Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam giai đoạn 2005 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG PHẠM HỒNG HẠNH

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN RỦI
RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG PHẠM HỒNG HẠNH

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN RỦI
RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2017

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Tác động của đa dạng hóa cấu trúc thu nhập đến
rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017” là công trình
nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực
và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả

Trƣơng Phạm Hồng Hạnh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................2
1.1.

Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................... 2

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 5

1.2.1.


Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 5

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................................. 5

1.3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 5

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 6

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................................... 6

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................................. 6

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................. 6

1.6.

Kết cấu luận văn .......................................................................................................................... 7


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC ĐÂY .......................................................................................................................8
2.1.

Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................................. 8

2.1.1.

Khái niệm về thu nhập của Ngân hàng thương mại ............................................................. 8

2.1.2.

Khái niệm về đa dạng hóa thu nhập của NHTM .................................................................. 9

2.1.3.

Các phương thức đa dạng hóa thu nhập của NHTM ............................................................ 9

2.1.4.

Rủi ro ngân hàng ............................................................................................................... 10

2.1.5.

Phân loại rủi ro .................................................................................................................. 11

2.1.6.

Đo lường rủi ro .................................................................................................................. 11


2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ..................................................................................... 12

2.2.1.

Tác động tích cực của đa dạng hóa trong việc giảm thiểu rủi ro ngân hàng ....................... 12

2.2.2.

Tác động tiêu cực của đa dạng hóa làm gia tăng rủi ro ngân hàng ..................................... 14

2.2.3.

Tác động phi tuyến của đa dạng hóa đối với rủi ro ngân hàng ........................................... 17


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................20
3.1.

Giả thiết nghiên cứu .................................................................................................................. 20

3.2.

Mô hình nghiên cứu .................................................................................................................. 21

3.2.1.

Mô hình định lượng ........................................................................................................... 21


3.2.2.

Đo lường các biến.............................................................................................................. 22

3.3.

Mô tả dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................................... 25

3.4.

Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................................................. 26

3.4.1.

Phân tích thống kê mô tả các biến ..................................................................................... 26

3.4.2.

Lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp ........................................................................... 27

3.4.3.

Các kiểm định liên quan .................................................................................................... 29

3.4.4.

Phương pháp hồi quy các điều kiện Moment tổng quát (GMM) ........................................ 32

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................34

4.1.

Thống kê mô tả các biến ............................................................................................................ 34

4.1.1.

Bảng thống kê mô tả bộ dữ liệu ......................................................................................... 34

4.1.2.

Ma trận hệ số tương quan .................................................................................................. 39

4.2.

Kết quả mô hình hồi quy ........................................................................................................... 40

4.3.

Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................................... 48

4.3.1.

Đa dạng hóa thu nhập ........................................................................................................ 48

4.3.2.

Quy mô tổng tài sản ngân hàng ......................................................................................... 49

4.3.3.


Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ............................................................................... 50

4.3.4.

Tỷ lệ chi tiêu hoạt động trên tổng tài sản ........................................................................... 50

4.3.5.

Tác động của tình hình kinh tế vĩ mô ................................................................................ 51

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................................52
5.2.1.

Có chính sách đa dạng hóa thu nhập phù hợp .................................................................... 53

5.2.2.

Nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. ............................................................... 54

5.2.3.

Duy trì và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ......................................................... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Số ảng


N i dung
Tổng hợp các nghiên cứu trước đây được phân loại theo tác
ảng 2 1
động
Mô tả tóm tắt các biến đo lường được sử dụng trong nghiên
Bảng 3.3a
cứu
Bảng
Thống kê mô tả bộ dữ liệu
4.1.1
Bảng
Ma trận hệ số tương quan giữa các c p biến
4.1.2
Bảng 4.2a Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM và REM
Bảng 4.2b Kết quả kiểm định tương quan giữa các đơn vị chéo
Bảng 4.2c Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số VIF
Bảng 4.2d Kết quả kiểm định phương sai thay đổi
Bảng 4.2e Kết quả kiểm định tự tương quan
Bảng 4.2f Bảng kết quả kiểm định biến nội sinh
Bảng 4.2g Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM (Risk)
Bảng 4.2h Bảng kết quả kiểm định biến nội sinh
Bảng 4.2k Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM (NON)

Trang
15
27
28
42
43
44

45
45
45
46
47
48
49


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Số h nh
Hình 3.3
Hình 4.1.1a
Hình 4.1.1b
Hình 4.1.1c
Hình 4.1.1d
Hình 4.1.1e
Hình 4.1.1f
Hình 4.1.1g
Hình 4.1.1h

N i ung
Tác động giữa các biến nghiên cứu
Biểu đồ chỉ số hiệu chỉnh rủi ro Risk
Biểu đồ mức đa dạng hóa thu nhập (HHI)
Biểu đồ diễn biến tổng tài sản
Biểu đồ mức vốn chủ sở hữu trên tổng tổng tài sản
Biểu đổ tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản
Biểu đồ mức chi tiêu hoạt động trên tổng tài sản
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người

Biểu đồ tỷ lệ lạm phát

Trang
28
36
37
38
38
39
40
40
41


Từ viết tắt
ATM
CAR
CIC
CNTT
FEM
GMM
IPO
NHNN
NHTM
NHTMCP
Pooled OLS
REM
TMCP

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

N i dung
Máy rút tiền tự động
Hệ số an toàn vốn tối thiểu
Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia
Công nghệ thông tin
Mô hình hồi quy tác động cố định
Mô hình hồi quy moment tổng quát
Niêm yết và phát hành cổ phiếu lần đầu trên thị trường chứng
khoán
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Mô hình hồi quy gộp
Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
Thương mại cổ phần


T M TẮT
Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích tác động của sự đa dạng hóa cấu
tr c thu nhập đối với rủi ro của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn
2005 - 2017. Bài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp hồi quy moment tuyến
tính tổng quát (GMM) đối với dữ liệu bảng để ước lượng tác động hồi quy. Kết quả
nghiên cứu cho thấy việc tăng cường đa dạng hóa thu nhập sẽ giảm thiểu rủi ro cho
các ngân hàng thương mại, hay nói khác hơn là đa dạng hóa thu nhập biến thiên
nghịch chiều với rủi ro. Tuy nhiên, tồn tại giá trị tối ưu tại đó nếu càng đa dạng hóa
thì sẽ lại làm gia tăng rủi ro. Kết quả thực nghiệm cho thấy mức tối ưu này chính là
tỷ lệ thu nhập ngoài lãi đạt mức tối đa là 12.9% - 16.4% tổng thu nhập để rủi ro đạt
cực tiểu. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng
cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trong việc làm giảm rủi ro ngân hàng.
Theo đó, các ngân hàng sẽ phải triển khai hàng loạt các nghiệp vụ để phòng ngừa

rủi ro trong kinh doanh; đồng thời tuân thủ các quy định của NHNN và các khuyến
cáo của Ủy ban Basel. Bài nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy mối
quan hệ của quy mô tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tỷ lệ chi tiêu trên
tổng tài sản ảnh hưởng đến rủi ro và cần thêm các nghiên cứu khác chuyên sâu hơn
về các yếu tố này để phân tích được khách quan. Các nhân tố kinh tế vĩ đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của ngân hàng; tuy nhiên, khi đó thì
hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà ngân hàng không
kiểm soát được Do đó, trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng, việc phân
tích tình hình kinh tế vĩ mô và tận dụng nó để phát triển là hết sức quan trọng nhưng
bên cạnh đó các nhà điều hành cũng nên xem xét đến việc xem xét các hoạt động
cho vay quy mô lớn ho c các hoạt động đầu tư góp vốn tại các lĩnh vực mà ngân
hàng chưa đủ khả năng kiểm soát và quản lý.
T

h a

a dạng h a thu nhập rủi ro phá s n

1


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Giai đoạn trước năm 2005 (Thập niên 1996 – 2005) được xem là giai đoạn sơ

khai của ngành ngân hàng Việt Nam do các ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên
của Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động Trong bước đầu thành lập, hệ
thống ngân hàng của Việt Nam còn rất giản đơn và hầu như chỉ tập trung vào một

hoạt động kinh doanh cốt lõi duy nhất đó là cho vay (Hay còn gọi là hoạt động tín
dụng) và huy động vốn thuần túy từ tiền gửi khách hàng. Có nhiều lý do giải thích
cho vần đề này, nhưng tựu chung lại có hai nguyên nhân chính: Một là, các ngân
hàng mới thành lập nên hạn chế về nguồn vốn, nguồn nhân lực và mạng lưới hoạt
động nên chưa đủ sức để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh; Hai là, thị trường
lúc bấy giờ mới chỉ xuất hiện một vài cái tên lớn chiếm vị thế độc quyền trong
ngành và chưa có sự xuất xuất hiện nhiều của các ngân hàng đối thủ đến từ nước
ngoài, do đó sức ép cạnh tranh trong nước còn thấp nên chưa tạo được động lực đủ
để các ngân hàng trong nước có những bước đi chiến lược để đổi mới. Tuy nhiên, từ
năm 2005, với sức ép cạnh tranh cả trong và ngoài nước cùng với sự tích lũy về
vốn, nguồn nhân lực và các yếu tố khác nên các ngân hàng thương mại cổ phần tại
Việt Nam không những ngày càng mở rộng mà còn phát triển nhiều hướng đi mới
mang tính chiến lược. Một trong những chiến lược này đó chính là đa dạng hóa
nguồn thu nhập hoạt động. Cụ thể, cùng với nghiệp vụ tín dụng truyền thống, hoạt
động của các ngân hàng thương mại bắt đầu bùng phát với nhiều hình thức đầu tư,
thương mại, dịch vụ đa dạng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ, máy rút tiền tự động
(ATM), dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng gấp rút triển khai. Các công
ty con của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực chứng khoán, bất động sản liên tục
ra đời trải rộng khắp cả nước Lĩnh vực thương mại với các hoạt động kinh doanh
vàng cũng phát triển mạnh mẽ với đỉnh điểm là sự hình thành các sàn giao dịch
vàng của các ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng cũng được đẩy nhanh dư
nợ với nhiều loại sản phẩm cho vay phong phú ngoài sản phẩm truyền thống là cho
vay sản xuất kinh doanh như cho vay kinh doanh chứng khoán, kinh doanh đầu tư

2


bất động sản, du học, mua xe, tiêu dùng… Thời điểm này các hoạt động đầu tư góp
vốn của các ngân hàng thương mại cũng sôi nổi không kém mà kết quả đã tạo ra
một mạng lưới sở hữu chéo nhiều cấp trong hệ thống. Nói tóm lại, từ năm 2005 các

ngân hàng thương mại Việt Nam sau một thời gian dài trung thành với hoạt động tín
dụng đã tiến hành một cuộc đột phá trong việc đa dạng hóa các khoản thu nhập của
mình bằng tất cả các dịch vụ, nghiệp vụ mà pháp luật không cấm.
Đến năm 2007 chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm
phát tại Việt Nam bắt đầu bùng phát và đạt con số 12.63% tại thời điểmcuối năm
2007 cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế (8.44%) và lãi suất huy động
tiết kiệm của các ngânhàng. Nhận định lạm phát do cung tiền, từ đầu năm 2008
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam bắt đầu thực hiện các chính sách thắt ch t tiền tệ,
rút tiền từ lưu thông về, giảm cung tiền. Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu cũng đã tác động lên nhiều m t của nền kinh tế, kết hợp với chính sách thắt
ch t tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước, bắt đầu từ tháng 03/2008 các ngân hàng
thương mại Việt Nam rơi vào khủng hoảng, có thể điển hình sự khủng hoảng đó
bằng mức lãi suất huy động là 20%/năm và lãi suất cho vay tăng kịch trần 21%/năm
trong tháng 05/2008 Sau đó nhiều ngân hàng thương mại liên tục g p phải các rủi
ro, nhiều ngân hàng mất thanh khoản nghiêm trọng, lãi suất liên tục tăng cao, và
đỉnh điểm là cuối năm 2011 lãi suất cho vay đạt mức 27%/năm Các doanh nghiệp
trong nền kinh tế tê liệt, nợ xấu bắt đầu tăng nhanh, và giữa các ngân hàng thương
mại đã có hiện tượng không thể thanh toán các khoản vay liên ngân hàng đến hạn.
Dấu hiệu đổ vỡ hệ thống xuất hiện Trước tình hình đó, từ đầu năm 2012 Ngân hàng
thương mại đã tiến hành một cuộc tái cấu trúc toàn diện hệ thống ngân hàng thương
mại.
Từ năm 2012 một làn sóng hợp nhất, sáp nhập ngân hàng đã diễn ra với mục
đích ngăn ch n sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại yếu kém mất thanh khoản.
Tính đến cuối năm 2015, 09 ngân hàng hợp nhất, sáp nhập gồm: Ngân hàng TMCP
Việt Nam Tín Nghĩa; Ngân hàng TMCP Đệ nhất; Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội;
Ngân hàng TMCP Đại Á; Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long;

3



Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông; Ngân hàng TMCP Phương Tây; Ngân hàng
TMCP Phương Nam; và 03 ngân hàng thương mại cổ phần được NHNN mua lại
với giá 0 đồng do mức thua lỗ âm vốn đến hàng chục nghìn tỷ đồng và không thể
sáp nhập với ngân hàng nào khác gồm: Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam;
Ngân hàng TMCP Đại dương; Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu. Một ngân hàng
bị đưa vào diện kiểm soát đ c biệt là Ngân hàng TMCP Đông Á Đến thời điểm
2016 có thể nhận xét rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tạm thời vượt qua giai
đoạn khủng hoảng, nhưng nhìn lại cả giai đoạn vừa qua các rủi ro mà các ngân hàng
thương mại g p phải ngoài rủi ro tín dụng do nợ xấu từ các khoản vay bất động sản,
còn có các rủi ro đến từ các khoản góp vốn đầu tư công ty con, từ thương mại kinh
doanh vàng, các vụ tổn thất từ dịch vụ thẻ…
Ở đây một số vấn đề được đ t ra như: sau một thời gian trung thành với hoạt
động tín dụng, việc các ngân hàng thương mại đa dạng hóa các nguồn thu nhập đã
tác động như thế nào đến mức độ rủi ro của ngân hàng? Dù có những quan điểm
vẫn cho rằng đa dạng hóa thu nhập là giảm thiểu và phân tán rủi ro. Hoạt động tín
dụng của ngân hàng ở mức độ nào thì các ngân hàng có thể kiểm soát được các rủi
ro? Hiện nay, từ các cuộc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng, đã hình thành nên các ngân
hàng thương mại mới với số vốn điều lệ cao hơn, có tổng tài sản lớn, tuy nhiên vấn
đề mới được đ t ra là các ngân hàng thương mại có quy mô lớn hơn bằng cách sáp
nhập, tái cấu trúc vốn thì liệu có mạnh, an toàn và ít g p rủi ro hơn? Đa dạng hóa
thu nhập, dư nợ cho vay, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản những yếu tố này tác động
như thế nào đến rủi ro của ngân hàng?
Để trả lời các câu hỏi trên và định lượng tác động của mức độ đa dạng hóa
thu thập đến rủi ro ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tác đ ng của đa
dạng hóa c u tr c thu nhập đến rủi ro của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017”

4



1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố cấu thành nên nguồn thu nhập và đo lường mức độ đa
dạng hóa cấu tr c thu nhập của NHTMCP tại Việt Nam
- Phân tích tác động của sự đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng
TMCP tại Việt Nam. Tác động này là tuyến tính hay phi tuyến; hay nói cách khác là
có hay không sự tồn tại mức độ đa dạng hóa thu nhập tối ưu mà tại đó rủi ro ngân
hàng là thấp nhất
- Đề xuất và khuyến nghị giải pháp nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách,
các nhà quản lý ngân hàng kiểm soát tốt hơn mức độ đa dạng hóa thu nhập để giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu trên, bài nghiên cứu hướng vào các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Các yếu tố cấu thành nên nguồn thu nhập của ngân hàng là gì? Cách thức đo
lường các yếu tố đó như thế nào?
- Cách thức đo lường mức độ đa dạng thu nhập của các ngân hàng như thế
nào?
- Mức độ đa dạng hóa thu nhập tác động như thế nào đối với rủi ro ngân hàng?
-

Có hay không sự tồn tại mức độ đa dạng hóa thu nhập tối ưu mà tại đó rủi ro
ngân hàng là thấp nhất?

-

Làm thế nào để các ngân hàng TMCP tại Việt Nam có thể kiểm soát được

mức độ đa dạng hóa cấu tr c thu nhập và giảm thiểu rủi ro?

1.3.

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: 23 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2005

-2017. Theo công bố của NHNN tại thời điểm 30/06/2018, Việt Nam đang có 31
ngân hàng TMCP đang hoạt động Trong đó, 23 ngân hàng được chọn trong mẫu
nghiên cứu là những ngân hàng được thành lập và có lịch sử hoạt động nhiều năm,
hoạt động kinh doanh ổn định, liên tục và công bố thông tin đầy đủ, đáng tin cậy

5


Ngoài ra, số lượng 23 ngân hàng cũng chiếm đa số và mang tính đại diện cao cho
tổng thể các NHTMCP tại Việt Nam Những ngân hàng c n lại không được chọn
trong mẫu nghiên cứu là những ngân hàng mới thành lập gần đây nên dữ liệu không
đầy đủ và không đồng nhất với các ngân hàng c n lại trong mẫu nghiên cứu (Ngân
hàng TMCP Đại Ch ng Việt Nam) và những ngân hàng không công bố đầy đủ
thông tin ho c công bố thông tin không liên tục (NH TMCP Sài G n Hà Nội, NH
TMCP Việt Nam Thương Tín, NH TMCP Sài G n Công Thương, NHTMCP ắc
Á, NHTMCP

ảo Việt, NHTMCP

ản Việt) và ngân hàng đang trong diện kiểm

soát đ c biệt của NHNN (NHTMCP Đông Á).
-


ối tượng nghiên cứu: Mức độ đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng đến rủi ro

của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ đa

dạng hóa thu nhập ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro của ngân hàng thông qua việc
phân tích mô hình hồi quy tuyến tính, sử dụng dữ liệu bảng cân bằng. Bài nghiên
cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM và thực hiện các kiểm định liên quan để
phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận.
Bộ dữ liệu được sử dụng để phân tích là dạng dữ liệu bảng, được thu thập từ
báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên của 23 ngân hàng TMCP tại
Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017.
1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Bài nghiên cứu góp phần bổ sung bằng chứng thực nghiệm về việc đánh giá
tác động của việc đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của ngân hàng thương mại cổ
phần tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cứu góp phần đưa ra những gợi ý và giải pháp giúp cho các nhà
hoạch định chính sách, các nhà quản lý ngân hàng có cái nhìn đa chiều về tác động

6



của việc đa dạng hóa thu nhập nhằm kiểm soát tốt rủi ro cho hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam.
1.6.

Kết c u luận văn
Bài nghiên cứu bao gồm 5 phần chính:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận.

7


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC ĐÂY
2.1.

M t số khái niệm cơ ản

2.1.1. Khái niệm về thu nhập của Ngân hàng thƣơng mại
Thu nhập của NHTM bắt nguồn từ các khoản thu do các sản phẩm, dịch vụ
và nghiệp vụ của NHTM mang lại, tuy nhiên căn cứ vào tính chất thị trường về tổng
quát có thể chia thành hai loại: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi.
2.1.1.1.

Thu nhập lãi


Là các khoản thu nhập có tính chất lãi suất. Các khoản thu nhập này không
phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của các bên tham gia mà chỉ phụ
thuộc vào số tiền và mức lãi suất được thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên, hay
nói khác hơn là phụ thuộc vào thị trường lãi suất, như thu lãi tín dụng, thu lãi trái
phiếu chính phủ, thu lãi trái phiếu hay lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác...
Đối với các khoản thu nhập lãi này thì trong NHTM, khoản thu lãi tín dụng chiếm
tỷ trọng lớn và là khoản thu quan trọng nhất bởi lẽ hoạt động tín dụng là hoạt động
chính của NHTM.
2.1.1.2.

Thu nhập ngoài lãi

Là tất cả các khoản thu nhập còn lại khác của NHTM không phụ thuộcvào
thị trường lãi suất, bao gồm:
- Các kho n thu t phí dịch vụ và hoa hồng: Các khoản thu phí bảolãnh, phí
mở thư tín dụng, phí thu hộ, phí chi hộ, phí chuyển tiền, phídịch vụ thanh toán… và
các khoản hoa hồng như hoa hồng nghiệp vụ“bancassurance” là nghiệp vụ NHTM
kết hợp với các công ty bảo hiểmđể bán các sản phẩm bảo hiểm.
- Các kho n thu t hoạt động thương mại:Là các khoản thu phát sinhtừ hoạt
động kinh doanh mua bán của NHTM, có thể kể như kinhdoanh mua bán chứng
khoán, kinh doanh mua bán vàng, kinh doanhmua bán ngoại hối…
- Các kho n thu t hoạt động đầu tư: Là các khoản thu đầu tư như thutừ
chứng khoán đầu tư hay thu từ góp vốn thành lập công ty ví dụ nhưthành lập công
ty con. Ở các NHTM Việt Nam phổ biến là thành lậpcác Công ty chứng khoán, bất
8


động sản, cho thuê tài chính, bảo hiểm...ho c góp vốn thành lập mới ho c mua lại
cổ phần trong các doanhnghiệp hay liên doanh với các doanh nghiệp khác thành lập
công ty liên doanh. Lợi nhuận được chia cuối năm của các công ty này gópphần tạo

nên khoản thu đầu tư cho NHTM
- Các kho n thu khác:Là các khoản thu từ các hoạt động không thường xuyên
ho c mang tính bất thường do ví dụ như các khoản thu về từ nghiệp vụ mua bán nợ,
thanh lý tài sản,…
2.1.2. Khái niệm về đa ạng hóa thu nhập của NHTM
Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn thực hiện việc đa dạng hóa thu
nhập Đa dạng hóa thu nhập là quá trình làm phong ph và đa dạng các nguồn thu
nhập của ngân hàng thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ
NHTM và các hoạt động kinh doanh khác màluật pháp không cấm. Vì thế đa dạng
hóa thu nhập đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ
ngân hàng và các hoạt động khác nhằm mục đích gia tăng thu nhập tìm kiếm lợi
nhuận.
2.1.3. Các phƣơng thức đa ạng hóa thu nhập của NHTM
Theo khái niệm trên rõ ràng việc đa dạng hóa thu nhập gồm ba phương thức
hoạt động chính là mở rộng sản phẩm, mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác, vì thế hiện nay trên thế giới người ta phân chia các
phương thức đa dạng hóa thu nhập gồm: Đa dạng hóa thu nhập thông qua việc mở
rộng các chủng loại sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa thu nhập thông qua việc mở
rộng thị trườngvà đa dạng hóa hoàn toàn theo Lipczynski và các đồng tác giả (2005,
trang 593).
Trong các vấn đề kinh tế hiện nay, người ta thường thiên về hướng tiếp cận
đo lường và định lượng, vấn đề nào muốn quản lý được thì phải đo lường được, có
đo lường được thì mới quản lý được Theo hướng tiếp cận này, vấn đề đa dạng hóa
đã được nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới nghiên cứu và đưa ra nhiều cách đo
lường. Trong một nghiên cứu, JacobA.Biker và Katharina Haaf (A.Bikker, et al.,
2002) đã liệt kê 10 chỉ số đo lường đa dạng hóa trong ngành công nghiệp ngân hàng

9



do nhiều tác giảt rước đây đã nghiên cứu bao gồm: (1) Chỉ số k bank Concentration Ratio(CRk); (2) Chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI); (3) Chỉ
số Hall-Tideman Index (HTI); (4) Chỉ số Rosenbluth Index (RI); (5) Chỉ
sốComprehensive Industrial Concentration Index (CCI); (6) Chỉ số Hannahand Kay
Index (HKI); (7) Chỉ số U Index (U); (8) Chỉ số MultiplicativeHause Index (Hm);
(9) Chỉ số Additive Hause Index (Ha); (10) Chỉ số Entropy Diversification Index
(EDI).
2.1.4. Rủi ro ngân hàng
Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù
này Tuy nhiên cho đến nay lại không có một khái niệm thống nhất nào về rủi ro.
Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những khái niệm rủi ro
khác nhau. Những khái niệm này rất phong ph và đa dạng và khó có thể dẫn chứng
hết được, tuy nhiên có thể tóm lược các nội dung chính trong tất cả các khái niệm
về rủi ro bao gồm các ý:
-

Rủi ro là một sự không chắc chắn là một tình trạng bất ổn với nhiều khả năng
có thể xảy ra.

-

Trong các khả năng có thể xảy ra có ít nhất một khả năng đem lại một kết
quả không mong muốn.

-

Kết quả không mong muốn khi xảy ra có thể gây ra tổn thất, thiệt hại cho đối
tượng g p rủi ro.
Hiện nay, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khái niệm rủi ro được định

nghĩa một cách cụ thể hơn là: “Rủi ro là kh năng x y ra tổn thất gây ra bởi các sự

kiện không mong muốn và tổn thất này chính là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế
và lợi nhuận kỳ vọng”
Như vậy với định nghĩa rủi ro như trên các rủi ro phải ước đoán được xác
suất xảy ra và các tổn thất được đo lường bằng sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế
và lợi nhuận kỳ vọng Hay nói khác hơn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi nói
đến rủi ro là nói đến quan hệ giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. Lợi
nhuận kỳ vọng chính là lợi nhuận trung bình có trọng số là xác suất xảy ra các giá

10


trị lợi nhuận, và sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng được đo
lường bởi độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn chính là thước đo của rủi ro.
2.1.5. Phân loại rủi ro
Rủi ro của NHTM rất đa dạng và có thể được phân tích theo nhiều khía cạnh
khác nhau. Một số loại rủi ro của NHTM cũng giống như các doanh nghiệp khác
như rủi ro pháp lý, rủi ro chiến lược, rủi ro năng lực… và các loại rủi ro xét đến
cùng là sự tổn thất là sự sụt giảm lợi nhuận. Tại NHTM có 4 loại rủi ro cơ bản gồm:
rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản (Rose, 1999).
Trong bài nghiên cứu này, tác giả xem xét đến rủi ro phá sản của ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam Đây là rủi ro tổng thể bao gồm các loại rủi ro trên nhằm
đánh giá tác động của đa dạng hóa cấu tr c thu nhập đến nguy cơ phá sản của các
NHTMCP Việt Nam
2.1.6. Đo lƣờng rủi ro
Việc đo lường rủi ro phá sản đối với các NHTM là hết sức cần thiết bởi lẽ
chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần đo lường
các rủi ro làm cơ sở cho việc đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ
rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức
rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh
chịu là hợp lý, kiểm soát được vànằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài

chính của ngân hàng. Qua việc phân tích các loại rủi ro cơ bản trên ta có thể thấy
được đây là những rủi ro tất yếu và không thể loại trừ của NHTM, những loại rủi ro
này khi xảy ra đều mang lại tổn thất về lợi nhuận cho NHTM Đối với từng loại rủi
ro cơ bản trên, người ta đều có cách lượng hóa để đo lường chúng, tuy nhiên trong
mục tiêu nghiên cứu của đề tài này chính là đo lường mức độ rủi ro phá sản hay rủi
ro tổng thể của NHTM Theo định nghĩa rủi ro đã nêu, đo lường mức độ rủi ro
chính là đo lường độ tổn thất mà rủi ro gây ra và mức độ tổn thất này được đo bằng
sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng trong đó độ lệch chuẩn là
thước đo Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới khi nghiên cứu về rủi
ro phá sản của NHTM thường sử dụng chỉ số Z-Score hay c n gọi là chỉ số hiệu

11


chỉnh rủi ro làm công cụ để đo lường mức độ rủi ro phá sản ngân hàng. Theo nghiên
cứu của Sissy và cộng sự 2016 và nghiên cứu của Kohler 2013 (được đăng trên
SJR: www.scimagojr.com) thì chỉ số Z-Score được tính như sau:
̅̅̅̅̅̅

̅̅̅̅̅̅

Trong đ
Z-Score: Chỉ số hiệu chỉnh rủi ro;
̅̅̅̅̅̅: Lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài s n bình quân của hai năm liền kề;
̅̅̅̅̅̅: Bình quân vốn chủ sở hữu của 2 năm liền kề trên tổng tài s n bình
quân của 2 năm liền kề.
Chỉ số Z-Score được tính dựa trên tổng số các số bình quân của lợi nhuận sau
thuế trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (vì rủi ro được tính trong
thời kỳ còn ROA, E, A trên báo cáo tài chính là số thời điểm nên tác giả đã lấy số
bình quân) Đối với một NHTM, tại một thời điểm tổng vốn chủ sở hữu và lợi

nhuận sau thuế có được là tất cả nguồn lực của chủ sở hữu. Do vậy chỉ số Z-Score
không chỉ đo lường mức độ rủi ro mà c n đo lường khả năng phá sản khánh kiệt
hay phá sản của NHTM. Chỉ số Z_Score biến thiên nghịch chiều với mức độ rủi ro
phá sản. Một mức cao của Z-Score gắn liền với một xác suất thất bại hay một mức
rủi ro thấp.
2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây

2.2.1. Tác đ ng tích cực của đa ạng hóa trong việc giảm thiểu rủi ro ngân
hàng
Khi nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa cấu trúc thu nhập đối với rủi ro
ngân hàng thì có nhiều công trình từ nhiều tác giả và các quốc gia khác nhau. Trong
đó, có nhiều công trình nghiên cứu cho rằng tồn tại mối tương quan thuận giữa đa
dạng hóa cấu trúc thu nhập và rủi ro. Một trong số đó là bài nghiên cứu của
Matthias Kohler (2013) nhằm phân tích tác động của thu nhập phi lãi lên rủi ro của
các ngân hàng. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 461 ngân hàng tiết kiệm, 1,291
ngân hàng hợp tác xã, 192 ngân hàng khác (tổng cộng 1,944 ngân hàng) của Đức

12


trong giai đoạn 2002 – 2010 Tác động của thu nhập phi lãi suất lên rủi ro của ngân
hàng phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, đối với ngân hàng
truyền thống là những ngân hàng định hướng kinh doanh bán lẻ như ngân hàng tiết
kiệm, ngân hàng hợp tác xã hay các loại ngân hàng bán lẻ khác thì việc gia tăng thu
nhập phi lãi giúp ngân hàng này ổn định hơn Trong khi đó, các ngân hàng đầu tư
thì bất ổn hơn.Lý do là vì khi ngân hàng bán lẻ gia tăng thu nhập phi lãi sẽ giúp cho
các ngân hàng này đa dạng hóa thu nhập và dễ dàng phản ứng lại các thay đổi xấu
trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, điều này giúp ngân hàng này giảm phụ thuộc vào

rủi ro liên quan đến lãi suất C n đối với ngân hàng đầu tư thì ngược lại, họ đã có
quá nhiều nguồn thu nhập phi lãi nên cần tăng cường thu nhập từ lãi để giảm thiểu
rủi ro và ổn định hơn Trong các nguồn thu nhập phi lãi thì thu nhập từ phí và hoa
hồng có tác động đáng kể đến sự ổn định của ngân hàng Trong khi đó, thu nhập từ
hoạt động thương mại không có bằng chứng cho thấy có tác động đến sự ổn định
của ngân hàng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của Saoussen Ben Gamra &
Dominique Plihon (2011) cũng ủng hộ kết quả nghiên cứu này. Bài nghiên cứu
nhằm xem xét việc đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng truyền thống (Thu nhập
từ lãi) sang các nguồn thu nhập phi lãi có cải thiện hoạt động tài chính của ngân
hàng hay không. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 714 ngân hàng tại 14 quốc gia
Đông Nam Á và các nước châu Mỹ La Tinh trong giai đoạn sau 1997 – 2007. Đa
dạng hóa góp phần gia tăng độ nhạy cảm của hoạt động ngân hàng đối với các
nguồn thu nhập phi lãi, đ c biệt là trong các lĩnh vực không phải thế mạnh của ngân
hàng. Mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hoạt động ngân hàng là phi tuyến tính.Tác
động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động không đồng nhất giữa các ngân hàng.
Cụ thể, đối với ngân hàng có vốn hóa lớn thì đa dạng hóa giúp các ngân hàng này
hoạt động tốt hơn Do đó,các ngân hàng nên cân nhắc lựa chọn loại hình, mức độ đa
dạng hóa phù hợp với khả năng để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro phá sản.
Tại Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này; trong đó, công trình
nghiên cứu chi tiết và tiêu biểu nhất của Nguyễn Thị Cành Võ

ình Vinh Nguyễn

Văn Chiến (2015). ài nghiên cứu, nhằm nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu

13


nhập đến rủi ro của hệ thống các ngân hàng Việt Nam bằng cách phân tích 32 ngân
hàng TMCP trong giai đoạn 2005 – 2012


ài nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng

cho thấy thu nhập phi lãi tăng lên (Đa dạng hóa tăng) thì dẫn đến rủi ro thấp hơn và
ngược lại

ên cạnh việc xem xét tác động của quy mô thì kết quả này khá đ ng đối

với trường hợp của các ngân hàng lớn Tuy nhiên, đối với các ngân hàng nhỏ, tác
động của đa dạng hóa thu nhập không thực sự rõ ràng

ên cạnh đó, bài nghiên cứu

c n nghiên cứu 2 mẫu dữ liệu: ngân hàng niêm yết và không niêm yết Kết quả cũng
đồng nhất đối với 2 mẫu dữ liệu này về mối tương quan nghịch chiều giữa đa dạng
hóa và rủi ro Trên cơ sở đồng thuận với kết quả nghiên cứu trước, công trình
nghiên cứu của Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015) đánh giá tác động
của việc đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM ở Việt Nam. Mẫu
là các báo cáo tài chính hàng năm của 37 NHTM Việt Nam từ năm 2006-2013. Bài
nghiên cứu kết luận: ngân hảng mở rộng sang hoạt động thu nhập ngoài lãi tạo lợi
nhuận nhiều hơn Tuy nhiên, xét về độ rủi ro, mức đa dạng hóa thu nhập càng cao
thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm, và nhận rủi ro cao hơn so với các ngân hàng
chủ yếu thực hiện các hoạt động trung gian truyền thống.
2.2.2. Tác đ ng tiêu cực của đa ạng hóa làm gia tăng rủi ro ngân hàng
Đối lập với những quan điểm cho rằng đa dạng hóa cấu trúc thu nhập có tác
động tích cực trong việc kiểm soát rủi ro thì cũng có nhiều công trình nghiên cứu
khác chứng minh kết quả ngược lại. Bài nghiên cứu của Kevin J. Stiroh & Adrienne
Rumble (2005) nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa đa dạng hóa doanh thu và rủi ro
phá sản của những công ty sở hữu tài chính (Financial Holding Companies - FHCs).
Bài nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 1816 FHCs của Mỹ trong giai đoạn Q1/1997 –

Q4/2002. Kết quả chính của bài nghiên cứu là lợi ích đa dạng hóa thu nhập dẫn đến
sự gia tăng độ nhạy cảm với các hoạt động phi lãi suất của FHCs. M c dù đa dạng
hóa thu nhập không trực tiếp tác động đến rủi ro trong hoạt động, nhưng lại gián
tiếp tác động thông qua sự nhạy cảm đối với các hoạt động phi lãi suất Đây chính
là m t trái của việc đa dạng hóa thu nhập và cũng là chỉ báo cho các nhà giám sát,
quản lý, nhà đầu tư và người đi vay Sarah Odesanmi & Simon Wolfe (2007) thực

14


hiện kiểm tra tác động của sự đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro phá sản của các ngân
hàng thuộc các quốc gia đang phát triển với mẫu gồm 322 ngân hàng niêm yết từ 22
quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1995 – 2006. Bài nghiên cứu kết luận có
bằng chứng cho thấy tác động cùng chiều từ việc đa dạng hóa doanh thu đến rủi ro
phá sản trong giai đoạn 1995 – 2006 Thêm vào đó tác động biên của các nguồn thu
nhập ngoài lãi làm gia tăng rủi ro phá sản của các ngân hàng Ngoài ra cũng không
có bằng chứng cho thấy việc đa dạng hóa làm ảnh hưởng xấu đến việc mở rộng hoạt
động cho vay của các ngân hàng. Tương tự, bài nghiên cứu của Robert DeYoung và
Karin P. Roland (2000) kiểm tra liệu có hay không các thay đổi ở cơ cấu sản phẩm
ảnh hưởng đến biến động thu nhập và ảnh hưởng như thế nào tại 472 ngân hàng
thương mại Hoa Kỳ từ năm 1988 đến năm 1995 Khung nghiên cứu hướng đến các
kết hợp chi phí và lợi nhuận không được nhắc đến trong hầu hết mọi nghiên cứu
trước đây, từ đó về m t khái niệm, hình thành mối liên kết giữa biến động thu nhập
và biến động doanh thu, cố định chi phí, và cơ cấu sản phẩm Tập dữ liệu gồm
14 160 quan sát hàng quý về doanh thu, lợi nhuận, và các biến số tài chính khác của
472 ngân hàng trong 30 quý từ 03/1988 đến 06/1995, được trình bày bằng đồng đô
la

ảng dữ liệu gồm những ngân hàng có tài sản lớn hơn 300 triệu USD (tính đến


tháng 06/1995) và có vốn điều lệ tồn tại liên tục từ đầu năm 1988 đến hết năm 1995
Tất cả các biến số báo cáo tài chính đều được điều chỉnh nếu có sáp nhập Bài
nghiên cứu kết luận biến động thu nhập (tăng) nhờ doanh thu được tạo ra bởi hoạt
động thu phí (Fee-based revenue). Cụ thể hơn, khi trung bình các ngân hàng trong
mẫu giảm doanh thu lãi từ hoạt động cho vay truyền thống, thay vào đó là tăng
doanh thu phi lãi từ hoạt động có thu phí, thu nhập của ngân hàng dường như biến
động mạnh hơn Ngoài ra, sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm đi kèm với sự gia tăng
trong lợi nhuận ngân hàng, ít nhất bù đắp phần nào cho rủi ro tăng khi thu nhập biến
động Olivier De Jonghe (2008) phân tích các chiến lược khác nhau của các ngân
hàng để chuyên môn và đa dạng hóa các hoạt động tài chính nhằm tránh khỏi những
tác động khi điều kiện kinh tế bất lợi.Phân tích được thực hiện cho các ngân hàng có
trụ sở chính tại một trong các nước thuộc Liên minh châu Âu (trước khi mở rộng,

15


tức là với 15 quốc gia thành viên) Mẫu bao gồm cả ngân hàng thương mại và công
ty nắm vốn ngân hàng từ năm 1992-2004.Bài nghiên cứu kết luận sự chuyển đổi
sang các hoạt động ngân hàng phi truyền thống sẽ làm tăng xác suất xảy ra sự cố
đồng biến (co-crash probabilities) của các ngân hàng và do đó làm giảm tính ổn
định của hệ thống ngân hàng. Thu nhập từ lãi ít rủi ro hơn tất cả các nguồn thu
khác Tuy nhiên, tác động của các phần doanh thu thay thế (thu nhập từ hoa hồng và
phí, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập hoạt động khác) không khác nhau đáng kể.
Các chỉ số khác về chuyên môn hóa ngân hàng trong trung gian truyền thống, chẳng
hạn như biên lãi r ng và tỷ lệ cho vay-tài sản chứng tỏ rằng các hoạt động ngân
hàng truyền thống ít rủi ro hơn Do đó, các ngân hàng tập trung chủ yếu vào các
hoạt động cho vay ít rủi ro hệ thống hơn các ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm Điều
này đ t câu hỏi về sự hữu ích của việc "Hợp nhất tài chính" (Financial
conglomeration) như là một công cụ đa dạng hóa rủi ro, ít nhất trong thời gian thị
trường chứng khoán bất ổn. Các ngân hàng bán lẻ, với tỷ lệ tiền gửi và cho vay chủ

yếu trong tổng tài sản, có rủi ro hệ thống thấp hơn Hơn nữa, quy mô của ngân hàng
là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với rủi ro.Các ngân hàng lớn hơn được tiếp
xúc với nhiều ngành ở nhiều quốc gia và vì thế gắn liền với các cú sốc của của châu
Âu.Vốn lớn giúp làm giảm ảnh hưởng từ các cú sốc của thị trường Điều này nhấn
mạnh tầm quan trọng của sự đầy đủ về vốn trở thành tín hiệu cho sự đáng tin cậy
của ngân hàng. Joaquin Maudos (2016) phân tích tác động của cấu trúc thu nhập
đối với rủi ro và khả năng sinh lợi của ngân hàng tại Châu Âu. Tác giả xem xét
thêm tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và đ c điểm riêng biệt
trong loại hình kinh doanh của mỗi ngân hàng. Tác giả sử dụng dữ liệu được thu
thập từ các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 2002 – 2012. Kết quả nghiên cứu
cho thấy đa dạng hóa cấu trúc thu nhập hay nói cách khác là sự tăng lên của tỷ lệ
thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập có tác động tiêu cực đối với khả năng sinh lợi,
m c dù tác động này chỉ có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn khủng hoảng. Xét theo
loại hình kinh doanh thì loại hình ngân hàng bán lẻ (Retail banking) được tìm thấy
tồn tại tương quan âm và có ý nghĩa thống kê trong khi ngân hàng bán buôn thì

16


không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, tác động của đa dạng hóa làm gia tăng rủi
ro đối với các ngân hàng. Bài nghiên cứu đề xuất các ngân hàng tăng cường gia tăng
năng lực cạnh tranh, cải thiện thị phần nhằm duy trì sự ổn định tài chính bền vững.
Sissy và cộng sự (2016) cũng thực hiện nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu
nhập đối với rủi ro ngân hàng. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 320
ngân hàng trên 29 quốc gia châu Phi. Bằng phương pháp hồi quy GMM hệ thống,
bài nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho rằng đa dạng hóa làm gia tăng rủi ro của
ngân hàng.
2.2.3. Tác đ ng phi tuyến của đa ạng hóa đối với rủi ro ngân hàng
Bài nghiên cứu của Piyadasa Edirisuriyaa, Abeyratna Gunasekarageband,
Michael Dempsey (2015) thực hiện phân tích cách thị trường chứng khoán phản ứng

như thế nào đối với việc đa dạng hóa ngân hàng trong khu vực Nam Á. Mẫu là số
liệu ngân hàng của 4 nước gồm Bangladesh, India, Pakistan, and Sri Lanka từ
01/1999 đến 12/2012.Ngân hàng phải được niêm yết trên thị trường chứng khoán
tương ứng và cần phải có những dữ liệu cần thiết trong ít nhất ba năm liên
tiếp.Trong thời gian quan sát, India có 32 ngân hàng, tiếp đến là Bangladesh (25
ngân hàng), Pakistan (16 ngân hàng) và Sri Lanka (11 ngân hàng). Bài nghiên cứu
kết luận khi các ngân hàng đa dạng hóa từ thu nhập từ lãi, họ sẽ đạt được mức định
giá trên thị trường cao hơn đối với việc định giá theo sổ sách (higher market to book
valuation) và cải thiện khả năng thanh toán, nhưng chỉ đến một điểm, vượt quá
những chỉ số hiệu quả này, kết quả ngược lại nếu mức độ đa dạng hóa cao hơn Đa
dạng hóa nhưng đi quá xa hoạt động cho vay truyền thống không có nghĩa là sẽ cải
thiện hoạt động của thị trường.
Bảng 2.1 - Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây đƣợc phân loại theo tác đ ng
Kết quả
Biến phụ
thu c đại
diện
cho
rủi ro
Risk
(Z_Score)

Biến đ c lập đại diện cho
mức đ đa ạng hóa

Tác đ ng
cùng
chiều

NNINC = Tỷ lệ thu nhập


ngoài lãi trên tổng thu nhập

17

Tác
đ ng
ngƣợc
chiều


Không
tác
đ ng

Tác giả

Matthias Kohler
(2013)
Joaquin Maudos


×