Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Thầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.77 KB, 17 trang )

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC CHÙA THẦY
Nhóm sinh viên:
1. Trần Khánh Linh
2. Phạm Thị Quỳnh
3. Nguyễn Thị Thùy Dung
4. Nguyễn Quỳnh Anh
MỤC LỤC
Trang
I. Lịch sử…………………………………………………………………..……2
II. Kiến trúc…………………………………………………………………….3
1. Kiến trúc chung của chùa Việt Nam…………………………..…….3
2. Nghệ thuật kiến trúc chùa Thầy……………………………………..7

A. Cảnh quan và môi trường……………………………………….7
B. Mặt bằng tổng thể và đặc trưng kết cấu……………..……...…7
C. Kết cấu kiến trúc………………………………………..….…...8
D. Nghệ thuật kiến trúc chùa Thầy với Phật Giáo
Mật Tông……………………………………………………………………....8
III. Nghệ thuật điêu khắc chùa Thầy………………………………………...12
IV. Một số hình ảnh về chùa Thầy…………………………………………..16

1


Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, làng Hoàng Xá, xã
Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc
Oai, TP Hà Nội (Hà Tây cũ), theo phía Tây Nam, đi theo đường Láng - Hoà
Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là Núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa
được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của thiền sư Từ Đạo Hạnh,
lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Chùa Thầy được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072- 1127), lưu dấu


tu hành của một vị cao tăng - Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Điều đặc biệt, Từ Đạo
Hạnh vừa là tăng, là phật, là vua và là Tổ sư của nghề múa rối cổ truyền. Tương
truyền Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tên tục là Lộ, con quan Đô sát Từ Vinh, mẹ là
Tăng Thị Loan, quê ở làng An Lãng, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc làng Láng,
Đống Đa, Hà Nội). Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé khôi ngô, tuấn tú họ Từ này đã có
những hành động khác thường. Lớn lên, cậu Từ ứng thi khoa Bách Liên, đỗ đầu
nhưng không ra làm quan. Vì mối thù cha nên quyết tâm xuất gia học đạo, rồi
cùng các ngài Giác Hải, Không Lộ sang Tây Thiên (Ấn Độ) cầu Pháp. Sau khi
đọc được pháp thuật, chàng trai họ Từ trở về núi Sài, ngày đêm tụng tập. Đến
khi thù cha đã trả xong, thì niềm tục lắng trong, ngài trở về giảng đạo, dạy học,
hái thuốc giúp dân và tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Đá cầu, vật, múa rối
nước... Nhân dân vô cùng cảm phục, kính mến và gọi ngài bằng “Thầy”. Từ đó,
chùa Ngài tu được gọi là chùa Thầy, núi Ngài hoá gọi là núi Thầy, làng Ngài
sống là làng Thầy và thậm chí cả tổng đó cũng được gọi là tổng Thầy.
I. Lịch sử
Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, còn
chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát thác của vị sư
thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải Am, nơi Thiền
sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm
chùa: Chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là
Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc
2


trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; Sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác
chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con
rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa
vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn
và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân

có hàm rồng.
II. Kiến trúc
1. Kiến trúc chung của chùa Việt Nam
Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc
như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa
những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc
xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của
"công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền
bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số
chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn
thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong
một danh sách dài.
Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày khánh thành đều là những
thời điểm có ý nghĩa trong đời sống nhân dân làng quê Việt Nam. Thường có
những nghi lễ đặc biệt trong những ngày này.
Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể
kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo
cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác
nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có
dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.
- Phân loại:
Mặt bằng chùa chữ Đinh

3


Chùa chữ Đinh (丁), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà
đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường
ở phía trước.
Mặt bằng chùa chữ Công


Chùa chữ Công (丁) là chùa có nhà chính điện và nhà bái đường song song
với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư
làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống.
Mặt bằng chùa chữ Tam

Chùa chữ Tam (丁) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường
được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên ở Hà Nội,
chùa Tây Phương ở Hà Tây có dạng bố cục như thế này.
Mặt bằng chùa chữ Quốc

4


Chùa kiểu “Nội công ngoại quốc” là kiểu chùa có hai hành lang dài nối
liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà
tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu
hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt
bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công, còn phía ngoài có khung bao
quanh như chữ khẩu hay như ở chữ Quốc.
Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong
chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở
chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác
như gác chuông, tháp và tam quan.
- Kiến trúc:
Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến
trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền Bắc.
Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người Khmer
chịu ảnh hưởng của Campuchia và Thái Lan. Chùa của người Hoa cũng có sắc

thái kiến trúc riêng.
+ Tam quan:
Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là
cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai
tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có
thể dùng làm gác chuông.
5


+ Sân chùa:
Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt
các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho
ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm
riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây dựng ở
đây như ở chùa Dâu, chùa Thiên Mụ.
+ Bái đường:
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường
(hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi
lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích
của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không
xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông
thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc
vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.
+ Chính diện:
Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một
khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính
điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật
chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.
+ Hành lang:
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian

hành lang, tạo thành một nhà ba gian.
+ Hậu đường:
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi
là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong
miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.
Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau
điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa tiền Phật hậu Thần phổ biến
ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía trước, có chùa có gác
chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác
6


chuông lại ở trên nhà tổ. Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa
Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác
lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như chùa Trấn Quốc ở Hà
Nội, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, Chùa Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang...
Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa
được trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen...
2. Nghệ thuật kiến trúc chùa Thầy
A. Cảnh quan và môi trường
Chùa Thầy là một trong không nhiều di tích ở nước ta nhập mình một
cách hài hòa với cảnh quan của vùng sông hồ, núi đá vôi nổi lên giữa đồng bằng
huyện Quốc Oai. Chùa nằm dưới chân núi Sài Sơn, ngọn núi cao nhất, có hệ
thống hang động đá, cảnh đẹp tự nhiên, cùng chùa, đền trên núi làm tăng thêm
vẻ đẹp, sự linh thiêng của cảnh quan nơi đây.Chùa Thầy không chỉ ở vào vị trí
đắc địa, mà sự sắp đặt kiến trúc phối hợp với cảnh quan thiên nhiên còn tạo ra
một hình tượng kiến trúc đẹp về tỉ lệ, hình khối.
B. Mặt bằng tổng thể và đặc trưng kết cấu
Trong khuôn viên hình chữ nhật rộng chừng 40m chạy sâu chừng 60m,
mặt bằng kiến trúc chính của chùa theo kiểu “Tiền công, hậu nhất”. So với các

chùa khác ở Bắc Bộ, mặt bằng tổng thể chùa Thầy có điểm khác biệt. Đó là nét
nhấn chữ Nhất của Điện Thánh sau chữ Công, ít gặp ở các chùa khác. Chùa
Thầy không có Tam Quan, do vậy cũng không có lỗi vào từ phái trước bởi trước
Tiền Đường là hồ Long Trì rộng, ôm vòng sang bên hai chùa.
Hai bên, phía trước Tiền Đường có hai chiếc cầu cong có mái Nhật Nguyệt Tiên nối với đền Tam Phủ ở bên trái và đường lên núi ở bên phải. Với
mặt bằng trải dài, cao dần theo thế núi chùa vẫn mang nét chung của các ngôi
chùa cổ kính, ẩn mình hài hòa giữ xóm làng. Nhưng cũng chính cái địa thế tựa
núi, hồ rộng ôm trước mặt, sự giao hào giữa thế ngang của chùa với thế dọc của
núi, đã làm cho toàn bộ ngôi chùa như cao hơn, đồ sộ hơn nó vốn có.

7


C. Kết cấu kiến trúc
Kết cấu của ba tòa Hạ, Trung, Thượng mang phong cách thế kỷ XVII.
Dựa trên hệ thống vì gía chiêng - chồng rường, kết cấu bốn hàng chân cột cho
phép nâng cao bộ mái, tạo không gian cao thanh thoát của khu thờ Phật. Sự kết
nối của nhà Cầu với Tiền Đường và Thượng điện bên trong nội thất khá đặc biệt
nhờ hai hàng lan can và vách ngăn gỗ, trang trí những chấn song con tiện, bên
dưới chia bốn tầng chạm trổ dày đặc họa tiết rồng mây mang phong cách nghệ
thuật thế kỷ XVII.
Sau Thượng Điện là tòa Điện Thánh nằm trên một cấp nền cao hơn Điện
Phật 0,95m, lại được nhấn thêm bằng sáu bậc đá hẹp, xung quanh xếp đá lô nhô,
gợi lên hình ảnh một điện thành trên đỉnh núi cao. Đây là một tòa nhà có mặt
bằng gần vuông theo kiểu bốn mái lợp ngói mũi hài. Kết cấu các vì theo kiểu
giá chiêng - chồng rường biến thể. Riêng với vì nóc theo kiểu giá chiêng kép.
Quanh nhà được bao ván đó và cửa bức bàn có thể tháo lắp dễ dàng, phía sau
dùng ván gỗ bịt kín, khiến lòng nhà khá tối. Lối bố cụ, kết cấu kiến trúc như vậy
đã tạo nên vẻ linh thiêng, tính thâm nghiêm của một điện thờ Thánh.
D. Nghệ thuật kiến trúc chùa Thầy với Phật Giáo Mật Tông

Trong quần thể danh thắng gồm 16 ngọn núi với những hang động nổi
tiếng, chùa Thầy nổi bật cả về quy mô và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc.
Dường như từng ngọn núi, con sông nơi đây đều in dấu sự tích, cuộc đời tu hành
của Từ Đạo Hạnh. Cái tên “núi Thầy”, “chùa Thầy”, “tổng Thầy” là cách mà
dân gian thể hiện sự tôn kính đối với “Thầy”- nhà sư trụ trì, hành lễ để cầu phúc,
chữa bệnh, dạy nghề cho dân điah phương. Là thiền sư đời thứ 12 của dòng
thiền Tỳ Ly Đa Lưu Chi, một tông phái của Trung Hoa truyền sang Việt Nam từ
năm 580 cho đến cuối đời Lý, song cách tu của Từ Đạo Hạnh cùng 1 số thiền sư
khác như Vạn Hạnh, Ma Ha, Nguyễn Minh Không… lại mang nhiều yếu tố Mật
Giáo. Bản thân dòng Tỳ Ly Đa Lưu Chi cũng là sự kết hợp giữa Thiền Tông và
Mật Tông, do vậy nó gần với tín ngưỡng phong thuỷ, sấm kỳ, cầu đảo, điều
phục tà ma, bốc thuốc… rất thịnh ở Trung Quốc và Việt Nam. Thiền sư ngày đó
thường nổi tiếng về phép thuật chữa bệnh. “Từ Đạo Hạnh hàng ngày tụng kinh
8


Đại bi tâm Đàlani đủ 108000 lần, sai khiến được Tứ trấn thiên vương, trả thù
cho cha. Sư còn làm bùa phép, bùa chú, còn thác sinh làm vua Lý Trần Tông sau
này”.
Tuy nhiên, Mật Tông khi truyền vào Việt Nam không còn độc lập như
một tông phái riêng mag nhanh chóng hoà vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với
chân tế, cầu hồn, pháo thuật, yến bùa trị tà mà chữa bệnh… Như vậy, chùa Thầy
được coi là một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn của phái Mật Tông,
chủ trương dùng hình tượng cụ thể kết hợp với mật chú, mật ngữ để khai mở trí
tuệ và giác ngộ, thường sử dụng các yếu tố: phong thuỷ, nghệ thuật kiến trúc,
nghệ thuật tạo hình, sắp đặt điêu khắc, đồ thờ để tạo hiệu quả thị giác, để người
Phật tử tự suy ngẫm đi đến giác ngộ. Tất cả những yếu tố này được quy gọn
trong bốn pháp Mạn Trà la bao gồm: “Đại Mạn Trà la, Tam muội gia Mạn Trà
la, Pháp Mạn Trà la, Yến Ma Mạn Trà la”.
Về phong thuỷ, chùa Thầy không chỉ ở vị trí đắc địa mà bản thân sự sắp

đặt kiến trúc phối hợp với cảnh quan thiên nhiên cũng phù hợp với thuyết phong
thuỷ. Đó là hình tượng con rồng. Núi Thầy được xem là con rồng lẻ đàn sắc sảo
(quái long), chung quanh có Thập lục kỳ sơn (là các con lân, con phượng, con
rùa) chầu về. Chùa Thầy được dựng ở chân núi Sài Sơn uốn lượn như đuôi rồng,
mặt nhìn ra núi Long Đấu, phía trước là hồ Long Trì (ao rồng), xung quanh có
làng xóm đông vui. Chùa nằm trên khu đất Hàm rồng, sân cỏ trước là hàm trên
của rồng, bờ hồ bên trái là hàm dưới, miệng rồng há ra đón hòn ngọn là Thuỷ
Đình; Hai dải đất rộng ra hai bên là 2 chân trước của rồng ôm lấy chùa; Hai cầu
Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều là răng nanh của rồng; Hai bên có giếng
tượng trưng cho mắt rồng; Hai cây gạo khúc khuỷu vươn lên trời trước chùa là
râu rồng; Ba lớp chùa Hạ, Trung, Thượng là đầu rồn; Hành lang hai bên chùa có
gác chuông, gác trống là tai rồng. Chính vẻ đẹp, hình tượng kỳ ảo của chùa
Thầy đã khiến chúa Định Vương Căn (1682- 1709) khi qua đây phải ghi lại trên
bia Phật Tích Sơn Tự: “Nay thấy chùa Thiên Phúc ở núi Phật Tích như viên
ngọc nổi lên giữa đám đông ruộng sỏi đá rạng vẻ xuân tươi cả bốn mùa”.

9


Về kiến trúc, đây là một ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh linh thiêng và đẹp
đẽ, đánh dấu sự hội nhập giữa tín ngưỡng bản địa với Phật giáo, giữa tính chất
từ bi của Phật với sự linh thiêng của Thánh. Chùa Thầy được biểu hiện bằng
một cấu trúc hoàn chỉnh gắn kết giữa kiến trúc chùa với một cung Thánh nối
vào phía sau toà nhà Tam Bảo trên cùng một trục. Cung Thánh là một không
gian đóng kín, với diện tích nhỏ để tạo nên vẻ huyền bí, linh thiêng. Toàn bộ
kiến trúc chùa trải dài, ăn cao dần theo triền núi theo bố cục nội công ngoại
quốc, dạng mặt bằng hoàn chỉnh, phổ biến nhất của kiến trúc Phật giáo thế kỷ
XVII. Khu Tam Bảo bao gồm cả toà nhà Tiền đường, Thiêu hương, thượng điện
gắn kết theo kiểu chữ công, hai bên có hai dãy hành lang dài nối gác chuông,
gác chống, nhà hậu tạo nên một một khung chữ nhật (chữ Quốc), tạo cho chùa

một không gian thoáng bên trong nhưng lại kín đáo bên ngoài. Cùng kiếu này
còn có một số chùa thờ Thánh khác như Bối Khê (Hà Tây), chùa Keo (Thái
Bình), chùa Láng (Hà Nội)… Song ở những chùa này, ngay ở kiến trúc phía
ngoài có sự kết hợp giữa kiến chùa (Tam quan) với kiến trúc đền (Nghi môn)
gọi chung là Tam quan nội, Tam quan ngoại. Với những chùa mà việc thờ thánh
quan trọng hơn thờ Phật thì ngũ môn hay nghi môn tứ trụ của đền được đặt
trước tam quan chùa. Chùa Thầy xưa nay không có Tam quan, bởi thế không có
đường vào mặt trước. Đó cũng là đặc điểm của kiến trúc chùa Thầy. Một dấu ấn
nữa ghi nhận sự kết hợp tín ngưỡng bản địa với Phật giáo là việc sử dụng những
miếu thờ Thần đế Phật hoá Thần. Hang Thánh Hoá của chùa Thầy nay vẫn còn
treo biến Hương Hải Am gợi về nơi tu hành xưa của Từ Đạo Hạnh. Khởi đầu
chùa Thầy chỉ là một am nhỏ ứng với Bồ đề viện của Từ Đạo Hạnh, tương ứng
với toà “Điện Thánh” của chùa. Hiện nay nền điện thánh còn bảy hòn đá tảng
chân cột bằng đá màu đỏ nâu kích thước 0.65m x 0.65m và một số hiện vật niên
đại sớm thời Lý.
Những toà chính của chùa Thầy được xây trên nền rất có, thấp nhất là
hành lang và nhà hậu cũng được làm trên nền cao 1m, tiền đường cao hơn mặt
đất 1m, điện Phật cao 1,76m, cao nhất là điện thánh cao 2,20m, xung quanh là
kê đá hộc. Toàn bộ cấu trúc chùa theo kiểu chồng dường kèm giá chiêng. Hành
10


lang kiểu hệ thống vì kéo ván chống. Đáng lưu ý nhất là toà thiêu hương (hay
ống muống) là kiến trúc nối liền dựa chủ yếu hai toà tiền đường và thượng điện
nên không có cột, hai bên có lan can gỗ chạm chấn song con tiện. Tuy nhiên ở
một ngôi chùa đặc biệt như chùa Thầy, nó còn được dân gian địa phương gọi là
nhà cầu. Theo tác giả Trần Lâm - Hồng Kiên, kiến trúc của tòa này rất gần dạng
thượng gia - hạ kiều dù trên dưới không hề có nước. Cùng dạng kiến trúc thượng
gia - hạ kiều còn có hai chiếc cầu đá Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều uốn
cong hai bên phải trái trước chùa, trong địa hình tổng thể như hai năng nanh và

hai mắt rồng. Cầu Nhật Tiên Kiều bên trái chùa để đi ra đảo nhỏ có đền thờ Tam
Thánh, còn Nguyệt Tiên Kiều bên phải chùa nối với bờ hồ có đường lên núi,
tương truyền do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây dựng cuối XVI đầu XVII.
Mỗi cầu gồm năm gian, dưới xây đá cuốn, trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói.
Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp. Ngoài nét đẹp của kiến trúc soi
bóng bên hồ, tạo sự bề thế cho chùa, Nhật - Nguyệt Tiên Kiều còn là biểu hiện
của trời - trăng, âm - dương đối đãi, hòa hợp tạo thế cân đối, tăng thêm vẻ đẹp
cho ngôi chùa. Nằm giữa hồ nước xanh Long Trì trên trục chính của chùa là nhà
Thủy Tạ kiểu phương đình, gồm hai tầng tám mái chồng diêm xoè ra bốn phía
tựa bông sen khổng lồ mọc lên từ hồ nước. Vào ngày hội chùa, đây là nơi diễn ra
trò rối nước vui nhộn.
Có thể nói, kiến trúc chùa Thầy là nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu cho sự
kết hợp sáng tạo giữa kiến trúc Phật giáo với kiến trúc của tín ngưỡng dân gian,
hoàn thiện vào thế kỉ XVII. Đó là một hợp thể thống nhất hài hòa của kiến trúc
chùa và đền trong dạng chùa có tên gọi “Tiền Phật hậu Thánh”. Tuy nhiên trong
hợp thể này, yếu tố Đền vẫn được nhấn mạnh hơn chùa. Qua đó nhằm tôn vinh
vai trò của Từ Đạo Hạnh, vị thiền sư tiêu biểu cho các vị thiền sư thời Lý, Trần
không chỉ có công xây dựng chùa, truyền bá Phật Pháp mà còn là một biểu
tượng tổng hợp: tổ nghề thầy thuốc.
III. Nghệ thuật điêu khắc chùa Thầy
Về điêu khắc, mỗi hệ thống tượng với chức năng riêng biệt sẽ được đặt ở
những vị trí nhất định trong chùa. Ở chùa Thầy với kiến trúc tiền Phật hậu
11


Thánh, có hai hệ thống tượng chính: Hệ thống tượng Phật và hệ thống tượng
Thánh.
Trọng tâm của hệ thống tượng Phật là ở chùa Trung (Đại Hùng Bảo Điện).
Cách sắp xếp cơ bản vẫn chia trên hai chục chính: Trục ngang (thời gian) là bộ
tượng Tam Thế (Quá khứ, hiện tại, tương lai) và trục dọc (không gian) gồm

tượng Tuyết Sơn - Di Lặc - Thích Ca sơ sinh. Mỗi nhóm tượng được chú trọng,
nhấn mạnh đến thần thái, cách tạo hình ứng với chức năng của tượng. Bộ tượng
tam thế tượng trưng cho ba ngàn đức Phật trong ba kiếp, cho tính bình đẳng về
Phật tính, do đó ba pho tượng hình dáng, kích thước tư thế tọa thiền tương tự
nhau chỉ khác thế tay và một vài chi tiết trang trí. Nhóm tượng Di Đà Tam Tôn
bao gồm Bồ Tát Đại Thế Chí- A di đà- Bồ Tát Quan Âm. Ba tượng này có thế
ngồi tọa thiền kiết già (yoga), khiến tâm không thể lay động. Điểm đặc biệt ở ba
pho tượng này là phong cách tạo hình mới chú trọng yếu tố trang trí bằng hệ
thống hạt nổi, bao gồm những hạt tròn to nhỏ khác nhau, kết hợp với hoa cúc
mãn khai kết năm hàng dọc, ba hàng ngang bao quanh thân tượng. Chưa có
tượng nào trước và sau này lại có nhiều hạt như vậy. "Đó là hàng hạt kỳ ảo,
được chạm theo một qui luật bắt nguồn từ ý nghĩa của Mật Tông (gọi là bí mật
giáo, một Phật phái tin vào linh phù, châu ngôn, pháp ấn) tạo ra cái linh thiêng".
Tiếp đó, theo trục dọc là tượng Tuyết Sơn- Di Lặc- Thích Ca sơ sinh
tượng trưng cho ba đoạn đời tu hành của Phật. Tuyết Sơn là Phật ở giai đoạn tu
khổ hành, chưa thành Phật, còn đau đáu về cuộc đời, với hình dạng một nhà sư
gày gò, ngồi an tịnh, trầm mặc, khuôn mặt đầy suy tư. Di Lặc được coi là vị Phật
của tương lai, đấng Từ Tôn cứu thế, người ta cho rằng "Di Lặc xuất thế thiên hạ
thái bình". Bởi vậy tượng Di Lặc thường béo tốt, mặt tròn, bụng phệ, chân tay
ngắn, tư thế một chân co, một chân chống, khuôn mặt tượng luôn cười hớn hở
bắt nguồn từ đại tâm từ bi hỉ xả của ngài . Cuối cùng là tượng Thích Ca sơ sinh
một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất ý nghĩa "Thiên thượng địa hạ, duy
ngã độc tôn", xung quanh có chín con rồng tượng trưng cho mây trời linh thiêng
hội tụ lấy nước thiêng tẩy trừ những uế trọc cho đức Phật.

12


Bao bọc hai bên Tam Bảo là hành lang với hệ thống tượng La Hán, hiện
thân của những người tu hành xuất thân từ nhiều tầng lớp có tiểu sử, cá tính, lối

tu khác nhau do vậy cũng là nhóm tượng sinh động, hiện thực, tạo nhiều cảm
hứng. Tuy nhiên 18 vị La Hán bằng đất ở chùa Thầy không phải là nhóm tượng
đặc sắc về thẩm mỹ và tạo hình. So với một số chùa cùng niên đại thế kỷ XVII,
hệ thống tượng chùa Thầy có số lượng ít, không đầy đủ, phần nào cho thấy vai
trò của Từ Đạo Hạnh trong chùa lớn hơn vai trò của Phật giáo.
Tượng Từ Đạo Hạnh ở ba kiếp khác nhau được thờ trong điện Thánh:
Tượng kiếp tu tiên đặt trong khám thờ bên trái, giữa là tượng chân thân của họ
Từ, bên phải là tượng Lý Thần Tông, hóa thân Từ Đạo Hạnh. Nếu pho chân thân
Từ Đạo Hạnh mang tính chân dung thể hiện khuôn mặt khắc khổ gân guốc,
trong trang phục áo cà sa, mũ pháp sư, ngồi thiền định thì tượng Lý Thần Tông
mang nhiều yếu tố tượng trưng, kích thước lớn hơn người thực. Sinh động, độc
đáo nhất là tượng Từ Đạo Hạnh ở kiếp tu tiên đặt trong khám thờ. Theo yếu tố
Mật giáo tượng Phật được tạo hình động, yếu tố cơ học được thể hiện ở pho
tượng này. "Pho tượng có kích thước bằng người thực, làm bằng gỗ chiên đàn
đặt trong khám thờ. Khi xưa trong ruột tượng có đặt dây máy theo lối con rối, do
đó mỗi khi mở cửa khám tượng từ từ đứng dậy, đóng cửa khám tượng lại từ từ
ngồi xuống. Về sau... mới cắt dây máy, và tượng ngồi luôn…".
Có thể thấy tượng Phật đã được thể hiện bằng nhiều yếu tố hình tượng,
màu sắc, chất cảm để chuyển tải ý tưởng của đạo Phật. Điểm nổi bật của tượng
Phật giáo nói chung, tượng chùa Thầy nói riêng là trạng thái Thiền định, tĩnh tại,
trừ tượng Kim Cương ở thế động còn đều có thế tĩnh, tọa sen thiền định hay
13


đứng thẳng. Cái động chỉ nằm ở thế ấn quyết trên các cánh tay tượng Phật, một
mặt tạo ra sự linh thiêng, mặt khác, trong không gian ngôi chùa, nó có tác dụng
giúp Phật tử thâm nhập vào ý nghĩa của việc tu hành.
Về hình và màu, tượng Phật thể hiện sự viên mãn hoàn chỉnh đầy đủ 32
quý tướng nhà Phật: Tai dài, mặt tròn đầy, tóc bụt ốc… Y phục cân đối tĩnh tại,
hài hòa thiên địa nhân. Riêng các tượng La hán có cá tính riêng do xuất thân,

tiểu sử của mỗi vị. Tượng Thánh mang tính chân dung, hiện thực, đặc biệt chú
trọng đến tính động, tác dụng mạnh tới thị giác người xem.
Về chất liệu: Các nghệ nhân phối hợp giữa gỗ và đất để tạo hình phong
phú. Nếu tượng gỗ với màu của vàng, đỏ của sơn, màu cánh gián dưới ánh đèn
nến tạo cảm giác lung linh, huyền ảo. Tượng đất hút màu tạo nên độ trầm sâu
cho các pho tượng. Tuỳ loại tượng, tuỳ chức năng mà hệ thống tượng được sử
dụng trang trí màu sắc cho phù hợp. Tượng Phật, đặc biệt tượng Tam thế, được
sơn son thếp vàng tạo vẻ trang nghiêm, linh thiêng. Tượng La hán, Hộ pháp sử
dụng màu mạnh, tươi, tương phản gây ấn tượng mạnh về sự trấn áp, oai phong,
tạo cái động. Tượng Tuyết Sơn màu đen, thể hiện giai đoạn khởi thủy, tu hành
theo lối khổ hạnh của Phật.
Không chỉ sử dụng hệ thống điêu khắc, chùa Thầy còn sử dụng tổng hợp
các yếu tố sắp đặt kiến trúc không gian ánh sáng để chuyển tải giáo lý Phật pháp
đến với Phật tử. Đó là yếu tố phong thuỷ tìm sự hòa hợp con người - thiên nhiên,
tạo vật. Từ ngoài vào chùa cũng là sự chuyển trạng thái từ nơi cuộc sống thế tục
để bước vào một thế giới yên tĩnh lắng đọng. Tiền đường bao giờ cũng là nơi
trống vắng, ít tượng, tạo không gian yên tĩnh. Trong cái không gian đó, tượng
Hộ pháp to lớn, oai phong có tác dụng trấn áp sự ngạo mạn trong mỗi con người.
Càng đi sâu vào chùa Phật tử càng được đến gần với cõi Phật. Nơi tiếp xúc trọng
tâm nhất là Phật điện, đông đảo vị Phật đang cứu độ, giáo hóa chúng sinh. Về
ánh sáng càng đi sâu vào chùa, ánh sáng tự nhiên càng mất dần để chuyển sang
ánh sáng của đèn, nếu giúp con người tĩnh tâm suy ngẫm tạm xa rời cuộc sống
đời thường.

14


Nghệ thuật bày đặt điêu khắc, kiến trúc độc đáo, đẹp đẽ linh thiêng, kết
hợp với cảnh quan thiên nhiên vốn có (cụm di tích Chùa, hang động tự nhiên) và
truyền thuyết linh thiêng về vị thiền sư Từ Đạo Hạnh đã đưa chùa Thầy vào

hàng đệ nhất trong di sản nghệ thuật kiến trúc Phật giáo cổ truyền. Đến nay,
chùa Thầy vẫn cuốn hút khách hành hương đến vãn cảnh, cầu phúc cầu tài, và
hấp dẫn các nhà nghiên cứu tìm hiểu về giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, lịch sử, tôn
giáo nơi đây.

15


IV. Một số hình ảnh về chùa Thầy

Chùa Cả

Thuỷ đình ở chùa Thầy

Sân chùa thầy

16


17



×