Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn luyện từ và câu ở trường tiểu học xuân mai tuyên hóa quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.32 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
------

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI:“Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để gây hứng thú
học tập cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn Luyện từ và câu ở
trường Tiểu học Xuân Mai - Tuyên Hóa - Quảng Bình”

Sinh viên:
GVHD: Mai Thị Liên Giang
Lớp: ĐHGD Tiểu học A
Năm học: Học kỳ 2 - 2018

Đồng Hới, tháng 5 năm 2018

LỜI CẢM ƠN
1


Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay
nhiều, trực tiếp hay gián. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm tiểu luận đến
nay, em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn
bè xung quanh.
Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất từ đáy lòng đến các thầy cô giáo của trường Đại học Quảng Bình đã cùng
dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em
trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường.


Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giảng viên - TS. Mai Thị Liên Giang
đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn em qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo
luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài tiểu
luận này của em đã hoàn thành một cách suất sắc nhất. Một lần nữa, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến cô.
Bài tiểu luận được thực hiện trong một tháng. Ban đầu em còn bỡ ngỡ vì
vốn kiến thức của em còn hạn. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

2


MỤC LỤC

3


A - MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Ở tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học quan trọng, chiếm thời lượng nhiều
nhất trong chương trình học. Tiếng Việt là môn học nền tảng giúp học sinh có kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết để học tốt các môn khác.Trong môn Tiếng Việt có
nhiều phân môn: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập
làm văn. Mỗi phân môn đều có đặc điểm và vai trò riêng. Tìm biện pháp để dạy

tốt các phân môn đó là mục tiêu mà các giáo viên Tiểu học đang hướng tới.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để ứng dụng vào dạy học, nhưng lựa
chọn phương pháp nào cho phù hợp để dạy học là một điều khó. Đặc biệt là đối
với phân môn Luyện từ và câu, phân môn khó nhất trong môn Tiếng Việt.. Vì
vậy phảilàm thế nào để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh
nắm được kiến thức là một điều khó. Theo em thì nên sử dụng nhiều phương
pháp và phương pháp chủ yếu để tạo hứng thú cho học sinh đó là phương pháp
tổ chức trò chơi.
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của mỗi con người, đặc
biệt là lứa tuổi lớp 5. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi
này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện
các giác quan mà còn tạo cơ hộicho các em được giao lưu với nhau, được hợp
tác với bạn bè, đồng đội, trong nhóm, trong tổ,...thông qua đó, các em sẽ dần
được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu
trong mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 nói chung và của phân môn Luyện từ
và câu nói riêng. Điều đó chứng tỏ hoạt động vui chơi là một hoạt động hỗ trợ
học tập.
Trong giai đoạn đổi mới giáo dục, nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học
lại càng khó khăn. Làm thế nào để giảm áp lực học tập cho học sinh, tạo được
không khí học tập thoải mái, vui vẻ mà vẫn đảm bảo cho các em tiếp thu được
nội dung của bài. Bên cạnh mục tiêu trang bị kiến thức, giáo duch Tiểu học cũng
đang chuyển hướng sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh.
Phương pháp giáo dục cũng đang được đổi mới theo hướng khả năng thực hành,

4


vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và
động cơ tích cực học tập cho học sinh.
Học sinh tiểu học còn nhỏ, hiếu động, trong khi học vẫn có nhu cầu được

vui chơi. Vì vậy, cần tổ chức các giờ học vui – vui học để học sinh tham gia vào
việc tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú.
“Học mà chơi – chơi mà học” là một trong h phương pháp giúp học sinh
tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kiến thức một cách tự giác
và hứng thú. Thông qua trò chơi học tập, học sinh không những được phát triển
về cả trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ mà còn hình thành được nhiều kỹ năng Tiếng
Việt, hàn vi đạo đức và giáo dục nhân cách. Trong quá trình vui chơi, học sinh tự
mình khám phá, phát hiện kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm củng cố và khắc
sâu thêm kiến thức. Khi lớp học vừa là môi trường học tập vừa là sân chơi bổ
ích và lý thú sẽ tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, thân thiện. Đó là một trong
những yếu tố thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh theo hướng tích cực.
Đáp ứng được nhu cầu vui chơi và học tập đồng nghĩa với việc tiết học đó đã đạt
yêu cầu. Một trong những hình thức dạy học đạt hiệu quả đó là hình thức tổ
chức trò chơi học tập. Vì những lý do trên, em chọn đề tài “ Sử dụng phương
pháp tổ chức trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Xuân
2.

Mai – Tuyên Hóa - Quảng Binh thông qua phân môn Luyện từ và câu”.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sử dụng trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh
lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Mai – Tuyên Hóa - Quảng Bình. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số phương pháp tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng

3.

dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
* Khách thể: Học sinh lớp 5trường Tiểu học Xuân Mai
*Đối tượng nghiên cứu
Các trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh


4. Giả thuyết khoa học
Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để gây hứng thú học tập cho học
sinh sẽ nâng cao kết quả dạy và học
5


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về phân môn Luyện từ và câu và việc tổ chức trò
chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5
Tìm hiểu về thực trạng tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú học tập cho
học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Xuân Mai
Đề xuất và thực nghiệm các giải pháp để nâng cao chất lượng của việc tổ
chức trò chơi học tập để gây hứng thú cho học sịnh lớp 5 thông qua phân môn
Luyện từ và câu.
6. Giới hạn nghiên cứu
Tổ chúc trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh lớp 5 thông qua phân
môn Luyện từ và câu ở Trường Tiểu học Xuân Mai.
7. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
-

Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu:
Phương phâp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra bằngAnket
+ Phương pháp thực nghiệm dạy học

-

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp thống kê toán học
8.Đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần cụ thể hóa lí luận dạy học phân môn Luyện từ và câu, nhất
là quan điểm dạy học gây hứng thú cho học sinh, từ két quả của đề tài khẳng
định vai trò của việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh. Đồng
thời , đây sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong quá trình dạy
học phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
9. Thời gian thực hiện đề tài:
Đầu học kì II - cuối học kì II
10. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lú luận của việc tổ chức trò chơi học tập nhằm gây hứng
thú học tập cho học sinh thông qua phân môn Luyện từ và câu
Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
Luyện từ và câu lớp 5 ở trường Tiểu học Xuân Mai
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
6


7


B - NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1.1.

BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI Ở TIỂU HỌC
Tổng quan lịch sử vấn đề
Một trong những hướng đổi mới trong việc dạy học theo hướng tích cực là
việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh thông qua các môn học . Đây là một

trong những vấn đề được chú trọng, quan tâm. Điều này được thể hiện rõ ở chỗ
có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp dạy học theo
hướng tích cực trong môn Tiểng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu
nói riêng:
Công trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” (Lê A – Thành thị Yên Mĩ –
Lê Phương Nga - Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến – NXBGD – 1997) đề cập đến
những vấn đề chung về dạy học Tiếng Việt, các phương pháp dạy học các phân
môn.
Công trình “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm
lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh” (Hà Nhật Thăng – NXB Hà Nội –2002) giới
thiệu về các trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học.
Cuốn sách “Trò chơi giữa buổi dành cho học sinh Tiểu học” ( Trần Đồng
Lâm – NXB Hà Nội – 2002) giới thiệu một số trò chơi nhằm đem lại tinh thần
thoải mái, sảng khoái cho học sinh sau những giờ học căng thẳng.
Ngoài ra, tài liệu “Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học” (Sách
dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXBGD – NXBĐHSP, 2007) xác định vị
trí, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung cũng như quy trình tổ chức dạy học môn
Tiếng Việt.
Tài liệu “Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới”
(PGS.TS Nguyễn Trí, NXBGH, 2009) giới thiệu chương trình mới môn Tiếng
Việt ở Tiểu học, một số điểm cần lưu ý về phương pháp dạy và học môn Tiếng
Việt ở Tiểu học theo chương trình mới. Trong đó, tác giả nhấn mạnh định hướng
đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu: “Phân môn Luyện từ
và câu có nhiệm vụ rèn cho học sinh dùng từ đúng, nói viết thành câu bởi vậy
cần khai thác triệt để thế mạnh của phương pháp dạy học luyện tập theo mẫu,
phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành giao tiếp, phương
pháp tổ chức trò chơi.
8



Công trình "Tiếng Việt và phương pháp dạy học TiếngViệt ở Tiểu học"
(Đinh Thị Oanh - Vũ Thị Kim Dung - Phạm Thị Thanh) cũng đã nhấn mạnh về
dạy học Tiếng Việt theo hướng tích cực. Tài liệu "Tâm lý trẻ thơ - Phạm Minh
Lăng" cũng đã xác định tầm quan trọng của trò chơi đối với học sinh dựa trên
đặc điểm tâm sinh lý trẻ em có nhu cầu được học đượcchơi.
Ngoài ra, tôi còn tham khảo thêm một số luận văn như:
Luận văn "Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn
Tiếng Việt ở Tiểu học" (Trần Thị Hồng khóa 2007 -2011)
Luận văn "Tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong học Toán" (Trịnh
Văn Tuấn khóa 2011 – 2014).
Hiện nay,cómột số công trình viết về tổ chức trò chơi trong dạy học như:
với công trình" Vận dụng các trò chơi học tập trong dạy học
môn Tiếng Việt lớp 5"; http:// doc.edu.vn với đề tài "Tạo hứng thú trong giờ dạy
học Ngữ Văn bằng cách tổ chức trò chơi"; với đề tài "Một
số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo".
Điểm

chung

của

những

công

trình

nghiêncứunàyđềxácđịnhvaitròcủatròchơihọctập,xemnónhưmộtchiếc cầu nối hữu
hiệu, thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học trong việc giải
quyết nhiệm vụ chung đạt được mục đích đề ra làm thỏa mãn nhu cầu của

cánhân.
Tuy nhiên, các tài liệu trên mới chỉ nghiên cứu ở lí thuyết chưa đi sâu vào
thực tiễn việc sử dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú học tập cho học
sinh. Vì muốn đi sâu nghiên cứu , phân tích việc sử dụng trò chơi để tạo hứng
thú học tập cho học sinh. Đề tài “ Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi gây
hứng thú học tập cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn Luyện từ và câu ở
trường Tiểu học Xuân Mai” chưa có ai nghiên cứu .

1.2.Cơ sở lí luận
1.2.1. Cơ sở tâm lýhọc và cơ sở ngôn ngữ học
9


* Cơ sở tâm lý học: Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành
và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập
vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý
thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em
luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.
Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới
tương lai.Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có
chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ
nét.Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh
những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng
trực tiếp tác động lên giác quan.Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và
chính xác hơn trong thế giới.Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một
cách hợp lý.Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai
trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh,
hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.
Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu học

còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh.Vì vậy, việc sử dụng đồ
dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh.Nhu
cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo
viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Trí
nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người,
nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc
sống.
Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển
chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc.Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư
duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ
thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn
thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp
cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm
10


này.Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể
hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát
triển tư duy cho học sinh.Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng
phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy
luận qua hoạt động với thầy, với bạn.
Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham
hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha. Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để
giáo dục học sinh của mình nhưng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng
giờ, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường lớp ghép.
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của
mỗi người.Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu
trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em.Tình cảm tích cực sẽ kích
thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động.Tình cảm học sinh tiểu học
được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em.Vì vậy

giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo
ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập.Đặc
điểm tâm lí của học sinh dân tộc thể hiện ở tư duy ngôn ngữ – logíc dừng lại ở
mức độ trực quan cụ thể.
Ngoài ra tâm lí của học sinh dân tộc còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu
khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức.Học sinh có thể học
được tính cách hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng
kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh mới.Vì vậy trong môi trường lớp
ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát triển tư duy và kỹ năng học tập
cho học sinh trong môi trường nhóm, lớp. Việc học tập của các em còn bị chi
phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà
trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho
học sinh.
Cơ sở ngôn ngữ học


Ta thấy những thành tựu trong ngôn ngữ học về bản chất ngữ nghĩa của các từ,
11


các lớp từ..là cơ sở những giờ dạy lý thuyết về từ, giáo viên phải nắm được dần
dần từng bước cho học sinh làm quen với những khái niệm của từ, tính nhiều
nghĩa,

đồng

nghĩa,

trái


nghĩa,..

Dựa

trên

bình

diện

pháttriểnlờinói,dạytừphảitínhđếnđặcđiểmcủa từng mộtđơnvịngôn ngữ, quan hệ
trực tiếp của từ với thế giới bên ngoài. Việc dạy từ cần được trình bày như là
việc thiết lập quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ.
Đó là hai mặt hình thức và nội dung của tín hiệu từ. Hai mặt này gắn chặt với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau.Đồng thời, việc dạy từ nhất thiết phải tính đến
những quan hệ ý nghĩa của từ với những từ khác bao quanh trong các phong
cách chức năng. Như vậy, cần tính đến cơ sở ngôn ngữ học của dạy từ, đó cũng
chính là cơ sở của việc đề xuất nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ
thống ngôn ngữ khi dạytừ.


Trong quá trình hình thành khái niệm từ, cấu trúc câu là quá trình học sinh nắm
những thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu
tượng hóa và cụ thể hóa. Để việc hình thành khái niệm nắm cấu trúc ngữ pháp
cho học sinh được tiến hành một cách thuận tiện phải đảm bảo sự thống nhất
giữa nội dung và hình thức. Đây là một nguyên tắc có tính ngôn ngữ học. Nó đòi
hỏi quá trình dạy phải luôn giúp học sinh nhận ra dấu hiệu nội dung và dấu hiệu
hình thức của của khái niệm, cấu trúc của từ, câu đồng thời nắm rõ chức năng ý
nghĩa của nó trong lời nói.
1.2.2. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu

* Vị trí: Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vị trí đặc biệt quan
trọng ở trường Tiểu học. Ngoài việc xây dựng thành phân môn độc lập, các kiến
thức và kỹ năng về từ và câu còn được tích hợp trong các phân môn còn lại của
môn Tiếng Việt và cả trong các môn học khác ở trường Tiểu học.
* Nhiệm vụ: Phân môn này có nhiệm vụ tổ chức cho học sinh thực hành
làm giàu vốn từ, cụ thể là:
- Chính xác hóa vốn từ : giúp học sinh có thêm những từ mới, những nghĩa
mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ.
- Hệ thống hóa vốn từ: giúp học sinh sắp xếp các từ thành một trật tự nhất
12


định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh, nhiều và tạo ra được
tính thường trực của từ.
‘- Tích cực hóa vốn từ: giúp học sinh biến những từ ngữ tiêu cực thành
những từ ngữ tích cực được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày.
-

Về mặt luyện câu: phân môn này phải tổ chức cho học thực hành để rèn luyện
các kỹ năng cơ bản về ngữ pháp, kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kỹ năng sử
dụng các dấu câu, kỹ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đích nói, tình
huống, lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp cao, kỹ năng liên kết các câu để tạo
thành đoạn văn, văn bản. Bên cạnh đó, phân môn này còn giúp học sinh tiếp thu
một số quy tắc chính tả, quy tắc viết hoa, quy tắc sử dụng dấu câu

-

Ngoài các nhiệm vụ kể trên, phân môn Luyện từ và câu phải chú trọng việc rèn
luyện tư duy, thẩm mỹ cho học sinh.
1.2.3. Nguyên tắc dạy học phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học

Để dạy Luyện từ và câu một cách có mục đích, có kế hoạch người giáo
viên cần tuân thủ các nguyên tắc dạy học như: nguyên tắc giao tiếp; nguyên tắc
tích hợp; nguyên tắc trực quan và nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội
dung và hình thức ngữpháp.
Đối với nguyên tắc giao tiếp, giáo viên cần chú ý giao tiếp là chức năng xã
hội của ngôn ngữ.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài
người. Việc thay tên gọi hai phân môn "từ ngữ" và "ngữ pháp" của chương trình
Tiếng Việt củ bằng "Luyện từ và câu" ở chương trình Tiếng Việt mới là sự phản
ánh quan điểm dạy học trong Luyện từ và câu. Nó đòi hỏi việc dạy học từ, câu
nằm trong quỹ đạo dạy Tiếng Việt như là một công cụ giao tiếp nhằm thực hiện
mục tiêu của chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới "hình thành và phát triển ở
học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao
tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi".Vì thế, nguyên tắc giao tiếp cũng
chính là sự vận dụng nguyên tắc thực hành của lí luận dạy học vào dạy học tiếng
mẹ đẻ nên còn gọi là nguyên tắc thực hành. Trong dạy học Luyện từ

và câu

không chỉ được thực hiện trên phương diện nội dung mà cả ở phương pháp dạy
học.Vì phương pháp dạy học, trước hết là các kĩ năng Tiếng Việt phải được hình
13


thành và phát triển thông qua hệ thống bài tập mang tính tình huống phù hợp với
những tình huống giao tiếp tự nhiên. Như vậy, nguyên tắc giao tiếp trong dạy
Luyện từ và câu đòi hỏi học sinh phải tiến hành hoạt động ngôn ngữ thường
xuyên.Đó là những yêu cầu thực hiện bài tập miệng, bài viết trình bày ý nghĩa
tình cảm, ứng dụng tri thức lý thuyết vào bài tập.Đa dạng hóa các hình thức ứng
dụng nhằm phát triển ngôn ngữ lời nói. Quán triệt nguyên tắc giao tiếp trong
luyện từ và câu chính là việc hướng đến xây dựng nội dung dạy học. Đồng thời

việc làm giàu vốn từ, dạy từ phải gắn với đời sống với việc làm giàu những biểu
tượng tư duy, bằng con đường quan sát trực tiếp và thông quacác hoạtđộng lời
nói. Phải thiết lập được mối quan hệ đúng đắn giữa hình ảnh bằng lời nói sinh
động, những kinh nghiệm lời nói và những kinh nghiệm sống đã được bổ sung.
Dạy học phải đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết ngữ pháp và thực hành ngữ
pháp với mục đích phát triển kĩ năng giao tiếp ngônngữ.
Đối với nguyên tắc tích hợp, giáo viên cần chú ý không có vốn từ phong
phú, không hiểu nghĩa đặc điểm ngữ pháp của từ thì không thể đặt câu đúng,
đồng thời nếu không nắm vững quy tắc đặt câu thì dù có vốn từ phong phú, dù
nắm chắc nghĩa của từ vẫn không thể trình bày được ý nghĩ của mình một cách
đúng đắn, mạch lạc. Vì vậy, luyện từ và luyện câu không thể tách rời.Nguyên
tắc này đòi hỏi việc dạy Luyện từ và câu phải được hình thành mọi lúc, mọi nơi
ngoài giờ học, trong các môn học. Tất cả các môn học và các phân môn Tiếng
Việt đều có vai trò lớn trong Luyện từ và câu. Chúng mở rộng sự hiểu biết về
thế giới, con người, góp phần làm giàu vốn từ ngữ và cách trình bày có tính chất
chuyên ngành. Chúng sẽ bổ sung vốn tiếng mẹ đẻ cho họcsinh.
Đối với nguyên tắc trực quan, giáo viên cần biết được ý nghĩa của những
hình ảnh, những biểu tượng của trẻ em về thế giới xung quanh là một tổ hợp cần
thiết cho bất kỳ việc dạy học nào.Quan điểm này là cơ sở của nguyên tắc trực
quan.Việc dạy từ đồng thời tác động đến học sinh bằng vật thật (hoặc vật thay
thế) và bằng lời nói.Quá trình học, học sinh phải kết hợp cả nghe, nói, đọc, viết
từ và câu.Các ngữ liệu giáo viên đưa ra làm cơ sở xem xét trong giờ học Luyện
từ và câu phải thực sự tiêu biểu.Đồng thời, để đảm bảo việc sử dụng tài liệu trực
14


quan hiệu quả thì giáo viên phải nắm chắc mục đích nội dung, nhiệm vụ bài học
đó yêu cầu. Qua đó giáo viên nhìn nhận để chọn ra tài liệu trực quan phù hợp
đảm bảo mục đích yêu cầu của tiết học. Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng kế
hoạch sử dụng tài liệu trực quan phù hợp với từng bước lên lớp, từng nội dung,

nhiệm vụ dạyhọc.
Đối với nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức
ngữ pháp trong dạy học Luyện từ và câu. Giáo viên cần chú ý đến quá trình
hình thành khái niệm cũng đồng thời là quá trình học sinh nắm những thao tác tư
duy nhưphântích,tổnghợp,sosánh,kháiquáhóa,trừutượnghóavàcụthểhóa.
Khi tiến hành dạy học sinh về hình thành khái niệm phải chú ý đến việc đối
chiếu từ trong việc giải nghĩa từ, đặt từ trong các hệ thống hàng ngang, hàng
dọc, phẩm chất xã hội để xem xét và sử dụng.Đồng thời, phải đặt câu trong ngữ
cảnh, trong văn bản để xemxét.
1.2.4 Trò chơi và trò chơi học tập
Nói về trò chơi thì có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nó, mỗi cách hiểu
cách nghĩ mang một màu sắc riêng. Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần
thiết nhằm thỏa mản những nhu cầu giải trí đa dạng của con người. Nó là
phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân
cách, trí lực của trẻ em.Trò chơi còn là một hình thức dưỡng sinh của người lớn
tuổi, giúp họ hăng hái thư giãn, vui vẻ, trẻtính.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với
kiến thức, kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học,
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi
học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào các tình huống
của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố và mở rộng
những gì đã được học, trang bị thêm cho học sinh hành tràn kiến thức chắc chắn.
Trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú, trí tưởng tượng và sự
phát triển trí tuệ của các em.Đặc biệt đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các
em còn hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh học là hoạt động chủ đạo thì
nhu cầu được chơi, nhu cầu giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại và cần được thỏa
15


mản. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa học mà chơi, chơi mà

học thì học sinh sẽ hăng hái, say mê học tập và tất yếu kết quả của quá trình dạy
học cũng đạt tới đỉnhđiểm.
Áp dụng phương pháp trò chơi học tập vào phân môn Luyện từ và câu là
đưa học sinh vào hoạt động vận dụng. Học sinh phải thực hiện chủ động, sáng
tạo để nhận diện được điều cần lĩnh hội, tiếp thu. Trò chơi học tập tổ chức trong
quátrìnhhọcgiúplàmgiảmbớtđisựcăngthẳngkhôkhankhôngcònsựtẻnhạtmà

đem

đến sự sôi nổi, ham mê, hấp dẫn, say sưa tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội tri thức
của mỗi giờ học.Việc sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu
là phương pháp hữu hiệu cho học sinh thoát ly khỏi việc cung cấp kiến thức về
từ, câu một cách khô khan. Thay vào đó hình thức sử dụng trò chơi học tập sẽ
giúp học sinh nắm chắc kiến thức và vận dụng linh hoạt vào thực tế.Thông qua
trò chơi, kiến thức lại một lần nữa được khắc sâu trong trí óc của học sinh, việc
lưu giữ tri thức thông qua trò chơi là một hình thức đúng đắn và mang tính đổi
mới cao trong phương pháp dạy học.Chính vì vậy, trò chơi học tập có những ý
nghĩa rất quan trọng trong quá trình dạyhọc.
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua
việc tổ chức hoạt động cho học sinh.Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinhđược hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi
chuyền tải mục tiêu của bài học.Luật chơi, cách chơi thể hiện nội dung và
phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh
giá.
Mục đích của việc sử dụng trò chơi học tập: Sử dụng trò chơi học tập để
hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kĩ năng, kiến thức đã học.
Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng
cố kiến thức, kĩ năng.Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để
hình thành kiến thức, kĩ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học
sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi.Trò chơi học tập
không chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học
16


tập của các em. Với các đặc điểm riêng trò chơi mở ra cho học sinh Tiểu học
một khả năng phát triển lớn. Các em được tiếp cận hoàn cảnh chơi, nhiệm vụ
chơi, hoạt động chơi.Từ đó các em lĩnh hội các tri thức sống động, thực tế cuộc
sống xung quanh và tri thức khoa học.Quá trình chơi các em biểu lộ tình cảm rất
rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng,buồn bã khi thất bại. Đây chính là đặc tính
thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi tham gia trò chơi học sinh vận dụng
hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sáng tạo.Trò chơi
học tập rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Bởi lẽ,
khi tham gia chơi cũng là dịp tốt nhất để trẻ phát hiện, thăm dò thế giới xung
quanh qua đó mà kích thích tính tò mò, óc quan sát năng lực phán đoán, trí
tưởng tượng. Chính vì vậy nhiều nhà giáo dục đã từng gọi "Trò chơi là trường
học của cuộc sống" . Trẻ em cần chơi như việc cần được ăn no mặc ấm. Trò chơi
nuôi dưỡng tâm hồn mà trẻ không gì có thể thay thế được. Không tạo điều kiện
cho trẻ chơi cũng chính là ngăn chặn con đường phát triển tự nhiên của chúng.
Dạy học Luyện từ và câu có ý nghĩa quan trọng trong trường Tiểu học. Việc
vận dụng trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh là một trong những phương
pháp hữu hiệu nhất nhằm đảm bảo phù hợp với dạy học theo hướng đổi mới góp
phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học. Để dạy học theohướng vận
dụng tổ chức trò chơi học tập thật sự hiệu quả, giáo viên cần phải nắm rõ được
yêu cầu nội dung, phương pháp tổ chức trò chơi để lồng ghép vào bài học một
cách thích hợp nhất nhằm thu được kết quả như mongđợi.

17



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁCH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC
TẬP CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ
CÂU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN MAI
2.1. Thực trạng tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú học tập cho học
sinh lớp 5 thông qua phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Xuân
Mai
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho
học sinh qua phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Xuân Mai có một số
thuận lợi và khókhăn.
* Về mặt thuận lợi:


Giáo viên:

-

Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác, đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và
được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đội ngũ giáo viên yêu
nghề, có năng lực sư phạm. Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 nhìn chung ngắn
gọn, cụ thể.

-

Giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh; luôn tích cực tự học và
sáng tạo trong giảng dạy



Học sinh:


-

Hầu hết các em đã có những kiến thức sơ giản về ngữ âm và ngữ pháp đã được
làm quen ở các lớp dưới.

-

Một số em đã có ý thức tự học, tự rèn luyện.

-

Sự quan tâm của phụ huynh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói
riêng và môn Tiếng Việt nói chung

-

Các em được học 2 buổi/ngày. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành
thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác.
* Về mặt khó khăn:



Giáo viên:

-

Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm, đối
tượng còn hạn chế. Chưa quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp, giáo viên chỉ
chú trọng vào các em học sinh hoàn thành tốt và coi đây là chất lượng chung của
18



lớp.
-

Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ,
chưa chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra
phương pháp phù hợp với học sinh, còn phụ thuộc vào đáp án, gợi ý dẫn đến học
sinh không thích học phân môn này. Tâm lý giáo viên sợ hết giờ nên sử dụng
phương pháp rèn theo mẫu cho nhanh, học sinh chưa phát huy được tính tích
cực.
Ví dụ: Bài mở rộng vốn từ: Tổ Quốc (tuần 2): bài 1, 2, 3, 4 giáo viên hướng
dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. Hình thức: cá nhân xuyên suốt
từ bài 1 đến bài 4. Phương pháp: hỏi đáp là chủ yếu.

-

Bên cạnh đó, hình thức tổ chức dạy học của một số giáo viên còn đơn điệu, hầu
như ít sáng tạo, chưa thu hút, lôi cuốn học sinh.

-

Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo phục vụ
việc giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh ảnh, vật chất và các đồ dùng dạy
học khác chưa phong phú.

-

Đối với từng bài, từng tiết giáo viên nghiên cứu chưa kĩ nên chưa hiểu hết ý đồ
của sách giáo khoa, dẫn đến trong tiết dạy giáo viên vẫn chưa vận dụng phù hợp,

linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp theo từng nội dung,
kiến thức của từng bài dạy yêu cầu. Nhiều giáo viên lạm dụng quá nhiều trò chơi
trong một tiết dạy, thời gian bố trí chưa hợp lý, hình thức chưa đảm bảo yêu
cầu. Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi chưa cụ thể, logic học sinh chưa
hiểu rõ nên quá trình chơi không đảm bảo hiệu quả

-

Khi tổng kết trò chơi giáo viên chưa đưa ra đánh giá nhận xét, tuyên dương phê
bình đúng mực nên chưa khuyến khích, cổ vũ được tinh thần của học sinh sau
quá trình chơi. Trong khoảng thời gian 30 - 35 phút, thời gian này cho một tiết
học giáo viên phải đảm bảo cung cấp cho học sinh kiến thức mới nên thành thử
việc tổ chức trò chơi học tập cũng chưa được đào sâu. Đó là những khó khăn
đang còn mắc phải trong việc tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú cho học
sinh tại Trường Tiểu học Xuân Mai qua phân môn Luyện từ vàcâu.
2.2. Nội dung và chương trình dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5
19


2.2.1.Nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5
1.Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá
trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt,
thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học.
2.Trang bị các kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản;
rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu.
a/ Nội dung kiến thức:
- Ngữ âm:
+ Các bộ phận của vần(âm đệm, âm chính, âm cuối)
+ Cách đánh dấu thanh trên phần vần.
- Từ và nghĩa của từ:

+ Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm (bao gồm từ Hán Việt, thành
ngữ, tục ngữ).
+ Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
+ Từ loại: Đại từ, quan hệ từ.
+ Ôn tập:
* Tổng kết vốn từ ở tiểu học
* Ôn tập về cấu tạo từ.
* Ôn tập về từ loại.
- Câu:
+ Câu ghép: . Câu ghép là gì? . Cách nối các vế câu ghép: nối trực tiếp, nối
bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ và cặp từ hô ứng.
+ Ôn tập về câu.
+ Ôn tập về dấu câu. - Văn bản:
+ Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
+ Liên kết các câu tronbg bài bằng cách thay thế từ ngữ.
+ Liên kết các câu trong bài bằng các từ ngữ nối.
b/ Các loại bài học:
- Dạy lý thuyết: Trừ bài mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và bài ôn tập, tổng
kết, các bài học Luyện từ và câu đều gồm ba phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện
20


tập. Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi(bài tập) gợi ý cho HS
phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết. Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệu
thường được rút ra từ những bài tập đọc mà HS đã học. Các ngữ liệu đều mang
tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế để đảm bảo tính hiệu quả của việc
phân tích và tránh làm mất thời gian học tập. Ghi nhớ là phần chốt lại những
điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu. HS cần nắm
vững kiến thức này. Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến
thức đã học.

- Hướng dẫn thực hành: Các bài học mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, ôn tập,
tổng kết đều được thể hiện dưới hình thức bài tập thực hành. Những kiểu bài tập
thực hành chủ yếu là:
+ Tìm từ ngữ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho.
+ Xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo từ.
+ Xác định nghĩa của thành ngữ, tục ngữ.
+ Phân loại từ ngữ và các yếu tố cấu tạo từ.
+ Đặt câu với từ ngữ đã cho.
+ Lập bảng tổng kết kiến thức đã học.
+ Xác định tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ
3.Bồi dưỡng cho HS ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá trong
giao tiếp. Thông qua nội dung dạy học và cách tổ chức hoạt động trên lớp, phân
môn Luyện từ và câu góp phần bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói,
viết thành câu và ý thức sửdụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp vơí các chuẩn
mực văn hóa

21


2.2.2. Chương trình dạy học phân môn Luyện từ và câu.
Chương trình Luyện từ và câu lớp 5 gồm 63 tiết (không kể những tuần ôn
tập giữa kì) học kỳ I là 32 tiết, học kỳ II là 31 tiết. Mỗi tuần 2 tiết gồm các nội
dung sau:
Tuần
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Chủ điểm
Nội dung
Việt Nam – Tổ quốc em Từ đồng nghĩa
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Việt Nam – Tổ quốc em Mở rộng vốn từ : Tổ quốc
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Việt Nam – Tổ quốc em Mở rộng vốn từ : Nhân dân
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Cánh chim hòa bình
Từ trái nghĩa
Luyện tập về từ trái nghĩa
Cánh chim hòa bình
Mở rộng vốn từ : Hòa bình
Từ đồng âm
Cánh chim hòa bình

Mở rộng vốn từ : Hữu nghị - Hợp tác
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
Con người với thiên Từ nhiều nghĩa
nhiên
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Con người với thiên Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
nhiên
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Con người với thiên Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
nhiên
Đại từ
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Giữ lấy màu xanh
Đại từ xưng hô
Quan hệ từ
Giữ lấy màu xanh
Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường
Luyện tập về quan hệ từ
Giữ lấy màu xanh
Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường
Luyện tập về quan hệ từ
Vì hạnh phúc con người Ôn tập về từ loại
Ôn tập về từ loại
Vì hạnh phúc con người Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc
Tổng kết vốn từ
Vì hạnh phúc con người Tổng kết vốn từ
Tổng kết vốn từ
Vì hạnh phúc con người Ôn tập về từ và cấu tạo từ
Ôn tập về câu
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

Người công dân
Câu ghép
Cách nối các vế câu ghép
Người công dân
Mở rộng vốn từ : Công dân
22

Trang
7
13
18
22
27
32
38
43
47
51
56
61
66
73
78
82
87
92
104
109
115
121

126
131
137
142
147
151
156
159
166
171
8
12
18


Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Người công dân
Mở rộng vốn từ : Công dân
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Vì cuộc sống thanh Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
bình
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Vì cuộc sống thanh Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh
bình
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Vì cuộc sống thanh Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh
bình
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
Nhớ nguồn
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp

từ ngữ
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay
thế từ ngữ
Nhớ nguồn
Mở rộng vốn từ : Truyền thống
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

21
28
32
38
44
48
54
59
64
71
76

27

Nhớ nguồn

90
97

28
29

Nam và nữ


30

Nam và nữ

Mở rộng vốn từ : Truyền thống
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ
nối
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi,
chấm than)
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi,
chấm than)
Mở rộng vốn từ : Nam và nữ
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

31

Nam và nữ

Mở rộng vốn từ : Nam và nữ
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

129
133

32

Những chủ nhân tương Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
lai

Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)

138
143

33

Những chủ nhân tương Mở rộng vốn từ : Trẻ em
lai
Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)

147
151

34

Những chủ nhân tương Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận
lai
Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)

155
159

21
22
23
24
25

26


35

81
86

110
115
120
124

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
2.2.3. Khái quát về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học lớp 5
Theo định hướng của việc đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức dạy học

theo hướng tích cực. Việc đảm bảo kết quả dạy học hiệu quả phải sử dụng đa
dạng phương pháp dạy học nhằm tạo ra các phương thức chuyển tải kiến thức
23


đến học sinh một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Không có phương pháp dạy học
nào là vạn năng.Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng của nó.
Quan trọng ở đây là người giáo viên phải biết lựa chọn và vận dụng phối hợp
các phương pháp một cách linh hoạt nhằm phát huy những ưu điểm đồng thời
hạn chế những nhược điểm của các phương pháp dạy học đó. Việc vận dụng
phương pháp trò chơi học tập gây hứng thú cho học sinh qua phân môn Luyện từ
và câu góp phần hình thành và củng cố tri thức trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng
với các phương pháp dạy học khác trong quá trình dạyhọc.
Về các bước tiến hành khi sử dụng phương pháp trò chơi.Để tổ chức trò
chơi học tập có hiệu quả cần tiến hành theo 3 bước như sau:

Bước 1 : Chuẩn bị.
Bước 2 : Tổ chức trò chơi. Bước 3 : Đánh giá tổng kết.
Về yêu cầu sư phạm khi tổ chức trò chơi học tập. Trò chơi học tập là một
trò chơi đặc biệt chính vì thế có một số yêu cầu khác so với trò chơi thông
thường nhằm đảm bảo đạt mục đích của việc tổ chức trò chơi. Trò chơi học tập
phải mang tính giáo dục, thông qua trò chơi học sinh hiểu được ý nghĩa của trò
chơi.Trò chơi học tập nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài
học. Tức là trò chơi học tập phải gắn với các tri thức và kĩ năng bài học.Khi
sáng tạo ra các trò chơi học tập người giáo viên dựa vào các kiến thức và kĩ năng
của bài học cần củng cố, rèn luyện cho học sinh để xây dựng nội dung các trò
chơi. Đồng thời, trò chơi học tập phải đảm bảo phù hợp với nội dung. Nội dung
trò chơi phải mang tính thực tiễn và phải phù hợp với khả năng của họcsinh.
Hình thức tổ chức trò chơi học tập phải đa dạng, phong phú có sự thay đổi
tránh sự lặp đi lặp lại một trò chơi trong các tiết học.Đặc biệt, không nhất thiết là
việc tổ chức trò chơi học tập là diễn ra vào một thời điểm nhất định của một tiết
dạy, mà nó có thể diễn ra trên xuyên suốt quá trình của tiết học đó. Nhằm tạo sự
lồng ghép vào hoạt động học để tạo hiệu quả của trò chơi học tập.Trò chơi học
tập phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo nhằm phát huy cao độ tác dụng của trò
chơi.Luật chơi phải được phổ biến rõ ràng trước khi thực hiện trò chơi học
tập.Đặc biệt, trò chơi học tập phải kích thích sự hứng thú của họcsinh.
24


Về cấu trúc của trò chơi cần phải xây dựng được tên trò chơi, mục đích ý
nghĩa trò chơi, dụng cụ trò chơi, luật chơi, cách chơi, số người chơi và tổng kết
trò chơi.
Tên trò chơi : là việc khởi đầu có tác động gây hứng thú đối với học sinh.
Trò chơi nào cũng phải nêu được tên trò chơi.Vì tên trò chơi như là định hướng
được một phần nào đó của trò chơi.
Mục đích của trò chơi: Khi trò chơi tiến hành giáo viên nói lên mục đích

của trò chơi.
Dụng cụ trò chơi : Là những vật dụng nhằm hỗ trợ quá trình chơi, những
vật dụng đó phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực và an toàn cho quá trình
chơi.
Luật chơi : Là yêu cầu, quy định của trò chơi và buộc người tham gia phải
tuân thủ nó. Khi người chơi không tuân thủ thực hiện thì đồng nghĩa người chơi
đã vi phạm nguyên tắc chơi. Luật của trò chơi phải rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ
thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. Đồng thời, trò chơi
học tập nên diễn ra trong thơi gian ngắn để đảm bảo tính cô đọng, ý nghĩa của
trò chơi. Tránh gây cảm giác nhàm chán khi kéo dài thơi gian trong việc thực
hiện trò chơi học tập.Vì như thế, sẽ giảm hiệu quả của tròchơi.
Cách chơi : Đó là cách thức thực hiện trò chơi.
Số người chơi : Phải nêu rõ số người tham gia trong một trò chơi.
2.2.4. Các trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy
học chúng tôi đã tiến hành xây dựng được hệ thống trò chơi học tập nhưsau:
Trò chơi 1: Rung chuông vàng
Trò chơi 2: Hiểu ý đồng đội
Trò chơi 3: Ô chữ kì diệu
Trò chơi 4: Truyền tin
Trò chơi 5: Giành cờ chiến thắng
Trò chơi 6: Vòng quay kiến thức
Trò chơi 7: Hãy hát lên
25


×