Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ XUÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ XUÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HỮU PHƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Khả năng sinh lời là mục tiêu cần đạt được của các NHTM nói chung và các
NHTM nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng trong suốt quá trình
hoạt động. Để đạt được mục tiêu này, các NHTM nhà nước đã phải thực hiện nhiều
hoạt động kinh doanh khác nhau, phải đối diện với nhiều rủi ro khác nhau để có thể
tồn tại và phát triển. Đề tài đã trình bày khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh
của các NHTMNN tại BR-VT trong giai đoạn 2010-2016, giới thiệu được những kết
quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của ngân hàng. Bằng các mô hình ước lượng hồi quy và các kiểm định thích
hợp, đề tài đã chọn được mô hình phù hợp để đánh giá những nhân tố tác động đến
khả năng sinh lời của ngân hàng. Qua kết quả của mô hình nghiên cứu, các nhân tố
có mối tương quan với khả năng sinh lời của NHTMNN giai đoạn 2010 – 2016 bao
gồm quy mô ngân hàng, đa dạng hóa lợi nhuận, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng bất
động sản, phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng, hiệu quả của công tác thanh
tra, giám sát và lạm phát. Dựa vào kết quả phân tích định tính và định lượng, tác giả
cũng đã đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao khả năng sinh lời, góp một
phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN tại
BR-VT.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn có chất lượng hơn.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: PHAN THỊ XUÂN
Sinh ngày 05 tháng 09 năm 1989 – tại: Quảng Trị
Nơi ở hiện tại: 1090, đường 30/4, phường 11, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu
Là học viên cao học khóa 17 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh. Mã số học viên: 020117150233
Tôi cam đoan đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”,
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng - Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hữu Phương.
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan Luận văn này là hiên cứu khoa học của cá nhân tác giả
với sự hướng dẫn của TS. Phạm Hữu Phương chưa từng được trình nộp để lấy học
vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu
riêng của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã
được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người cam đoan

Phan Thị Xuân

năm 2017



LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn, TS.
Phạm Hữu Phương về sự giúp đỡ chân thành và những ý kiến đóng góp có giá trị
của thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, cùng quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn
thành khóa học. Trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn thạc sỹ, nhà
trường và quý thầy cô đã tạo môi trường thuận lợi cũng như truyền đạt kiến thức
hữu ích bổ sung thêm hành trang vững chắc giúp tôi tiếp bước trên con đường
nghiên cứu và làm việc trong ngành Tài chính- Ngân hàng.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên khích lệ, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa học và luận văn.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Giới thiệu, sự cần thiết của đề tài cần nghiên cứu .................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4
6. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................................ 5
7. Đóng góp của đề tài: ................................................................................................. 5
8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ............................................................................ 6
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...........................16
1.1 Tổng quan về khả năng sinh lời của NHTM ......................................................... 16
1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................16

1.1.2 Ý nghĩa: ....................................................................................................17
1.1.3 Đo lường khả năng sinh lời của NHTM ......................................................18
1.1.3.1 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (Return on asset - ROA) ................. 18
1.1.3.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE) .......... 18
1.1.3.3 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net interest margin - NIM) ....................... 19
1.2. Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ............ 20
1.2.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng ..............................................................20
1.2.1.1. Quy mô ngân hàng ............................................................................ 20
1.2.1.2. Cấu trúc tài sản ................................................................................ 21
1.2.1.3. Rủi ro tín dụng .................................................................................. 23
1.2.1.4. Rủi ro thanh khoản ........................................................................... 23
1.2.1.5. Chi phí hoạt động: ............................................................................ 24
1.2.1.6. Đa dạng hóa lợi nhuận ngân hàng: .................................................. 25
1.2.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng ..............................................................26
1.2.2.1 Lạm phát ............................................................................................ 26
1.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm ....... 27


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ................................29
2.1. Tổng quan ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. .............................................................................................................................. 29
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhà nước
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ......................................................................... 30
2.2.1. Quy mô tài sản............................................................................................30
2.2.2. Cấu trúc tài sản ..........................................................................................31
2.2.3. Rủi ro tín dụng: ..........................................................................................34
2.2.4. Hoạt động huy động vốn ...........................................................................35
2.2.5. Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng ................................................................37

2.2.6. Chi phí hoạt động .......................................................................................38
2.2.7. Lạm phát ....................................................................................................39
2.2.8. Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................40
2.3. Thực trạng khả năng sinh lời của NHTMNN tại BR-VT .................................... 40
2.3.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản .................................................................40
2.3.2. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần .............................................................................42
2.4. Đánh giá chung về khả năng sinh lời của NHTMNN tại BR-VT ........................ 43
2.4.1. Những thành tích đạt được .........................................................................43
2.4.2. Những hạn chế của các NHTMNN tại BR-VT ..........................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................46
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU ...........................................................................................47
3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... 47
3.1.1. Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................47
3.1.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................47
3.1.3. Các biến trong mô hình hồi quy .................................................................48
3.1.3.1. Biến phụ thuộc .................................................................................. 48
3.1.3.2. Các biến độc lập ............................................................................... 48
3.1.4. Mô hình nghiên cứu....................................................................................51


3.2. Thu thập và xử lý dữ liệu ..................................................................................... 53
3.3. Kết quả nghiên cứu của mô hình.......................................................................... 54
3.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ............................................................55
3.3.2. Kiểm định việc lựa chọn mô hình ước lượng hồi quy ................................55
3.3.2.1. Kiểm định sự tương quan của các biến trong mô hình và đa cộng
tuyến ............................................................................................................... 55
3.3.2.2. Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng
REM ............................................................................................................... 57

3.3.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư ..................................58
3.3.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng –
Wooldridge (2002) và Drukker (2003) ................................................................58
3.4. Phân tích kết quả hồi quy mô hình ....................................................................... 59
3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 62
3.5.1. Quy mô tài sản ngân hàng (LTA):..............................................................63
3.5.2. Cấu trúc tài sản (LOAN) : ..........................................................................63
3.5.3. Rủi ro tín dụng (LLPTL): ...........................................................................64
3.5.4. Rủi ro thanh khoản (LIQ): .........................................................................64
3.5.5. Chi phí hoạt động (CE): .............................................................................64
3.5.6. Đa dạng hóa thu nhập (NTA): ...................................................................65
3.5.7. Lạm phát (IR): ............................................................................................65
3.5.8. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm
(RGDP):
....................................................................................................66
3.6. Liên hệ thực trạng nghiên cứu: ............................................................................ 66
3.6.1. Nguyên nhân chủ quan: .............................................................................66
3.6.2. Nguyên nhân khách quan: ..........................................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................68
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................. 70
4.1. Định hướng hoạt động của NHTMNN tại BR-VT đến năm 2020: ..................... 70
4.2. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT................. 70
4.2.1. Mở rộng quy mô hoạt động ........................................................................70
4.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng...............................................................................72


4.2.3. Cơ cấu hợp lý các loại chi phí hoạt động ..................................................75
4.2.4. Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng ..................................76
4.2.5. Tăng cường nghiên cứu và dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của quốc

gia
....................................................................................................77
4.2.6. Ngăn chặn rủi ro đạo đức trong ngân hàng ..............................................78
4.3. Các kiến nghị chính sách hỗ trợ nâng cao khả năng sinh lời của các
NHTMNN tại BR-VT. ................................................................................................ 78
4.4. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................81
PHỤ LỤC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................85


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà nước

GSTX

Giám sát từ xa

BR-VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

LTA

Quy mô tài sản ngân hàng

LOAN

Cấu trúc tài sản

LLPTL

Rủi ro tín dụng

LIQ

Rủi ro thanh khoản

CE

Chi phí hoạt động

NTA

Đa dạng hóa thu nhập

INF

Lạm phát


RGDP

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm



Kiểm định


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng tài sản bình quân
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cấp tín dụng
Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT
Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu của các NHTMNN tại BR-VT
Bảng 2.5: Tổng tiền gửi khách hàng của các NHTMNN tại BR-VT
Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi của các NHTMNN tại BR-VT
Bảng 2.7: Thu nhập của các NHTMNN tại BR-VT
Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động của NHTMNN tại BR-VT
Bảng 2.9: Tỷ trọng chi phí hoạt động của các NHTMNN tại BR-VT
Bảng 2.10: Lạm phát của Việt Nam qua các năm
Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh BR-VT
Bảng 2.12: ROA của các NHTMNN tại BR-VT
Bảng 2.13: NIM của các NHTMNN tại BR-VT
Bảng 3.1: Kết quả tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến
Bảng 3.3: Kết quả ma trận tương quan
Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng
Bảng 3.8: Kết quả hồi quy mô hình Pooled
Bảng 3.9: Kết quả hồi quy mô hình dữ liệu bảng
Bảng 3.10: Tổng hợp bằng chứng thực nghiệm


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT
Đồ thị 2.2: Tỷ lệ nợ xấu
Đồ thị 2.3: Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi của các NHTMNN tại BR-VT
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
Biểu đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê mô tả
Phụ lục 2: Ma trận tương quan
Phụ lục 3: Nhân tử phóng đại phương sai VIF
Phụ lục 4: Kiểm định mô hình
Phụ lục 5: Kiểm định phương sai thay đổi
Phụ lục 6: Tự tương quan
Phụ lục 7: Danh sách tên các chi nhánh NHTMNN tại BR-VT được sử dụng chạy
mô hình nghiên cứu.
Phụ lục 8: Dữ liệu chạy mô hình hồi quy


1

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Giới thiệu, sự cần thiết của đề tài cần nghiên cứu
1.1. Đặt vấn đề
Ngân hàng là trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng thực hiện các
chức năng phân bổ nguồn lực kinh tế của quốc gia. Trong hầu hết các nước trên thế
giới, các ngân hàng phân phối vốn nhàn rỗi từ kênh tiền gửi của các khách hàng
thừa vốn sang các khách hàng cần vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác
nhau để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế. Từ đó, các ngân hàng tạo ra thu nhập cần
thiết để trang trải chi phí cho hoạt động kinh doanh và có lợi nhuận. Nói cách khác,
nhờ lợi nhuận ngân hàng mới đảm bảo được vai trò trung gian và duy trì sự ổn định
cũng như thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế trong nước. Ngân hàng cũng cải thiện
chất lượng cuộc sống dân cư bằng cách cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tài chính
khác nhau cho thị trường như các dịch vụ tài chính ngân hàng, cũng như cung ứng
các công cụ tài chính để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tài chính có tác
động đến tăng trưởng kinh tế và ổn định nền kinh tế của một quốc gia nên các
NHTM buộc phải hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, các ngân hàng hoạt động kém
có thể dẫn đến sự thua lỗ của ngân hàng đó, ảnh hưởng tới niềm tin vào hệ thống
ngân hàng và dẫn đến tăng trưởng kinh tế bị suy giảm. Như vậy, nếu ngành ngân
hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả và có khả năng tạo lợi nhuận, nó sẽ có thể
chịu được những cú sốc và góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính. Thực tế
cho thấy rằng bất kỳ sự phá sản nào xảy ra đối với một ngân hàng sẽ dẫn đến ảnh
hưởng dây chuyền sang các ngân hàng khác, có khả năng dẫn đến cuộc khủng
hoảng tài chính tổng thể và làm suy sụp nền kinh tế.
Vì vậy, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân
hàng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng, các nhà hoạch định
chính sách và của Chính phủ.


2


1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO là một bước ngoặt cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Những đóng góp của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất
lớn. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho
nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. Tuy nhiên, cùng với
những cơ hội mà quá trình hội nhập đem lại vẫn còn nhiều thách thức buộc các
ngân hàng nước nhà phải cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển. Sự xuất hiện
của các ngân hàng nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động
của ngân hàng nước ngoài đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,
buộc các ngân hàng Việt Nam phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Tất cả các
động thái này nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
Do đó, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, nhiều phòng
giao dịch và chi nhánh hoạt động không hiệu quả phải đóng cửa. Nợ xấu cao, xuất
hiện nhiều rủi ro tiềm ẩn, sự mất cân bằng giữa huy động vốn và cho vay, sự thay
đổi nhân sự khiến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bị ảnh huởng.
Là một cán bộ ngân hàng làm việc tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tôi nhận thấy
khối Ngân hàng thương mại nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn về tổng tài sản cũng
như khả năng cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế, có đóng góp không nhỏ trong
nguồn thu địa phương. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh lời cũng như nhận diện các
nhân tố ảnh huởng đến khả năng sinh lời của khối ngân hàng thương mại nhà nước
đã trở thành một nhu cầu cấp thiết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Từ tầm quan trọng của việc cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như
tăng khả năng sinh lời của các NHTMNN trong thời kỳ hội nhập, tác giả chọn đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” để nghiên cứu làm đề tài luận văn
tốt nghiệp Thạc sỹ.



3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTMNN
tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng sinh lời
của các ngân hàng này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTMNN
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phân tích thực trạng, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh
hưởng…Chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của nó trong quá trình quản lý nâng cao
khả năng sinh lời của các NHTMNN trên địa bàn tỉnh …
- Đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý nhằm nâng cao khả năng sinh
lời của các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần
phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Về lý thuyết, những nhân tố nào ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của các
chi nhánh NHTM?
- Các nhân tố ảnh huởng tới khả năng sinh lời của các chi nhánh NHTMNN
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu? Hạn chế và nguyên nhân các hạn chế trong quá
trình nâng cao khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT?
- Giải pháp nào là phù hợp nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các chi
nhánh NHTMNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.



4

Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn không chỉ mô tả thống kê các chỉ số tài chính mà
còn nghiên cứu và phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của 08 chi nhánh NHTMNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Về thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu 08 chi nhánh NHTMNN trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2010-2016.
Dữ liệu phân tích được lấy từ các báo cáo tài chính của các chi nhánh
NHTMNN tại BR-VT giai đoạn 2010 – 2016. Các biến độc lập về nhân tố bên ngoài
ngân hàng là các số liệu liên quan đến yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website
của Ngân hàng Thế giới, website của cục thống kê tỉnh BR-VT .
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy với dữ liệu bảng để phân
tích các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT. Cụ thể:
- Phân tích thống kê mô tả, tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị
lớn nhất và bé nhất của từng biến nghiên cứu, để mô tả những đặc tính cơ bản của
dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm nhằm cung cấp những thông tin
tổng quát nhất về mẫu nghiên cứu.
- Phân tích tương quan để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và
biến phụ thuộc.
- Phân tích hồi quy để đo lường mức độ ý nghĩa thống kê tác động đáng kể
hoặc không đáng kể của biến độc lập lên biến phụ thuộc, qua đó biết được chiều tác
động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Kết quả của mô hình được kiểm định và so sánh để tìm ra mô hình phù hợp
nhất trong việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các chi
nhánh NHTMNN tại BR-VT.



5

6. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào 4 nội dung chính sau:
- Nghiên cứu các lý luận cơ bản về khả năng sinh lời của NHTM, các nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, các nghiên cứu thực nghiệm trước về nhân tố
tác động đến khả năng sinh lời của NHTM.
- Trình bày và thảo luận kết quả phân tích bộ dữ liệu về các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT.
- Đánh giá tác động của những yếu tố tới khả năng sinh lời của các
NHTMNN tại BR-VT và nguyên nhân gây ra tác động đó để nhận định đúng hơn về
tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, làm tiền đề xây
dựng mô hình.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng
sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT.
7. Đóng góp của đề tài:
7.1. Ý nghĩa khoa học:
Mặc dù trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu khoa học về đề
tài này, tuy nhiên tại Việt Nam, một nước với nền kinh tế đang trong quá trình phát
triển để hội nhập ngày một sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đề tài đã đóng góp cụ
thể trong việc hệ thống hóa một số lý luận và bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận của hệ thống NHTM.
Tìm ra bằng chứng thực nghiệm, qua đó khẳng định thêm về những học
thuyết phù hợp với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nâng cao khả
năng sinh lời của NHTMNN tại BR-VT trong giai đoạn hội nhập 2010-2016.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn cung cấp bằng chứng thực nghiệm làm rõ các yếu tố nào thực sự
ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTMNN tại BR-VT. Luận văn xem xét kết quả thực tiễn
khi nghiên cứu các chi nhánh NHTMNN tại Bà Rịa - Vũng Tàu có khác so với
nghiên cứu toàn hệ thống ngân hàng cả nước. Luận văn giúp gợi ý các giải pháp cho



6

các nhà quản lý ngân hàng hoạch định chiến lược phù hợp với vùng kinh tế Bà Rịa Vũng Tàu nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây có các kết quả thực nghiệm khác nhau
và không thống nhất nên luận văn cũng đóng góp thêm những kết quả thực tiễn với
bộ dữ liệu khác để những nhà quản lý ngân hàng hay các nhà nghiên cứu tiếp theo
làm cơ sở để vận dụng.
8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
8.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới:
8.1.1. Gul, S, Irshad, F và Zaman, K (2011).
Nghiên cứu của Gul, S, Irshad, F và Zaman, K (2011) với bài “Factors
affecting bank profitability in Pakistan” kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố ngành
ngân hàng và đặc điểm kinh tế vĩ mô đối với lợi nhuận ngân hàng bằng cách sử dụng
dữ liệu của 15 NHTM của Pakistan trong giai đoạn 2005-2009.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Pool Ordinary Least Square (POLS)
để nghiên cứu tác động của tài sản, vốn vay, vốn chủ sở hữu, các khoản tiền gửi,
tăng trưởng kinh tế lạm phát tới từng chỉ tiêu riêng biệt ROA, ROE, lợi nhuận trên
vốn sử dụng (ROCE) và NIM. Các biến vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, các khoản cho
vay, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và vốn hóa thị trường chứng khoán có
ảnh hưởng tới lợi nhuận của Ngân hàng tại Pakistan.
Mô hình nghiên cứu bao gồm:
Mô hình 1: ROAit = β1 + β2*SIZEit + β3*CAPITALit + β4*LOANit +
β5*DEPOSITSit + β6*GDPit + β7*INFit + β8*MCit + eit
Mô hình 2: ROEit = β1 + β2*SIZEit + β3*CAPITALit + β4*LOANit +
β5*DEPOSITSit + β6*GDPit + β7*INFit + β8*MCit + eit
Mô hình 3: ROCEit = β1 + β2*SIZEit + β3*CAPITALit + β4*LOANit +
β5*DEPOSITSit + β6*GDPit + β7*INFit + β8*MCit + eit



7

Mô hình 4: NIMit = β1 + β2*SIZEit + β3*CAPITALit + β4*LOANit +
β5*DEPOSITSit + β6*GDPit + β7*INFit + β8*MCit + eit
Trong đó:
SIZE

: quy mô ngân hàng

CAPITAL

: vốn chủ sở hữu

LOAN

: cho vay khách hàng

DEPOSITS

: tiền gửi khách hàng

GDP

: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế

INF

: lạm phát


MC

: giá trị vốn hóa thị trường

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, cho vay khách hàng và tiền
gửi khách hàng có tác động cùng chiều với ROA, ROE nhưng tác động ngược chiều
với ROCE, NIM. Vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều với cả bốn chỉ tiêu ROA,
ROE, ROCE, NIM. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế
có tác động cùng chiều với ROA, ROE, ROCE nhưng có tác động ngược chiều với
NIM. Lạm phát có tác động cùng chiều với cả bốn chỉ tiêu ROA, ROE, ROCE,
NIM. Giá trị vốn hóa thị trường có tác động ngược chiều với ROA, ROE, ROCE
nhưng có tác động cùng chiều với NIM.
8.1.2. Nesrine Ayadi và Younès Boujelbene (2012)
Nghiên cứu của Nesrine Ayadi và Younès Boujelbene (2012) “The
Determinants of the Profitability of the Tunisian Deposit Banks” đã sử dụng mô
hình hồi quy nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các Ngân
hàng tiền gửi Tunisian. Dữ liệu nghiên cứu là 12 ngân hàng tiền gửi tại Tunisian
trong giai đoạn 1995 – 2005.
Bài nghiên cứu đã sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) làm biến
đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. Các biến độc lập đại diện cho đặc


8

điểm nội tại của ngân hàng bao gồm: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, vốn chủ sở
hữu và quy mô ngân hàng. Các biến đại diện cho cấu trúc tài chính bao gồm: sự tập
trung, tổng tài sản của ngân hàng trên GDP, giá trị vốn hóa thị trường trên tổng tài
sản của ngân hàng và giá trị vốn hóa thị trường trên GDP. Các biến đại diện cho yếu
tố kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế và tỷ lệ
lạm phát.

Mô hình nghiên cứu bao gồm:
ROAit = β1 + β2*BLOANit + β3*LIQit + β4*EQASit + β5*SIZEit +
β6*CONCit + β7*ASSGDPit + β8*MACPASSit + β9*MACGDPit + β10*GDPGGRit +
β11*INFit + eit
Trong đó:
BLOAN

: rủi ro tín dụng

LIQ

: rủi ro thanh khoản

EQAS

: vốn chủ sở hữu

SIZE

: quy mô ngân hàng

CONC

: sự tập trung

ASSGDP

: tổng tài sản của ngân hàng trên GDP

MACPASS : giá trị vốn hóa thị trường trên tổng tài sản của ngân hàng

MACGDP

: giá trị vốn hóa thị trường trên GDP

GDPGGR

: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế

INF

: lạm phát

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân hàng và vốn chủ sở hữu có
tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Rủi ro tín dụng có tác
động cùng chiều, rủi ro thanh khoản có tác động ngược chiều tuy nhiên không đáng
kể đến ROA.


9

Bên cạnh đó, tổng tài sản của ngân hàng trên tổng sản phẩm quốc dân có tác
động ngược chiều trong khi sự tập trung có tác động ngược chiều với khả năng sinh
lời của ngân hàng. Giá trị vốn hóa thị trường trên tổng tài sản của ngân hàng và giá
trị vốn hóa thị trường trên GDP có tác động tiêu cựu đáng kể với khả năng sinh lời
của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế và tỷ lệ lạm phát
có tác động ngược chiều nhưng không đáng kể với khả năng sinh lời của ngân hàng.
8.1.3. Yong Tan và Christos Floros (2012)
Nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012) “Bank profitability and
inflation: the case of China” xem xét các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng ở
Trung Quốc qua các thời kỳ 2003-2009.

Các yếu tố đó được chia thành ba nhóm: yếu tố liên quan tới từng ngân
hàng, yếu tố ngành ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô (lạm phát). Bài nghiên cứu
sử dụng phương pháp hồi quy tổng quát (GMM) để ước lượng các tham số của mô
hình hồi quy. Tác giả dùng bảng dữ liệu ngân hàng không cân bằng với tổng số 197
quan sát. Lợi nhuận ngân hàng là đo bằng hai biến ROA và NIM.
Mô hình nghiên cứu bao gồm:
ROAit = β1 + β2*LTAit + β3*LLPTAit + β4*LAit + β5*TOPBTit + β6*ETAit
+ β7*CEit + β8*NTAit + β9*LPit + β10*BSDit + β11*SMDit+ β12*IRit + eit
NIMit = β1 + β2*LTAit + β3*LLPTAit + β4*LAit + β5*TOPBTit + β6*ETAit
+ β7*CEit + β8*NTAit + β9*LPit + β10*BSDit + β11*SMDit+ β12*IRit + eit
Trong đó:
LTA

: quy mô ngân hàng

LLPTA: rủi ro tín dụng
LA

: rủi ro thanh khoản

TOPBT: thuế
ETA

: vốn chủ sở hữu


10

CE : chi phí quản lý
NTA : hoạt động phi truyền thống

LP

: nhân công

BSD : tổng tài sản ngân hàng trên GDP
SMD : giá trị vốn hóa thị trường trên GDP
IR

: lạm phát

Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả chi phí cao, các hoạt động phi
truyền thống ít hơn, tổng tài sản khu vực ngân hàng trên GDP cao hơn và phát triển
thị trường chứng khoán có xu hướng làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng Trung
Quốc. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng ảnh hưởng ngược chiều đến ROA, nhưng cùng
chiều đến NIM; thanh khoản và quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến NIM nhưng
không có ý nghĩa đối với ROA, và năng suất lao động chỉ ảnh hưởng cùng chiều đến
ROA. Các mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng phản ánh
một thực tế là lạm phát ở Trung Quốc có thể được dự đoán đầy đủ và lãi suất được
điều chỉnh cho phù hợp.
Giải pháp của nghiên cứu này chủ yếu liên quan đến chính sách. Thứ nhất,
các ngân hàng Trung Quốc nên tăng việc cải thiện các kỹ năng quản lý lao động và
đào tạo, mục đích là để tăng năng suất và tăng lợi nhuận. Hơn nữa, Chính phủ nên
dần dần mở cửa thị trường ngân hàng và chứng khoán, vì mở cửa thị trường ngân
hàng và chứng khoán là cần thiết để góp phần tăng lợi nhuận của các ngân hàng ở
Trung Quốc.
8.1.4. Khrawish, H. A (2011)
Nghiên cứu của Khrawish, H. A (2011) “Determinants of Commercial
Banks performance: Evidence from Jordan” đã nghiên cứu các yếu tố bên trong và
bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các NHTM tại Jordan từ năm
2000 đến năm 2010 bằng cách sử dụng nhiều mô hình Linear Regressionl. Các phân

tích cho rằng có mối quan hệ có ý nghĩa và cùng chiều giữa ROA và quy mô ngân


11

hàng, Tổng nợ phải trả/tổng tài sản, Tổng số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, NIM và tỷ
giá ngoại tệ của các NHTM và có mối quan hệ ngược chiều giữa ROA và tốc độ
tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước hàng năm và tỷ lệ lạm phát của các
NHTM. Ngoài ra nghiên cứu này phát hiện ra rằng có mối quan hệ có ý nghĩa và
cùng chiều giữa ROE và quy mô tài sản, tổng nợ phải trả /tổng tài sản, NIM, Tỷ giá
ngoại tệ và Nợ vay/Tổng tài sản, và có mối quan hệ ngược chiều giữa ROE và tốc độ
tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước hàng năm và tỷ lệ lạm phát.
8.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đa phần các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời đã sử dụng dữ liệu phân tích là các doanh nghiệp niêm yết, rất ít tác giả
nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng.
Đối với các nghiên cứu về doanh nghiệp, nhiều tác giả tìm bằng chứng thực
nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa ( Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011; Phan Thị Minh Lý,
2011). Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu
động đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Việt Thủy, 2012;
Trần Thị Bích Vân, 2012; Nguyễn Công Anh, 2012; Chu Thị Oanh, 2012). Một số
tác giả khác nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa niêm yết trên thị trường chứng khoán (Nguyễn Thị Thu Ngân, 2012;
Đặng Ngọc Tú, 2012).
Trong khi đó, đối với các nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng thì chỉ có một
số ít tác giả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam như Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Thị Ngân
(2011) và Phan Thị Hằng Nga (2011). Hai tác giả khác nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam là Ngô Phương Khanh

(2013) và Cao Ngọc Thủy (2013).
8.2.1 Ngô Phương Khanh (2013)


12

Trong luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, Ngô Phương Khanh (2013) đã sử
dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của NHTMCP Việt Nam.
Dữ liệu nghiên cứu gồm 17 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 –
2011. Biến phụ thuộc được nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tài sản (ROA) và tỷ lệ
thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE). Biến độc lập được sử dụng là quy mô ngân
hàng, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, cho vay khách hàng, tiền gửi của khách
hàng, cấu trúc thu nhập – chi phí, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế
hàng năm, lạm phát, lãi suất thực.
Mô hình nghiên cứu bao gồm :
Mô hình 1: ROAit = β1 + β2*SIZEit + β3*CAit + β4*LAit + β5*LQDit +
β6*DPit + β7*NIMit + β8*NIIit + β9*RGDPit + β10*INFit + β11*RIit + eit
Mô hình 2: ROEit = β1 + β2*SIZEit + β3*CAit + β4*LAit + β5*LQDit +
β6*DPit + β7*NIMit + β8*NIIit + β9*RGDPit + β10*INFit + β11*RIit + eit
Trong đó :
SIZE

: quy mô ngân hàng

CA

: vốn chủ sở hữu

LA


: cho vay khách hàng

LQD

: tính thanh khoản

DP

: tiền gửi của khách hàng

NIM

: tỷ lệ thu nhập lãi thuần

NII

: cấu trúc thu nhập – chi phí

RGDP

: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm

INF

: lạm phát

RI

: lãi suất thực



×