Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.66 KB, 11 trang )
A. Khởi ngữ
- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ như: về, đối với. Đó là dấu hiệu phân biệt khởi ngữ với
chủ ngữ trong câu.
- Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ “thì”.
VD: Đối với mình thì lòng nhân ái là một đức tính không thể thiếu được của con người.
B. Các thành phần biệt lập:
Thành phần biệt lập: Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghóa sự việc của câu. Thành phần
tình thái, cảm thán, gọi – đáp, phụ chú là những thành phần biệt lập.
• TPTT được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (có lẽ, chắc, hình
như … )- Ví dụ: Hình như, trời sắp mưa
• TPCT được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (buồn, vui, mừng, giận...)- Ví dụ: Trời ơi, cái lọ hoa bò vỡ rồi!
• TPGĐ được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
- Ví dụ: - Này, mấy cậu đi đâu vậy? / - A Ø , bọn mình đi học.
• TPPC được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
- TPPC thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang
với một dấu phẩy. Nhiều khi còn được đặt sau dấu hai chấm.
- Ví dụ: Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam, là nơi tôi được sinh ra.
C. Liên kết câu và đoạn văn:
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội
dung và hình thức.
Về nội dung:
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết
chủ đề).
- Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc)
Về hình thức: Có thể được liên kết bằng một số biện pháp chính sau:
1. Phép lặp từ ngữ:
• Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
- VD: Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
2. Phép đồng nghóa, trái nghóa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghóa, trái nghóa hoặc cùng
trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.