Ngày soạn…./…../200…
TIẾT 4: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm tài nguyên thiên nhiên nước ta: Đất, nước, khí hậu, khoáng sản
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với sự kinh tế nước ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ tự nhiên, bảng số liệu.
3. Thái độ.
- Có cái nhìn đúng đắn về TNTN
- Ý thức trong sử dụng và bảo vệ TN và MTST.
B. Thiết bị dạy học
- BĐ tự nhiên Việt Nam
- Atlat địa lí Việt Nam
- Các bảng số liệu, biểu đồ sgk phóng to.
C. Phương pháp
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận,. giảng giải
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức
2. Bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản
Hoạt động nhóm:
Bước 1:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS dựa vào Atlat, bản đồ và kiến thức đã học
nêu đặc điểm TNTN, tác động của nó đến sự phát triển
kinh tế Việt Nam.
+ Nhóm 1: TN Đất
+ Nhóm 2: TN khí hậu
+ Nhóm 3: TN nước
+ Nhóm 4: TN khoáng sản
Bước 2: HS thảo luận
Bước 3:
- HS trình bày, bổ sung. Giáo viên chuẩn hoá kiến thức.
- Giáo viên giảng giải thêm về TNTN Việt Nam, hiện
trạng khai thác và sử dụng.
TNTN đa dạng và phong phú:
1. TN đất
- Đất phù sa ở đồng bằng: phù sa ngọt, mặn, phèn,
cát ven biển
- Đất trung du và miền núi
+ Đất F nâu đỏ
+ Đất F vàng đỏ
+ Đất xám phù sa cổ.
- Thuận lợi cho sự phát triển ngành trồng trọt với
cây trồng đa dạng
2. TN khí hậu
- Nhiệt đới ẩm gió mùa
- Có sự phân hóa phức tạp :
+ Theo mùa: MB có 2 mùa đông và hạ
+ Theo Bắc – Nam
+ Theo độ cao: 3 đai cao
- Thuận lợi cho sự phát triển nền nông nghiệp
hàng hóa năng suất cao, đa dạng.
3. TN nước
- Nước mặt và ngầm phong phú
- Sông ngòi dày đặc, 2360 sông trên 10km
- Lượng nước phong phú và phân hóa theo mùa.
- Thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
4. TN khoáng sản
- Có 4 loại : Năng lượng, kim loại, phi kim, vật
liệu xây dựng.
- Có 3500 điểm mỏ, phân bố phân tán theo không
gian.
- Thuận lợi cho phát triển nhiều ngành công
nghiệp.
4. Củng cố:
- Đánh giá tài nguyên thiên nhiên VN ?
5. Dặn dò: Học bài.
Ngày soạn…./…../200…
TIẾT 5: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm tài nguyên thiên nhiên nước ta: sinh vật, biển
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với sự kinh tế nước ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ tự nhiên, bảng số liệu.
3. Thái độ.
- Có cái nhìn đúng đắn về TNTN
- Ý thức trong sử dụng và bảo vệ TN và MTST.
B. Thiết bị dạy học
- BĐ tự nhiên Việt Nam
- Atlat địa lí Việt Nam
- Các bảng số liệu, biểu đồ sgk phóng to.
C. Phương pháp
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận,. giảng giải
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức
2. Bài cũ:
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản
Hoạt động nhóm:
Bước 1:
- Giáo viên cung cấp bản đồ TN Việt Nam, BSL
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS dựa vào Atlat, bản đồ và kiến thức đã
học nêu đặc điểm TNTN, tác động của nó đến sự
phát triển kinh tế Việt Nam.
+ Nhóm 1,2: TN sinh vật
+ Nhóm 3,4: TN biển
Bước 2: HS thảo luận
Bước 3:
- HS trình bày, bổ sung. Giáo viên chuẩn hoá kiến
thức.
TNTN đa dạng và phong phú:
1. TN đất
2. TN khí hậu
3. TN nước
4. TN khoáng sản
5. TN sinh vật
- Phong phú về thành phần loài : 14500 loài
thực vật thuộc gần 300 họ, 300 loài thú, 830
loài chim, 400 loài bò sát lưỡng cư, 2550 loài
cá…
- Nhiều kiểu rừng, với 12,7 triệu ha, độ che
phủ đạt 38%. Trong rừng có nhiều loại gỗ
cứng, gỗ đẹp, tre mứa, thảo dược, động vật
quý hiếm…
- HIện có 30 VQG, 65 khu dự trữ sinh quyển,
trong đó có 6 khu DTSQ thế giới.
- Thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư
nghiệp.
- Giáo viên giảng giải thêm về TNTN Việt Nam,
hiện trạng khai thác.
6. Tài nguyên biển
- Vùng biển rộng > 1 triệu km
2
, nhiều tài
nguyên thiên nhiên : Hải sản, khoáng sản, TN
du lịch…
+ Bờ biển
- Địa hình ven biển đa dạng: Bờ biển dài
nhiều vũng vịnh, đầm phá, đảo… có giá trị du
lịch và giao thông.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa
dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn,
hệ sinh thái trên đất phèn, trên các đảo
+ Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản
- Khoáng sản: Dầu khí, cát, titan, muối
- Hải sản: cá, tôm, mực, sinh vật phù du
và sinh vật đáy, san hô
+ Tài nguyên năng lượng: Gió, sóng, thủy
triều, hải lưu
- Thuận lợi để phát triển tổng hợp nền kinh tế
biển
- Khó khăn: Bão, sạt lở bờ biển, cát bay
Sử dụng hợp lí tài nguyên biển.
4. Củng cố:
- Đánh giá tài nguyên sinh vật và biển của VN ?
5. Dặn dò: Học bài.