Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nguyễn xuân bá nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình tây sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM

NGUYỄN XUÂN BÁ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH TÂY SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM

NGUYỄN XUÂN BÁ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH TÂY SÀI GÒN


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TRỌNG HUY

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại và năng
lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng
thương mại, tổng hợp một số nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân của một ngân hàng. Thông qua 02 mô hình lý
thuyết điển hình về năng lực cạnh tranh, mô hình cạnh tranh của Michael E. Porter
và mô hình của Victor Smith làm tiền đề để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
BIDV Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 7 nhân tố
chính tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn lần lượt từ mạnh nhất đến yếu nhất là: Sản phẩm;
Thương hiệu; Năng lực tài chính; Năng lực quản trị; Vốn trí tuệ; Dịch vụ ; Công
nghệ và cuối cùng là Mạng lưới. Sau khi phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Bình
Tây Sài Gòn theo trọng tâm các nhân tố trên, luận văn đề xuất một số giải pháp và
đồng thời cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng BIDV có một số giải
pháp hỗ trợ để BIDV Bình Tây Sài Gòn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong
hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, góp phần phát triển hoạt động cho vay cá
nhân của chi nhánh trong tổng thể hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh trong
tương lai, bên cạnh đó cũng tạo tiền đề để mở rộng nghiên cứu nâng cao năng lực

cạnh tranh trong những hoạt động kinh doanh khác tại chi nhánh như: hoạt động
huy động vốn, hoạt động thẻ, hoạt động ngân hàng điện tử, hoạt động ngân hàng
bán lẻ nói chung.


L I

M O N

Tôi xin cam đoan luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn là công trình nghiên cứu của bản thân,
được đ c kết trong quá trình học tập và nghiên cứu thực ti n trong thời gian qua
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
TP HCM, ngày tháng
Tác giả

năm 2018


L I ẢM ƠN
Với tấm lòng chân thành và sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý
Thầy Cô trường

ại học Ngân hàng TPHCM, Khoa đào tạo sau


ại học đã giảng

dạy, truyền đạt, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, Quý đồng nghiệp
tại Ngân hàng BIDV Bình Tây Sài Gòn, Quý Anh Chị Em đồng nghiệp công tác tại
hệ thống BIDV đã tận tình tư vấn, truyền đạt kinh nghiệm, động viên và tạo điều
kiện để tôi nghiên cứu đề tài luận văn này Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn đến
gia đình, những người bạn lớp cao học và bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong suốt
chặng đường vừa qua Và trên hết, tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân đến TS Trần
Trọng Huy đã góp ý và hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên
cứu đề tài, những kiến thức tôi thu thập được trong quá trình học tập và nghiên cứu
sẽ là hành trang quý báu đồng hành cùng tôi trong quá trình công tác và nghiên cứu
sau này Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả, ch c Quý Thầy Cô, Quý Anh
Chị Em đồng nghiệp, TS Trần Trọng Huy cùng toàn thể gia đình, bạn bè lời ch c
sức khỏe, hạnh ph c và bình an
Xin trân trọng cảm ơn!
TP HCM, ngày tháng
Tác giả

năm 2018


MỤC LỤC
L I MỞ ẦU ............................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2

3.

âu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2

4.

ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3

6.

ông trình nghiên cứu liên quan................................................................ 3

7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4

8.

Kết cấu luận văn .......................................................................................... 4

HƢƠNG 1: TỔNG QU N VỀ NĂNG LỰ
ẠNH TR NH TRONG
HOẠT ỘNG HO V Y KHÁ H HÀNG Á NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI.......................................................................................................... 5

1.1
Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
thƣơng mại ................................................................................................................. 5
1.1.1

Khái niệm hoạt động cho vay ........................................................................ 5

1.1.2

Bản chất của cho vay ..................................................................................... 5

1.1.3

Phân loại hoạt động cho vay .......................................................................... 5

1.1.4

Hoạt động cho vay cá nhân tại các ngân hàng thương mại ........................... 7

1.1.4.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay cá nhân tại các ngân hàng
thương mại .................................................................................................................. 7
1.1.4.2 Vai trò của hoạt động cho vay cá nhân tại các ngân hàng thương mại ......... 7
1.2

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại ..................................... 9

1.2.1

Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................................. 9


1.2.2

Năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại .................................... 10

1.2.3

Một số nghiên cứu, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh......................... 12

1.2.3.1 Mô hình năng lực cạnh tranh của Michael E Porter ................................... 12
1.2.3.2 Mô hình của Victor Smith ........................................................................... 15
1.2.3.3 Mô hình khả năng cạnh tranh của Barth ...................................................... 16
1.2.3.4 Mô hình phân đoạn và định vị thị trường Aeker ......................................... 17


1.2.3.5 Một số mô hình khác ................................................................................... 19
1.3

Năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

tại ngân hàng thƣơng mại....................................................................................... 19
1.3.1

Khái niệm..................................................................................................... 19

1.3.2

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay

khách hàng cá nhân ................................................................................................... 20
1.3.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ........................................................... 20

1.3.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ........................................................... 22
1.3.2.3 Các nhân tố thuộc môi trường nội tại .......................................................... 24
1.4

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay

khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam ................................ 30
1.4.1

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay

khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên thế giới .............................. 30
1.4.1.1 Citibank – Mỹ .............................................................................................. 30
1.4.1.2 Ngân hàng HSBC – Hồng Kông.................................................................. 31
1.4.1.3 Ngân hàng ICBC – Trung Quốc .................................................................. 32
1.4.2

Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............ 33

KẾT LUẬN HƢƠNG 1 ........................................................................................ 35
HƢƠNG 2: THỰ TRẠNG NĂNG LỰ
ẠNH TR NH TRONG HOẠT
ỘNG HO V Y KHÁ H HÀNG Á NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI Ổ PHẦN ẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N M – CHI
NHÁNH BÌNH TÂY SÀI GÒN ............................................................................. 36
2.1
Nam

Giới thiệu ngân hàng Ngân hàng TM P ầu tƣ và Phát triển Việt

..................................................................................................................... 36

2.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP

ầu tư và Phát triển

Việt Nam ................................................................................................................... 36
2.1.2

Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP

ầu tư và Phát

triển Việt Nam ........................................................................................................... 37
2.2

Giới thiệu ngân hàng BIDV Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn ................... 41


2.3
Thực trạng năng lực cạnh tranh về hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân tại ngân hàng BIDV hi nhánh Bình Tây Sài Gòn ............................... 44
2.3.1

Sản phẩm cho vay ........................................................................................ 45

2.3.2


Dịch vụ......................................................................................................... 46

2.3.3

Vốn trí tuệ .................................................................................................... 46

2.3.4

Thương hiệu ................................................................................................. 47

2.3.5

Công nghệ .................................................................................................... 48

2.3.6

Năng lực quản trị ......................................................................................... 49

2.3.7

Năng lực tài chính ........................................................................................ 49

2.3.8

Mạng lưới .................................................................................................... 50

2.4
ánh giá các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV hi nhánh Bình Tây Sài Gòn
thông qua khảo sát .................................................................................................. 50

2.4.1

Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 50

2.4.2

Phân tích và tóm tắt một số mô hình liên quan đến đề tài ........................... 51

2.4.3

ề xuất mô hình nghiên cứu sơ bộ .............................................................. 52

2.4.4

Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu ...................... 53

2.4.5

Thiết kế thang đo các nhân tố và bảng câu hỏi điều tra cho nghiên cứu ..... 56

2.4.6

Thiết kế mẫu nghiên cứu và đối tượng được khảo sát................................. 67

2.4.7

ánh giá thang đo ........................................................................................ 69

2.4.7.1


ánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ............................. 69

2.4.7.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 75
2.4.7.3 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (hiệu chỉnh)................................... 80
2.4.8

Phân tích hồi quy ......................................................................................... 81

KẾT LUẬN HƢƠNG 2 ........................................................................................ 85
HƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG

O NĂNG LỰ

ẠNH TR NH

TRONG HOẠT ỘNG HO V Y KHÁ H HÀNG Á NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI Ổ PHẨN ẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N M
– CHI NHÁNH BÌNH TÂY SÀI GÒN .................................................................. 86


3.1
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV Bình Tây Sài Gòn ............................. 86
3.1.1

Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá

nhân tại ngân hàng BIDV Bình Tây Sài Gòn............................................................ 86
3.1.1.1 Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
BIDV Bình Tây Sài Gòn ........................................................................................... 86

ịnh hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân

3.1.1.2

hàng BIDV Bình Tây Sài Gòn .................................................................................. 87
3.1.2

Một số giải pháp nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động

cho vay KHCN tại BIDV Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn .......................................... 88
3.1.2.1 Nhóm giải pháp về Sản phẩm ...................................................................... 88
3.1.2.2 Nhóm giải pháp về Thương hiệu ................................................................. 90
3.1.2.3 Nhóm giải pháp về Năng lực tài chính ........................................................ 91
3.1.2.4 Nhóm giải pháp về Năng lực quản trị.......................................................... 92
3.1.2.5 Nhóm giải pháp về Vốn trí tuệ .................................................................... 93
3.1.2.6 Nhóm giải pháp về Dịch vụ ......................................................................... 94
3.1.2.7 Nhóm giải pháp về Công nghệ .................................................................... 95
3.1.2.8 Nhóm giải pháp về Mạng lưới ..................................................................... 96
3.2

Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và BIDV....................... 97

3.2.1

Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ....................................................... 97

3.2.2

Kiến nghị đối với Ngân hàng BIDV ............................................................ 97


3.3

Hạn chế và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 99

KẾT LUẬN HƢƠNG 3...................................................................................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101
TÀI LIỆU TH M KHẢO .................................................................................... 102
PHỤ LỤ


D NH MỤ

Á TỪ VIẾT TẮT

ATM

: Automated teller machine - Máy r t tiền tự động

BIDV

: Bank for Investment and Development of Vietnam - Ngân hàng
thương mại cổ phần ầu tư và Phát triển Việt Nam

CNTT

: Công nghệ thông tin

EFA

: Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố


HSBC

: Hongkong and Shanghai Banking Corporation - Ngân hàng Hồng
Kông Thượng Hải

ICBC

: Industrial and Commercial Bank of China - Ngân hàng Công
Thương Trung Quốc

KH

: Khách hàng

KHCN

: Khách hàng cá nhân

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp

NLCT

: Năng lực cạnh tranh

NH

: Ngân hàng


NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

TMCP

: Thương mại cổ phần

SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences - Phần mềm thống kê


D NH MỤ

Á H NH V , Ồ THỊ

Hình 1.1:

Mô hình của M Porter (1995) ............................................................... 12

Hình 1.2:

Mô hình khả năng cạnh tranh của Barth và cộng sự (2003)................. 17


Hình 1.3:

Mô hình phân đoạn và định vị thị trường Fu và Shelagh (2009) ......... 18

Hình 2.1:

Quy trình nghiên cứu mô hình.............................................................. 50

Hình 2.2:

Mô hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn ................................ 55


D NH MỤ

Á BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:

Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2014–2016 .. 39

Bảng 2.2:

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2014–2016............... 39

Bảng 2 3

Kết quả hoạt động của BIDV Bình Tây Sài Gòn tính đến ngày
31/12/2017 ............................................................................................ 42


Bảng 2.4:

Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn thời
điểm 31/12/2017 ................................................................................... 44

Bảng 2.5:

Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn .......... 63

Bảng 2 6

Tổng hợp giới tính của người được khảo sát ........................................ 65

Bảng 2 7

Tổng hợp độ tuổi của người được khảo sát .......................................... 65

Bảng 2.8:

Tổng hợp trình độ của người được khảo sát ......................................... 66

Bảng 2.9:

Tổng hợp thu nhập hàng tháng của người được khảo sát ..................... 66

Bảng 2 10: Tổng hợp thời gian công tác tại BIDV ................................................. 66
Bảng 2 11: Tổng hợp số liệu khảo sát các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ....... 67
Bảng 2.12: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Sản phẩm ...................... 70

Bảng 2.13: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Dịch vụ ......................... 71
Bảng 2.14: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Vốn trí tuệ (lần 1) ......... 71
Bảng 2.15: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Vốn trí tuệ (lần 2) ......... 72
Bảng 2.16: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Thương hiệu (lần 1) ..... 72
Bảng 2.17: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Thương hiệu (lần 2) ..... 73
Bảng 2.18: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Công nghệ .................... 73
Bảng 2.19: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Năng lực quản trị ......... 74
Bảng 2.20: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Năng lực tài chính ........ 74
Bảng 2.21: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Mạng lưới ..................... 75
Bảng 2.22: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến Năng lực cạnh tranh .......... 75
Bảng 2.23: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 1) ..... 77
Bảng 2.24: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 2) ..... 79
Bảng 2.25: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ................... 80
Bảng 2.26: Kết quả tái phân tích Cronbach’s Alpha nhân tố Sản phẩm ................. 81
Bảng 2.27: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ............................ 83


1

L I MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các ngân hàng thương mại (NHTM) từ trước đến nay luôn cạnh tranh quyết
liệt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH), trong đó, những ngân hàng với
quy mô lớn và có thương hiệu đạt được lợi thế trong việc thiết lập giá và thu h t
khách hàng giao dịch Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng thương
mại không ngừng đầu tư cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, đầu tư nền tảng
công nghệ thông tin, gia tăng tiềm lực tài chính, tăng cường khả năng quản trị, bên
cạnh đó các NHTM cũng không ngừng quảng bá thương hiệu, mở rộng mạng lưới,
điều này làm cho tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt và khốc liệt,
khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng có quy mô lớn và quy mô

nhỏ không còn lớn như thời gian trước, khách hàng có nhiều lựa chọn khi sử dụng
sản phẩm dịch vụ ngân hàng, điều này đặt ra cho các NHTM thách thức luôn luôn
phải nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo ra và mang lại những giá trị cao hơn đến
với khách hàng, từ đó giữ vững nền khách hàng hiện hữu và không ngừng tăng
trưởng về quy mô
Ngân hàng TMCP

ầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng không nằm

ngoài xu hướng tất yếu của sự phát triển là phải luôn nâng cao năng lực cạnh tranh
với các NHTM khác trên thị trường Với ưu thế lịch sử hơn 60 năm thành lập và
phát triển với mạng lưới giao dịch rộng lớn, tổng tài sản cán mốc 1 triệu tỷ đồng
đến cuối năm 2017, với nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, BIDV phấn đấu đến năm
2020 trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng
đầu trong khu vực ông Nam Á, tuy nhiên BIDV cũng luôn ch trọng đến công tác
nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động, cụ thể, tháng 7/2016 Hội
đồng quản trị BIDV đã thông qua Nghị quyết về việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng TMCP ầu tư và Phát triển Việt Nam Một trong những mục tiêu ưu
tiên, được ch trọng đề cập tại Nghị quyết là nâng cao năng lực cạnh tranh trong
hoạt động phát triển ngân hàng bán lẻ, trong đó có hoạt động cho vay KHCN.
Ngân hàng TMCP

ầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Tây Sài

Gòn (BIDV Bình Tây Sài Gòn) thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 01/09/2016,
hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) hiện đã được triển khai đồng bộ,


2
tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn với tiềm năng phát triển và còn

tồn tại nhiều hạn chế, vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh được đánh giá là cấp thiết với thực ti n hoạt
động của chi nhánh Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài luận văn “Nâng cao năng lực
cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn” làm đề
tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:

ánh giá khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay

khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn. Phân tích, đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh
Bình Tây Sài Gòn.
Mục tiêu cụ thể: trên cơ sở kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động từ mạnh
đến yếu đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
BIDV Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn, tác giả đề xuất đưa ra các giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại BIDV Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn, giúp chi nhánh phát triển ổn định và
bền vững.
3.

âu hỏi nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng thương

mại là gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân?
Thực trạng năng lực cạnh tranh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
BIDV Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn và các nhân tố tác động mạnh yếu như thế nào
đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Bình Tây Sài

Gòn?
Giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn?
4.

ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
ối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách

hàng cá nhân và những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV Bình Tây Sài Gòn


3
Không gian nghiên cứu: BIDV Bình Tây Sài Gòn và các Chi nhánh, Phòng
giao dịch của BIDV tr đóng trên địa bàn Quận 5, Quận 6.
Thời gian nghiên cứu: Tháng 09/2016 đến tháng 12/2017
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính (Phương pháp chính) Sử dụng phương pháp nghiên
cứu mô tả dựa trên 2 mô hình gốc của Victor Smith và Michael E. Porter, điều tra
trên cơ sở tham khảo, đóng góp thông qua nghiên cứu phỏng vấn chuyên gia ( ối
tượng: Ban giám đốc, Lãnh đạo Phòng KHCN, Lãnh đạo Phòng giao dịch tại các
chi nhánh ngân hàng BIDV tr đóng tại địa bàn Quận 5, Quận 6) để tìm ra các nhân
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
tại BIDV Bình Tây Sài Gòn.
Thu thập dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn, lấy ý kiến trực tiếp của đối tượng được
khảo sát (Ban giám đốc, Lãnh đạo Phòng KHCN, Lãnh đạo Phòng giao dịch và Cán
bộ quan hệ khách hàng cá nhân) thông qua bảng khảo sát
Phương pháp phân tích dữ liệu (Phương pháp bổ sung): Thông qua bảng câu
hỏi khảo sát về mô hình nghiên cứu, chạy mô hình nghiên cứu bằng phần mềm
SPSS để đánh giá sự tác động mạnh yếu của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh

trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn, từ đó làm
cơ sở để đưa ra các đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn theo thứ tự các nhân tố tác động từ
mạnh đến yếu.
6. Công trình nghiên cứu liên quan
Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Victor Smith (2002) và của
Porter (1995) là hai mô hình nghiên cứu nổi tiếng và điển hình về năng lực cạnh
tranh, hai mô hình này được hoàn chỉnh nhiều lần và được coi là những mô hình
nền tảng cho các nghiên cứu về cạnh tranh, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến
năng lực cạnh tranh đều ứng dụng 2 mô hình này làm cấu tr c lõi, từ đó hiệu chỉnh
phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Mô hình phân đoạn và định vị thị trường Aeker, Fu và Shelagh (2009): Mô
hình phân đoạn và định vị thị trường (Segmentation and Positioning) do Aaker
phát biểu vào năm 1995, mô hình này sau đó được Fu và Shelagh hoàn thiện vào
những năm 2009 với tên gọi STP (Segmentation, Targeting and Positioning)


4
Mô hình khả năng cạnh tranh của Barth và cộng sự (2003): mô hình khả năng
cạnh tranh (competitive capacity model) là nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ và
Canada năm 2003
Mô hình năng lực cạnh tranh của Lee J. Krajewski và Larry P. Ritzman
(1996).
Mô hình của Trần Công Danh (2014): nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng BIDV tại khu vực TPHCM.
Mô hình của Phan Ngọc Tấn (2006): nâng cao năng lực cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2006 – 2015.
Mô hình của Trương

ức Bình (2015): các nhân tố tác động đến năng lực


cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP

ầu

tư và Phát triển Việt Nam.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu luận văn này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực ti n, luận
văn phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn, từ đó góp phần giải quyết vấn đề thực ti n, đề
xuất biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN tại
BIDV Bình Tây Sài Gòn, phát triển khách hàng cá nhân vay vốn tại chi nhánh, góp
phần vào việc thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của chi nhánh trong tương lai.
Từ hướng nghiên cứu của đề tài có thể mở rộng hướng nghiên cứu nâng cao
năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ/hoạt động huy động vốn/sản
phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử

tại BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Bình

Tây Sài Gòn nói riêng.
8. Kết cấu luận văn
Luận văn nghiên cứu bao gồm 3 chương cụ thể sau:
hƣơng 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN tại
ngân hàng thương mại.
hƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN tại
Ngân hàng TMCP ầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn.
hƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN
tại ngân hàng TMCP
Gòn.


ầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Bình Tây Sài


5
HƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
(Khoản 16,

iều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010).

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Khoản 14,

iều 4, Luật các tổ chức tín

dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010).
1.1.2 Bản chất của cho vay
Bản chất của hoạt động cho vay của Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với
một khoản chi phí nhất định, gồm ba nội dung:
Bên cho vay: chuyển giao cho bên vay một lượng giá trị nhất định biểu hiện

dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật
Bên đi vay: sử dụng tạm thời tài sản trên trong một thời gian nhất định, hết
thời gian thỏa thuận người đi vay phải hoàn trả lại cho bên cho vay
Giá trị được hoàn trả lại phải lớn hơn giá trị l c cho vay Phần chênh lệch đó
có thể xem là lợi tức của bên cho vay
1.1.3 Phân loại hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại hình
khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau:
 Dựa vào mục đích của cho vay:
Theo tiêu thức này, hoạt động cho vay của ngân hàng có thể phân chia thành
các loại sau:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp;


6
- Cho vay tiêu dùng cá nhân;
- Cho vay mua bán bất động sản;
- Cho vay sản xuất nông nghiệp;
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
 Dựa vào thời hạn:
Theo tiêu thức này, hoạt động cho vay của ngân hàng có thể phân chia thành
các loại sau:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay lên đến 12 tháng;
- Cho vay trung và dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến
60 tháng;
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên 60 tháng
 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
Theo tiêu thức này, hoạt động cho vay của ngân hàng có thể phân chia thành
các loại sau:
- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo cho tiền vay

như thế chấp, cầm cố
- Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay chỉ dựa uy tín của khách hàng
vay vốn để quyết định cho vay
 Dựa vào phƣơng thức cho vay:
Theo tiêu thức này, hoạt động cho vay của ngân hàng có thể phân chia thành
các loại sau:
- Cho vay từng lần;
- Cho vay theo hạn mức tín dụng;
- Cho vay theo dự án đầu tư;
- Cho vay hợp vốn;
- Cho vay trả góp;
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng;
- Cho vay thông qua thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng;
- Cho vay theo hạn mức thấu chi.
 Dựa vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay:
Theo tiêu thức này, hoạt động cho vay của ngân hàng có thể phân chia thành
các loại sau:


7
- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ, trả nợ một lần khi đáo hạn;
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp;
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng
tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ l c nào
1.1.4 Hoạt động cho vay cá nhân tại các ngân hàng thƣơng mại
1.1.4.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay cá nhân tại các ngân
hàng thƣơng mại
 Khái niệm: Căn cứ giải thích từ cho vay tại

iều 4 Luật các tổ chức tín


dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, tác giả đưa ra khái niệm cho vay khách
hàng cá nhân là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
 ặc điểm cho vay khách hàng cá nhân:
ối tượng cho vay: là cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh

-

- Quy mô khoản vay: quy mô của từng món vay thường nhỏ, nhưng số lượng
các món vay nhiều
- Cho vay khách hàng cá nhân thông thường có rủi ro cao hơn so với cho vay
khách hàng doanh nghiệp, tổ chức, vì vậy lãi suất cho vay cũng thường cao hơn
- Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế,
nhu cầu này tăng lên trong thời kì kinh tế hưng thịnh và giảm đi khi kinh tế suy
thoái.
- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao và
không đầy đủ
- Quy trình xét duyệt cho vay và hồ sơ vay khách hàng cá nhân đơn giản hơn
so với doanh nghiệp, tổ chức.
1.1.4.2


Vai trò của hoạt động cho vay cá nhân tại các ngân hàng thƣơng mại
ối với ngân hàng thƣơng mại:

Song song với hoạt động cho vay doanh nghiệp thì hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân có vai trò quan trọng trong việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng


ối với

khoản vay từ nguồn vốn tự có, ngân hàng thu được lợi nhuận từ lãi của từng khoản
vay, đối với cho vay từ nguồn vốn huy động, ngân hàng thu lợi nhuận từ chênh lệch
lãi giữa lãi cho vay và lãi tiền gửi


8
Hoạt động tín dụng nói chung và cho vay cá nhân nói riêng đóng vai trò quan
trọng trong việc tao ra tiền của ngân hàng gọi là b t tệ Nhờ phương thức này ngân
hàng có thể mở rộng việc cho vay và từ đó mở rộng nguồn tiền ngân hàng lên gấp
nhiều lần
ối tượng khách hàng cá nhân không chỉ có nhu cầu vay mà còn là nguồn
lực cung cấp cho ngân hàng một lượng vốn tương đối ổn định Nguồn vốn này là
những khoản tiền nhàn rỗi tiết kiệm của cá nhân nên mang tính ổn định cao thuận
lợi cho việc đầu tư vào những tài sản trung dài hạn của ngân hàng Các NHTM vừa
tiếp cận được các món vay vừa có những khoản tiết kiệm, và những dịch vụ ngân
hàng khác phát sinh qua việc tạo dựng mối quan hệ với nhóm khách hàng này
 ối với nền kinh tế -

hội:

Mức cầu về hàng hóa tiêu dùng và vốn trong kinh doanh của người dân có
khả năng thanh toán sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế của một đất nước Việc phát
triển hoạt động cho vay KHCN của các NHTM sẽ làm tăng đáng kể những nhu cầu
có khả năng thanh toán đó hay nói cách khác đây chính là một giải pháp hữu hiệu
để kích cầu, tăng khả năng sản xuất và qua đó làm cho nền kinh tế trở nên năng
động hơn
Khi sức mua của người tiêu dùng tăng lên, thị trường hàng hóa tiêu dùng
cũng theo đó mà trở nên sôi động hơn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả

năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, th c đẩy nền kinh tế phát triển Bên cạnh
đó, Nhà nước cũng sẽ thực hiện được các mục tiêu kinh tế – xã hội khác như giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm bớt các tệ nạn xã
hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân


ối với khách hàng cá nhân:

Có thể nói rằng bất cứ một người nào đều mong muốn được thoả mãn những
nhu cầu của mình bắt đầu từ những hàng hóa tất yếu rồi đến những hàng hóa xa xỉ
hơn Tuy nhiên thực tế nhiều người tại một thời điểm chưa có đủ khả năng chi trả
cho những nhu cầu của mình do đó họ cần thời gian tích lũy, người vay sẽ khéo léo
phối hợp giữa thỏa mãn tiêu dùng ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và
tương lai Ngân hàng thường cấp những khoản cho vay nhỏ cho đối tượng KHCN,
mặc dù số tiền này không lớn, nhưng nó đủ trang trải các khoản chi phí, đầu tư nhỏ,
tiêu dùng, bổ sung vốn kinh doanh cho các cá nhân và hộ gia đình


9
1.2 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện
trong điều kiện của kinh tế thị trường Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực th c đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan
trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế,
quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức Vì vậy, các tổ chức
đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh
Trong kinh tế học, tác giả P Samuelson và W D Nordhuas cho rằng Cạnh
tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách

hàng, thị trường
Nhà kinh tế học Randall cho rằng: Năng lực cạnh tranh là khả năng giành
được và duy trì được thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định Quan điểm
này nhấn mạnh hai mục tiêu chính của năng lực cạnh tranh là: (1) giành và duy trì
được thị phần so với các đối thủ cạnh tranh; (2) Thu được một lợi nhuận nhất định
khi tham gia vào thị trường
Theo báo cáo của WEF-Di n đàn Kinh tế thế giới (1997) về khả năng cạnh
tranh toàn cầu thì năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đã
được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất
lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường
hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.
Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết
của Micheal E Porter, J B Barney, P Krugman

Trong đó, phải kể đến lý thuyết

lợi thế cạnh tranh của Micheal E Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh
nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có lợi thế cạnh tranh và
lợi thế so sánh

Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của

doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên,
sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất
cũng như trong thương mại. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có
quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế
so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh.


10

Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranh
không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động
lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của
khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết quan trọng hơn những cơ
hội và lợi thế mà mình có được, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh cho đất nước...
Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh,
điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ
đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh.
Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có
chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành
phần thắng trong cuộc đua để thỏa mãn các mục tiêu của tổ chức. Các mục tiêu này
có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng....
Nhiều nghiên cứu của Ajitabh và Moyama (2002), Irina (2000) đều nhìn
nhận khái niệm cạnh tranh là một hoạt động đa chiều, di n ra ở nhiều cấp độ Nhìn
chung, có thể xem xét cạnh tranh từ ba khía cạnh: cạnh tranh cấp độ quốc gia, cấp
độ ngành và cấp độ doanh nghiệp Trong nghiên cứu này, khái niệm cạnh tranh
được tập trung ở cấp độ thứ ba, tức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà cụ thể là
cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn
với các chi nhánh BIDV khác, ngân hàng khác trên địa bàn chi nhánh tr đóng. Như
vậy, có thể định nghĩa năng lực cạnh tranh như sau: “Năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp có thể thể hiện qua hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận và thị phần mà
doanh nghiệp đó có được”.
1.2.2 Năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thƣơng mại
Trong nền kinh tế thị trường, đi kèm với sự phát triển của các ngành nghề
kinh tế thì yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành luôn hiện
hữu và không thể tránh khỏi Hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại
cũng không nằm ngoài quy luật trên, do chịu sức ép từ các đối thủ nên các ngân
hàng thương mại luôn phải tự làm mới mình, thay đổi hình thức quản lý, tổ chức

kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, sản phẩm dịch vụ ngân hàng
cung cấp đến khách hàng là các sản phẩm liên quan đến tiền tệ và các dịch vụ có


11
liên quan đến tiền tệ nên độ nhạy cảm trong cạnh tranh cũng lớn hơn nhiều các loại
doanh nghiệp khác trong nền kinh tế
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại mang tính khác biệt so với
các ngành kinh tế khác bởi vì sản phẩm kinh doanh của ngân hàng rất đặc biệt, đó là
tiền tệ. Có nhiều nghiên cứu và định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh tại các
ngân hàng thương mại, một số quan điểm có thể kể đến:
Theo Nguy n Thị Quy (2005, trang 22) định nghĩa như sau: Năng lực cạnh
tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển lợi
thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung
bình của ngành và liên tục đồng thời đảm bảo sự an toàn và lành mạnh, có khả năng
chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh"
Theo

ỗ Minh

ức (2015) đưa ra khái niệm: Năng lực cạnh tranh của

NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánh để giành thắng lợi
trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác .
Theo Nguy n Thanh Phong (2009, tạp chí Phát triển Kinh tế số 223) nêu ra
khái niệm: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khả năng mà chính
ngân hàng tạo nên trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng
cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua
những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh
Theo


oàn Thị Thùy Anh (2016) định nghĩa như sau: Năng lực cạnh tranh

của một NHTM là khả năng duy trì và mở rộng mạng lưới, thị phần nhằm mục đích
tăng trưởng và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao, đảm bảo hoạt động của
ngân hàng an toàn, có khả năng chống đỡ trước các biến động của thị trường trên cơ
sở các lợi thế so sánh của ngân hàng mình
Xét về bản chất thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại được thiết
lập dựa trên các lợi thế của ngân hàng trên thị trường nhằm thiết lập quan hệ giữa
họ với khách hàng, từ đó uy tín của ngân hàng được đảm bảo, thị phần của ngân
hàng ổn định, năng lực cạnh tranh của ngân hàng gia tăng Có quan điểm cho rằng,
năng lực cạnh tranh của các NHTM gắn liền với các ưu thế của các sản phẩm mà
ngân hàng đưa ra thị trường, có quan điểm lại đồng nhất năng lực cạnh tranh với thị
phần mà ngân hàng đó đang chiếm giữ, cũng có nhiều quan điểm gắn nắng lực cạnh
tranh với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng


12
Trên thực tế, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại đồng thời phụ
thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau và năng lực của bản thân ngân hàng thương mại.
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cũng căn cứ dựa vào
việc đánh giá lợi thế cạnh tranh và khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh này Tổng
hợp từ tất cả các quan điểm trên, tác giả đưa ra một khái niệm của năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại như sau: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại là khả năng duy trì và mở rộng mạng lưới, thị phần, thương hiệu, lợi
thế vốn có nhằm gia tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh, thị phần của ngân hàng
và đảm bảo hoạt động an toàn, có khả năng chống đỡ trước các biến động của thị
trường trên cơ sở các lợi thế so sánh của ngân hàng mình”.
1.2.3 Một số nghiên cứu, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh
1.2.3.1


Mô hình năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter
Một trong những mô hình rất nổi tiếng trong việc phân tích năng lực cạnh

tranh đó chính là mô hình của Michael E.Porter (1995). Mô hình này được hoàn
chỉnh nhiều lần từ năm 1985 tới năm 1995 và được coi như một trong những mô
hình lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu về cạnh tranh Theo đó, năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp nói chung đều chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ
quan và khách quan như (i) sản phẩm (ii) kênh phân phối (iii) marketing và x c tiến
bán (iv) khoa học công nghệ (v) tổng chi phí (vi) tiềm lực tài chính (vii) trình độ tổ
chức (viii) khả năng quản lý và (ix) năng lực khác (hình 1.1)

Marketing
và xúc tiến
bán

Khoa học
công nghệ

Tổng chi
phí
Tiềm lực
tài chính

Kênh phân
phối

Sản phẩm

Trình độ

tổ chức

Khả năng
cạnh
tranh

Khả năng
quản lý

Hình 1.1: Mô hình của M.Porter (1995)
Nguồn: M.Porter (1995)


13
Michael E Porter chỉ ra rằng, trong bất kì ngành nào, doanh nghiệp cũng chịu
áp lực từ năm lực: (i) sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới (ii) nguy cơ từ các
sản phẩm, dịch vụ thay thế (iii) áp lực từ khách hàng (iv) áp lực từ nhà cung cấp và
(iv) áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong hiện tại, cụ thể như sau:
 Áp lực từ sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới ( ối thủ tiềm năng
gia nhập thị trƣờng)
ối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp, những nhà cung ứng
nhưng rất có thể trong tương lai sẽ gia nhập. Hiện tại, thậm chí họ có thể là những
đối tác quan trọng của doanh nghiệp nhưng mối quan hệ này có thể chuyển sang
thành đối đầu trực tiếp trong tương lai. Một ví dụ điển hình cho việc này chính là
trong một thời gian rất dài, CEO của Google có chân trong hội đồng quản trị của
Apple Sau đó, Google đột ngột tung ra hệ điều hành Android cho điện thoại, máy
tính bảng và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty này. Do vậy, phân
tích kỹ để tìm ra cả những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng chính là cơ sở
để doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp.Việc xác định
những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn phải chú ý tới sự phát triển của khoa học công

nghệ. Bởi lẽ, sự phát triển này là rất nhanh chóng và có thể tạo ra nhiều sản phẩm
tích hợp, ví dụ điện thoại thông minh có thể tích hợp chức năng của rất nhiều sản
phẩm như máy ảnh, máy radio, máy tính, tivi, la bàn, đồng hồ.
 Áp lực từ sản phẩm dịch vụ thay thế
Những sản phẩm, dịch vụ thay thế là những sản phẩm về cơ bản có thể đáp
ứng được các nhu cầu tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp đang cung ứng ví
dụ như điện thoại thông minh là sản phẩm thay thế cho một loạt các sản phẩm như
máy nghe nhạc, điện thoại, máy ảnh, máy tính, ti vi, radio... Trong ngành ngân
hàng, ảnh hưởng của các sản phẩm thay thế thậm chí còn rõ rệt hơn Sự đa dạng về
các sản phẩm tín dụng, huy động, phương thức thanh toán một mặt giúp khách hàng
lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất với bản thân nhưng mặt khác cũng khiến
cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng với các
định chế tài chính khác càng thêm gay gắt

iều này có thể thấy rõ ràng qua sự phát

triển của thị trường tài chính của Việt Nam khi các ngân hàng đang đứng trước rất
nhiều sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ như các công ty chứng khoán, bảo hiểm,
các quỹ tương hộ và các công ty tài chính. Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước


×