Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Những yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại một số quốc gia ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------

TRẦN TUẤN ANH

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI MỘT SỐ
QUỐC GIA ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------

TRẦN TUẤN ANH
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI MỘT SỐ
QUỐC GIA ASEAN
Chuyên nghành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ PHƯƠNG VY


TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết rằng bài luận văn này: “Những yếu tố tác động đến nợ xấu của
các ngân hàng thương mại tại một số quốc gia ASEAN” là bài nghiên cứu được
thực hiện bởi cá nhân tôi.
Không có bài báo/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong bài luận
văn này mà không có trích dẫn theo đúng quy định. Ngoại trừ những tài liệu tham
khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam kết rằng toàn bộ nội dung của bài
luận văn chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những
trường đại học hay cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Trần Tuấn Anh

2018


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HOẠ
TÓM TẮT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.5. Phương pháp phân tích dùng trong bài nghiên cứu ........................................... 4
1.6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 5
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của để tài nghiên cứu ............................................................. 5
1.8. Tính mới của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NỢ
XẤU ........................................................................................................................... 6
2.1 Tổng quan về nợ xấu ........................................................................................... 6
2.1.1 Khái niệm về nợ xấu ...................................................................................... 6
2.1.2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ....................................................................... 7
2.1.3 Các chỉ tiêu do lường nợ xấu ....................................................................... 10
2.2 Các nghiên cứu liên quan đến nợ xấu .............................................................. 11
2.2.1 Những nghiên cứu quốc tế liên quan đến nợ xấu ......................................... 11
2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề nợ xấu .......................................... 15


TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ............................................. 17
3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 17
3.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 17
3.3. Cách thức đo lường các biến nghiên cứu .......................................................... 20
3.4. Các phương pháp phân tích dùng trong nghiên cứu ......................................... 20
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 23
4.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................... 23

4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ................. 24
4.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho từng biến trong mô hình ................. 26
4.4. Lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp ............................................................ 27
4.5. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ....................................................... 28
4.6. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................................................... 28
4.7 Phân tích kết quả thu được từ các mô hình nghiên cứu ..................................... 30
4.8 Kết luận mô hình nghiên cứu ............................................................................. 35
4.9. Kiểm tra kết quả nghiên cứu cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ..... 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....... 38
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 38
5.2 Các đề xuất nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu cho các ngân hàng thương mại ................ 39
5.2.1 Đề xuất đối với các ngân hàng thuộc khu vực ASEAN ............................... 39
5.2.2 Đề xuất đối với các ngân hàng tại Việt Nam ............................................... 40
5.3 Những hạn chế của đề tài ................................................................................... 41


5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................................. 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NHTM THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: CÁC BƯỚC CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu


Ý nghĩa

1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

3

DEBT

Nợ nước ngoài của chính phủ

4

FEM

Phương pháp hồi quy tác động cố định

5

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

6

GMM

Phương pháp hồi quy Moment tổng quát

7

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

8

INFLAT

Tỷ lệ lạm phát

9

LTD

Tỷ lệ cho vay so với vốn huy động

10

MOODY’S


Cơ quan xếp hạng tín dụng

11

NHTM

Ngân hàng thương mại

12

NPLs

Các khoản nợ xấu

13

OUTPUT_GAP Chu kỳ kinh tế

14

REM

Phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên

15

ROA

Tỷ suất sinh lợi của tài sản


16

SIZE

Quy mô ngân hàng

17

UNEMP

Tỷ lệ thất nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Ký hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.4

Số lượng các ngân hàng nghiên cứu tại các nước ASEAN

3

Bảng 2.2

Tóm tắt những nghiên cứu quốc tế về nợ xấu


14

Bảng 3.3

Mô tả cách thức đo lường các biến nghiên cứu

20

Bảng 4.1

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

23

Bảng 4.2

Ma trận hệ số tương quan

25

Bảng 4.3

Kiểm tra đa cộng tuyến bằng VIF

26

Bảng 4.4

Kết quả kiểm định Hausman


27

Bảng 4.5

Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

28

Bảng 4.6

Kết quả kiểm định sự tự tương quan

29

Bảng 4.7

Kết quả các mô hình nghiên cứu OLS, REM và GMM

30

Bảng 4.8

Tóm tắt kết quả nghiên cứu từ các mô hình hồi quy

34

Bảng 4.9

Kết quả các mô hình hồi quy tại Việt Nam


36


TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, tình hình sức khoẻ của các ngân hàng thương mại
luôn được quan tâm nhiều hơn. Các vấn đề về xử lý nợ xấu của ngân hàng được đặt
lên hàng đầu và kiểm soát rất chặt chẽ, nhằm góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng cũng như tăng khả năng thanh khoản.
Mục tiêu của bài nghiên cứu là muốn xác định các yếu tố chính gây ra các khoản
vay bị nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của một số quốc gia thuộc khối ASEAN.
Để có cách nhìn tổng quan hơn về tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại
thuôc những nước trong cùng một khu vực và có khả năng kinh tế gần giống nhau là
như thế nào. Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các ngân hàng thương mại hoạch
định một chính sách kinh doanh phù hợp với nền kinh tế của quốc gia mình.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1. Đặt vấn đề
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột để xây dựng Cộng
đồng ASEAN (Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế
ASEAN, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN). Việc thành lập AEC nhằm thực
hiện mục tiêu liên kết kinh tế khu vực, đưa ASEAN thành một thị trường và khu
vực sản xuất thống nhất; đồng thời thiết lập cơ chế và đề ra các biện pháp mới nhằm
đẩy nhanh thực hiện các sáng kiến của khu vực (các hiệp định thương mại tự do,
hiệp định khung về dịch vụ, khu vực đầu tư). Điều này mở ra cơ hội cho hệ thống
tài chính – ngân hàng giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN hội nhập và phát
triển.

Nhìn chung mức độ hội nhập của hệ thống tài chính – ngân hàng giữa các quốc
gia ASEAN còn tương đối thấp so với các quốc gia khác, bởi hệ thống tài chính của
các quốc gia này đang phát triển theo hướng đặt ngân hàng làm trọng tâm, chưa
phải là thị trường. Ngoài ra, do khoảng cách về sự phát triển giữa hệ thống ngân
hàng của các quốc gia vẫn còn khá lớn, nên ý định cũng như thái độ tích cực hướng
về hội nhập ngân hàng cũng khác nhau tại từng quốc gia.
Theo phương pháp đánh giá của Moody’s, sự phát triển trong hệ thống ngân
hàng của một quốc gia dựa trên các tiêu chí chính bao gồm “chất lượng tài sản”, “an
toàn vốn”, “lợi nhuận và thanh khoản”. Và các tiêu chí này thường được đánh giá
bởi một chỉ tiêu cơ bản của ngân hàng đó là tỉ lệ nợ xấu (NPL).
Trong những năm gần đây, sự gia tăng nhanh chóng của nợ xấu không chỉ làm
tăng tính dễ tổn thương của các ngân hàng khi gặp những cú sốc về tài chính mà
còn làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng trong
khu vực.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thường bị tác
động bởi hai nhóm yếu tố đó là nhóm các yếu tố bên ngoài (môi trường kinh tế vĩ


2

mô) và nhóm các yếu tố bên trong (các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng) (Espinoza
và Prasad, 2010 và Kauko,2012)
Những phát hiện tương tự trong nghiên cứu của Messai (2013) liên quan đến vấn
đề nợ xấu là dựa trên mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế cho thấy rằng khi nền
kinh tế tăng trưởng, tỷ lệ lãi suất thực tăng sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó
theo nghiên cứu của Ghosh (2015) cũng lưu ý về các vấn đề liên quan đến chất
lượng tín dụng kém, rủi ro trong thanh khoản và các khoản chi phí hoạt động không
hiệu quả.. sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Và theo nghiên cứu của Cifter (2015)
thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được quyết định chủ yếu bởi cách thức quản lý của
ngân hàng

Còn tại Việt Nam, theo Thạch Bình (2018) và Lê Thị Thuỳ Vân (2018) cho rằng
các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố nội tại của ngân hàng đều có tác động
đến nợ xấu của các ngân hàng.
Qua các nghiên cứu này, tác giả nhận thấy rằng sự phát triển của hệ thống ngân
các quốc gia trong khu vực ASEAN chịu sự tác động rất lớn của chỉ tiêu nợ xấu.
Bên cạnh đó để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển giữa các ngân hàng trong khu
vực và hướng đến sự hội nhập toàn diện của hệ thống ngân hàng trong khu vực
ASEAN thì cần phải kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tài sản
của ngân hàng và gia tăng lợi nhuận cũng như tính thanh khoản.
Để các ngân hàng thương mại có thể đạt được các mục tiêu này thì đòi hỏi cần
phải có một chiến lược quản lý hiệu quả và phù hợp. Do đó, với việc chọn đề tài
nghiên cứu: “Những nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại
tại một số nước ASEAN” học viên muốn góp phần làm rõ hơn các nguyên nhân
gây ra nợ xấu cho hệ thống các ngân hàng thương mại tại một số quốc gia ASEAN
và từ đó liên hệ với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam để có thể đưa ra các
biện pháp nhằm góp phần cải thiện tỷ lệ nợ xấu cho các ngân hàng trong giai đoạn
nghiên cứu hiện tại.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định các yếu vĩ mô của nền kinh tế có ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân
hàng thương mại tại một số nước ASEAN.

-

Xác định các yếu tố nội tại của các ngân hàng có ảnh hưởng đến nợ xấu của các

ngân hàng thương mại tại một số nước ASEAN.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Những yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại
một số nước ASEAN là các yếu tố nào ?

-

Những yếu tố nội tại của ngân hàng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân
hàng thương mại tại một số nước ASEAN là các yếu tố nào ?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
o Đối tượng nghiên cứu:
Các khoản vay bị nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam, Thailand, Indonesia, Philippines và Malaysia.
o Phạm vi nghiên cứu:
Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Thailand, Indonesia, Philippines và
Malaysia.
Bảng 1.4: Số lượng các ngân hàng nghiên cứu tại các nước ASEAN
Quốc gia

Sô lượng
ngân hàng

Việt Nam

31


Indonesia

8

Thailand

6

Philippines

4

Malaysia

4
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


4

Lý do tác giả chỉ chọn 5 nước thuộc ASEAN để thực hiện nghiên cứu:
-

Thứ nhất, nhiều ngân hàng không công bố hoặc công bố không đầy đủ số liệu
của ngân hàng mình. Từ đó, làm cho số liệu của các báo cáo tài chính của ngân
hàng không liên tục qua các năm, nên rất khó thu thập được số liệu đầy đủ để
thực hiện nghiên cứu và việc dữ liệu thu thập không đầy đủ qua các năm có thể
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của nghiên cứu. Tác giả chọn nghiên cứu tại 5
nước Việt Nam, Thailand, Indonesia, Philippines và Malaysia vì đây là các nước
có thể thu thập được đầy đủ số liệu của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên

cứu từ 2007-2017.

-

Thứ hai, trong bài nghiên cứu của tác giả về các nhân tố tác động đến nợ xấu có
xét đến yếu tố nợ nước ngoài của một quốc gia (DEBT). Theo ngân hàng thế
giới (WB), các nước đang phát triển trong khu vực ASEAN nên có tỷ lệ nợ nước
ngoài ở mức 26% nhưng các quốc gia như Việt Nam, Thailand, Indonesia và
Malaysia có mức tỷ lệ nợ nước ngoài trên 26% (theo báo cáo của World Bank).

1.5. Phương pháp phân tích dùng trong bài nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả được tiến hành bằng cách sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, thu thập và thực hiện so sánh những nguồn dữ liệu thứ cấp có liên quan tới
việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam, Thailand, Indonesia, Philippines, Malaysia trong khoảng thời gian 11
năm (từ năm 2007 đến năm 2017).
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và mô hình phân tích hồi
quy cho dữ liệu bảng và chuỗi thời gian. Mô hình phân tích hồi quy chính mà tác
giả sử dụng cho bài nghiên cứu là GMM, bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng thêm
một số mô hình hồi quy khác để làm rõ hơn mức độ tác động của các yếu tố đến nợ
xấu, bao gồm: mô hình theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô
hình hồi quy theo phương pháp tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy theo
phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM).
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cho các biến cần nghiên cứu và xác định phương
pháp cũng như mô hình dùng để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả tiến hành tính


5

toán và đưa dữ liệu vào phần mềm Stata để tiến hành phân tích và chạy các mô

hình.
Cuối cùng, với những kết quả hồi quy thu được, tác giả sẽ đưa ra nhận định về
sự tác động đến nợ xấu của các biến được đưa vào trong mô hình phân tích.
1.6. Kết cấu của luận văn
Gồm 5 chương:
Chương 1:

Giới thiệu đề tài luận văn

Chương 2:

Tổng quan về nợ xấu và các nghiên cứu về nợ xấu

Chương 3:

Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
mô hình thực nghiệm

Chương 4:

Kết quả nghiên cứu

Chương 5:

Kết luận và những hạn chế của đề tài nghiên cứu

1.7. Ý nghĩa thực tiễn của để tài nghiên cứu
Với việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của những ngân hàng thuộc
một số nước ASEAN bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, phần nào giúp
nhận diện được những yếu tố chính gây ra nợ xấu cho các ngân hàng thương mại tại

các nước nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những đề xuất phù hợp dựa trên các kết quả thu
được nhằm hạn chế nợ xấu cho các ngân hàng.
Ngoài ra, từ kết quả của bài nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm còn hạn chế và
những khó khăn trong quá trình tác giả thực hiện bài nghiên cứu ở thời điểm hiện
tại nhằm mở ra những hướng nghiên cứu mới cho các đề tài nghiên cứu tương tự
trong tương lai.
1.8. Tính mới của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu cho các quốc gia trong cùng một khu
vực như: Việt Nam, Indonesia, Thailand, Philippines và Malaysia nhằm làm rõ
thêm vấn đề về nợ xấu của các nước có những điều kiện kinh tế và môi trường hoạt
động ngân hàng gần giống nhau trong khu vực ASEAN.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NỢ XẤU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ
NỢ XẤU
2.1 Tổng quan về nợ xấu
2.1.1 Khái niệm về nợ xấu
Các chuyên gia tư vấn AEG của Liên Hợp Quốc thống nhất định nghĩa về nợ
xấu như sau: “Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên
90 ngày, hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp
vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận, hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới
90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được
thanh toán đầy đủ”.
Theo quan điểm về nợ xấu của NHTW Châu Âu (ECB) cho rằng “Nợ xấu là
những khoản cho vay không có khả năng thu hồi hoặc là những khoản cho vay có
thể không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng”. Như vậy, quan điểm này được xác
định dựa trên kết quả trả nợ cuối cùng của khách hàng đối với ngân hàng.
Theo quan điểm quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2005) lại nhấn mạnh: “Một khoản

cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc
đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn
đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng
có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện không đầy đủ”. Với
quan điểm này, nợ xấu được nhận dạng qua hai góc độ: thời gian quá hạn và khả
năng trả nợ đáng nghi ngờ.
Tại Việt Nam, theo Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 về phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong việc hoạt động của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thì: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)”. Nợ xấu bao gồm tất
cả các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 đến nhóm 5 tùy theo cấp độ rủi ro khác


7

nhau, theo nguyên tắc chỉ cần một khoản vay (trong tổng thể nhiều khoản vay khác)
phát sinh quá hạn, hoặc được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ thì toàn bộ dư
nợ này của khách hàng đó phải chuyển sang nhóm nợ xấu. Như vậy, nợ xấu theo
pháp luật Việt Nam được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 91 ngày hoặc
(ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Từ những định nghĩa trên cho thấy rằng mặc dù khác nhau về mặt địa lý, về văn
hoá và về cách thức hoạt động kinh doanh nhưng vẫn có sự giống nhau trong cách
thức nhận diện rủi ro về các khoản vay bị nợ xấu giữa các tổ chức tài chính trên thế
giới. Theo các định nghĩa này, một khoản nợ vay được xem là nợ xấu nếu xuất hiện
một hoặc cả hai dấu hiệu sau: khách hàng quá thời hạn trả nợ gốc và lãi vay cho các
tổ chức tín dụng nói chung hoặc các ngân hàng nói riêng theo các quy định cụ thể
thì được coi là mất khả năng trả nợ.

2.1.2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu.

Theo trung tâm thông tin kinh tế - CIEM (2013): Giải quyết nợ xấu – vấn đề
mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Nợ xấu tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó đáng
lưu ý là các nhóm nguyên nhân sau đây:
- Nhóm nguyên nhân từ môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng:
Có thể nói lĩnh vực hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao và để giúp giảm
thiểu rủi roì luôn đòi hỏi có sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật. Nếu hệ thống pháp
luật đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho sự hoạt động an toàn lành mạnh của hệ
thống ngân hàng. Còn ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, thiếu tính
khả thi thì luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao đối với hệ thống ngân hàng. Chính vì vai trò
quan trọng của môi trường pháp lý, nên tất cả các nước đều rất chú trọng đồng bộ
hoá và hoàn thiện các văn bản pháp luật trong hoạt động ngân hàng.


8

- Nhóm nguyên nhân từ nội bộ hệ thống tài chính của các NHTM:
Tình hình nợ xấu của các NHTM hiện nay có một phần lớn nguyên nhân đến từ sự
yếu kém từ nội bộ của các ngân hàng, TCTD. Cụ thể:
Một là, năng lực quản trị rủi ro của các NHTM, các TCTD yếu kém.
Theo kết quả khảo sát năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính
sách Đại học Quốc gia Hà Nội (VERP), mới chỉ có 47% các NHTM đã tiếp cận với
Basel 2 và chỉ có 40% các NHTM đã tiếp cận với Basel 3. Khuôn khổ quản trị hiện
hành chưa bảo vệ được quyền cổ đông đối với tất cả các cổ đông. Vai trò và nhiệm
vụ của hội đồng quản trị chỉ tuân thủ một phần hoặc chưa tuân thủ các nguyên tắc
quản trị của OECD và Basel. Kết quả tính chỉ số quản trị công ty (CGI) đối với 39
ngân hàng cho thấy, CGI trung bình là 39/100 điểm, mức điểm cao nhất là 60/100,
mức thấp nhất là 5/100. Khả năng quản trị rủi ro còn yếu dẫn đến đánh giá khả năng
xảy ra rủi ro tín dụng thấp hơn so với thực tế cũng như khả năng ngăn ngừa rủi ro
thị trường và tác nghiệp yếu.

Hai là, các quy định về công bố thông tin chưa đầy đủ và hiệu lực thi hành
thấp gây ra sự thiếu minh bạch.
Nợ xấu không phải mới phát sinh mà được tích lũy trong một khoảng thời gian
dài và khi tình hình kinh doanh xấu đi, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín
dụng nóng, khách hàng vay gặp khó khăn về tài chính và hoạt động sản xuất –
kinh doanh thì nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu ngày càng rõ nét. Nợ xấu tăng
nhanh gần đây phản ánh chính sách minh bạch hóa và giám sát việc thống kê nợ xấu
của ngân hàng, mặc dù NHNN đã và đang chủ trương minh bạch hóa quan hệ tín
dụng, thông tin tài chính, nhưng hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay đều
phân loại nợ dựa vào định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính,
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ
không phản ánh thực chất khoản nợ. Đồng thời, các ngân hàng chỉ xếp phần nợ đến
hạn không trả được vào nợ xấu (nhóm 3), trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn
là nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 2).


9

Ba là, nợ xấu tăng cao là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng
quá nóng.
Sự phát triển nóng của hệ thống NHTM là nguyên nhân gia tăng nợ xấu. Một số
ngân hàng nhỏ, năng lực quản trị tín dụng yếu kém đã tìm mọi cách tăng vốn huy
động, thúc đẩy tín dụng bằng cách nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, cho vay dễ dãi,
thiếu các điều kiện bảo đảm cần thiết,... Thực tế những năm qua cho thấy, luôn có
sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các NHTM để dành dật thị phần. Các ngân hàng này
có xu hướng mở rộng thị phần tín dụng bằng mọi giá, bỏ qua quy trình tín dụng, hạ
thấp tiêu chuẩn tín dụng, tìm cách lẩn tránh hàng rào kiểm soát của Chính phủ. Hoạt
động tín dụng là loại hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao, nhưng một số NHTM lại quá
mạo hiểm trong khi năng lực và kinh nghiệm về quản trị rủi ro còn yếu, tất yếu rủi
ro sẽ gia tăng khó kiểm soát.

Bốn là, thông tin tín dụng độ tin cậy kém.
Việc ra các quyết định kinh tế về căn bản phải dựa trên những thông tin có độ tin
cậy thì các quyết định mới đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả tích cực. Đối với
hoạt động tín dụng thì càng đòi hỏi thông tin phải có độ tin cậy cao khi đó các phán
quyết mới chính xác và mới bảo đảm được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả. Thực
tế tại Việt Nam những năm qua cho thấy, chất lượng thông tin kinh tế rất kém cả về
độ chính xác lẫn tính cập nhật. Trong điều kiện như vậy, nếu như đội ngũ cán bộ
của các NHTM hạn chế về năng lực và trình độ kế toán tài chính doanh nghiệp,
thiếu kỹ năng nắm bắt và nhạy cảm với các diễn biến kinh tế - xã hội thì việc ra
phán quyết tín dụng sẽ có xu hướng xa rời thực tiễn và đặt NHTM phải đối diện với
rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Trong điều kiện hiện nay, khi mà các phán quyết tín dụng
căn bản còn phải bám

sát các quy định lãi suất của NHNN thì vấn đề rủi ro tín

dụng còn được đánh giá chưa toàn diện. Nhưng nếu các NHTM hoạt động thực sự
mang tính thị trường, thì với hệ thống thông tin tín dụng kém độ tin cậy, các NHTM
không thể định ra các mức lãi suất chính xác trên cơ sở đánh giá đúng mức độ rủi
ro.
Năm là, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số


10

cán bộ ngân hàng và khách hàng.
Kinh doanh ngân hàng dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo đức làm
nghề nghiệp ngân hàng không chỉ cần thiết mà còn mang tính bắt buộc. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân mà một số cán bộ ngân hàng đã cấu kết với khách hàng để
che dấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của NHNN, của NHTM. Mặc dù
chưa có số liệu công bố cụ thể nhưng trong tổng số nợ xấu đó, một tỷ lệ không nhỏ

nảy sinh từ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
2.1.3 Các chỉ tiêu do lường nợ xấu
Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn sẽ phát
sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ
một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn,
khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu
chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Nợ quá hạn được phản ánh
qua 2 chỉ tiêu sau:
o Tỷ lệ nợ quá hạn =

x 100%

o Tỷ lệ KH có nợ quá hạn trên tổng KH có dư nợ =

x 100%

Nợ xấu: Là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc không thể thu
hồi được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán. Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín
dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời gian quá hạn của khoản vay và
tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.
o Tỷ lệ nợ xấu =


11

o Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu =

o Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất =


2.2 Các nghiên cứu liên quan đến nợ xấu
2.2.1 Các nghiên cứu quốc tế liên quan đến nợ xấu
Hiện nay trên thế giới có nhiều giả thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm
đề cập đến mới quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế cũng như yếu tố nội
tại của các ngân hàng thương mại có khả năng tác động đến tỷ lệ nợ xấu, trong đó:
Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy có mối tương quan giữa tăng
trưởng kinh tế và nợ xấu. Theo nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013) cho
thấy các yếu tố quyết định của các khoản vay bị nợ xấu cho một mẫu 85 ngân hàng
ở ba quốc gia (Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 2004-2008. Các biến
kinh tế vĩ mô và các biến nội tại được chọn bao gồm tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ
thất nghiệp, lãi suất thực, lợi nhuận trên tài sản, thay đổi khoản cho vay và dự
phòng tổn thất cho vay. Kết quả cho thấy các khoản vay bị nợ xấu có mối tương
quan nghịch chiều với tỷ lệ tăng trưởng GDP, khả năng sinh lời của tài sản ngân
hàng và tương quan cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp, dự phòng tổn thất cho vay và
lãi suất thực. Theo tác giả các ngân hàng thương mại cũng nên mở rộng phạm vi
giám sát kinh tế vĩ mô của mình để các chỉ số như tốc độ tăng trưởng GDP có thể
đánh giá tính đúng đắn và ổn định của hệ thống ngân hàng.
Nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho thấy chu kỳ kinh tế cũng có tác động
đến các khoản nợ xấu của ngân hàng. Theo Elias Nordlinder, Oliver Sundell (2016),
tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan ngược chiều với lợi nhuận của ngân hàng và chu kỳ
kinh tế, nên các khoản nợ xấu cần được các ngân hàng và chính quyền xử lý sớm.


12

Nghiên cứu cho thấy rằng khi GDP tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm 6,8%. Cũng có
bằng chứng cho thấy rằng khi nền kinh tế bị suy yếu thì tỷ lệ nợ xấu tăng lên, điều
này thể hiện mối tương quan ngược chiều. Và sự suy yếu của nền kinh tế có mang
tính chu kỳ lặp đi lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định.

Bên cạnh đó, lạm phát cũng là một trong những nguyên nhân có tác động tiêu
cực đến nợ xấu. Trong nghiên cứu của Karsten Staehr and Lenno Uusküla (2017),
sử dụng mô hình hồi quy dành cho dữ liệu bảng đối với các biến vĩ mô của nền kinh
tế và các biến tài chính nội tại của ngân hàng để dự báo tỷ lệ nợ xấu. Dữ liệu bảng
bao gồm tất cả các quốc gia EU hoặc các nhóm nhỏ khác nhau và mẫu thời gian
nghiên cứu là quý 4 năm 1997Q4 đến quý 1 năm 2017. Các ước tính cho thấy rằng
những biến vĩ mô của nền kinh tế và các biến tài chính nội tại ngân hàng có vai trò
quan trọng trong việc dự báo các khoản vay có khả năng bị nợ xấu. Tỷ lệ các khoản
vay có khả năng bị nợ xấu sẽ giảm xuống khi GDP tăng trưởng cao hơn, khi lạm
phát thấp hơn thì nợ cũng thấp hơn. Số dư tài khoản tiền gửi và giá trị thực của các
bất động sản là những chỉ số quan trọng đối với Tây Âu nhưng ít quan trọng hơn
đối với Trung và Đông Âu.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ
của người đi vay và góp phần làm tăng nợ xấu. Nghiên cứu của Nir Klein (2013) về
các khoản vay bị nợ xấu ở các nước Trung Đông và Đông Nam Âu (CESEE) trong
khoảng thời gian từ 1998-2011 cho thấy rằng mức nợ xấu có thể bị tác động bởi cả
yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, tỷ lệ thất
nghiệp và lạm phát...
Áp lực về nợ nước ngoài của chính phủ cũng làm gia tang nợ xấu của các ngân
hàng. Trong nghiên cứu của Karlo Kauko (2012), trình bày các kết quả thực nghiệm
liên quan đến mối tương quan thống kê của tài khoản hiện tại và sự phát triển của số
nợ xấu trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Dường như tăng trưởng tín dụng
nhanh chóng trong giai đoạn 2000-2005 không có yếu tố rủi ro đáng kể, trừ khi
được kết hợp với thâm hụt tài khoản vãng lai.


13

Các yếu tố nội tại của ngân hàng
Giả thuyết “Quản lý yếu kém” của Deger Alper, Adem Anbar (2011), nghiên

cứu 10 ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm
2010. Lợi nhuận của ngân hàng được tính bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả cho thấy rằng các ngân hàng có thể cải
thiện khả năng sinh lời thông qua việc tăng quy mô ngân hàng và tăng thu nhập
ngoài lãi, giảm tỷ lệ tín dụng trên tài sản. Khả năng sinh lời là một tiêu chí quan
trọng để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Bài nghiên cứu này còn
cho thấy rằng quy mô tài sản có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận của các
ngân hàng cũng như đạt được ROA và ROE cao hơn. Về các biến kinh tế vĩ mô, chỉ
có lãi suất thực được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận, được đo bằng
ROE. Khi lãi suất thực cao hơn, ROE của các ngân hàng tăng.
Giả thuyết “Rủi ro đạo đức” của Anastasiou Dimitrios, Louri Helen, Tsionas
Mike (2016) xác định các yếu tố quyết định chính gây ra các khoản nợ xấu của hệ
thống ngân hàng trong khu vực đồng euro vào giai đoạn 1990Q1-2015Q2 sử dụng
các ước tính GMM. Hầu hết các hệ số ước tính có dấu hiệu tương thích với các đối
số lý thuyết trong bài nghiên cứu. Trong đó các biến số ngân hàng cụ thể như LTDit
và LTDit-1 phản ánh thái độ rủi ro của các ngân hàng, chúng đều có ý nghĩa và có
dấu hiệu thích hợp trong mô hình nghiên cứu, bao gồm các biến cụ thể của ngân
hàng.
Giả thuyết “Quá lớn không thể bị phá sản” của Hasna Chaibi (2015) áp dụng
phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng động để kiểm tra các khoản vay không hiệu quả
(NPLs) của các ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường, được
đại diện bởi các ngân hàng thương mại của nước Pháp, so với nền kinh tế thị trường
được đại diện bởi các ngân hàng thương mại của nước Đức, nghiên cứu thực hiện
trong khoản thời gian từ năm 2005 đến năm 2011. Cả hai hệ thống ngân hàng chỉ có
hai yếu tố rủi ro tín dụng nội tại chung, cụ thể là quy mô và lợi nhuận của các ngân


14

hàng. Do đó, nghiên cứu này của nhóm tác giả nhấn mạnh rằng các khoản rủi ro tín

dụng trong nền kinh tế trên thị trường cao hơn so với nền kinh tế được đại diện bởi
các ngân hàng và rủi ro cao hơn này được hình thành bởi một số lượng lớn các yếu
tố cụ thể của ngân hàng ở Pháp so với Đức.
Nghiên cứu của Mohd Zaini Abd Karim, Sok-Gee Chan, Sallahudin Hassan
(2010) về mối quan hệ giữa các khoản vay bị nợ xấu và hiệu quả quản lý ngân hàng
ở Malaysia và Singapore. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về hiệu
quả chi phí giữa các ngân hàng ở Singapore và Malaysia, mặc dù các ngân hàng ở
Singapore thể hiện điểm số hiệu quả chi phí trung bình cao hơn. Bài nghiên cứu còn
cho thấy rằng nợ xấu càng cao thì sẽ làm chi phí càng tăng. Kết quả này cũng ủng
hộ giả thuyết về quản lý xấu do Berger và DeYoung đề xuất (1992) rằng quản lý
kém trong các tổ chức ngân hàng dẫn đến các khoản vay có chất lượng xấu và do đó
làm tăng mức nợ xấu.
Bảng 2.2 Tóm tắt những nghiên cứu quốc tế liên quan đến nợ xấu
CÁC GIẢ THUYẾT
Các yếu tố nội tại
Rủi ro đao đức

LTD
NPL

Quản lý yếu kém
ROA
Quy mô lớn không bị phá sản

SIZE

Các yếu tố vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến nợ xấu
Lạm phát làm gia tăng nợ xấu


GROWTH
INFLAT


15

Chu kỳ kinh doanh cũng làm ảnh hưởng đến nợ xấu

OUTPUT_GAP

Thất nghiệp làm gia tăng nợ xấu

UNEMP

Thặng dư/thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng đến nợ xấu

FISCAL

Nợ nước ngoài của chính phủ ảnh hưởng đến nợ xấu

DEBT

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề nợ xấu.
Theo Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) với nghiên cứu “Quản lý nợ xấu tại ngân
hàng thương mại Việt Nam” đã cho thấy rằng chỉ khi nào các khoản vay bị nợ xấu
được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì các ngân hàng mới có thể quản
lý những khoản vay này một cách có hiệu quả. Do đó, trong quy trình quản lý các
khoản vay bị nợ xấu của các ngân hàng nhất thiết phải bổ sung các cách thức đo
lường nhũng khoản vay bị nợ xấu. Bài nghiên cứu đã chỉ ra các ngân hàng phải tìm

cách ước lượng được xác suất vỡ nợ của các khoản vay, để từ đó có thể xác định
xác suất vỡ nợ của các khoản vay như thế nào thì được coi là nợ xấu. Các ngân hàng
phải xây dựng quy trình và tổ chức đo lường tổn thất của nợ xấu, để từ đó có các
biện pháp phòng ngừa và xử lý các khoản vay bị nợ xấu một cách thích hợp, tổn
thất dự kiến, tổn thất ngoài dự kiến, xác suất vỡ nợ của khoản vay, mức tổn thất khi
vỡ nợ, số dư nợ vay.
Theo TS. Lê Thị Thùy Vân (2017) nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam bắt đầu có xu hướng tăng dần từ năm 2007 trong bối cảnh tỷ lệ dư nợ
tín dụng tăng trưởng cao trong khi chất lượng các khoản vay được phê duyệt và
công tác quản lý kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại còn yếu
kém. Tốc độ tăng trưởng nợ xấu lên tới mức cao 51% trong giai đoạn 2008 -2011,
gấp hai lần tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của cùng giai đoạn.


16

Theo Lê Thanh Huyền (2018) trong luận án “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân
hàng của một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam” luận án đã hệ thống hóa
cơ sở lý luận và thực tiễn xử lý nợ xấu NHTM về: tổ chức xử lý nợ; cơ chế, cách
thức xử lý nợ và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh; và biện pháp khác trên cơ sở phân
tích/soi chiếu các nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Luận án đã làm rõ việc các nước
Đông Á tác động như thế nào (cách thức, mức độ tác động) đến các nguyên nhân,
điều kiện ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu ngân hàng của họ; trên cơ sở đó rút ra
bài học cho Việt Nam. Luận án tập trung vào các yếu tố cấu trúc nền kinh tế, đặc
điểm chính trị, sự độc lập cần thiết của ngân hàng nhà nước... vừa là nguyên nhân,
đồng thời là điều kiện trong xử lý nợ xấu NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, cùng với
việc vận dụng các bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu NHTM của các nước Đông Á,
và kết hợp với sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, luận án đã đề xuất
những giải pháp xử lý nợ xấu của NHTM cho Việt Nam trong thời gian tới


TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Qua chương này, tác giả muốn giới thiệu những khái niệm liên quan đến nợ xấu
và các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề nợ xấu. Từ các nghiên cứu này
cho thấy được có rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố vĩ mô của nền
kinh tế và các yếu tố nội tại của ngân hàng trong việc gây ra nợ xấu và những yếu tố
này có mối tương quan cùng chiều hoặc trái chiều với nợ xấu.
Do đó, việc xác định các yếu tố này cũng như chiều tương quan của chúng sẽ
giúp các nhà quản lý ngân hàng đưa ra các chính sách giúp cho ngân hàng của mình
hoạt động một cách có hiệu quả và góp phần hạn chế tỷ lệ nợ xấu của của ngân
hàng mình.


×