Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoàn thiện luật phá sản lào năm 1994 về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ bài học kinh nghiệm của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.15 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SOULISACK THEPPHAVONG

HOÀN THIỆN LUẬT PHÁ SẢN LÀO NĂM 1994
VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TỪ KINH
NGHIỆM CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 60.38.01.07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỒNG NGỌC BA

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường
Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa sau Đại học và Khoa
Luật Kinh tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu chương trình thạc sĩ luật học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến người
hướng dẫn khoa học TS. Đồng Ngọc Ba, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo


và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động
viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

SOULISACK THEPPHAVONG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá
nhân tôi. Mọi tài liệu, số liệu trong luận văn là khách quan, trung thực.
Những kết quả, những đánh giá trong luận văn chưa được ai công bố ở bất kỳ
một công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

SOULISACK THEPPHAVONG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHDCND

: Cộng hoà dân chủ nhân dân


CHXHCN

: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

DN

: Doanh nghiệp

DN,HTX

: Doanh nghiệp, hợp tác xã

HNCN

: Hội nghị chủ nợ

NDCM

: Nhân dân cách mạng

TAND

: Toà án nhân dân


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1


1. Tính cấp thiết của cứu đề tài

1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

3

4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

4

5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

4

6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

4

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

5

8. Bố cục (các chương) của luận văn


5

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ SỰ
CẦN THIẾT PHẢI PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM
VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN
1.1. Phá sản và tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp

6
6

1.1.1. Khái niệm phá sản

6

1.1.2. Những tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp

8

1.2. Thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp và sự cần thiết phải phục hồi hoạt
động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp

12
12

1.2.2. Sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản

21


1.3. Quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp ở một số nước trên thế
giới và sự hình thành và phát triển pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp ở Lào

24

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

24

1.3.2. Sự hình thành và phát triển pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp ở Lào
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

32
34


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH
TRẠNG PHÁ SẢN CỦA LÀO

35

2.1. Thực trạng pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản của Lào

35


2.1.1. Đối tượng áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp

35

2.1.2. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

36

2.1.3. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

41

2.1.4. Kết thúc thủ tục phục hồi doanh nghiệp và hệ quả pháp lý

51

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật Lào về thủ tục phục hồi doanh nghiệp

53

2.2.1. Những khó khăn trong việc thi hành các quy định của Luật Phá sản Lào
năm 1994 về thủ tục phục hồi doanh nghiệp

53

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

55


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

62

CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN, BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ
THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ
SẢN CỦA LÀO

64

3.1. Các quy định và bài học kinh nghiệm của Luật phá sản Việt Nam năm 2014
về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

64

3.1.1. Luật phá sản Việt Nam 2014 quy định trình tự thủ tục phục hồi hoạt
động của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán một cách khoa học, chi tiết,
cụ thể, chặt chẽ

65

3.1.2. Luật Phá sản Việt Nam năm 2014 đã quy định một cách rõ ràng vai trò
trách nhiệm của từng chủ thể có liên quan trong quá trình phục hồi hoạt động
kinh doanh

66

3.1.3. Luật phá sản Việt Nam năm 2014 quy định một cách cụ thể các vấn đề
liên quan đến phương án phục hồi doanh nghiệp


69

3.1.4. Luật phá sản Việt Nam năm 2014 quy định rõ các trường hợp đình chỉ
thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

72


3.2. Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực thi hiệu quả pháp
luật Lào về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

73

3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Lào về thủ tục phục hồi doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản trên cơ sở kinh nghiệm của pháp luật Việt Nam

73

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Lào về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản trên cơ sở kinh nghiệm của pháp luật Việt Nam

74

3.2.3. Giải pháp thực thi hiệu quả pháp luật Lào về thủ tục phục hồi doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

82

KẾT LUẬN


85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

87


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của cứu đề tài
Phá sản là một hiện tượng kinh tế - xã hội, một thuộc tính không thể thiếu
của nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ những lý do khác nhau, doanh nghiệp có
thể lâm vào tình trạng không thanh toán được các khoản nợ đến hạn và có nguy cơ
bị phá sản, khi đó, doanh nghiệp có nguy cơ bị đào thải ra khỏi nền kinh tế thị
trường để nhường chổ cho các doanh nghiệp mới hoạt động có hiệu quả hơn. Khi
doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ kéo theo những hậu quả nhất định như sự xáo
trộn sản xuất, quyền lợi của các chủ nợ, giải quyết vấn đề về lao động, tình hình trật
tự an ninh tại địa phương…tất cả những điều đó làm cho nền kinh tế nói riêng và
toàn xã hội nói chung phải gánh chịu.
Doanh nghiệp bị phá sản sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho xã hội. Để
hạn chế và giảm thiểu các tác động đó, pháp luật về phá sản đã được ban hành với
nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng
phục hồi hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Luật pháp của các nước khác
nhau quy định không hoàn toàn giống nhau về vấn đề này.
Ở nước CHDCND Lào, do điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử,
trước năm 1975, ở Lào không có một văn bản pháp luật riêng dành cho phá sản. Sau
khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc cơ chế kinh tế, thực hiện đường lối phát
triển kinhh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì Nhà nước Lào

mới quan tâm nghiên cứu về các loại hình doanh nghiệp. Quá trình này đã được bắt
đầu từ Đại hội V (1991), và nhất là sau khi ban hành Hiến pháp 1991. Tình hình
kinh tế - xã hội đã đặt ra cho khoa học kinh tế cũng như khoa học pháp lý của Lào
phải xem xét tới việc thành lập và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Để đáp
ứng yêu cầu kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, cùng với Luật kinh doanh Lào,
Luật Phá sản Lào năm 1994 ra đời đã thể hiện một cách nhìn mới của những nhà lập
pháp Lào về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định
đây là một thủ tục độc lập và có vị trí quan trọng trong Luật Phá sản. Tuy nhiên,
những qui định này, ở một mức độ nào đó cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo
được niềm tin cho các chủ thể liên quan. Chính vì thế, những quy định về thủ tục
phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp chưa được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn.
Đây chính là những thiệt thòi rất lớn đối với các doanh nghiệp lâm vào tình trạng
không thanh toán được các khoản nợ đến hạn.


9

Việc nghiên cứu thấu đáo các quy định của Luật Phá sản Lào năm 1994 về
thủ tục phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp, tìm ra những hạn chế của các quy
định để giúp cho các qui định này, trên cơ sở học tập kinh nghiệm pháp luật phá sản
của Việt Nam, có thể vận hành tốt hơn trong thực tiễn có ý nghĩa rất lớn trong việc
phục hồi các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản. Tạo cơ hội cho doanh
nghiệp có thể hoạt động bình thường trở lại sau khi đã gặp khó khăn về tài chính.
Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện Luật Phá sản Lào năm 1994 về
thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ bài học kinh nghiệm
của Việt Nam” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phá sản doanh nghiệp là một vấn đề khá phức tạp và mang tính thời
sự. Chính vì vậy, từ khi có các quy định về phá sản đã có nhiều công trình nghiên
cứu xoay quanh vấn đề phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam như: Chuyên đề “Thủ tục

phục hồi trong tố tụng phá sản”, của Ths. Bùi Xuân Hải viết năm 2004 trong Kỷ
yếu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Một số định hướng hoàn thiện pháp luật
phá sản doanh nghiệp”, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Đề tài “Thực trạng pháp
luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam”
do Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Dự
án GTZ của Cộng hoà Liên bang Đức) và ông Lê Duy Bình tiến hành; chuyên đề
“Tìm hiểu các quy định của Luật Phá sản năm 2004 về thủ tục phục hồi, thủ tục
thanh lý, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản và một số kiến nghị”của tác
giả Bùi Thị Dung Huyền viết trong chuyên đề Tìm hiểu pháp luật phá sản do Viện
Khoa học xét xử chủ biên, năm 2010.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu nêu trên, còn có nhiều đề tài luận văn
thạc sĩ của các học viên cao học đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề của pháp luật
phá sản như:“Vấn đề điều hòa lợi ích của các bên trong pháp luật phá sản Việt
Nam”, của Nguyễn Hữu Kha, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí
Minh, năm 2010; “Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong việc Phá sản”
của Trần Thị Thúy, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, năm
2010; “Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo Luật Phá sản 2004” của
Trương Kim Phụng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, năm
2013 … Bên cạnh đó, ở nước CHDCND Lào, cũng có khá nhiều công trình viết về
Luật phá sản nói chung và thủ tục phục hồi doanh nghiệp nói riêng.


10

Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều mang lại những giá trị về mặt
nghiên cứu khoa học, các kiến nghị, đề xuất đã đáp ứng được phần nào những nhu
cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, các tác giả (ngay cả du học sinh Lào) cũng chỉ đề cập dưới góc độ pháp luật
Việt Nam hoặc pháp luật Lào (đối với học viên tại Lào), mà chưa có cái nhìn sâu
sắc về thủ tục phục hồi doanh nghiệp theo pháp luật Lào. Chính vì thế, tác giả đã

chọn đề tài: “Hoàn thiện Luật Phá sản Lào năm 1994 về thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp từ bài học kinh nghiệm của Việt Nam” với hy vọng
góp phần làm sáng rõ thêm về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn đối với thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Lào. Giúp cho người nghiên
cứu thấy được tầm quan trọng của thủ tục này, đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp nói riêng và của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
được xây dựng tại Lào nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về phục hồi hoạt động của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, pháp luật về phá sản và những quy định
về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của Lào. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả những vấn đề khó khăn phát sinh khi
thực thi pháp luật phá sản của Lào nói chung và thực thi các quy định về phục hồi
hoạt động của doanh nghiệp theo Luật Phá sản Lào năm 1994 nói riêng.
* Phạm vi nghiên cứu của Đề tài:
Về mặt không gian: Luận văn tập trung chỉ nghiên cứu vào những quy định
về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trong Luật Phá sản Lào năm 1994 và Luật
phá sản Việt Nam năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực.
Về mặt nội dung: khi nghiên cứu những quy định của pháp luật phá sản, đề
tài không phân tích mọi nội dung của luật phá sản mà đặt trong tâm phân tích những
quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo
Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1994 của Lào và những quy định hiện hành trong
pháp luật phá sản của Việt Nam hiện hành. Việc phân tích tình hình thi hành các
quy định về phục hồi doanh nghiệp theo Luật phá sản Lào năm 1994 cũng là nội
dung nghiên cứu của đề tài.


11


4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về thủ tục phục
hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản; chứng minh vai
trò không thể thiếu của thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh khi doanh nghiệp
lâm vào tình trạng không thanh toán được các khoản nợ đến hạn; phân tích thực
trạng của các quy định về phục hồi hoạt động kinh doanh trong pháp luật hiện hành
để tìm ra những mặt còn hạn chế, bất cập; đồng thời, phân tích những yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng áp dụng thủ tục phục hồi trên thực tế ở Lào. Và trên cơ sở
những bài học kinh nghiệm của Luật phá sản Việt Nam 2014, tác giả đưa ra một số
kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định về thủ tục phục hồi của pháp luật
phá sản Việt Nam hiện hành, nâng cao khả năng áp dụng thủ tục này trên thực tế.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nội dung luận văn trả lời những
câu hỏi chính sau đây:
(1) Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết phải phục hội hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản?
(2) Thực trạng pháp luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản Lào năm 1992 trên các khía
cạnh: đối tượng áp dụng, điều kiện áp dụng, phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh, kết thúc thủ tục phục hồi doanh nghiệp?
(3) Thực tiễn thi hành, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong
thi hành pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp?
(4) Bài học kinh nghiệm Luật phá sản Việt Nam năm 2014 về thủ tục phục
hồi doanh nghiệp? Từ đó, đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và thực thi pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản của nước CHDCND Lào?
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp dưới đây đã được
áp dụng:
- Phương pháp đọc, dịch tài liệu để hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích

những vấn đềthuộc đối tượng nghiên cứu;
- Phương pháp thống kê, luận giải và đưa ra những nhận xét, những bình
luận;


12

- Phương pháp dẫn chiếu luậtđểphân tích, đối chiếu và so sánh;
- Phương pháp so sánh luật học để làm rõ những điểm khác biệt, những điểm
khuyết và bất cập trong luật phá sản hiện hành của Lào.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nội dung luận văn có những đóng góp mới như sau:
- Luận văn là công trình đầu tiên của du học người Lào viết về thủ tục phục
hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật Lào;
- Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quát nhất, sâu sắc nhất những quy định của
Luật phá sản Lào năm 1994 về thủ tục phục hồi doanh nghiệp;
- Luận văn đã rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc phân tích các quy
định hiện hành của Luật phá sản Việt Nam 2014 về thủ tục phục hồi doanh nghiệp
để từ đó đưa ra các kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật phá sản Lào.
Những nội dung của luận văn có đóng góp trong việc dạy học, nghiên cứu
cũng như áp dụng thực tiễn trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi các quy định của
Luật phá sản Lào nói chung, các quy định về thủ tục phục hồi doanh nghiệp Lào nói
riêng cho phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp Lào được sửa đổi, bổ sung
năm 2014, cũng như đáp ứng yêu cầu kinh tế- xã hội thời kỳ đổi mới tại Lào.
8. Bố cục (các chương) của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về phá sản, pháp luật phá sản và sự cần thiết phải
phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục

phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản của Lào.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm của Việt Nam và một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật, thực thi pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản của Lào.


13

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN
1.1. Phá sản và tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm phá sản
Trong điều kiện tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với
nhau theo quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật cung cầu, quy luật cạnh
tranh, quy luật giá trị …. Trong cuộc chạy đua này, những doanh nghiệp hoạt động
tốt sẽ thành công và phát triển, những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn
đến việc mất khả năng thanh toán nợ và việc chấm dứt hoạt động là hiệu quả tất
yếu. Do đó, phá sản là hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, là kết quả của quá
trình tự đào thải, chọn lọc tự nhiên của nền kinh tế thị trường.
Sự phá sản (tiếng Anh là Bankruptcy) đã xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử
nhân loại và được coi là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế
thị trường1. Nó bắt nguồn từ tiếng La tinh bancus (nghĩa là cái bàn hay ghế ngồi) và
ruptus (nghĩa là bị gãy), còn trong Pháp là Banqueroute có nghĩa là chiếc ghế bị
gãy. Trên cơ sở từ một tập quán thương mại từ thời La Mã cổ đại, các thương gia
thường hợp nhau lại thành đại hội thương gia, người nào không trả được nợ, thường
bị bắt làm nô lệ, mất quyền tham gia các đại hội thương gia và đồng thời chiếc ghế
ngồi của người đó cũng bị đem ra khỏi hội trường. “Chiếc ghế bị gãy” từ đó là hình
ảnh tượng trưng cho sự đỗ vỡ nợ hay mất khả năng thanh toán nợ của một thương

nhân2. Theo Từ điển tiếng Việt, phá sản là “lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn
gì, và thường là vở nợ, do kinh doanh bị thua lỗ thất bại”3. Từ điển Luật học định
nghĩa phá sản là “tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh
toán nợ đến hạn”.4 Nhìn chung, khái niệm “phá sản”, chứa đựng trong nó hai đặc
điểm cơ bản: thứ nhất, con nợ đã mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

1 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, NXB Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.412.
2 Nguyễn Tấn Hơn (1995), Phá sản doanh nghiệp một số vấn đề thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.9.
3 Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, tr.762.
4 Viện khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư pháp,
Hà Nội, tr.597.


14

thứ hai, thủ tục giải quyết phải được cơ quan có thẩm quyền tiến hành (thường là
Tòa án).
Phá sản là một khái niệm được sử dụng để chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ, kém
hiệu quả của một thương gia, một nhà buôn (theo cách quan niệm truyền thống) và
của công ty, của doanh nghiệp (theo quan niệm hiện nay).
Về mặt ngôn ngữ, phá sản hay bị phá sản là thuật ngữ được dùng để chỉ sự
chấm dứt hoạt động kinh doanh do làm ăn thua lỗ đi kèm với thanh lý tài sản và
nghĩa vụ trả nợ của một chủ thể cụ thể trong nền kinh tế. Nó được đánh dấu bởi việc
chủ thể đó không có khả năng thanh toán cho các chủ nợ những khoản nợ mà người
này đã và đang vay.
Về mặt kinh tế, phá sản là khái niệm được dùng để chỉ tình trạng mất cân đối
giữa thu và chi (giữa tài sản có và tài sản nợ) của một doanh nghiệp mà điều nhận
thấy rõ nhất là doanh nghiệp này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán những
khoản nợ đến hạn.Tình trạng mất khả năng thanh toán này không phải là tình trạng

nhất thời, không phải chỉ mất khả năng thanh toán đối với một chủ nợ mà ngược lại,
mất khả năng thanh toán đồng loạt đối vớitất cả các chủ nợ5.
Về mặt pháp luật, phá sản là một chế định vừa liên quan đến nghĩa vụ, vừa
liên quan đến quyền của doanh nghiệp, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh của
doanh nghiệp và được luật pháp bảo vệ. Nghĩa là doanh nghiệp có quyền tự do kinh
doanh thì cũng có nghĩa vụ thực hiện các quy định liên quan đến mở thủ tục phá
sản. Không chỉ có nghĩa vụ, doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán có quyền được pháp luật bảo vệ bằng cách đưa ra các biện pháp để phục hồi
hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, muốn được pháp luật bảo vệ thì doanh
nghiệp gặp thua lỗ trong kinh doanh, phải tuân theo những quy định liên quan
đếnphá sản. Vì vậy, dưới góc độ pháp luật, phá sản không chỉ là một khái niệm, một
thuật ngữ mà là một thủ tục pháp lý gồm nhiều bước, nhiều quy trình, liên quan đến
chủ nợ, con nợ, đến Tòa án, đến tổ quản lý, thanh lý tài sản...và trong nhiều trường
hợp, liên quan đến cả chính sách của Nhà nước với hàng hoạt quy định, quy tắc hết
sức phức tạp.

5 Công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2009, “Phục hồi hoạt động của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của Pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của
Việt Nam”, Nhóm ngành XH2b, tr. 7.


15

Về mặt xã hội, phá sản là một hiện tượng kinh tế - xã hội có nhiều đặc điểm,
chi phối nhiều mối quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích của nhiều người. Vì vậy,
cần phải tìm hiểu đặc điểm của phá sản để xem xét mọi góc độ của nó.
1.1.2. Những tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp
Phá sản, như đã phân tích, là hiện tượng gắn liền với sự làm ăn kém hiệu quả
của doanh nghiệp.Vì vậy, phá sản có những tác động nhất định đến hoạt động của
doanh nghiệp. Những tác động này vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.

Những tác động đó là:
1.1.2.1. Tác động tích cực
Trên khía cạnh kinh tế - xã hội, phá sản là quá trình thanh lọc các công ty
làm ăn thua lỗ. Bởi vậy nó cho phép xã hội tổ chức lại nguồn lực kinh tế theo hướng
ngày càng hiệu quả hơn. Có thể nói các doanh nghiệp bị phá sản là những doanh
nghiệp yếu kém không đủ sức đứng vững trên thị trường. Nếu các doanh nghiệp này
tiếp tục lay lắt tồn tại, một mặt sẽ chiếm dụng một phần thị trường của các doanh
nghiệp khác, mặt khác, người lao động mà đáng ra phải được đào tạo và sử dụng
đúng cách thì lại không được giải phóng dẫn tới nghèo đói, thất nghiệp, tay nghề
giảm. Cơ hội về mặt bằng, máy móc, các phương tiện sản xuất và cung ứng dịch vụ
cũng như cơ hội về các yếu tố đầu vào khác không được các công ty làm ăn tốt tận
dụng. Nếu cứ để tình trạng trì trệ như vậy tiếp tục diễn ra thì nền kinh tế sẽ như một
cơ thể đau ốm; các nguồn lực không được phát huy tối đa và dần trở nên tụt hậu.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội mà ảnh hưởng tiêu cực đến ngay
cả doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp chủ nợ hay bản thân doanh nghiệp bị phá sản.
Có thể lấy ví dụ như một số doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam ở thời kỳ bao
cấp. Nền kinh tế chỉ đạo tập trung, bao cấp là một nền kinh tế mà ở đó, các doanh
nghiệp tồn tại dựa vào ý muốn chủ quan của nhà nước. Phá sản và các quy định của
pháp luật về phá sản không có ý nghĩa gì trong một nền kinh tế như vậy bởi nếu các
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhà nước sẽ có các biện pháp hỗ trợ, bù lỗ. Kết quả là
chính sự thiếu vắng những công cụ mạnh tay để gạt bỏ những doanh nghiệp làm ăn
không hiệu quả lại chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ỷ lại, thiếu
động cơ sáng tạo để đổi mới và vươn lên của chính các doanh nghiệp này, từ đó,
dẫn đến sự trì trệ và tụt hậu của cả nền kinh tế trong những năm đầu sau giải phóng.
Phá sản và những quy định về phá sản do vậy, đóng vai trò như phương thuốc giúp
cho toàn bộ cơ thể là nền kinh tế khỏe mạnh và vận hành trơn tru bằng cách loại bỏ


16


tất cả cáctế bào đã chết, tức là các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, hoặc
tìm cách tái tạo chúng.
Nếu đứng từ góc độ của chủ nợ để nhìn nhận về tác động tích cực của phá
sản và pháp luật phá sản, thì bên cạnh những yếu tố xã hội như đã đề cập ở phần
trên, chúng ta còn thấy nhiều lợi ích thiết thực khác. Phá sản cũng đồng nghĩa với
việc con nợ phải thanh lý tài sản để trả nợ. Vì vậy, đứng ở góc độ của người cho
vay, phá sản giúp họ có thể thu hồi lượng vốn tồn đọng từ quá lâu ở chỗ con nợ.
Qua đó, có thể chọn một khu vực đầu tư được đánh giá là hiệu quả để đầu tư mới.
Như vậy, phá sản không những góp phần đẩy nhanh quá trình lưu chuyển vốn của
các doanh nghiệp có vốn - các doanh nghiệp chủ nợ - đang tồn đọng ở các doanh
nghiệp bị phá sản mà còn giúp cho lượng vốn này có thể được sử dụng hiệu quả hơn
nhờ những kinh nghiệm đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như kinh nghiệm dự báo, dự
đoán tích lũy được. Như vậy có thể thấy phá sản và những quyđịnhvềphá sản sẽ trở
thành một công cụ hữu ích và hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Từ góc độ của con nợ để nhìn nhận về tác động tích cực của phá sản, có thể
thấy rằng, mặc dù không một doanh nghiệp nào thích phá sản nhưng phá sản thực
sự là một lối thoát cho các doanh nghiệp này. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì
việc kéo dài sự tồn tại lay lắt của doanh nghiệp là không hiệu quả bởi vì kết cục của
việc kéo dài là những nguồn chi phí bị đội lên, những khoản nợ không thể thanh
toán, những khoản tiền không thể chi trả, sự quẫn bách không lối thoát và đặc biệt
là lòng tự hào nghề nghiệp có thể đẩy các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp này
tới các hành vi tiêu cực như lừa đảo, gian lậnhoặc thậm chí có thể tự vẫn. Phá sản sẽ
là một cánh cửa mở, là cứu cánh cho doanh nghiệp trong tình thế như vậy. Thông
qua việc mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể thoát hoàn toàn khỏi tình trạng nợ
nần chồng chất. Phá sản và các quy định về phá sản trong trường hợp này đóng vai
trò là một công cụ bảo vệ hoàn hảo cho con nợ bởi sau khi thủ tục thanh lý kết thúc,
mọi khoản nợ sẽ biến mất và con nợ thật sự được tự do. Tất nhiên, đứng ở vị trí của
nhà quản lý doanh nghiệp bị phá sản, cái giá phải trả là bị tước quyền làm giám đốc
hoặc quyền quản lý một doanh nghiệp khác trong một khoảng thời gian nào đó.
Nhưng lợi ích đem lại còn lớn hơn nhiều: Bên cạnh sự giải phóng về tinh thần cho

chủ doanh nghiệp, phá sản còn cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cơ hội bắt đầu
lại từ đầu thay vì tiếp tục lún sâu vào sai lầm và nợ nần ngày một tăng thêm.


17

1.1.2.2. Tác động tiêu cực
Phá sản có thể đem lại nhiều lợi ích cho xã hội cũng như bản thân doanh
nghiệp bị phá sản. Song trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn thường trốn tránh mở
thủ tục phá sản. Điều này được giải thích một phần bởi những tác động tiêu cực cả
về kinh tế - xã hội mà phá sản gây ra.
Về mặt xã hội, phá sản một doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc sẽ có
một bộ phận người lao động của doanh nghiệp đó không có việc làm, nghĩa là tỷ lệ
thất nghiệp gia tăng. Mặc dù phá sản không phải là nguyên nhân giải thích toàn bộ
tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế nhưng nó vẫn là một trong những nguyên nhân trực
tiếp và có ảnh hưởng nhanh nhất tới người lao động. Có thể lấy ví dụ về vụ phá sản
trong năm 2008 của Ngân hàng Lehman Brothers của Hoa Kỳ (thành lập năm 1850
bởi ba anh em Henry, Emanuel và Mayer Lehman - người Do Thái từ Đức di cư
sang). Đây là ngân hàng lớn thứ 4 và là ngân hàng tư nhân lâu đời nhất của Hoa Kỳ
với 158 năm tồn tại cho đến khi bị phá sản. Lĩnh vực chính của Lehman Brothers
làtín dụng tư nhân, buôn bán cổ phiếu, trái phiếu, nghiên cứu thị trường, quản lý
đầu tư... Ngày 15/ 9/2008, Lehman Brothers bị tuyên bố phá sản với khoản nợ 613
tỷ USD sau khi không có công ty nào chấp nhận mua lại. Đây là vụ phá sản ngân
hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Lehman Brothers phá sản đã tác động tiêu cực
đến xã hội Hoa Kỳ vì có đến 26.200 nhân viên bị mất việc chưa kể hàng loạt chủ nợ
và các dự án đầu tư khác cũng bị đổ bể6.
Doanh nghiệp dừng hoạt động thì điều tất yếu là lao động của doanh nghiệp
mất việc làm và nền kinh tế luôn đòi hỏi phải có thời gian mới có thể hấp thụ và giải
quyết được tình trạng này. Nghĩa là tình trạng thất nghiệp nảy sinh và trong một
khoảng thời gian tìm việc nhất định, cuộc sống của người lao động cũng như gia

đình của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với bất kỳ nền kinh tế nào, thất nghiệp là
một mối lo lắng thường trực không chỉ của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn
của nhà nước, của toàn xã hội. Thất nghiệp là bạn đường của nghèo đói, của bất
bình đẳng và của các tệ nạn xã hội - những vấn đề nóng bỏng của tất cả các nền
kinh tế - dù là nền kinh tế phát triển hay kém phát triển.

6 Đan Hội (tổng hợp, 2008), “Lehman Brothers phá sản - cú sốc mới cho thị trường tài chính toàn cầu”, tại
địa chỉ: ngày truy cập 19/9/2008.


18

Về mặt kinh tế, phá sản gây ra nhiều tác động xấu đến sự phát triển ổn định
của nền kinh tế. Khi một doanh nghiệp bị phá sản thì doanh nghiệp khác là bạn
hàng của doanh nghiệp cũng phải chịu ảnh hưởng theo kiểu dây chuyền - không bán
được hàng, không cung cấp được sản phẩm (nếu doanh nghiệp bị phá sản trước đây
mua sản phẩm của mình) hoặc không có nguyên vật liệu cho sản xuất (nếu doanh
nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp bán nguyên vật liệu cho họ) ... Một doanh nghiệp
phá sản còn là tác nhân gây ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, nhà đầu tư,
từ đó làm toàn bộ thị trường trở nên bất ổn. Tác động đó sẽ càng trầm trọng nếu
doanh nghiệp bị phá sản là một doanh nghiệp lớn. Ví dụ, vụ phá sản của ngân hàng
Lehman Brothers không chỉ khiến hàng ngàn người lao động mất việc mà nghiêm
trọng hơn là tác động của nó tới thị trường chứng khoán toàn cầu. Ngay sau khi có
tin Lehman Brothers phá sản, các thị thường chứng khoán đều đồng loạt giảm giá:
chỉ số Down Jones Mỹ sụt giảm 2,6%; chỉ số FTSE tại thị trường chứng khoán
London giảm 3%; các thị trường chứng khoán Pháp và Đức cũng giảm hơn 3%; chỉ
số Nikkei của Nhật đã giảm tới 4,7%; đặc biệt là thị trường Nga đã phải tạm ngừng
giao dịch sau khi chỉ số giảm tới 16% 7. Chỉ số chứng khoán giảm mạnh đe doạ đến
sự sụp đổ của hàng loạt các công ty khác và tiếp tục đẩy hàng nghìn người trên toàn
thế giới vào tình trạng thất nghiệp.

Từ góc độ của chủ nợ để quan sát, sự phá sản của con nợ mặc dù đồng nghĩa
với việc chủ nợ có thể thu hồi được khoản nợ đó nhưng lại là một khoản tiền dưới
giá trị. Việc giảm giá trị của khoản nợ bị tồn đọng tại doanh nghiệp bị phá sản có
thể được giải thích bởi hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất, con nợ khi phá sản không chỉ mắc nợ với một chủ nợ. Có nghĩa là
khi tình trạng không thể thanh toán nợ xảy ra, con nợ đã mắc nợ với rất nhiều chủ
nợ và buộc lòng phải thanh lý tài sản để trả nợ. Khi đó, giá trị thu được từ tài sản bị
chia cho nhiều chủ nợ dẫn đến một hiện trạng là khoản nợ phải thu lớn hơn các
khoản nợ nhận về của các chủ nợ. Hơn nữa, sau khi phá sản, việc phát mại thanh lý
tài sản của doanh nghiệp bị phá sản là không dễ dàng. Thường thì trong các phiên
phát mại như vậy, tài sản được định giá rất rẻ so với giá trị thựcvà làm cho số tiền
thu về dùng để trả nợ là rất thấp. Ví dụ như trường hợp phá sản Công ty thủy sản
7 Đan Hội (tổng hợp, 2008), “Lehman Brothers phá sản - cú sốc mới cho thị trường tài chính toàn cầu”, tại
địa chỉ: ngày truy cập 19/9/2008.


19

khu vực II Đà Nẵng: Số nợ phải thu là 10.479.775.313VNĐ; số nợ phải trả
50.498.514.864 VNĐ; số nợ đã thu là 100.000.000đ đạt tỉ lệ 0,95%8. Nếu số nợ thu
về chỉ đạt tỉ lệ chưa đầy 1% so với số phải thu thì khoản tiền mà các doanh nghiệp
chủ nợ phải chia nhau sẽ ít ỏi đến thế nào.
Thứ hai, nguồn vốn đọng tại doanh nghiệp của con nợ không những không
sinh lời mà còn bị trượt giá. Với tình hình biến đổi giá tiêu dùng như hiện nay, mặc
dù chính phủ đã có những biện pháp để kiềm chế lạm phát và ổn định môi trường
đầu tư nhưng độ trượt giá qua thời gian làm cho đồng tiền mất giá là điều không thể
tránh khỏi. Hơn nữa, vốn cho vay còn tồn đọng tại doanh nghiệp phá sản không
phải chỉ trong một khoảng thời gian ngắn là có thể lấy lại được. Bao giờ cũng vậy,
khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, điều đầu tiên mà con nợ nghĩ tới không
phải là tuyên bố phá sản mà là làm sao đó để kéo dài “sự sống” cho mình. Có nghĩa

là dù có trả được nợ hay không, con nợ vẫn sẽ bằng mọi giá trì hoãn thời gian, khất
lần để tìm phương án trả hoặc trốn nợ. Chưa kể, quá trình phá sản kéo dài cũng
khiến cho chủ nợ càng bị thiệt hại về kinh tế nhiều hơn. Theo kết quả công bố trong
Doing Business Ranking mới nhất vào tháng 6/2015, Việt Nam xếp thứ 123 trên
tổng số 189 nền kinh tế trên thế giới do có thời gian giải quyết phá sản rất dài với
mức trung bình là 5 năm9. Thời gian giải quyết một vụ phá sản lâu như vậy, chưa
kể khoảng thời gian trước khi mở thủ tục phá sản, thực sự là một khoản “thất thu”
rất lớn đối với bất cứ một doanh nghiệp chủ nợ nào.
1.2. Thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp và sự cần thiết phải phục
hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể sẽ không bị tuyên bố phá sản
nếu được cứu vãn kịp thời, xu hướng pháp luật hiện đại ngày nay của các nước trên
thế giới thường tạo ra cơ chế để phục hồi doanh nghiệp bằng cách quy định bên
cạnh thủ tục thanh lý là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ những điều kiện kinh tế, chính trị khác nhau, pháp luật phá sản
của các nước thường không giống nhau. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm và mức
8 Bộ Tư Pháp (2008), Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004”, Hà Nội, ngày
29/12/2008, tr.10.
9 Doing Business Ranking, “Economy Rankings”, tại địa chỉ:
ngày truy cập 30/6/2015.


20

độ ảnh hưởng rộng đến nhiều đối tượng khác nhau nên pháp luật phá sản của hầu
hết các nước đều quy định hai thủ tục cơ bản (thủ tục phục hồi, thủ tục thanh lý)
trong việc giải quyết phá sản doanh nghiệp. Tùy vào từng thời điểm lịch sử khác
nhau cũng như mục tiêu cần bảo vệ mà thủ tục nào sẽ được xem trọng và khuyến

khích. Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của chủ nợ, pháp luật phá sản hiện đại thường
hướng vào con nợ, tìm biện pháp nào đó để con nợ có thể đem lại lợi ích tốt nhất có
thể được cho chủ nợ và cho toàn xã hội. Đó là cho phép con nợ có thể áp dụng thủ
tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Luật phá sản Việt Nam năm 2014 sử dụng cụm từ “thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh”, còn Luật phá sản Lào năm 1994 sử dụng cụm từ “thủ tục phục
hồi chức năng doanh nghiệp” nhưng đều quy định rằng đây là thủ tục độc lập trong
tiến trình giải quyết yêu cầu phá sản, thủ tục này có thể được áp dụng hoặc không
tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Mặc dù thủ tục phục hồi có nhiều ý nghĩa nhưng rất tiếc cho đến thời điểm
hiện tại pháp luật về phá sản của Lào cũng như Việt Nam chưa có định nghĩa về thủ
tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Chính vì thế có nhiều ý kiến khác nhau về khái
niệm này. Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng “thủ tục phục hồi là đem lại cho
người mắc nợ đang trong tình trạng khó khăn những điều kiện và cơ hội tiếp tục
kinh doanh chứ không phải thanh toán nó”10. Tuy nhiên, khái niệm này chưa làm
nổi bật bản chất pháp lý của thủ tục phục hồi mà khái niệm chỉ nêu lên được tầm
quan trọng của thủ tục phục hồi, tức là chỉ khái quát được mục đích và ý nghĩa của
thủ tục phục hồi mà thôi. Do đó, cần phải có một hướng dẫn cụ thể, rõ ràng từ phía
Nhà nước để có một định nghĩa chung, thống nhất và mang tính khoa học.
Theo từ điển tiếng Việt, “phục hồi” có nghĩa là khôi phục cái đã mất đi làm
cho nó có lại được hay trở lại được như trước. Còn theo hướng dẫn lập pháp về Luật
mất khả năng thanh toán (Legislative Guide on Insovency Law 2004) của Ủy ban
pháp luật thương mại Liên hiệp Quốc (UNITRAL), khái niệm “Reoganization” (thủ
tục tổ chức lại) được hiểu là quá trình mà theo đó tình trạng tài chính ổn định và khả
năng thanh toán của con nợ có thể được khôi phục và doanh nghiệp vẫn tiếp tục
hoạt động, trên cơ sở tiến hành các biện pháp khác nhau, bao gồm việc miễn nợ,
10 Bùi Thị Dung Huyền (2010), “Tìm hiểu các quy định của Luật Phá sản năm 2004 về thủ tục phục hồi, thủ
tục thanh lý, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản và một số kiến nghị”, Chuyên đề tìm hiểu pháp
luật phá sản, Viện Khoa học xét xử, tr 69.



21

hoãn nợ, bù trừ nghĩa vụ và chuyển nhượng doanh nghiệp (hoặc một phần doanh
nghiệp)11. Hướng dẫn này giúp chúng ta hiểu được mục đích và các biện pháp tiến
hành của thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp.
Thông thường khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán,
để không bị tuyên bố phá sản mà thay vào đó có thể được phục hồi hoạt động sản
xuất kinh doanh, doanh nghiệp này phải thực hiện một thủ tục đặc biệt. Nghiên cứu
các quy định của pháp luật phá sản, ta thấy, thủ tục này cần phải được tiến hành
thông qua thủ tục tư pháp tại Tòa án theo một trình tự nhất định dưới sự giám sát
của các chủ thể có liên quan.
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng dù là tên gọi nào đi chăng nữa
(“phục hồi”, “tổ chức lại”) thì chúng cũng khái quát lên một quá trình “sống lại”
của doanh nghiệp bên bờ vực. Như vậy, có thể hiểu rằng: thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chính là thủ tục khôi
phục lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo thủ tục tư pháp đặc biệt, dưới
sự giám sát của Tòa án và các chủ nợ nhằm giúp doanh nghiệp có thể hoạt động
kinh doanh trở lại bình thường và thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn12.
Từ khái niệm trên, có thể thấy thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp có những đặc điểm như sau:
1.2.1.2. Đặc điểm của thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể thực hiện việc phục hồi hoạt động kinh doanh một cách
độc lập nằm ngoài thủ tục tố tụng tư pháp. Khi nhận thấy tình trạng kinh doanh thua
lỗ, sản xuất bị đình trệ thì doanh nghiệp có thể tự mình tiến hành hoạt động phục
hồi như cải tiến lại kỹ thuật sản xuất, cải tổ lại quá trình sản xuất, áp dụng các giải
pháp tài chính….. Quá trình này được tiến hành hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của
doanh nghiệp trên cơ sở tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Ví dụ: Cotec Star với 60%
vốn điều lệ thuộc sở hữu của Cotec Group, đã lỗ 1 tỉ đồng năm 2009 và 2,8 tỉ đồng

năm 2010, sau đó công ty triệu tập đại hội cổ đông bất thường vào ngày 29.8 để
công ty tuyên bố thua lỗ và phá sản. Nhưng chỉ một tuần sau đó, ông chủ Cotec
Group cho biết sẽ mua lại 30% cổ phần từ cổ đông nhỏ lẻ của Cotec Star và cùng
11 Ủy ban pháp luật thương mại Liên hiệp Quốc (2004), “Legislative Guide on Insovency Law”, New York,
tr.7.
12 Trương Kim Phụng (2013), Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo Luật phá sản 2004, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr.10.


22

với một đối tác tư vấn của Pháp xây dựng thương hiệu Cotec Star thành Cotec
Architect13. Do đó, hoạt động phục hồi của doanh nghiệp lúc này được xem là hoạt
động phục hồi nằm ngoài thủ tục tư pháp.
Còn thủ tục phục hồi nằm trong thủ tục tư pháp là thủ tục phục hồi được áp
dụng trong khi tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp, tức là khi doanh nghiệp đã
bị mở thủ tục phá sản. Chủ thể ra quyết định phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản là Tòa án.
Nhìn chung việc giải quyết vụ việc phá sản ở các nước trên thế giới đều được
tiến hành theo trình tự tố tụng tư pháp mà ở đó chủ thể ra quyết định là Tòa án. Thủ
tục phục hồi nằm trong thủ tục phá sản có mối liên hệ mật thiết với thủ tục phá sản.
Để tiến hành thủ tục giải quyết phá sản đòi hỏi phải tiến hành hai loại thủ tục cơ bản
sau: Thứ nhất, thủ tục nộp và thụ lý việc yêu cầu giải quyết phá sản. Thứ hai, thủ
tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản, muốn áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, theo
quy định phải tham gia ngay từ thủ tục đầu tiên, tức là thủ tục nộp và thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản. Doanh nghiệp có thể chủ động nộp đơn yêu cầu hoặc là đối
tượng bị chủ thể khác yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cả hai trường hợp này doanh
nghiệp đều là một chủ thể trong quan hệ pháp luật phát sinh từ thủ tục này, có
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Ở Lào, Luật Phá sản năm 1994 quy định phá sản gồm bốn thủ tục: thủ tục
nộp đơn thỉnh cầu hoặc yêu cầu mở thủ tục phá sản; thủ tục xem xét một thỉnh cầu
hoặc đơn yêu cầu phá sản; thủ tục phục hồi chức năng doanh nghiệp; thủ tục tuyên
bố doanh nghiệp phá sản và thanh lý tài sản, các khoản nợ;. Giữa thủ tục tuyên bố
phá sản và thanh lý với thủ tục phục hồi doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Theo đó, Điều 35 Luật phá sản Lào năm 1994 quy định rằng:
“Điều 35. Tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong bất kỳ trường hợp sau đây:
1. Một chủ doanh nghiệp hoặc đại diện không có kế hoạch phục hồi.
2. Một chủ doanh nghiệp hoặc đại diện là không thể thực hiện theo quy định
tại Điều 23 của Luật này.

13 Nhịp cầu đầu tư, “Vì sao ít doanh nghiệp Việt Nam phá sản?”, tại địa chỉ:
ngày truy cập 14/09/2011.


23

3. Hội nghị chủ nợ không chấp nhận các phương án phục hồi chức năng của
doanh nghiệp.
4. Thời gian cho kế hoạch phục hồi chức năng của doanh nghiệp đã hết hạn
nhưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tạo ra bất kỳ lợi
nhuận và các chủ nợ đã yêu cầu xem xét phá sản.
5. Các doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng quyết định của tòa án trong
quá trình phục hồi chức năng của doanh nghiệp.
6. Các chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, hoặc đã chết và người thừa kế từ chối
việc thừa kế hoặc không có người thừa kế trong thời gian xét xử [và] tuyên
bố phá sản của doanh nghiệp”.
Như vậy, thủ tục phục hồi doanh nghiệp được coi là thủ tục bắt buộc là nghĩa
vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc đại diện14. Tuy nhiên, trong quá trình thực

hiện phương án phục hồi nếu doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng kế hoạch tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp thì vẫn có thể bị đình chỉ để
chuyển sang thủ tục thanh lý tài sản. Hoặc trong trường hợp các chủ doanh nghiệp
đã bỏ trốn, hoặc đã chết và người thừa kế từ chối việc thừa kế hoặc không có người
thừa kế trong thời gian xét xử và tuyên bố phá sản của doanh nghiệp thì có thể
không áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp mà vẫn có thể tuyên bố phá sản và
thanh lý tài sản.
Tóm lại, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh
nghiệp là một thủ tục tư pháp vì thủ tục phục hồi được Luật Phá sản quy định, do
Tòa án có thẩm quyền áp dụng, và luôn đặt dưới sự giám sát của Tòa án, các điều
kiện để được áp dụng, trình tự cũng như thời hạn áp dụng phương án phục hồi phải
tuân theo quy định của pháp luật. Nếu có sự vi phạm các quy định của pháp luật phá
sản thì thủ tục này không có giá trị pháp lý. Mặt khác, đối tượng áp dụng của thủ
tục này cũng rất đặc biệt, là doanh nghiệp đã bị mở thủ tục phá sản.

14 Điều 26 Luật Phá sản nước CHDCND Lào năm 1994 quy định:
“Điều 26. Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc đại diện
Các chủ doanh nghiệp hoặc đại diện có trách nhiệm triển khai thực hiện các kế hoạch phục hồi
chức năng của các doanh nghiệp theo quyết định của tòa án”.


24

1.1.2.2. Đối tượng áp dụng thủ tục phục hồi là những doanh nghiệp đã bị mở
thủ tục phá sản
Như đã trình bày ở phần trên, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp là thủ tục tư pháp nên đối tượng áp dụng của nó cũng rất đặc biệt. Đó
chính là những doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản.
Những doanh nghiệp tuy có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nhưng chưa
có quyết định mở thủ tục phá sản thì vẫn không được xem là đối tượng để áp dụng

thủ tục phục hồi theo quy định của pháp luật phá sản. Bởi vì lúc này các doanh
nghiệp này chưa chịu sự điều chỉnh của Luật Phá sản.
Tương tự, ở một số nước trên thế giới để giải quyết hậu quả của việc kinh
doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán, các chủ nợ và con nợ đã tìm ra nhiều cách
giải quyết khác nhau, trong đó có những giải pháp mềm dẻo mang tính tự phát
nhưng hiệu quả rất cao, đó là sự giải quyết tình trạng phá sản không có sự can thiệp
của Tòa án mà dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa chủ nợ và con nợ gọi là thủ
tục không chính thức (một số nước trên thế giới người ta phân biệt hai thủ tục giải
quyết phá sản, bao gồm thủ tục chính thức và thủ tục không chính thức. Thủ tục
không chính thức là thủ tục giải quyết tình trạng phá sản không có sự can thiệp của
Tòa án mà dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa chủ nợ và con nợ)15. Trong khoa
học pháp lý thường gọi thủ tục này là thủ tục tiền tố tụng. Nếu nhìn nhận từ góc độ
kỹ thuật thì thủ tục tiền tố tụng hay còn gọi là thủ tục không chính thức có những
đặc điểm giống như thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trong thủ tục giải quyết
yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Bởi vì, sự thỏa thuận này nhằm tiến tới mục tiêu là
sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải cải tiến lại quy trình sản xuất,
cơ cấu lại sản phẩm đầu ra hoặc tìm ra những giải pháp khắc phục khác như kêu gọi
nhà đầu tư, thay đổi người quản lý…. Khi các bên nhận thấy khả năng tìm ra được
hướng ra nhằm thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì sẽ tiến hành đàm
phán, thỏa thuận với nhau. Tuy thủ tục không chính thức này rất giống với thủ tục
phục hồi nhưng nó vẫn không phải là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trong
thủ tục phá sản. Bởi vì, thủ tục này không được tiến hành trên cở sở của pháp luật
phá sản và không được tiến hành theo thủ tục tố tụng tại Tòa án.

15 Phan Thị Thu Hà (2010), “Tìm hiểu pháp luật Phá sản trên thế giới”, Chuyên đề tìm hiểu pháp luật phá
sản, Viện khoa học xét xử, tr.87.


25


Cũng có trường hợp doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản, tòa án đã
thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp nhưng lúc này Tòa án
chưa có quyết định mở thủ tục phá sản thì việc phục hồi của doanh nghiệp cũng
không phải là thủ tục phục hồi theo quy định của Luật Phá sản. Ví dụ như trường
hợp của Công ty cổ phần thủy sản Bình An (Bianfishco) đã lâm vào tình trạng phá
sản, theo báo cáo tổng số nợ của công ty này lên đến khoảng 1.500 tỉ đồng, trong đó
khoảng 261 tỉ đồng nợ 41 hộ nông dân, phần còn lại là nợ ngân hàng và các đối tác
bên ngoài. Ngày 11/4/2012, luật sư đại diện cho các hộ nông dân là chủ nợ của
Công ty đến TAND Thành phố Cần Thơ nộp đơn yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản
đối với Bianfishco nhưng bị từ chối. Ngày 23/7/2012, Tòa kinh tế TAND Thành
phố Cần Thơ đã thụ lý vụ mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần thủy sản
Bình An (Bianfishco). Nhưng TAND Thành phố Cần Thơ vẫn không có ra quyết
định mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần thủy sản Bình An. Sau đó, Công ty
xây dựng 584 (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đầu tư trực tiếp 150 tỷ và
vay thêm 350 tỷ đồng từ ngân hàng để đầu tư vốn cho Bianfishco, giúp công ty này
khôi phục hoạt động16. Ngày 9/5 Công ty trở lại hoạt động bình thường17. Ngày
11/10/2012 lượng sản xuất tại nhà máy fillet của công ty đã đạt 70 tấn nguyên liệu/
ngày18. Như vậy, Công ty Cổ phần thủy sản Bình An đã được phục hồi hoạt động
kinh doanh sau khi đã lâm vào tình trạng phá sản, nhưng việc phục hồi này không
phải là áp dụng thủ tục phục hồi theo Luật Phá sản bởi vì Tòa án chưa có ra quyết
định mở thủ tục phá sản nên công ty Cổ phần thủy sản Bình An chưa phải là đối
tượng để áp dụng thủ tục phục hồi theo luật định.
Nói như thế không có nghĩa là doanh nghiệp nào lâm vào tình trạng phá sản
bị mở thủ tục phá sản theo quy định đều được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 35 Luật Phá sản Lào năm 1994, trong
trường hợp các chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, hoặc đã chết và người thừa kế từ chối
việc thừa kế hoặc không có người thừa kế trong thời gian xét xử và tuyên bố phá

16 Ca Linh (2012), “Bianfishco hồi sinh hay phá sản?”, tại địa chỉ: ngày truy cập 27/3/2012.
17 Phạm Tâm, “1.000 công nhân Bianfishco trở lại làm việc sau "bão nợ"”, tại địa chỉ:

ngày truy cập
7/7/2012.
18 Báo cáo tình hình quản trị công ty Bianfishco 6 tháng đầu năm 2013, tại địa chỉ:
ngày truy cập 31/12/2013.


×