Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------

NGUYỄN THỊ ÁNH HẰNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC CÔNG TY
XÂY DỰNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------

NGUYỄN THỊ ÁNH HẰNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC CÔNG TY
XÂY DỰNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :


PGS.TS.PHẠM VĂN DƯỢC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình
Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự hướng dẫn của PGS.TS
Phạm Văn Dược.
Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ các công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều
được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ, rõ ràng.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung được trình bày trong Luận
văn này.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Ánh Hằng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 3
6. Ý nghĩa nghiên cứu....................................................................................................... 3
7. Kết cấu luận văn ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC......................................... 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................ 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước......................................................................................... 8
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ............................................................................ 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 16
2.1 Tổng quan về kế toán trách nhiệm

16

2.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm .......................................................................... 16


2.1.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm ......................................................................... 17
2.1.3 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm ............................................. 17
2.2 Phân cấp quản lý và cơ sở tổ chức kế toán trách nhiệm

18

2.2.1 Các trung tâm trách nhiệm ................................................................................. 19
2.2.1.1 Trung tâm chi phí ........................................................................................ 19
2.2.1.2 Trung tâm doanh thu ................................................................................... 20
2.2.1.3 Trung tâm lợi nhuận ................................................................................... 21
2.2.1.4 Trung tâm đầu tư......................................................................................... 21

2.2.2 Mối quan hệ giữa trung tâm trách nhiệm với cơ cấu tổ chức ............................ 22
2.3 Nội dung của kế toán trách nhiệm

23

2.3.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm .................................................................. 23
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm ........................ 23
2.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí ..................................... 23
2.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu ................................ 24
2.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận ................................. 25
2.3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư ...................................... 25
2.3.3 Báo cáo đánh giá thành quả trung tâm trách nhiệm ........................................... 26
2.3.3.1 Báo cáo đánh giá thành quả trung tâm chi phí ........................................... 26
2.3.3.2 Báo cáo đánh giá thành quả trung tâm doanh thu ....................................... 26
2.3.3.3 Báo cáo đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận ....................................... 27
2.3.3.4 Báo cáo đánh giá thành quả trung tâm đầu tư ............................................ 27
2.4 Đặc điểm công ty xây dựng ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong tổ
chức
27
2.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất ................................................................................. 27
2.4.2 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng ..................................................................... 28
2.4.3 Đặc điểm của chi phí ngành xây dựng ............................................................... 30


2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty.

30

2.5.1 Quy mô công ty ................................................................................................. 30
2.5.2 Nhận thức của nhà quản lý về kế toán trách nhiệm ........................................... 31

2.5.3 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 31
2.5.4 Sự phân quyền .................................................................................................... 32
2.5.5 Trình độ nhân viên kế toán ................................................................................ 33
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất

33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 36
3.1. Thiết kế nghiên cứu

36

3.2. Nghiên cứu định tính

37

3.3. Nghiên cứu định lượng

37

3.3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................................. 38
3.3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu .................................................................. 39
3.3.2.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................... 39
3.3.2.2. Biến độc lập ............................................................................................... 39
3.3.2.3. Hình thành thang đo các biến trong mô hình ............................................. 39
3.4. Mẫu nghiên cứu

43


3.5. Các kỹ thuật phân tích

44

3.6 Thống kê mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 49
4.1. Đánh giá thang đo

49

4.1.1. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quy mô công ty (QMCT) .................... 49


4.1.2. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Nhận thức của nhà quản lý về KTTN
(NHANTHUC) ............................................................................................................ 50
4.1.3. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Cơ cấu tổ chức (CCTC)....................... 51
4.1.4. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Sự phân quyền (SPQ) .......................... 51
4.1.5. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Trình độ nhân viên kế toán (TDKT) ... 52
4.1.6. Cronbach Alpha của thang đo Vận dụng KTTN trong các công ty xây dựng
tỉnh Bình Dương (VDKTTN) ..................................................................................... 53
4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Vận dụng KTTN trong các công ty xây dựng
tỉnh Bình Dương ............................................................................................................. 54
4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................... 54
4.2.2. Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường .................................. 57
4.3. Phân tích tương quan ............................................................................................... 58
4.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ..................................................... 59
4.4.1. Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội ................. 59
4.4.2.Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ......................... 59
4.4.3. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy.................................... 60

4.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội

61

4.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi........................ 62
4.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ........................................... 62
4.5.3 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (Hiện tượng
đa cộng tuyến) ............................................................................................................. 64
4.6. Mô hình hồi quy của vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh
Bình Dương
65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 69
5.1 Kết luận

69


5.2 Kiến nghị

70

5.2.1 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 70
5.2.2 Trình độ nhân viên kế toán ................................................................................ 71
5.2.3 Sự phân quyền .................................................................................................... 72
5.2.4 Nhận thức của nhà quản lý về kế toán trách nhiệm ........................................... 72
5.2.5 Quy mô công ty .................................................................................................. 73
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

74


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCTC: Cơ cấu tổ chức.
KTTN: Kế toán trách nhiệm.
KTQT: Kế toán quản trị
NHANTHUC: Nhận thức của nhà quản lý về kế toán trách nhiệm.
QUYMO:Quy mô công ty.
TDKT: Trình độ nhân viên kế toán.
SPQ: Sự phân quyền.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu .............................................................. 38
Bảng 3.2: Thang đo nghiên cứu ......................................................................................... 40
Bảng 3.3: Kết quả thống kê đối tượng khảo sát ................................................................ 45
Bảng 4.1: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quy mô công ty ................................... 49
Bảng 4.2: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Nhận thức của nhà quản lý về KTTN .. 50
Bảng 4.3: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Cơ cấu tổ chức ..................................... 51
Bảng 4.4: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Sự phân quyền ..................................... 51
Bảng 4.5: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Trình độ nhân viên kế toán .................. 52
Bảng 4.6: Cronbach Alpha của thang đo Vận dụng KTTN trong các công ty xây dựng
tỉnh Bình Dương ................................................................................................................ 53
Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần ............................................ 55
Bảng 4.8: Bảng phương sai trích ....................................................................................... 55
Bảng 4.9: Bảng ma trận xoay............................................................................................. 56

Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập......................... 58
Bảng 4.11 Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS ........................................... 59
Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ....................... 60
Bảng 4.13: Bảng kết quả các trọng số hồi quy .................................................................. 60
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu về các giả thuyết nghiên cứu ................................ 69
Bảng 5.2: Mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các
công ty xây dựng tỉnh Bình Dương ................................................................................... 70


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Hình 1.1 : Mô hình nghiên cứu của tác giả Don and Marynne ( 2005) ............................... 5
Hình 1.2 : Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tùng và cộng sự (2018) ................. 11
Hình 1.3 : Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) ........................ 12
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa trung tâm trách nhiệm và cơ cấu tổ chức .................. 22
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 34
Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 37
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 39
Sơ đồ 3.1: Kết quả thống kê đối tượng khảo sát về giới tính ............................................ 46
Sơ đồ 3.2 : Kết quả thống kê đối tượng khảo sát về thời gian công tác ............................ 46
Sơ đồ 3.3: Kết quả thống kê đối tượng khảo sát về chức vụ ............................................. 47
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui ............................... 62
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ..................................................... 63
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .................................................. 64


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Bản chất của kế toán trách nhiệm là mỗi bộ phận được phân cấp quản lý trong bộ
máy quản lý có quyền kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng
biệt thuộc phạm vi phân cấp quản lý của mình. Kế toán trách nhiệm được thực hiện ở DN
có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân quyền một cách rõ ràng. Thêm vào đó tùy
thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức, mức độ phân cấp quản lý và mục tiêu của nhà quản
trị DN mà được chia ra thành các trung tâm trách nhiệm tương ứng. Thông thường tổ
chức doanh nghiệp được chia thành các trung tâm trách nhiệm như: Trung tâm đầu tư,
trung tâm lợi nhuận, trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí. Kế toán trách nhiệm nhằm
đánh giá thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm thông qua đó đánh giá trách
nhiệm quản lý của các nhà quản trị thuộc các trung tâm trách nhiệm trên.
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tê trọng điểm
phía Nam (gồm 8 tỉnh thành: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Bình
Dương cũng là nơi có tốc độ phát triển tương đối nhanh với nhiều doanh nghiệp xây
dựng có tiềm lực kinh tế và là bộ phận đóng góp cao vào sản lượng GDP của tỉnh.
Ngày nay, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng có
nhiều biến động, thay đổi nhanh chóng nên cơ chế tổ chức quản lý cố định dần được thay
thế bằng cơ chế tổ chức quản lý linh hoạt, mềm dẻo hơn. Điều này, buộc các doanh
nghiệp phải tăng cường hơn nữa tính chủ động, linh hoạt và trách nhiệm cho các đơn vị,
bộ phận cấu thành, mà kế toán trách nhiệm chính là công cụ hỗ trợ cần thiết, góp phần
giúp cho nhà quản trị bộ phận có nhiều thông tin chính xác, kịp thời; khuyến khích, thúc
đẩy sự tính trách nhiệm của nhà quản trị các cấp; tạo điều kiện để phát triển các nhà quản
trị cao cấp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng
tỉnh Bình Dương chưa hoặc rất ít quan tâm đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm.


2
Qua những phân tích trên cho thấy ý nghĩa, vai trò của việc vận dụng kế toán trách
nhiệm trong các công ty nói chung và các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương nói riêng,
đồng thời cho thấy sự mới mẻ, cũng như khó khăn và trở ngại khi vận dựng kế toán trách

nhiệm. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế
toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương” để thực hiện nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ phần nào giúp các công ty có thể xây dựng, hoàn
thiện kế toán trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận, đồng thời nâng
cao hiệu quả hoạt động của toàn đơn vị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế
toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương.
- Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu này được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ
thể như sau:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các
công ty xây dựng tỉnh Bình Dương.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán trách
nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm
trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương?
+ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán trách
nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình
Dương.


3
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các công ty xây dựng tỉnh

Bình Dương.
+ Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn áp dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
như sau:
- Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu.
Nghiên cứu được thiết kế có tính chất thăm dò tự nhiên, khám phá trực tiếp các ý tưởng
và trong phạm vi mô tả của bảng câu hỏi sơ bộ để tham khảo ý kiến và khám phá thêm về
các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng
tỉnh Bình Dương. Cũng qua nghiên cứu định tính để khám phá, bổ sung và điều chỉnh các
biến quan sát dung để đo lường các thang đo của khái niệm nghiên cứu. Từ kết quả này,
bảng câu hỏi chính thức được hình thành sao cho phù hợp về ý nghĩa các thang đo và đối
tượng lấy mẫu.
- Nghiên cứu định lượng được thực hiện với dữ liệu được thu thập thông qua bảng
câu hỏi khảo sát chính thức. Dữ liệu được thống kê phân tích qua phần mềm SPSS 22.0
nhằm kiểm định lại các thang đo và mô hình nghiên cứu. Đánh giá giá trị và độ tin cậy
bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Đánh
giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó cũng góp phần đo
lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, xác định các yếu tố nào ảnh hưởng mạnh, yếu
tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh
Bình Dương. Qua kết quả nghiên cứu đó, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện việc vận
dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương trong thời gian
tới.


4
7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu, luận văn bao gồm 5
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Don và Marynne (2005) trình bày trong Management accounting. McGraw-Hill
Companies, Inc. thì các yếu tố cơ bản của kế toán trách nhiệm gồm:
+ Trách nhiệm được xác định;
+ Các biện pháp thực hiện được thiết lập;
+ Hiệu suất được đo lường;
+ Cá nhân được khen thưởng.
Mô hình nghiên cứu của tác giả này được trình bày như sau:
Trách

nhiệm

được xác định

Các biện pháp thực

Hiệu suất được

Cá nhân được


hiện được thiết lập

đo lường

khen thưởng

Hình 1.1 : Mô hình nghiên cứu của tác giả Don and Marynne ( 2005)
(Nguồn: Don and Marynne, 2005)
Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo sau này cho rất nhiều nghiên cứu khác liên
quan đến xây dựng kế toán trách nhiệm trong tổ chức, một trong số đó phải kể đến nghiên
cứu của Gharayba và cộng sự (2011), Hanini (2013), Tran Trung Tuan (2017),…là những
nghiên cứu rất tiêu biểu sau này liên quan đến xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ
chức, xây dựng kế toán trách nhiệm tại đơn vị.
Mojgan, Safa (2012) với nghiên cứu “Examining the Role of Responsibility
Accounting in organizational Structure”. American Academic & Scholarly Research
Journal Special Issue. Vol. 4, No. 5, Sept 2012. Theo nghiên cứu này thì khi hoạt động
của tổ chức ngày càng trở nên phức tạp thì nhu cầu ủy quyền, phân chia quyền hạn, trách
nhiệm sẽ phát sinh phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Trong một tổ chức kinh
doanh phi tập trung, giám đốc chịu trách nhiệm lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của
công ty. Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết kế để báo cáo và tích luỹ chi phí theo
mức trách nhiệm cá nhân. Các tác giả cũng trình bày có ba loại trung tâm trách nhiệm cơ


6
bản: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và các trung tâm đầu tư. Nghiên cứu này góp
phần cung cấp hệ thống cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau này về kế toán trách nhiệm.
Eman Al Hanini (2013) với nghiên cứu “The Extent of Implementing
Responsibility Accounting Features in the Jordanian Banks”. European Journal of
Business and Management www.iiste.org. ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839

(Online). Vol.5, No.1, 2013. Nghiên cứu này cũng được thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa
kết quả nghiên cứu của Don và Marynne (2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh 4
nhân tố đã được đề cập trong mô hình nghiên cứu của Don và Marynne (2005), tác giả đề
xuất và nghiên cứu thành công sự tác động của 3 nhân tố khác đến tổ chức kế toán trách
nhiệm tại các ngân hàng Jordan, như vậy kế toán trách nhiệm trong các ngân hàng này
chịu tác động của các nhân tố gồm: Phân chia cơ cấu tổ chức, phân chia quyền hạn; Phân
phối chi phí và doanh thu, Chuẩn bị dự toán ngân sách, Sử dụng ngân sách dự toán, Sử
dụng báo cáo đánh giá sai lệch về hiệu suất thực tế và kế hoạch đã đề ra, hệ thống khen
thưởng. Tác giả cũng đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong
các ngân hàng như các ngân hàng cần phải áp dụng các hệ thống khen thưởng có liên
quan đến hiệu quả và hiệu suất của nhân viên, cần phải sửa đổi thường xuyên hệ thống
phân chia cơ cấu tổ chức thành trung tâm trách nhiệm để xác minh tính phù hợp của mục
tiêu của các trung tâm với mục tiêu chung của ngân hàng, cần kích hoạt nguyên tắc phản
hồi, phản xạ để điều tra ý kiến của nhân viên ở các cấp hành chính khác nhau theo đánh
giá của họ về hệ thống kế toán trách nhiệm và lắng nghe những đề xuất của họ.
Mohammad EbrahimNawaiseh và các cộng sự (2014) với nghiên cứu “An
Empirical Assessment of Measuring the Extent of Implementing Responsibility
Accounting Rudiments in Jordanian Industrial Companies listed at Amman Stock
Exchange”. Advances in Management & Applied Economics, vol. 4, no.3, 2014, 123138. ISSN: 1792-7544 (print version), 1792-7552(online). Scienpress Ltd, 2014. Nghiên
cứu được thực hiện nhằm giải quyết những câu hỏi như mức độ các công ty công nghiệp
Jordan niêm yết trên thị trường chứng khoán thực hiện kế toán trách nhiệm như thế nào?
và những trở ngại nào làm kìm hãm việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kế toán trách
nhiệm ở các đơn vị này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc vận dụng kế toán trách nhiệm


7
tại các công ty công nghiệp Jordan chịu sự tác động bởi yếu tố nhân viên kế toán quản trị
nhận thức được vai trò, các tính năng của kế toán trách nhiệm trong tổ chức; nhân viên kế
toán quản trị nhận thức được những trở ngại trong việc ứng dụng kế toán trách nhiệm
trong tổ chức. Đồng thời, trong nghiên cứu này các tác giả định rằng những yếu tố cản trở

vận dụng kế toán trách nhiệm liên quan đến các biến nhân khẩu học như chứng chỉ,
chuyên môn, tuổi, giới tính của các nhân viên kế toán quản trị, tuy nhiên kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra không có sự khác biệt nào trong việc áp dụng các nguyên tắc kế toán
quản trị liên quan đến những biến vừa nêu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng như phân tích phương sai (ANOVA), kiểm tra độ tin cậy với hệ số Cronbach’s
Alpha. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên, phi xác suất,
dữ liệu được thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 45 trên tổng số 80 công ty
công nghiệp Jordan niêm yết trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên kết quả thu về 43
bảng như chỉ có 37 bảng trả lợi hợp lệ. Như vậy n =37 là mẫu nghiên cứu chính thức của
nghiên cứu này.
Tran Trung Tuan (2017) với nghiên cứu “Application Responsibility Accounting
to Sustainable Development in Vietnam Manufacturers: An Empirical Study”.
Economics World, Nov.-Dec. 2017, Vol. 5, No. 6, 573-583. Theo tác giả này thì kế toán
trách nhiệm là nội dung quan trọng nhất của kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm cung
cấp thông tin cho các quản trị viên để đưa ra quyết định kinh doanh kịp thời và chính xác.
Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên mô hình của Don và Marynne (2005), Hanini
(2013), từ đó tác giả đề xuất 7 yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng kế toán trách nhiệm
trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần xác định và
đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến mức độ ứng dụng kế toán trách nhiệm
trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam, từ đó nghiên cứu đề xuất các kiến nghị
liên quan để cải thiện mức độ kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam, các
công ty cần khuyến khích sử dụng các phương pháp kế toán hành chính hiện đại khác
trong hoạt động kinh doanh của mình như thẻ ghi điểm cân bằng (BSC) để cải thiện hiệu
suất, tăng cường phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng rộng rãi
hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng kế toán trách


8
nhiệm trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam gồm: Phân chia cơ cấu tổ chức,
phân chia quyền hạn; Phân phối chi phí và doanh thu, Chuẩn bị dự toán ngân sách, Sử

dụng ngân sách dự toán, Sử dụng báo cáo đánh giá sai lệch về hiệu suất thực tế và kế
hoạch đã đề ra, hệ thống khen thưởng.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Đinh Thị Ngọc Lành (2014) với nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách
nhiệm tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình”.Luận văn thạc
sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải
quyết những mục tiêu như: hệ thống hóa các lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm
trong một đơn vị, tổ chức; tiếp đó khảo sát và đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại
Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình; từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh
doanh Địa ốc Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù công ty đã bước đầu xây
dựng, phân cấp quản lý, phân chia trách nhiệm, quyền hạn tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng, cụ
thể; bộ máy kế toán của công ty chỉ chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán tài chính, mà
chưa phân công về thực hiện các nội dung liên quan đến kế toán quản trị; công ty không
lập dự toán chi phí, báo cáo phân tích biến động chi phí, chưa sử dụng các chỉ tiêu đánh
giá thành quả quản lý,… từ việc nhận định những hạn chế vừa nêu trên và xác định ngyên
nhân, nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách
nhiệm tại đơn vị này.
Nguyễn Thanh Bình (2014) với nghiên cứu “Xây dựng kế toán trách nhiệm tại)
Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học
kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu góp phần trình bày cơ sở lý luận về kế toán trách
nhiệm trong doanh nghiệp. Tiếp đó mô tả và phân tích thực trạng công tác kế toán trách
nhiệm tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn
thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước. Do phạm vi về
không gian nghiên cứu của đề tài được thực hiện giới hạn tại Công ty TNHH MTV Xây
dựng Bình Phước do đó tính tổng quát của đề tài không cao. Một số những hạn chế của


9
công tác kế toán trách nhiệm của đơn vị này có thể kể đến như: chưa có sự phân công,

phân nhiệm rõ ràng; doanh nghiệp có đề xuất chỉ tiêu doanh thu nhưng chưa đề cập đến
chỉ tiêu lợi nhuận; phương pháp phân loại và kiểm soát chi phí không thống nhất; hội
đồng thành viên (trung tâm đầu tư) chưa có sự phân tích để đánh giá để sử dụng hiệu quả
vốn, cũng như xác định lợi nhuận của hoạt động đầu tư. Cuối cùng, tác giả đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại đơn vị, các giải pháp được đề xuất dựa
trên quan điểm xây dựng kế toán trách nhiệm phù hợp với định hướng mô hình hoạt động
của công ty, điều kiện hoạt động, và đảm bảo hài hòa lợi ích của công ty với các bộ phận
Hoàng Quang Minh (2014) với nghiên cứu “Xây dựng kế toán trách nhiệm tại
tổng công ty xây dựng số 1”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí
Minh. Trước hết nghiên cứu này góp phần trình bày cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm
tại doanh nghiệp; Tiếp đó đánh giá thực trạng công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại
tổng công ty xây dựng số 1; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng kế toán trách
nhiệm tại tổng công ty xây dựng số 1. Để đánh giá tình hình thực hiện kế toán trách
nhiệm tại công ty này, tác giả chủ yếu tiến hành mô tả và phân tích những nội dung liên
quan đến: nhận thức của nhà quản lý về kế toán trách nhiệm, hệ thống phân cấp ra quyết
định, việc xác định các trung tâm trách nhiệm, việc lập báo cáo quản trị, đánh giá trách
nhiệm nhà quản lý bộ phận, chỉ ra những ưu, nhược điểm trong công tác đánh giá trách
nhiệm quản lý hiện nay. Từ đó làm căn cứ để đề ra các biện pháp nhằm xây dựng kế toán
trách nhiệm tại đơn vị này như: hoàn thiện bộ máy kế toán quản trị; xây dựng định mức
xây dựng; nâng cao nhận thức nhà quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây
dựng kế toán trách nhiệm; hoàn thiện công tác thu thập số liệu theo yêu cầu kế toán quản
trị.
Hồ Thu Thảo (2018) với nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm
tại công ty TNHH hóa nông Lúa Vàng”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế
TP. Hồ Chí Minh. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này là hoàn thiện hệ thống kế toán
trách nhiệm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại Công Ty TNHH Hóa Nông
Lúa Vàng. Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến hệ thống kế
toán trách nhiệm. Tiếp đó tiến hành mô tả và phân tích thực trạng hệ thống kế toán trách



10
nhiệm của đơn vị, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán
trách nhiệm tại công ty TNHH hóa nông Lúa Vàng. Qua nghiên cứu cho thấy Công ty
TNHH Hóa Nông lúa vàng đã bước đầu xây dựng hệ thống KTTN, tuy nhiên vẫn còn một
số hạn chế nhất định; từ đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế
toán trách nhiệm tại công ty, một số giải pháp đã được đề cập trong nghiên cứu này có thể
kể đến như tổ chức lại bộ máy quản lý và sự phân cấp quản lý, xác định các trung tâm
trách nhiệm, hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả và hệ thống báo cáo trách nhiệm,
hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
Trần Văn Tùng và cộng sự (2018) với nghiên cứu “Nhân tố tác động đến công tác
tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”. Tạp chí công thương số thứ ba, 05/06/2018. Nghiên cứu được
thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu gồm xác định các nhân tố, và đo lường mức độ
tác động của các nhân tố đó đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các
công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với
nghiên cứu định lượng, với kích thước mẫu của nghiên cứu là n =336, mẫu được chọn
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phi xác suất. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề
xuất một số kiến nghị nhằm giúp các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam có thể tổ chức thành công hệ thống kế toán trách nhiệm tại đơn vị. Kết
quả nghiên cứu được thể hiện theo mô hình dưới đây:
Cơ cấu tổ chức ( = 0.604)
Nhận thức người làm kế toán
( = 0.152)
Phân quyền nhà quản lý ( = 0.132)

Tổ chức hệ thống
kế toán trách
nhiệm
(R2 hiệu chỉnh =


Nhận thức n hà quản lý( = 0.014)
Trở ngại khi thực hiện kế toán trách
nhiệm ( = -0.240)

0.606)


11
Hình 1.2 : Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tùng và cộng sự (2018)
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) với nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến công tác
kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán
TP.HCM”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu
nghiên cứu cụ thể của luận văn gồm: xác định các nhân tố tác động và đo lường mức độ
tác động của từng nhân tố đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên
Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Thông qua việc hệ thống các nghiên cứu trước
trong và ngoài nước có liên quan đến kế toán trách nhiệm, đồng thời nghiên cứu một số
đặc điểm của công ty niêm yết, các lý thuyết nền nhằm giải thích các nhân tố tác động
đến tổ chức kế toán trách nhiệm của các doanh nghiêp, tác giả bước đầu đề xuất mô hình
nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty. Nghiên
cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (nghiên cứu định tính kết hợp
nghiên cứu định lượng), mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phi xác
suất, với kích thước mẫu chính thức n = 147. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác kế
toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chịu
tác động của các nhân tố như: Kết quả nghiên cứu được trình bày theo mô hình dưới đây:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, Nhận thức về kế toán trách nhiệm, Quy mô công ty,
Phương pháp kỹ thuật, Trình độ nhân viên kế toán và Công nghệ thông tin. Cụ thể kết quả
nghiên cứu được thể hiện theo mô hình dưới đây:



12

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý ( = 0.317)
Nhận thức về kế toán trách
nhiệm ( = 0.264)
Quy mô công ty
( = 0.192)
Phương pháp kỹ thuật
( = 0.179)
Trình độ nhân viên kế toán

Công tác kế
toán
trách
nhiệm tại các
công ty niêm
yết trên Sàn
Giao
dịch
Chứng
khoán
TP.HCM
(R2 hiệu chỉnh =

( = 0.151)
Công nghệ thông tin
( = 0.129)


Hình 1.3 : Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (2018)
(Nguồn: tác giả tổng hợp)

1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu
Qua quá trình hệ thống các nghiên cứu có liên quan đến tổ chức kế toán trách
nhiệm ở các đơn vị, tác giả rút ra các nhận xét như sau:
- Với các nghiên cứu nước ngoài: hầu hết các nghiên cứu nước ngoài đều góp phần
hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm trong đơn vị, tổ chức. Đồng thời các
nghiên cứu cũng góp phần xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến vận
dụng kế toán trách nhiệm và đo lường mức độ tác động của chúng, tuy nhiên do thực hiện


13
ở các nước khác nhau trên thế giới trong một khoảng thời gian nghiên cứu nhất định nên
các nghiên cứu này không mang các đặc thù liên quan đến nền kinh tế Việt Nam cũng
như không phù hợp với môi trường kinh tế ở Việt Nam năm 2018 này. Chính vì điều này
mà việc áp dụng rập khuôn các mô hình nghiên cứu trên thế giới vào việc xác định và đo
lường các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây
dựng tỉnh Bình Dương là không phù hợp.
- Với nghiên cứu trong nước: Với các nghiên cứu về tổ chức, xây dựng kế toán
trách nhiệm ở các công ty xây dựng thì theo lược khảo các nghiên cứu cho thấy hiện nay
các nghiên cứu chủ yếu thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính nhằm hoàn
thiện hoặc nâng cao hiệu quả tổ chức kế toán trách nhiệm tại một đơn vị cụ thể - đơn vị
được lựa chọn làm phạm vi nghiên cứu, mà chưa có nghiên cứu nào lựa chọn thực hiện
nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, một mặt nhằm xác định mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm, mặt khác đo lường mức độ tác
động của các nhân tố đến vận dụng kế toán trách nhiệm. Bên cạnh đó tại Việt Nam cũng
có một số nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến
vận dụng kế toán trách nhiệm nhưng lại chưa thực hiện nghiên cứu trên đối tượng là công
ty xây dựng mà chủ yếu là thực hiện đối với các công ty niêm yết, công ty sản xuất may

mặc,… tuy nhiên những công ty này lại có đặc điểm, đặc thù hoạt động hoàn toàn khác
với các công ty xây dựng nói chung và công ty xây dựng tỉnh Bình Dương nói riêng, nên
việc áp dụng mô hình và kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu này vào việc vận dụng
kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương mà không thực hiện
kiểm định hay đo lường mức độ phù hợp của các nhân tố thì cũng lại không phù hợp.
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy khe hổng trong mảng nghiên cứu về kế
toán trách nhiệm đó là hiện nay vẫn chưa có tác giả nào thực hiện một nghiên cứu về việc
vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương mà trong đó
góp phần đảm bảo thực hiện các mục tiêu gồm xác định và đo lường mức độ tác động của
các nhân tố đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình
Dương và thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (trong đó sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng).


14
Chính vì những phân tích vừa nêu tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương” để
thực hiện nghiên cứu.


×