến thức nào ở môn
sinh học qua câu thành ngữ trên? Quá
trình đó sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp
9


Bài
44
“Đa
dạng và
đặc điểm
chung
của lớp
Chim”


thu được nội dung: ở vịt có tuyến
phao tiết chất nhờn, khi rỉa lông sẽ
làm cho lông nó thêm mượt và không
thấm nước, điều này giúp nó bơi lặn
dưới nước mà không bị ướt. Vậy là
câu thành ngữ trên đây cũng chính là
một nội dung kiến thức cần truyền tải

“Nhát như thỏ đế”

Đây cũng lại là một câu thành ngữ về Bài
46
khía cạnh nghĩa bóng thì muốn ám “Thỏ”
chỉ tính cách nhút nhát của một
người nào đó nhưng về khía cạnh
sinh học lại cho chúng ta biết về một
tập tính của loài thỏ. Chúng ta có thể
đưa câu thành ngữ này vào bài 46
“Thỏ” với mục đích khắc sâu cho
học sinh: loài thỏ thường có tập tính

ẩn náu trong hang, trong bụi rậm để
trốn tránh kẻ thù, chỉ cần có tiếng
động nhẹ là nó sẽ lập tức bỏ chạy
ngay.

“Hôi như chuột chù”

Với câu này giáo viên có thể sử dụng
tương tự như câu 11 trên đây. Ở bài
50 “Đa dạng của lớp Thú” giáo viên
đặt câu hỏi: Tại sao lại nói “Hôi như
chuột chù” ? Học sinh có thể dễ dàng
trả lời được câu hỏi này là vì chuột
chù có tuyến hôi ở hai bên sườn.

Bài
50
“Đa
dạng của
lớp Thú”

Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khác nói về thế giới động vật xung
quanh cuộc sống chúng ta.
Ca dao; tục ngữ; thành ngữ

Ý nghĩa

“Bước sang tháng sáu giá chân”

Những câu ca dao đó thể hiện sự: nói

vui, nói ngược về một số tập tính của
Bước sang tháng sáu giá chân
một số loài động vật mà rất gần gũi
Tháng chạp nằm trần nóng đổ mồ với con người. Vì vậy trong quá trình
hôi
giảng dạy về các ngành động vật như:
“ngành chân khớp” và “ngành động
Con chuột kéo cày lồi lồi
vật có xương sống” để tạo tính hấp
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong
dẫn, gây hứng thú, cũng như giúp học
cong
sinh thấy được thế giới động vật
Vườn rộng thì thả rau rong
quanh ta vẫn thường xuyên đi vào
Ao sâu giữa đồng vải cải lấy ngồng những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
Do đó giáo viên có thể đưa ra những
làm dưa
vần thơ này kết hợp trong quá trình
Một đàn con bò đi tắm đến trưa
10


Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm ở gầm giường
Cóc kia đánh giặc bốn phương nhọc
nhằn
Chuồn kia thấy cám liền ăn
Heo kia thấy cám nhọc nhằn bay qua
Bao giờ cho đến tháng ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một trăm quả hồng nuốt lão tám
mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà, nậm rượu nuốt người lao
đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Thóc giống đuổi chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm...

Cá mè cá nục cá hom

giảng dạy thể hiện được tích hợp liên
môn, đồng thời khắc sâu thêm những
kiến thức liên quan đến từng phần,
từng bài cụ thể trong hai ngành trên.
Đọc tiếp bài ca dao ta sẽ thấy
ngay sự phi logic trong các hình ảnh
nói ngược đang dần tiến đến đỉnh
điểm:
- Về sự ngược đời ở các con vật
thì: Con chuột kéo cầy/ Con trâu bốc
gạo/ Đàn bò đi tắm / Đàn vịt đi
bừa...
- Về sự ngược đời ở các hoạt động
thì: Voi nằm gầm giường/ Cóc đi đánh

giặc/ Vườn rộng thả rau / Ao sâu vãi
cải/ Đào ao bằng chổi, quét nhà bằng
mai...
Sự ngược đời diễn ra ở hầu hết
các bình diện: trong sản xuất nông
nghiệp, trong chiến đấu đánh giặc,
trong các hiện tượng tự nhiên và xã
hội...
Về tâm lý tiếp nhận thì có sự
nói ngược cốt để vui nhưng cũng có
nhiều sự đảo ngược trật tự không thể
không gây ra cảm giác thương tâm và
gợi nhiều suy nghĩ.
Hình ảnh con chuột nhỏ bé mà
phải làm một công việc nặng nhọc
trong khi con con trâu sức vóc to lớn
thì lại ăn không ngồi rồi gợi lên sự bất
công trong xã hội.
Còn trong hoạt động chiến đấu,
voi phải xông pha trận mạc nhưng
đằng này voi lại "nằm ở gầm
giường" đùn đẩy chuyện "đánh giặc
bốn phương nhọc nhằn" cho con
Cóc! …
- Nói về họ nhà cá. Khi dạy phần
“Các lớp Cá” trong ngành “Động vật
có xương sống”. Đặc biệt khi dạy bài
34 “Đa dạng và đặc điểm chung của
các lớp Cá”


Cá soan cá chép cá cam cá nhồng
Cá tửu đỏ dạ cá hồng
Cá bống cá bẹ lông rồng cá heo

Trong bài 34, ở phần I: Đa dạng
về thành phần loài và môi trường

Cá hẹ bóng múi cá keo
11


Cá hanh cá liệt cá cheo cá xà

sống. Giáo viên có thể giới về họ nhà
cá quá bài thơ bên để cho HS thấy sự
đa dạng về thành phần loài, tạo sự
hứng thú và giúp học sinh nhớ hơn.
Từ đó vận dụng tốt vào thực tế cuộc
sống.

Bống thệ tai tượng cá tra
Cá ngô cá đối bạc má cá kìm
Cá trê cá lóc cá chim
Thờn bơn cá ngựa cá chình cá cơm
Cá lan cá úc cá ngom
Cá dìa thu ảo cơm than cá đò
Cá chẻm nục chuối cá rô
Cá ngân cá sặc cá hồ cá khoai
Cá mối thác lác cá mòi
Cá chảy cá gáy cá voi thù đù

Cá dĩa cá nóc cá thu
Cá chuồn cá xú lia thia rô hồng
Cá heo cá nạnh lòng tong
Cá linh cá tiểu cá ong cá phèn
Cá kình cá tranh bống kèn
Cá mai cá sấu cá cạn cá chày
Cá phi cá hổ cá chai
Cá trâu cá diếc cá mai cá sòng
Lưỡi trâu cá trích lóc bông
Cá rua cá móc cá sơn cá trầu
Cá ho cá khế mối dầu
Cá chóp cơm bạc bã trâu cá ngừ
Cá song cá dạ cũng dư

4.2/ Làm tốt công tác thực hành và ngoại khoá Sinh học vẫn đảm bảo nội
dung kiến thức bài học và giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Thực hành và ngoại khoá không những thể hiện nguyên tắc giảng dạy gắn với
đời sống, đồng thời còn là một hình thức và là một biện pháp để củng cố kiến thức
cơ bản, tăng cường rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
Thực hành và ngoại khoá còn giúp cho học sinh đem những khả năng, kiến
thức đã học áp dụng vào thực tế cuộc sống, giúp các em có cơ sở để hoạt động tích
cực và tự giác sáng tạo sau này.
Muốn đạt được những kết quả kể trên, giáo viên cần có kế hoạch ngay từ đầu
năm học và đầu học kỳ. Cần thấy được toàn bộ vấn đề và những dự kiến chuẩn bị
từ nội dung đến phương pháp hướng dẫn, cũng như thời gian thực hiện công tác
12


thực hành hay ngoại khoá.
4.2.1/ Biện pháp ngoại khóa.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một vài nội dung chủ yếu của công tác
ngoại khoá.
*) Phải thực hiện đầy đủ các tiết thực hành, các nội dung thực hành đã quy
định trong chương trình. Trên cơ sở đó giáo viên tổ chức các tổ, nhóm ngoại khoá
Sinh học để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu một số đề tài nhỏ như: Theo dõi và
thống kê tất cả các loài sâu bọ ở địa phương theo các nhóm: Nhóm sâu bọ có ích,
nhóm sâu bọ có hại, hoặc theo dõi những loài sâu bọ hại lúa, những loài sâu bọ hại
ngô…
*) Tổ chức và hướng dẫn học sinh: Quan sát, so sánh và đối chiếu sự đa dạng
của các ngành động vật có ở địa phương với nội dung có ở trong chương trình Sinh
học lớp 7. Tổ chức cho học sinh tham quan thiên nhiên để tìm hiểu môi trường
sống đa dạng của các loài sinh học. Tổ chức sưu tầm và tìm kiếm các mẫu vật có
trong nội dung bài học theo từng nhóm chuyên đề và coi đó là những phương tịên
dạy học trong từng chương, từng bài.
*) Hướng dẫn học sinh tập viết và nghiên cứu các đề tài đơn giản ở địa
phương như: Tìm hiểu, theo dõi sự phát triển của một số ngành động vật VD:
Thống kê các loài cá được chăn thả ở địa phương; các loài thân mềm ở địa phương;
sự phát triển của sâu ăn lá bàng; hoặc theo dõi hoạt động sống và những tập tính
của thằn lằn…
4.2.2/ Biện pháp thực hành.
Để góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thì mỗi môn học
có một vai trò và vị trí nhất định trong nhà trường trung học cơ sở. Chính vì vậy,
hiện nay chương trình sách giáo khoa luôn được đổi mới để đáp ứng nhu cầu của
sự phát triển của xã hội và phù hợp với mục tiêu của giáo dục Việt Nam. Chính vì
vậy, môn Sinh học ở trường trung học cơ sở có một vai trò nhất định trong việc
giáo dục tri thức phổ thông, phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Xuất phát từ việc dạy học môn Sinh học 7 ở trường trung học phổ thông và mục
tiêu của giáo dục đào tạo hiện nay, tôi thấy rằng việc dạy học thực hành đối với
môn Sinh học ở trường THCS hiện nay là rất cần thiết. Bởi vì thực tế, qua khảo sát
của chúng tôi sau khi học xong tiết thực hành các em học sinh nắm vững kiến thức

bài học sâu hơn so với những bài dạy lí thuyết.
Đối với bài dạy thực hành thì chúng tôi sử dụng phương pháp trực quan để
giảng dạy, giảng dạy kiểu bài thực hành được phân thành 2 kiểu bài thực hành:
- Thực hành ngoài giờ.
- Thực hành trong giờ:
+ Thực hành quan sát (những thí nghiệm học tập của học sinh tự làm, tự
nghiên cứu và tự rút ra kết luận).
+ Thực hành củng cố minh họa (tiến hành sau khi đã học xong phần kiến thức
về lí thuyết).
13


Như vậy với kiến thức thực hành quan sát và củng cố minh họa, chúng tôi
tiến hành bằng các hình thức sau:
- Tổ chức hoạt động đồng loạt: chia lớp thành từng nhóm, các nhóm cùng
nhau hoàn thành một nội dung với điều kiện và thời gian như nhau.
- Tổ chức thực hành riêng lẻ: chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm làm nhiều
nội dung khác nhau trong cùng khoảng thời gian, sau đó lần lượt quay vòng nối
tiếp nhau để hoàn thành toàn bộ nội dung của buổi thực hành.
Trong chương trình Sinh học 7, giảng dạy nội dung mỗi bài thực hành quy
định trong 45 phút nên chỉ phù hợp với hình thức thực hành trong giờ. Để giảng
dạy giờ thực hành đạt kết quả tốt thì cần phải sử dụng các hình thức thực hành và
cách tổ chức thực hành cho phù hợp với đặc điểm học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài thực hành bài 32, BÀI THỰC HÀNH: MỔ CÁ
thông thường giáo viên tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Hoạt động của giáo viên:
+ Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành.
+ Phân chia nhóm thực hành.
+ Cách mổ: Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững được các thao tác mổ.
+ Quan sát được cấu tạo trong, trên mẫu mổ, xác định vị trí của các nội quan.

- Bước 2: Thực hành của học sinh:
+ Mỗi nhóm tự mổ cá theo đúng các thao tác, trình tự của giáo viên hướng
dẫn.
+ Quan sát cấu tạo trong, quan sát tới đâu ghi chép đến đó.
- Bước 3: Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát của học sinh.
- Bước 4: Tổng kết, viết thu hoạch.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch và giáo viên nhận xét chung kết
quả thực hành của học sinh.
=> Với việc tiến hành một tiết dạy thực hành mà giáo viên thường sử dụng
trong tiết dạy thì kết quả thư được như sau:
- Tổng số học sinh lớp 7A: 37 em
+ Giỏi: 5 em
+ Khá: 9 em
+ Trung bình: 17 em
+ Yếu: 6 em
Như vậy với kết quả thực hành nêu trên, chúng tôi thấy rằng đây là một lớp
chọn của khối 7, nhưng kết quả của tiết thực hành mang lại không cao. Ở đây
nguyên nhân chính là các em còn lúng túng trong việc thực hành mổ một mẫu vật
sống. Điều này cho thấy giữa một tiết dạy lí thuyết và một tiết thực hành còn một
khoảng cách khá xa, bởi các em chưa nắm vững kiến thức thực hành, tiếp xúc với
14


các dụng cụ mổ mẫu vật còn hạn chế nên kết quả không cao.
Trên cơ sở của việc cung cấp kiến thức thực hành nêu trên để phát huy được
tính tích cực, chủ động sáng tạo ở những học sinh khá - giỏi và giúp các em còn
yếu trong nội dung thực hành đạt kết quả cao. Vì vậy cần kết hợp cả hình thức tổ
chức thực hành đồng loạt và hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ trong nội dung
bài thực hành sau:
Bài 36: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG

TRÊN MẪU MỔ.
- Bước 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
- Bước 2: xác định yêu cầu của tiết thực hành.
+ Xác định hệ tiêu hóa.
+ Xác định hệ hô hấp.
+ Xác định hệ tuần hoàn.
+ Xác định hệ bài tiết.
+ Xác định hệ thần kinh.
+ Xác định hệ sinh dục.
=> Đặc điểm của mỗi hệ cơ quan và vẽ hình quan sát được.
- Bước 3: Phân nhóm.
Mỗi nhóm làm nội dung thực hành theo yêu cầu trên. Mỗi thành viên trong
nhóm đảm nhiệm một yêu cầu thực hành, sau đó các nhóm lần lượt quay vòng nối
tiếp nhau để hoàn thành nội dung thực hành.
- Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ thuật mổ ếch, quan sát các hệ cơ
quan bên trong.
- Bước 5: Mỗi nhóm viết một bài thu hoạch về các yêu cầu được giao.
- Bước 6: Các nhóm nộp bài thu hoạch, có chấm điểm.
Giáo viên đánh giá và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành trên lớp.
Như vậy với tiết thực hành nêu trên, việc sử dụng kết hợp hai hình thức tổ
chức thực hành đồng loạt và hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ trong nội dung
bài thực hành. Chúng tôi thấy đạt được những kết quả như sau:
+ Tổng số học sinh lớp 7A: 37 em
+ Giỏi: 12 em
+ Khá: 17 em
+ Trung bình: 8 em
+ Không có học sinh không phát triển được kĩ năng thực hành.
Bên cạnh, việc ứng dụng kết hợp tổ chức thực hành đồng loạt và hình thức tổ
chức thực hành riêng lẻ trong nội dung bài thực hành chúng tôi thấy được những
ưu điểm sau:

15


- Hình thức này giúp học sinh khá – giỏi phát huy được năng lực, tính sáng
tạo của mình; giữa học sinh yếu – kém và học sinh khá - giỏi có sự giúp đỡ lẫn
nhau để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành.
- Hình thành cho học sinh kinh nghiệm áp dụng vào thực tế cuộc sống. Rèn
luyện tính cẩn thận, làm việc chính xác, trung thực, khoa học, phát triển tư duy
lôgic, lòng say mê nghiên cứu khoa học. Thông qua đó lôi cuốn học sinh vào hoạt
động thực tiễn.
- Khi tiến hành cho học sinh hoạt động theo nhóm sẽ giúp cho các em rèn
luyện kĩ năng hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ, đây là năng lực rất cần thiết để
các em có điều kiện học tập và trao đổi lẫn nhau để giải quyêt các vấn đề giáo viên
yêu cầu. Đây là một trong những yếu tố góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá học
sinh ở nhà trường hiện nay. Không những thế nó còn giúp các em có được những
kĩ năng cơ bản tránh bở ngở khi tiếp xúc với môi trường mới.
Thật vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người
dạy phải biết dung hòa giữa “Lí thuyết và thực hành” và “Lí luận phải gắn với thực
tiễn” để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và cuộc sống.
4.3/ Dạy học liên hệ đến các lĩnh vực liên quan giúp gây hứng thú và bảo
vệ môi trường.
*) Trong quá trình dạy học, từ những nội dung từng bài Sinh học7. Giáo viên
có thể liên hệ đến những chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ có liên
quan đến nội dung bài học.
Ví dụ: + Khi giảng đến nội dung: các “Ngành động vật có xương sống” từ
“lớp cá” đến “lớp thú” ở từng bài, ngoài việc đánh giá tài năng và ý nghĩa từng
bài đối với sản xuất và đời sống của con người. Giáo viên có thể liên hệ tới chủ
trương phá thế độc canh, chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện và cân đối
của Đảng ta nhằm nâng cao đời sống của nhân dân ta thông qua việc thực hiện mô
hình sản xuất “vườn - ao- chuồng” đang được áp dụng rộng rãi ở địa phương.

+ Giảng phần “Đa dạng của lớp thú”, giáo viên có thể liên hệ tới chủ
trương, chính sách của Đảng trong việc nghiêm cấm săn bắt những động vật quý
hiếm như: Voi, hổ, báo, sư tử… có chính sách bảo tồn những khu rừng cấm, bảo
tồn những khu sinh thái tự nhiên, tạo điều kiện phát triển cho các loài sinh học:
như vườn quốc gia ở Cát Bà, rừng quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình)…
+ Tìm hiểu sự đa dạng của “Lớp cá”- giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ tới
các loài cá hiện có ở địa phương đặc biệt là những giống cá lai đang được chăn thả
trong ao hồ ở địa phương đó là kết quả của quá trình tạo giống mới, cải tạo giống
hiện có, cho năng suất cao là mặt hàng có giá trị kinh tế, đó là chủ trương, chính
sách của Đảng trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nhằm xoá đói, giảm nghèo ở
từng địa phương.
*) Từ những kiến thức có trong nội dung bài học, giáo viên gợi ý để học sinh
tìm hiểu, suy nghĩ để tìm ra các loài động vật khác (trong cùng một ngành) có ở địa
phương. Trong bài giáo viên có thể liên hệ những điểm giống nhau hoặc những
điểm khác nhau của chúng được nêu ra ở sách giáo khoa với thực tế địa phương.
16


Ví dụ: + Khi tìm hiểu “Biến thái không hoàn toàn của chuồn chuồn” trong
bài “Đa dạng và đặc điểm chung của sâu bọ” qua bài học các em mới chia ra được
sự biến thái không hoàn toàn của chúng ở giai đoạn ấu trùng (dưới nước) và giai
đoạn trưởng thành (trên cạn). Khi liên hệ thực tế ở địa phương các em có thể nêu ra
được rất nhiều loaị chuồn chuồn khác nhau về màu sắc, kích thước cũng như sự
khác biệt về lối sống và tập tính bắt mồi. Vậy sự biến thái của chúng có hoàn toàn
giống nhau hay không?
+ Tìm hiểu về đời sống của ve sầu là loài sâu bọ rất gần gũi với học sinh. ấu
trùng của chúng ở đất ăn rễ cây. Ở mùa hè ve sầu vừa hút nhựa cây vừa kêu. Giáo
viên yêu cầu học sinh liên hệ từ thực tế, học sinh đã tiếp xúc để tìm hiểu tiếng kêu
của ve sầu phát ra từ đâu? Có phải từ miệng không?
+ Tìm hiểu hoạt động sinh sản trong “Đời sống cấu tạo của ếch đồng”, giáo

viên có thể liên hệ trong thực tế ở địa phương: Tại sao khi trời mưa to sau đó có
nhiều tiếng ếch nhái kêu quanh ao, ngoài ruộng? Từ đó học sinh nhận biết được
thời kỳ sinh sản của ếch đồng cùng với tiếng kêu gọi bạn trong mùa sinh sản của
ếch đực và ếch cái.
+ Khi dạy bài “Đa dạng của bò sát”, qua bài học các em chỉ được tìm hiểu
loài đại diện “rắn ráo” trong “bộ có vẩy”. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh liên
hệ từ thực tế ở địa phương để học sinh nêu ra được rất nhiều các loài rắn khác như:
Cạp long, cạp nia, rắn mòng, rắn hổ mang... có những đặc điểm khác nhau về hình
thái cũng như tập tính sinh sống của chúng. Đồng thời nêu được ý nghĩa quan
trọng cũng như tác hại của từng loài đối với đời sống con người.
Như vậy nhờ có hoạt động liên hệ từ nội dung có trong bài với nội dung có
trong thực tế đã giúp học sinh nắm được bài sâu sắc hơn,
*) Giảng dạy các ngành động vật trong chương trình Sinh học lớp 7 không
những chỉ giúp học sinh thấy được sự phát sinh và phát triển của các loài động vật
đại diện trong từng ngành, làm cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các loài
trong tự nhiên, tự nhiên với con người… Mà còn phải giúp học sinh phát hiện ra
các loài động vật đó có ý nghĩa như thế nào, có ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn
đối với đời sống sản xuất của con người.
Ví dụ: + Giảng đến nội dung “Giun đất” trong “Ngành giun đốt” ngoài việc
giúp học sinh trình bày được đặc điểm, cấu tạo, dinh dưỡng… của giun đất mà
phải giúp học sinh thấy được vai trò quan trọng của chúng trong việc cải tạo hệ
sinh thái, cũng như đối với đời sống con người. Trong đông y các nhà thuốc đã coi
giun đất là những “Địa long” có thể chữa được nhiều chứng bệnh cho người.
+ Khi giảng đến bài “Trai sông” tìm hiểu cấu tạo của vỏ trai với lớp xà cừ
óng ánh ở phía trong. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh liên hệ đến giá trị của nó
trong đời sống. Cũng như việc nuôi trai lấy ngọc, làm đồ mỹ nghệ… Từ đó giúp
học sinh thấy được tầm quan trọng của chúng đối với đời sống con người.
+ Khi giảng đến bài “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá”. Tìm hiểu
môi trường sống của các loài cá, giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ đến thực tế việc
chăn thả cá ở địa phương để giải thích: Tại sao trong ao, hồ nuôi cá người ta

thường chăn thả nhiều loài cá khác nhau? Từ đó giúp học sinh nhận thức được: Cá
17


sống trong các môi trường ở những tầng nước khác nhau, dẫn đến có cấu tạo và tập
tính khác nhau.
+ Tìm hiểu về tập tính hoạt động của lớp chim, giáo viên hướng dẫn học
sinh tìm hiểu trong thực tế ở địa phương để giải thích: Tại sao Cò và Vạc lại có thể
sống chung một tổ. Để từ đó học sinh thấy được Cò và Vạc là hai loài khác nhau,
chúng có những tập tính sinh học khác nhau: Loài Cò chủ yếu kiếm ăn ban ngày
đêm về tổ, nhưng Vạc lại kiếm ăn ban đêm ngày lại ở trong tổ của mình.
Từ việc phân tích và đánh giá đầy đủ ý nghĩa cũng như tác dụng của các
ngành động vật. Giáo viên cần làm cho mỗi học sinh không những hiểu được đặc
điểm cấu tạo, sinh trưởng và phát triển của chúng như thế nào đến đời sống và hoạt
động của con người.
5/ Kết quả đạt được
5.1/ Kết quả qua so sánh đối chứng
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 7 bản thân tôi đã sưu tầm
được nhiều tài liệu cũng như các mẫu vật phục vụ tốt cho việc dạy và học bộ môn
Sinh học gắn với đời sống. Kết hợp với những mẫu vật được sưu tầm trong thực tế
nên kết quả các giờ Sinh học lớp 7 học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, các em nắm
được kiến thức sâu sắc hơn. Qua nội dung bài học gắn với thực tế đời sống càng
làm tăng thêm cho các em lòng yêu thích học tập bộ môn.
Để dạy học Sinh học gắn với đời sống, giáo viên phải sử dụng tốt tất cả các
phương tiện dạy học hiện đại đã có cộng với việc tích cực tham gia sưu tầm các
mẫu vật có trong thiên nhiên từ các nhóm Sinh học trong từng lớp. Qua quá trình
cùng tham gia sưu tầm mẫu vật, tìm hiểu từ thực tế ở địa phương, các em càng hiểu
thêm về đặc điểm, cấu tạo, chức năng và hoạt động sống… của các loài sinh vật đã
học. Rèn luyện cho các em có thói quen quan sát để phát hiện ra những nội dung
kiến thức Sinh học trong từng bài.

Để thấy được hiệu quả của quá trình giảng dạy gắn với đời sống bộ môn Sinh
học lớp 7. Chúng tôi đã tiến hành dùng phương pháp so sánh đối chứng:
Cụ thể khi dạy bài “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ” ở lớp 7B
chúng tôi chỉ dùng tranh giới thiệu 1 số sâu bọ thường gặp. Khi học học sinh chỉ
biết nghe giảng và tiếp thu qua quan sát tranh treo trên bảng và tranh ở SGK. Kết
quả học sinh chỉ nhận biết được sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính ở một số
loài sâu bọ thường gặp được giới thiệu trong sách giáo khoa, dẫn đến kết quả bài
giảng chưa thu hút được tính tích cực học tập của học sinh.
Sau đó chúng tôi tiến hành dạy bài đó ở lớp 7A; ngoài tranh vẽ chúng tôi còn
sử dụng thêm nhiều mẫu vật sưu tầm được trong thực tế có ở địa phương qua trình
chiếu bằng máy chiếu projecter, cộng với việc giải thích những câu ca dao nối về
thời tiết có liên quan đến hoạt động sống của sâu bọ. Kết quả học sinh tiếp thu bài
rất nhanh, bài học thêm phong phú, sôi nổi, bài dạy hấp dẫn, sinh động hơn.
Kết quả sau khi kiểm tra đánh giá (sau tiết dạy) chúng tôi thu được kết quả
như sau:
18


Lớp

Số bài

7A
7B

Kết quả
Loại yếu

Loại TB


Loại Khá

Loại Giỏi

37

0

8/37=23,7%

17/37=44,7%

12/37=31,6%

37

5/37 = 13,2%

13/37=34,2%

16/37=44,7%

3/37=7,9%

5.2/ Bài học kinh nghiệm
Toàn bộ nội dung chuyên đề dạy theo phương pháp đổi mới bằng phương
pháp giảng dạy gắn với đời sống. Bộ môn Sinh học lớp 7 phát huy tính tích cực
học tập của học sinh đã được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn Sinh học
và thực tế giảng dạy một cách nghiêm túc, có kiểm tra đánh giá khách quan.
+ Chúng tôi đã sử dụng có hiệu quả khi xác định được mục tiêu bài học, cách

sử dụng câu hỏi liên hệ giữa nội dung bài học với thực tế đời sống. Vận dụng kết
hợp phương pháp quan sát, phương pháp trực quan… để đạt hiệu quả cao nhất của
tiết dạy, để nâng cao và khắc sâu kiến thức cho học sinh trong môn Sinh học 7.
+ Để hướng dẫn học sinh sưu tầm được nhiều mẫu vật có trong thực tế đời
sống, giáo viên phải xây dựng lên các chuyên đề để làm, để tìm kiếm hoặc quan sát
theo nội dung yêu cầu của giáo viên.
+ Phải luôn có ý thức sưu tầm, tìm kiếm các mẫu vật (đặc biệt những mẫu vật
quý hiếm) để cùng phối kết hợp với giáo viên chuyên trách đồ dùng dạy học bảo
quản những mẫu vật quý hiếm, để dùng dạy học trong nhiều năm.
Qua việc giảng dạy về các ngành động vật tôi thấy không phải lúc nào các
em cũng định hướng được cách học, cách tìm tòi kiến thức nào đó nên giáo viên
cần:
- Giáo viên cần chuẩn bị giáo án công phu, dự kiến các tình huống xảy ra.
- Thu hút các đối tượng học sinh tham gia, học sinh cần luôn chủ động, tự
giác, tích cực học tập, giải quyết tốt các vấn đề giáo viên đưa ra.
- Cần huy động tối đa kiến thức vốn có của học sinh để vận dụng một cách
tốt nhất.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng phán đoán, nhận dạng, phân tích, tổng
hợp trước khi tiến hành giải quyết vấn đề đặt ra. Qua đó góp phần giáo dục các
phẩm chất trí tuệ cho học sinh.
- Để thực hiện tốt việc giảng dạy đạt kết quả cao qua quá trình giảng dạy,
giáo viên cần chú ý các điểm sau: Các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến đội ngũ giáo
viên giảng dạy bộ môn sinh học ở bậc THCS, xây dựng phòng bộ môn, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
- Giáo viên bộ môn cần yêu nghề, đam mê và say tìm hiểu về chuyên môn.
19


- Sáng kiến này áp dụng cho học sinh lớp 7.

- Sáng kiến cũng có tác dụng rất cao trong ứng dụng vào thực tiễn cuộc
sống. Từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh và giúp HS có ý thức trong bảo vệ
các loài động vật xung quanh giúp cân bằng sinh học. Vì vậy đòi hỏi giáo viên
thường xuyên áp dụng phương pháp giảng dạy này để đem lại những tác dụng tích
cực.
- Để áp dụng sáng kiến tốt đòi hỏi người thầy phải thường xuyên học hỏi, tự
bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, để có thể giải quyết tốt các tình huống mới
phát sinh trong quá trình giảng dạy.

20


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 / Kết luận:
Những nội dung và biện pháp để giảng dạy Sinh học gắn với đời sống như đã
trình bày ở trên, mới chỉ là những vấn đề chủ yếu nhất nhằm nêu ra vấn đề để các
bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng. Tuỳ theo nội dung của từng bài dạy,
của yêu cầu giáo dục mà chúng ta tiến hành chọn lọc và bổ sung những nội dung
và biện pháp thích hợp nhất. Mong rằng mỗi thầy cô giáo giảng dạy Sinh học sẽ
trao đổi và bổ sung những kinh nghiệm sáng tạo của mình, để đóng góp ý kiến cho
việc giảng dạy Sinh học 7 gắn với đời sống được đầy đủ hơn.
Nhưng việc đưa phương pháp dạy nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh và
giúp bảo vệ môi trường đã đạt được mục tiêu đề ra của tiết học HS đã tự ôn lại
được hết các kiến thức cơ bản và biết vận dụng những kiến thức đó vào trong thực
tế cuộc sống một cách hiệu quả, thể hiện:
- HS hứng thú học tập, lớp học sôi nổi đã làm mất đi ấn tượng của GV và HS
là ngại dạy và học phần các ngành động vật.
- Các tiết học có hiệu quả cao, thể hiện ở kết quả làm bài và sự vận dụng
những kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống.
Những nội dung và biện pháp để giảng dạy Sinh học với phương pháp giảng

dạy sinh học gắn với đời sống giúp bảo vệ môi trường và gây hứng thú học tập cho
học sinh cụ thể như đã trình bày ở trên, mới chỉ là những vấn đề chủ yếu nhất
nhằm nêu ra vấn đề để các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng.
Môn Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về tự nhiên, con người. Nhưng
cũng khá trừu tượng và khá khó đối với học sinh, nhưng lại rất cần thiết đối với
học sinh trong quá trình học tập và cuộc sống sau này, đặc biệt là phần sinh học lớp
7. Vì vậy việc dạy Sinh học chính là dạy cho học sinh lòng say mê học tập, yêu và
hòa đồng cùng thiên nhiên, các loài động thực vật, con người và cách suy nghĩ cho
học sinh. Trên đây là những vấn đề đã nghiên cứu qua thực trạng của việc dạy và
học thực tế ở nhà trường phổ thông, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng trình bày, vận
dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống với yêu cầu chính xác, ngắn gọn,
khoa học và củng cố vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập dễ dàng hơn.
2/ Những khuyến nghị đề xuất:
- Nhà trường: luôn quan tâm, động viên tới cán bộ giáo viên và đầu tư đầy
đủ trang thiết bị như: máy tính có kết nối mạng; máy chiếu projecter; máy chiếu
vật thể hay tạo điều kiện đầu tư thêm tài liệu tham khảo; tạo điều kiện cho giáo
viên đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

21


- Phòng giáo dục: Có thể mở các chuyên đề; các đợt hội thảo triển khai về
phương pháp dạy đội tuyển nhất là phần di truyền tế bào hoặc giới thiệu những
sáng kiến được đánh giá cao cho đến các giáo viên để học hỏi thêm kinh nghiệm.
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài "Phương pháp giảng dạy sinh học gắn
với đời sống giúp bảo vệ môi trường và gây hứng thú học tập cho học sinh. Mong
muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành yêu cầu giảng dạy bộ
môn Sinh học. Đặc biệt là bộ môn Sinh học lớp 7, vì thời gian có hạn, bản thân tôi
đã cố gắng tìm tòi, sưu tầm và áp dụng vào giảng dạy trong những năm gần đây và
đúc rút lại được thành các dạng bài tập nêu trên đây. Đó cũng chính là những kinh

nghiệm cá nhân với trình độ chuyên môn và năng lực có hạn nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu xót.
Xin trân trọng cảm ơn!

22


MỤC LỤC
BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Tran
g

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN

01

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

02

3. Nội dung sáng kiến.

03

4. Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến

03-04


5. Đề xuất và kiến nghị để thực hiện áp dụng và mở rộng sáng kiến.

04

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

02
02

05

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

05

2. Cơ sở lý luận của vấn đề

05-06

3. Thực trạng của vấn đề

06

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện

06-18

4.1. Dùng kiến thức của bài giảng để giải thích những kinh 06-12
nghiệm cổ truyền của nhân dân ta thể hiện trong các câu ca dao, tục

ngữ, thành ngữ để gây hứng thú học tập cho các em.
4.2/ Làm tốt công tác thực hành và ngoại khoá Sinh học vẫn đảm 12-16
bảo nội dung kiến thức bài học và giúp bảo vệ môi trường một cách
hiệu quả.
4.2.1/ Biện pháp ngoại khóa

12

4.2.2/ Biện pháp thực hành

12-16

4.3/ Dạy học liên hệ đến các lĩnh vực liên quan giúp gây hứng thú
và bảo vệ môi trường
5/ Kết quả đạt được

16-18

5.1. Kết quả so sánh đối chứng

18

5.2. Bài học kinh nghiệm

19

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

19-20


1- Kết luận

21

2- Những khuyến nghị, đề xuất

21-22

23

18


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

GV

- Giáo viên

HS

- Học sinh

PP

- Phương pháp


THPT

- Trung học phổ thông

THCS

- Trung học cơ sở

SGK

- Sách giáo khoa

ĐV

- Động vật

ĐVKXS

- Động vật không xương sống

ĐVCXS

- Động vật có xương sống

24


1.
2.

3.
4.
5.
6.

Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa sinh học lớp 7 . Nxb Giáo dục. Hà Nội
Sách giáo viên sinh học lớp 7 .Nxb Giáo dục. Hà Nội
Sách thiết kế sinh học lớp 7 .Nxb Giáo dục. Hà Nội
Giáo trình “Động vật có xương sống”. Nxb Giáo dục, Hà Nội
Tài liệu hướng dẫn sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy và học
Một số tài liệu trên web

25


×