Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHUYEN DE SHC LAN 1 1819 TIN gởi lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.63 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BÁ NGỌC

CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIN HỌC
THCS THEO CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Thực hiện: Nhóm Tin
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc

Năm học 2018-2019
CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIN HỌC THCS THEO
CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
-0-


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học
sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội
hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải
quyết vấn đề, theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học
tập và cuộc sống;
Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành, đặc
biệt ở cấp THCS phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn, việc thực hành
đối với các em còn gặp rất nhiều khó khăn, vì trong chương trình môn học có khá
nhiều hình ảnh và biểu tượng khác nhau, dẫn đến các em còn nhiều lúng túng trong
quá trình lĩnh hội kiến thức;
Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học, tôi luôn băn khoăn và trăn trở làm
thế nào để giúp các em có thể tiếp thu được kiến thức một cách nhanh chóng và
hiệu quả, vận dụng vào các thao tác thực hành được nhanh chóng, do đó việc soạn


và dạy học đổi mới PPDH theo chuỗi các hoạt động học là một vấn đề rất quan
trọng và cấp bách, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, giúp cho giáo viên dễ
dàng hơn trong các bước lên lớp, giúp cho học sinh phát hiện ra nội dung lý thuyết
một cách nhanh chóng, dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ. Chính vì lý do đó mà chúng tôi
thực hiện chuyên đề này.
B. GIẢI PHÁP
I. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
a) Đối với giáo viên:
- Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của nhà trường, về cơ sở vật chất
phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn;
- Bộ môn Tin học với đặc thù là công nghệ thông tin, nên việc sử dụng các
thiết bị công nghệ thông tin tương đối dễ dàng;
- Giáo viên có trình độ chuẩn hóa kiến thức, tương đối vững vàng, truyền đạt
đầy đủ kiến thức theo yêu cầu SGK, sử dụng phù hợp phương pháp đặc trưng bộ
môn Tin học.
b) Đối với học sinh:
- Đa số các em đều ngoan hiền, luôn có ý thức tự giác, tích cực tìm tòi khám
phá kiến thức;
- Các em được nhà trường quan tâm tạo điều kiện về phòng thực hành bộ
môn Tin học.
2. Khó khăn:
a) Đối với giáo viên:
- Kinh nghiệm giảng dạy của GV còn hạn chế, trường chưa có GV chuyên
tin, cho nên việc dự giờ học hỏi đồng nghiệp cùng bộ môn còn khó khăn;
-1-


- Tổ bộ môn lồng ghép nhiều bộ môn khác nhau, nên còn gặp nhiều khó khăn
trong việc trao đổi chuyên môn;

- Diện tích phòng máy nhỏ hẹp, phòng máy có 15 máy nhưng các máy chưa
đồng bộ, không khí trong phòng máy không thoáng, điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình giảng dạy và học tập.
b) Đối với học sinh:
- Tin học là một môn học được đưa vào giảng dạy và học tập trong trường
THCS nhiều năm rồi, mặc dù các em rất thích máy tính nhưng là để chơi các trò
chơi trên máy chứ chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn, còn xem nhẹ đây
là môn học tự chọn nên ý thức học tập chưa tốt;
- Nhiều em ở nhà không có máy tính điện tử nên việc luyện tập ở nhà còn
hạn chế, đồng thời trong quá trình dạy học thời gian của một tiết học là 45 phút
việc luyện tập của các em còn ít;
- Bên cạnh ý thức học tập của một số HS không cao, không hứng thú trong
học tập, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện.
II. Giải pháp:
1. Quy trình chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo định hướng đổi mới
phương pháp dạy học:
Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo
của cả người dạy và người học. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn bị chu
đáo theo quy trình đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bổ ích và hứng thú đối
với cả người dạy, người học.
a) Các bước thiết kế một kế hoạch bài học:
- Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu
cầu về thái độ trong chương trình.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để:
+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.
+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát
triển ở HS.
+ Xác định trình tự logic của bài học.
+ Xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ nhận thức của HS.

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có.
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương
án giải quyết.
- Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo.

-2-


- Thiết kế giáo án: Thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời
gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của
HS.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Em có thể làm được những gì nhờ máy tính” Tin học
6, hoạt động hình thành kiến thức (Một số khả năng của máy tính).
* Mục tiêu: Giúp các em biết được một số khả năng của máy tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Chuyển giao nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ Một số khả năng của
học tập
học tập
máy tính:
- Khi em thực hiện phép toán - Thực hiện phép tính trên - Khả năng tính toán
nhân có 10 số trên máy tính máy tính nhanh hơn.
nhanh.
và tính bằng tay thì cách nào
- Tính toán với độ
nhanh hơn ?
chính xác cao.

- Máy tính thực hiện phép - Chính xác
- Khả năng lưu trữ lớn
tính nhanh, vậy kết quả có
- Khả năng “làm việc”
chính xác không ?
không mệt mỏi.
- Các máy tính hiện đại đã - Lắng nghe, suy nghĩ và
cho phép không chỉ tính toán liên hệ thực tế.
nhanh mà có độ chính xác
cao.
- Giới thiệu khả năng lưu trữ - Máy tính có khả năng lưu
của máy tính.
trữ lớn.
- Máy tính có thể hoạt động - Máy tính làm việc không
cả ngày không cần nghỉ mệt mỏi.
ngơi. Vậy máy tính có mệt * Báo cáo kết quả hoạt
mỏi không?
động và thảo luận
- Liên hệ thực tế, thảo luận
và báo cáo kết quả.
* Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
- Nhận xét và đánh giá kết
quả.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Sử dụng các hàm để tính toán” Tin học 7, hoạt động
tìm tòi và mở rộng.
* Mục tiêu: Giúp các em mở rộng các hàm trong Excel (Ví dụ như Hàm
COUNT)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Ghi bảng
* Chuyển giao nhiệm vụ học * Thực hiện nhiệm vụ Hàm COUNT:
tập
học tập
Hàm COUNT đếm các
- Giới thiệu tên hàm và cách - Theo dõi.
ô chứa dữ liệu kiểu số
nhập.
trong dãy.
- Nêu qui tắc sử dụng hàm - Nêu qui tắc sử dụng Cú pháp:
-3-


trong bảng tính?
- Giải thích cho HS: Các số
cần tính liệt kê trong dấu ( ) và
cách nhau bởi dấu phẩy, tên
hàm không phân biệt chữ hoa
hay chữ thường.
- Hướng dẫn HS thao tác trên
máy tính.

hàm.
- Lắng nghe.

=COUNT(Value1,
Value2, …)
Các tham số: Value1,
Value2… là mảng hay
dãy dữ liệu.


- Thao tác trên máy và
nhận xét.
* Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện - Thảo luận và nhận xét.
nhiệm vụ học tập
- Nhận xét và đánh giá.
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Chương trình máy tính và dữ liệu” Tin học 8, hoạt
động khởi động (Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới).
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về chương trình và ngôn ngữ lập trình.
- Câu hỏi: Viết một chương trình đơn giản in ra màn hình dòng chữ “Chào
các bạn lớp 8A”. Xác định đâu là phần khai báo, đâu là thân chương trình.
- Trả lời:
Program cauhoi1;
Uses crt;
Begin
Writeln (‘chao cac ban lop 8A’);
End.
+ Phần khai báo: program, uses
+ Thân chương trình: begin, end
* Giới thiệu bài: Thông tin trong máy tính rất đa dạng nên dữ liệu trong máy
khác nhau về bản chất. Để dễ dàng thực hiện công việc viết một chương trình nào
đó thì tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về dữ liệu và các kiểu dữ liệu của nó.
b) Cấu trúc của một kế hoạch bài học được thể hiện ở các nội dung sau:
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ mức độ HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (hình ảnh, hiện vật, …), các phương tiện

và tài liệu dạy học cần thiết.
Ví dụ: Khi dạy bài “Vì sao cần có hệ điều hành” Tin học 6. Giáo viên chuẩn
bị các hình ảnh về cảnh ùn tắc giao thông, ..., các thiết bị như phần cứng.
+ GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu
và đồ dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt
động dạy học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
-4-


+ Tên hoạt động.
+ Mục tiêu của hoạt động.
+ Cách tiến hành hoạt động.
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động.
+ Kết luận của GV về: Những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau hoạt
động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học
để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có
cách giải quyết phù hợp.
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: Xác định những việc HS cần phải tiếp
tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị
cho việc học bài mới.
c) Một giờ dạy học cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
- Kiểm tra tình hình nắm vững bài cũ.
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới.
Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc
đan xen trong quá trình dạy bài mới.
* Tổ chức dạy và học bài mới:
- GV giới thiệu bài mới: Nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt
được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS.

- GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội
dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng phương pháp dạy
học phù hợp.
* Củng cố:
GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng, thái độ đã có
thông qua hoạt động thực hành có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức
khác nhau.
* Đánh giá:
- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài
tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
* Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà:
- GV hướng dẫn HS củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành,…).
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới.
2. Một giờ dạy được gọi là “tích cực” khi mà các tiêu chí sau được thỏa mãn:
a) Tiêu chí 1: Mọi học sinh đều được hoạt động. Dạy học sao cho tất cả HS đều
được hoạt động, đều được làm việc (hay dạy học bằng cách tổ chức làm việc) là
một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới PPDH. Đây là một cách
dạy học tiên tiến.
Như vậy, trong dạy học tích cực, việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp
sao cho từng cá nhân trong lớp học đều được tham gia là hết sức quan trọng. Công
-5-


việc này đòi hỏi người GV phải có sự đầu tư đúng mức trong quá trình soạn giáo án
lên lớp.
b) Tiêu chí 2: Tự học sinh sản sinh ra tri thức.
Trong xu hướng đổi mới hiện nay, GV không còn đóng vai trò truyền thụ như
trước đây, mà trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học để HS tích cực,
chủ động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức. Chính vì vậy, một trong những tiêu chí

quan trọng để đánh giá sự thành công của một giờ dạy, một tiết dạy chính là khả
năng tự sản sinh ra tri thức mới của HS.
Do vậy, các hoạt động dạy học trong một tiết, được thiết kế sao cho phải
khơi gợi được ở HS sự tìm tòi khám phá, nhằm dẫn dắt các em tiến dần đến tri thức
cần chiếm lĩnh.
c) Tiêu chí 3: Bầu không khí lớp học vui vẻ, thỏa mái.
Như vậy, trước và sau khi thực hiện một tiết dạy, người GV nên (và cần) tự
đặt cho mình các câu hỏi: Các hoạt động đã được thiết kế có phù hợp với tiêu chí
tích cực hay chưa? Tiêu chí nào chưa được đảm bảo khi tiến hành tiết dạy? Giờ dạy
của mình có phải là một giờ dạy tích cực hay chưa?... Việc trả lời các câu hỏi này
sẽ giúp GV có những điều chỉnh trước mỗi bài dạy, đồng thời rút kinh nghiệm cho
những tiết dạy sau.
Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo
của cả người dạy và cả người học. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn bị
chu đáo theo quy trình đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bổ ích và hứng thú
đối với cả người dạy, người học.
C. KẾT LUẬN
Dạy học là một nghệ thuật, sử dụng tốt PPDH theo hướng đổi mới trong môn
Tin học là con đường tốt nhất, để đạt được mục đích yêu cầu tiết dạy với các
phương tiện phục vụ dạy học, để thực hiện các bài giảng có hiệu quả tốt, giúp
người học hiểu và nắm chắc thông tin cần thiết, đòi hỏi người GV cần nổ lực trong
việc đầu tư soạn giảng trước khi lên lớp.
Muốn HS học tốt các môn học nói chung và môn Tin học nói riêng, điều đầu
tiên người GV phải tạo được ở HS niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn. Giờ học
phải thu hút sự chú ý ham học hỏi, tạo cho các em lòng tin vào khả năng của mình,
nhiệt tình, ham mê, thi đua học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi, về việc dạy học sử dụng PPDH theo
chuỗi các hoạt động học trong giảng dạy môn Tin học. Rất mong ý kiến đóng góp
của đồng nghiệp.

Xin chân thành cám ơn !
THỐNG NHẤT MẪU GIÁO ÁN
THIẾT KÊ BÀI DẠY THEO CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Tuần: ……
Tên bài học (hoặc chủ đề): ……………. Ngày soạn: ………
-6-


Tiết: ……
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
3. Thái độ:
4. Định hướng phát triển năng lực.
+ Năng lực chung:
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn ……:
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
* Mỗi nhóm:
* Cả lớp:
2. Học sinh:
C. Chuỗi các hoạt động học
I. Hoạt động khởi động: (....... phút)
* Mục tiêu:
1. Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ:
2. Khởi động (Tạo tình huống có vấn đề)
II. Hoạt động hình thành kiến thức: (....... phút)
* Mục tiêu:

Ngày dạy: ……….


HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ 2. Thực hiện nhiệm vụ Nếu thiết kế 2 cột thi
học tập:
học tập:
không có cột nội dung
4. Đánh giá kết quả thực 3. Báo cáo kết quả hoạt
hiện nhiệm vụ học tập:
động và thảo luận
III. Hoạt động vận dụng: (....... phút)
* Mục tiêu:
IV. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (....... phút)
* Mục tiêu:
1. Tìm tòi mở rộng kiến thức:
2. Hướng dẫn, dặn dò, giao nhiệm vụ về nhà:

Tuần 10
Bài 9 : VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH ?
Tiết 19
A. MỤC TIÊU
-7-

NS: 22/10/2018
NG: 01/11/2018


1. Kiến thức: Biết được hệ điều hành điều khiển máy tính và vai trò của hệ điều
hành.

2. Kỹ năng: Nhận biết được vai trò quan trọng của hệ điều hành máy tính.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng CNTT
B. CHUẨN BỊ
* Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, SGK, máy vi tính, ti vi, phấn màu
* Chuẩn bị của Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết, bảng nhóm, phiếu học tập
C. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (7 phút)
1. Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ:
HS1: Phần mềm máy tính được chia làm mấy loại? Kể tên từng loại
2. Khởi động:
Trong tiết chào cờ đầu tuần có cần người điều khiển không? HS trả lời: có
Tương tự như vậy đối với máy tính, để tổ chức quản lý điều phối các bộ phận
chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính
xác thì cần có hệ thống điều khiển. Đó là hệ điều hành. Và vì sao cần có hệ điều
hành? Hệ điều hành đó có chức năng gì? Qua tiết học hôm nay các em hiểu rõ hơn
về điều này. Ta sang bài mới.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (28 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các quan sát
1. Chuyển giao nhiệm vụ:
2. Thực hiện nhiệm 1. Các quan
- Chiếu quan sát 1 và 2
vụ
sát:

- Các nhóm thực hiện a) Quan sát 1:
theo phân công
-Tín hiệu giao
- Quan sát hình và thông đóng vai
thực hiện thảo luận, trò điều khiển
- Cho học sinh quan sát thảo luận và hoàn trình bày kết quả thảo hoạt động giao
luận vào bảng nhóm
thông.
thành vào bảng nhóm theo mẫu sau:
3. Báo cáo kết quả b) Quan sát 2:
1. Tình huống:
hoạt động thảo luận - Thời khóa biểu
2. Nguyên nhân:
- Mỗi quan sát đại đóng vai trò điều
3. Giải pháp khắc phục
diện 1 nhóm đính khiển hoạt động
- Thời gian là 7 phút
- Cụ thể: Nhóm 1,3,5,7 thực hiện quan sát 1, bảng phụ lên bảng và học tập trong
trình bày
nhà trường.
nhóm 2,4,6,8 thực hiện quan sát 2
- Hết giờ thu mỗi quan sát một bảng và - Các nhóm còn lại
đổi chéo bảng
đính lên bảng đen
- Theo dõi và đưa ra
-8-


4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nhận xét bổ sung
học tập

- Theo dõi nhận xét đánh giá của HS
- Tuyên dương và ghi điểm thưởng đối với
nhóm hoàn thành tốt.
- Chiếu 2 slide 5 và 6 rồi chốt lại:
+ Cần phải có tín hiệu đèn giao thông. Hệ
thống này có nhiệm vụ phân luồng cho các
phương tiện, đóng vai trò điều khiển hoạt
động giao thông.
+ Thời khoá biểu điều khiển hoạt động
trong nhà trường. Nếu không có thời khoá
biểu thì cảnh trường trở nên hỗn loạn.
- Cho HS ghi bài
- HS đưa ra các tình
* Ngoài 2 tính huống trên các em nêu thêm huống quan sát được
một số quan sát ngoài thực tế và phân tích
ngoài thực tế
Như vậy, trong mọi hoạt động đều phải có
một phương tiện điều khiển hoạt động.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cái gì điều khiển máy tính
1. Chuyển giao nhiệm vụ:
2. Thực hiện nhiệm 2. Cái gì điều
- Nêu một số thiết bị và chương trình máy vụ
khiển máy tính
tính mà em biết?
- Thảo luận và trình
- Cho HS quan sát lại các thiết bị phần cứng bày câu trả lời vào
và một số phần mềm của máy tính và giới phiếu học tập.
- Hệ điều hành
thiệu khi máy tính hoạt động thì có nhiều + Hệ điều hành điều là chương trình
thiết bị phần cứng và các phần mềm hoạt khiển máy tính

điều khiển toàn
động và tham gia vào quá trình xử lý thông + Điều khiển các thiết bộ các hoạt
tin.
bị (phần cứng) và tổ động bên trong
- Cho HS quan sát slide 9
chức thực hiện các của máy tính
chương trình.
- Hệ điều hành
thực hiện:
+ Điều khiển
các thiết bị
(phần cứng)
+ Tổ chức việc
Vậy máy tính hoạt động được nhờ vào đâu
thực hiện các
và cái gì điều khiển máy tính hoạt động.
chương trình
- Cho HS tham khảo SGK và bằng hiểu biết
(phần mềm)
của mình các em thảo luận và trả lời các câu
hỏi sau:
3. Báo cáo kết quả
+ Cái gì điều khiển máy tính?
hoạt động thảo luận
+ Nó thực hiện nhiệm vụ gì?
- HS đứng tại chỗ
-9-


- Thảo luận theo bàn (nhóm 2 em). Thời

gian là 5 phút, trình bày câu trả lời vào
phiếu học tập
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- Theo dõi báo cáo kết quả hoạt động của
các nhóm
- Hỗ trợ cho HS nếu cần
- Kiểm tra thêm kết quả của một vài nhóm
- Chốt lại:
+ Hệ điều hành điều khiển máy tính
+ Hệ điều hành thực hiện: Điều khiển các
thiết bị (phần cứng) và tổ chức việc thực
hiện các chương trình (phần mềm)
- Tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt
+ Cái gì điều khiển hoạt động của máy tính?
+ Vì sao phải có hệ điều hành?

trình bày.
- Nhận xét bổ sung
nếu cần

- HS ghi bài

- Hệ điều hành điều
khiển máy tính hoạt
động.
- Phát biểu: Không có
hệ điều hành máy
tính không hoạt động.


III. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (5 phút)
- GV cho HS vận dụng kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Chiếu các câu hỏi trắc nghiệm:

- HS đứng tại chỗ trả lời. HS khác nhận xét bổ sung nếu cần.
IV. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (5 phút)
1. Tìm tòi mở rộng kiến thức:
- Lấy một số ví dụ hoạt động trong đời sống hàng ngày cần có sự điều khiển.
- Tìm hiểu thêm một số hệ điều hành máy tính hiện nay.
2. Hướng dẫn, dặn dò, giao nhiệm vụ về nhà
- Học bài.
- Xem trước bài “Hệ điều hành làm những việc gì?”
D. RÚT KINH NGHIỆM

- 10 -



×