Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÀI THU HOẠCH tìm HIỂU THỰC tế GIÁO dục TRƯỜNG THPT đào DUY từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.06 KB, 22 trang )

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC TRƯỜNG
THPT ĐÀO DUY TỪ

Họ và tên sinh viên

:

Mã sv

:

Ngành thực tập (Khoa)

: Ngữ Văn

Tên trường thực tập

: THPT Đào Duy Từ-Quảng Bình

I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU:
1. Nghe báo cáo:
- Tình hình thực tế của nhà trường do: cô giáo Dương Thị Thu Hiền, cô
Nguyễn Thị Thu Hiền trình bày
- Số lượng: 01 buổi
- Thời gian: Bắt đầu từ 8h30 ngày 26/02/2018, tại phòng hội đồng.
2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu:
Về trường THPT Đào Duy Từ, sổ chủ nhiệm của giáo viên hướng dẫn, hồ
sơ, sổ sách của lớp chủ nhiệm (sổ đầu bài, danh sách lớp, sơ đồ lớp, danh sách
bcs, bch lớp...)
Trang web: />3. Điều tra thực tế:
Tham quan khuôn viên, phòng truyền thống, phòng thực hành và phòng


thư viện cũng như tìm hiểu thông tin từ các thầy cô giáo trong trường và học
sinh các lớp.

1


II. KẾT QUẢ TÌM HIỂU:
 Thông tin chung về trường:

Hình 1: Trường THPT Đào Duy Từ-Quảng Bình
- Tên: Trường THPT Đào Duy Từ - Quảng Bình
- Địa chỉ: Tiểu khu 7, Phường Đồng Mỹ, TP Đồng Hới, Quảng Bình
- Địa chỉ Email (công vụ):
- Địa chỉ Website: thpt-daoduytu-qb.edu.
1. Tình hình giáo dục địa phương
Theo tìm hiểu sơ bộ thì toàn tỉnh có 619 trường và cơ sở giáo dục. Trong
đó, có 178 trường và cơ sở giáo dục mầm non, 210 trường tiểu học, 148 trường
trung học cơ sở, 18 trường tiểu học và trung học cơ sở, 27 trường trung học phổ
thông, trong đó có một trường chuyên và một trường dân tộc nội trú, 6 trường
trung học cơ sở và trung học phổ thông, 6 trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp, 7
trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên
tỉnh, 1 trường đại học, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 7 trung tâm ngoại ngữ
và 3 trung tâm ngoại ngữ - tin học, 3 trung tâm tin học. Trong tổng số 615
trường, có 325 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có 67 trường mầm non, 168
2


trường tiều học, 77 trường trung học cơ sở, 10 trường trung học phổ thông trong
đó có trường THPT Đào Duy Từ).
Riêng thành phố Đồng Hới, theo báo cáo thì hiện nay trên địa bàn có 21

trường và cơ sở giáo dục mầm non, 22 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ
sơ, 5 trường cấp trung học phổ thông, 1 trung tâm kĩ thuật hướng nghiệp, 1 trung
tâm giáo dục thường xuyên. Thời gian gần đây có thêm trường trung học phổ
thông Phan Đình Phùng (từ bán công chuyển lên công lập).
Chất lượng của đội tuyển học sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia luôn
duy trì ở mức tương đối cao.
Với những số liệu trên có thể thấy rằng, giáo dục Quảng Bình nói chung và
giáo dục trên địa bàn Đồng Hới nói riêng khá phát triển và vững mạnh, hệ thống
cơ sở giáo dục phát triển, đa dạng đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân
hầu hết mọi người đều được tham gia học tập và bên cạnh đó đã tạo điều kiện
cho tỉnh Quảng Bình nói chung và người dân thành phố Đồng Hới nói riêng
càng ngày càng tiến bộ đi lên theo con đường CNH- HĐH của Đất nước.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường:
* Vài nét về lịch sử trường trung học phổ thông
Trường THPT cấp III Quảng Bình trường phổ thông cấp III đầu tiên của
tỉnh - được thành lập từ tháng 7 năm 1959. Do chiến tranh tàn phá, qua bao lần
dịch chuyển, chia tách, 30 năm sau – ngày 26 tháng 8 năm 1989- theo quyết
định của UBND tỉnh Quảng Bình, Trường THPT Đào Duy Từ được thành lập và
xây dựng trên mảnh đất của trường phổ thông cấp III quảng bình.
1. Trường phổ thông cấp III Quảng Bình là trường phổ thông trung học hệ
10 năm, những ngày đầu học chung với trường cấp II Đông Hải (Nằm trên mảnh
đất trường THPT Đào Duy Từ hiện nay). Năm học đầu tiên (1959 – 1960)
trường chỉ có 3 lớp 8 với 136 học sinh, đến năm học 1961 – 1962 đã có đủ các
lớp 8, 9, 10 với hơn 400 học sinh. Năm học 1962 – 1963 trường được chuyển
địa điểm lên phía Bắc Cầu Rào thuộc địa phận xã Lý Ninh (nay thuộc phường
Nam Lý TP. Đồng Hới)
Trong 3 ngày 7,8 và 11 tháng 2 năm 1965, giặc Mỹ leo thang đánh phá
miền Bắc, thị xã Đồng Hới bị máy bay ném bom tàn phá nặng nề, trường bị bom
đánh sập. Cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên 5 tán lên
3



xã Vạn Ninh huyện Quảng Ninh. Lớp học, nhà hầm – rải rác từ thôn Bến đến
thôn Tây, bàn ghế học sinh là những cây gổ tròn nhỏ được đẽo ghép lại, soạn
bài, đều bằng ánh sáng đèn dầu che kín, chỉ chừa một lổ nhỏ vừa trang sách.
2. Năm học 1966 – 1967, trường tách làm đôi để thành lập trường phổ
thông cấp III Quảng Ninh (Tiếp tục ở lại Vạn Ninh), và trường cấp III phổ thông
Đồng Hơí (Sơ tán về Cồn Chùa xã Thuận Đức ngày nay)
Năm học 1967 – 1968, trường phổ thông cấp III Quảng Ninh sơ tán lên
huyện Minh Hóa và hết năm học này trở lại Quảng Ninh, nay là trường THPT
quảng Ninh. Năm 1972, trường phổ thông cấp III Đồng Hới chuyển về Cộn
(Phường Đông Sơn, TP. Đồng Hới Ngày nay)
Năm học 1986 – 1987 trường phổ thông cấp III Đồng Hới chia thành hai
phân hiệu: Phân hiệu 1, nay là trường THPT Đồng Hới và phân hiệu 2 là tiền
thân của trường THPT Đào Duy Từ.
3. Trường THPT Đào Duy Từ được thành lập ngày 26 tháng 8 năm 1989 theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình và được xây dựng trên mảnh đất
của trường phổ thông cấp III ngày ấy.
• Thuận lợi:
- Trường đã được UBND Tỉnh cấp bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai
đoạn 2; Sở GD&ĐT quyết định công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ
3. Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh, Thành phố, của Sở
GD&ĐT và các ban nghành chức năng.
- Tập thể CBGVNV của nhà trường đoàn kết nhất trí, phần lớn có tinh thần
trách nhiệm, có chuyên môn khá tốt, 100% đạt chuẩn, số giáo viên trên chuẩn
ngày càng nhiều, hiện có 26 Đ/c chiếm 35.1%.
- Được sự phối hợp chặt chẽ của Cha mẹ học sinh, sự cộng đồng trách
nhiệm, giúp đỡ của các thế hệ cựu giáo viên và học sinh Đào Duy Từ, của các
đơn vị, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nhà trường trong các hoạt động giáo dục
học sinh.
- Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của

tỉnh, kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, nhiều gia đình có điều
kiện thuận lợi để tập trung đầu tư cho con em học tập.
- Cơ sơ vật chất nhà trường đã được sửa chữa, bổ sung để đáp ứng như cầu
cơ bản vè giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
4


Khó khăn:
- Cùng địa bàn tuyển sinh với trường THPT Chuyên của Tỉnh, nên trường
khó thu hút học sinh giỏi, xuất sắc từ các khối THCS. Phương pháp học tập cảu
học sinh còn chậm thay đổi chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, ý thức tự giác học tập, rèn
luyện của một số bộ phận học sinh còn hạn chế.
- Đầu năm số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, chất lượng giáo viên một số
tổ còn chưa đều, số GV đi học đông, số lượng giáo viên nữ đông và nhiều người
đang ở độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ nên ảnh hưởng đến phân công lao động.
- CSVC của nhà trường chỉ mới đảm bảo các yêu cầu cơ bản của việc dạy
học.
 Đội ngũ giáo viên và cán bộ nhân viên của trường:
DANH SÁCH HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG, TỔ TRƯỞNG,
TỔ PHÓ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Họ và tên
Dương Văn Trai
Dương Thị Hoài Thu
Nguyễn Văn Thông
Phạm Thị Thúy Tâm
Cao Thị Thanh Hoài
Đặng Thị Thanh Sơn
Đoàn Huy Hồng
Đoàn Thị Phương Thảo
Hà Thị Thái Bình
Nguyễn Đăng Thân
Nguyễn Quang Khải
Nguyễn Thanh Hải

Nguyễn Thị Thu Hiền
Phạm Thị Diệu Hằng
Từ Thị Thu Hài
Hồ Thị Hồng Phương
Đồng Thị Dũng
Nguyễn Bích Hà
Hoàng Hà
Đậu Nam Thành
Hoàng Thị Minh Huệ
Hoàng Thị Uyên
Nguyễn Duy Thuận
Nguyễn Đại Quân

Chức vụ
Hiệu trưởng
PHT
PHT
PHT
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng

Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
5

Tổ

Ghi chú
01/09/2017
15/11/2017
01/12/2017

Sử
NN
Tin
Địa
VP
Lý- CN
Thể
Toán
Sinh- CN
GDCD
Văn
Hóa
Văn

Văn
Lý- CN
Lý – CN
Toán
Toán
TD-GDQP-AN
TD-GDQP-AN

4/2016

4/2016
12/2016
4/2016
9/2016


25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Nguyễn Thị Kim Cúc
Hoàng Hải Thanh
Phan Thị Hương

Đặng Thị Thúy Liễu
Nguyễn Thị Mai Liên
Phạm Thị Thu Hoài
Trần Liêm Sơn
Lê Thị Bích Thuận
Nguyễn Mạnh Hà
Dương Chí Đông

Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó

Hóa
Hóa
NN
NN
Sinh – CN
VP
GDCD
Sử
Địa
Tin


4/2016

DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2017 – 2018
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
VŨ QUANG HƯNG
NGUYỄN ĐĂNG THÂN
NGUYỄN THI LIÊN
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
TỪ THỊ THU HÀI
ĐẶNG THỊ THÚY LIỄU
NGUYỄN THỊ THÙY MINH
TẠ NHAN NỮ TÚ ANH
NGUYỄN HỒ MINH NGỌC
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
VÕ TÔ NHƯ
HỒ THỊ HỒNG PHƯƠNG
ĐẶNG THỊ NGỌC CHÂU
NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH
ĐINH THỊ PHƯƠNG HÀ
LÊ THỊ BÍCH THUẬN
TRẦN THỊ LỆ AN
NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
PHẠM THỊ DIỆU HẰNG
VÕ THỊ HỒNG HẠNH
NGUYỄN MẠNH HÀ
VÕ VĂN NGÔN
NGHUYỄN THU HƯƠNG
ĐẬU NAM THÀNH

HOÀNG THỊ MINH HUỆ
HOÀNG HẢI THANH
NGÔ THỊ NGA
PHẠM THỊ NHÂN
6

LỚP CHỦ NHIỆM
10A1
10A2
10A3
10B
10C
10D1
10D2
10D3
10D4
10D5
10D6
10D7
11A1
11A2
11A3
11B
11C
11D1
11D2
11D3
11D4
11D5
11D6

11D7
12A1
12A2
12A3
12A4
12B1


30
31
32
33
34

NGUYỄN THỊ NGỌC GIANG
PHAN THỊ HƯƠNG
TRẦN THỊ KIM HUỆ
PHAN THỊ KIM LOAN
LÊ VĂN CƯỜNG

12B2
12B3
12B4
12B5
12B5

 Chất lượng đội ngũ:
- 100% Cán bộ, giáo viên đạt chuẩn đào tạo; 30% trên chuẩn; đang theo
học cao học 11, NCS: 01, đào tạo VB 2 môn GDQP: 02.
- Giáo viên có giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, là điều kiện

để tạo môi trường học tập tốt cho học sinh trường THPT Đào Duy Từ.
 Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất nhà trường: Hiện tại nhà trường đã có đủ các phòng học
cho 2 ca; các phòng thực hành đạt yêu cầu (4 phòng: Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ),
phòng bộ môn (3p), thư viện, nhà tập đa chức năng, các phòng Tổ chuyên môn
(11p) và Hệ thống phòng làm việc cho khối hành chính. Đảm bảo đầy đủ nước
sạch cho sinh hoạt của giáo viên, học sinh và các hoạt động khác của nhà
trường. Môi trường thoáng mát, sạch sẽ đảm bảo tiêu chuẩn trường "Xanh, Sạch,
Đẹp, An toàn". Cổng trường khang trang, hệ thống hàng rào bảo vệ kiên cố, an
ninh nhà trường khá đảm bảo.
 Số lượng học sinh, số tiết:
- Số lớp: 34 lớp (kỳ I), 33 lớp (kỳ 2).
- Số lượng HS: Cụ thể (học kỳ 2):
Khối
10
11
12

Lớp

Tổng số học sinh

11
12
10

471
531
396


 Chỉ tiêu phấn đấu năm học 2017 – 2018:
TT

Nội dung thi đua

Kết quả năm học 2016
– 2017

Chie tiêu phấn đấu
năm học 2017 –

1

Hành kiểm

Tốt, khá 99,77%

2018
Tốt, khá > 99%

2

Học lực

Giỏi, khá: 80.65%

G,

7


K:

80%;

TB:


TB: 19.92%
3
4
5
6

Tỷ lệ LL sau thi lại
Tỷ lệ thi TN 12
Tỷ lệ thi đỗ ĐH
Thi HSG 11, 12

1908%; Yếu: 0.2%

Yếu: 0.23%
100%
100%
100%
>99 %
70%
80%
66 giải cá nhân, 03 giải >45% Hs dự thi đạt
ĐĐ


7

VN, TDTT

giải CN, 4 – 5 giải


Hội thi TDTT đạt 06 Giải ba caaso tỉnh trở
HC

II
8
9

10
11
12
13
14
15

Kết nạp Đảng
Xếp loại VC

Lao động TT
CSTĐCS/CT
DHTĐ Trường
Đảng bộ
Công đoàn
Đoàn trường



lên.

03
HTXSNV:

2-3
49,4%, HTXSNV:

53,4%,

HTTNV

38.0%. HTTNV

38.9%.

HTNV: 12.6%
87.3%
10/2
Tập thể LĐ xuất sắc
TSVM
VMXS
VMXS

HTNV: 7.7%
>90%
12/2
Tập thể LĐ xuất sắc

TSVM
VMXS
VMXS

Lịch học:

Lịch học: Trường chia làm 2 buổi học sáng và chiều. Mỗi tuần học 6 ngày,
mỗi buổi học 5 tiết.
- Buổi sáng: 6h45 vào sinh hoạt 15p.
Tiết 1: 7h – 7h45
Tiết 2: 7h50 – 8h35
(Ra chơi 15p)
Tiết 3: 8h50 – 9h35
Tiết 4: 9h40 – 10h35
Tiết 5: 10h40 – 11h25
- Buổi chiều: 12h30 và sinh hoạt 15p.
Tiết 1: 12h45 – 13h30
Tiết 2: 13h35 – 14h20
Tiết 3: 14h25 – 15h10
8


(ra chơi 15 phút)
Tiết 4: 15h35 – 16h20
Tiết 5: 16h25 – 17h10


Thành tích, kết quả học tập của học sinh:

- 3 em học sinh Thủ khoa khối:

Khối 10: Đinh Nguyễn Khánh Chi – lớp 10A1- Điểm TK 9.1
Khối 11: Hoàng Diệp Sương – lớp 11B – Điểm TK 8.7
Khối 12: Lại Thị Diệu Hiền – lớp 12B2 - Điểm TK 8.7
3. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường:
- Giáo dục, giảng dạy học sinh theo mục tiêu và nguyên lý và chương trình
giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra đánh giá
theo quy định, lên lớp đúng giờ.
- Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đúng thực chất,
nghiêm khắc với những học sinh vi phạm nề nếp, gian lận trong kiểm tra thi cử,
kiểm tra và trả bài kiểm tra đúng quy định và yêu cầu của chuyên môn, ghi sổ
đầu bài và đánh giá đầu bài cẩn thận, chính xác, không viết tắt tựa đề bài dạy
vào sổ điểm phải đúng chính xác, nếu sai phải sửa theo quy định. Lên kế hoạch
giảng dạy vào ngày đầu tuần và để đúng nơi quy định. Tham gia đầy đủ các buổi
họp và sinh hoạt của tổ, trường và các đoàn thể tổ chức khác.
- Rèn luyện đạo đức học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy tham gia thao giảng, dự giờ các
đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm, GV mới ra trường dự 2 tiết một tuần. GV
có tuổi nghề 3 năm thì dự giờ 1tiết/ tuần.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều kệ của
nhà trường.
- Giữ gìn, phẩm chất và danh dự, uy tín của nhà giáo gương mẫu trước học
sinh. Đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của
HS, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp. Phối hợp với GVCN, các GV khác,
gia đình học sinh, Đoàn TNCS HCM trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục
HS.

9


- Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt vào buổi sinh hoạt trường cũng như tất

cả các hoạt động của HS vào ngày 28 hàng tháng phải xếp nộp danh sách hạnh
kiểm của HS.
- Phải thực hiện điều lệ do Bộ GD quy định và điều lệ nhà trường gồm:
+ Phong cách lối sống đạo đức của nhà giáo, trang phục đúng quy định
vào giờ chào cờ, các ngày lễ, sinh hoạt, thực hiện đúng giờ giấc trong dạy học,
có tác phong nghiêm túc, lối sống lành mạnh nêu gương cho HS.
+ Hoạt động chuyên môn: tất cả các giờ dạy đều phải có giáo án, những
tiết dạy thay, được dạy thay cũng phải có giáo án, được soạn bằng máy, mỗi học
kỳ phải soạn tối thiểu 2 tiết có sử dụng máy chiếu.
+ Phải tiến hành kiểm tra đánh giá HS theo quy định: tự luận có ít nhất
2 đề khác nhau; trắc nghiệm có ít nhất 4 đề khác nhau, nội dung kiểm tra phải
phù hợp chương trình, xây dựng nguồn tư liệu mở, mỗi GV mỗi kỳ phải soạn
một đề thi học kỳ.
-

Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

4. Các loại hồ sơ của học sinh:
- Sổ gọi tên, ghi điểm
- Sổ ghi đầu bài
- Sổ đăng bộ
- Sổ học bạ
- Hồ sơ tuyển sinh
- Hồ sơ lên lớp, học lại
- Sổ theo dõi chuyển đi, chuyển đến
5. Cách đánh giá, xếp loại học sinh:
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT căn cứ theo Thông tư
số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM

Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ
và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ,
công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn
lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của
trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
10


- b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với
nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục
phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- 2. Xếp loại hạnh kiểm:
- Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu
(Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu
căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
1. Loại tốt:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy
định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh
với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp
đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị,
khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực
trong cuộc sống, trong học tập;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ

chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống
theo nội dung môn Giáo dục công dân.
2. Loại khá:
Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến
mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo,
cô giáo và các bạn góp ý.
3. Loại trung bình:
- Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1
Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã
tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4. Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm
sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc
thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
11


b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên,
nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người
khác;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi
phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC
Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục

trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu
(Y), kém (Kém).
Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả
năm học
1. Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng
nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình
giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết
quả các bài kiểm tra theo hai mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội
dung trong bài kiểm tra;
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu
chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối
với môn Giáo dục công dân:
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến
thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy
12


định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện
đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định
trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm học.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo
đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo
viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
c) Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại.
d) Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10;
nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này.
2. Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình môn
học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học;
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi
học kỳ, cả năm học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ);
nhận xét về năng khiếu (nếu có).
Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm
tra
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1
tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra
thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường
xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ
số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
13



b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các
bài kiểm tra đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ.
Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm
1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra
các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KT tx của từng
môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định
thêm một số bài kiểm tra đối với môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KT tx theo
hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KT đk là số nguyên hoặc
số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
5. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 điều này phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức
độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học
sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng
cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ (đối với những môn học đánh giá bằng
nhận xét). Kiểm tra bù được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc cuối năm học.
Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học
1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:
a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của điểm các
bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Quy
chế này:
TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk
Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3
- TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KT tx

ĐTBmhk =

- TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KT đk
- ĐKThk: Điểm bài KThk
14


b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTB mcn) là trung bình cộng của
ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:
ĐTBmhkI +

2

x

ĐTBmcn =

ĐTBmhkII
3
c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số
thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
a) Xếp loại học kỳ:
- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2,
3 Điều 8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài
kiểm tra học kỳ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Xếp loại cả năm:
- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ,
học kỳ II xếp loại Đ.

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp
loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ.
c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận
xét vào học bạ.
3. Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp
loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
Điều 11. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTB hk) là trung bình cộng của điểm
trung bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTB cn) là trung bình cộng của
điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số
thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
15


a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc
không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép,
nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm
có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để
xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn

luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
Điều 16. Kiểm tra lại các môn học
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực
cả năm học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểm
trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại CĐ để kiểm tra lại. Kết
quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó
để tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt
loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 17. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả
năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình
thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè
được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân
cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu
trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 18. Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt
hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu
đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
16


6. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
- Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục:
+ Tổ chức dự giờ các giáo viên bộ môn theo kế hoạch đưa ra từ đầu năm.
+ Tham gia thi giáo viên dạy giỏi
+ Soạn bài phải bám sát theo chương trình, chú ý các chương trình được
tinh giảm.

+ Bài giảng phải có định hướng nội dung, câu hỏi phải bảm sát đối tượng.
+ Tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi: tổ, nhóm chuyên môn có kế hoạch chọn lựa học sinh,
phân công cụ thể từng cá nhân nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị kĩ nội dung và thời
lượng cần bồi dưỡng, cập nhật các nội dung mới ngay từ đầu năm học. Giáo
viên coi trọng việc hướng dẫn cụ thể các tài liệu tham khảo để học sinh tự học
tập, nghiên cứu, giáo dục cho học sinh tính tích cực, chủ động sáng tạo. Ngoài
trách nhiệm chung của tổ trưởng, khuyến khích giáo viên nhận trách nhiệm tổ
chức đội tuyển.
- Thực hiện tốt việc dạy học tự chọn
Môn học tự chọn nâng cao của ban cơ bản có thể sử dụng sgk nâng cao hoặc sử
dụng sgk biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề nâng cao của
môn học. Dạy học chủ đề tự chọn bám sát để ôn tập, hệ thống hóa khắc sâu kiến
thức, kĩ năng không bổ sung kiến thức nâng cao
- Tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá

III. NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM SV THU NHẬN ĐƯỢC:
Trong quá trình về thực tập tìm hiểu thực tế về Trường THPT Đào Duy
Từ, bản thân em đã được biết về lịch sử hình thành của trường, các thành tích thi
đua về học tập cũng như các hoạt động ngoài xã hội mà trường đạt được trong
nhiều năm qua. Điều đó đã tạo cho bản thân rút ra những bài học:
1. Đánh giá chung:
- Trường học thông thoáng, sạch sẽ, khang trang, thân thiện với sự bố trí hợp lí
các phòng chức năng.
- Các thầy, cô vui vẻ, niềm nở, thân thiện, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình.
17


- Phong cách làm việc, nề nếp, giao tiếp, ứng xử thân thiện, phù hợp với môi
trường sư phạm.

- Tỉ lệ học sinh chấp hành đúng nội quy nhà trường tương đối cao.
- Học sinh thân thiện, dễ gần, vui vẻ, nhiệt tình.
- Hoạt động dạy và học sôi nổi trong giờ có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe
nhìn tương đối hiện đại.
- Phong trào hoạt động của nhà trường có tác dụng phát huy được tính năng
động, ham học hỏi của học sinh đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của các học
sinh.
- Về tác phong sư phạm:
- Trang phục chỉnh tề, gọn gàn, nghiêm chỉnh, đúng nội quy nhà trường.
- Đúng đắn nhẹ nhàng trong cư xử, giao tiếp, chan hòa thân thiện với
đồng nghiệp, cởi mở với học sinh.
- Đi đúng giờ, dạy đúng tiết, chấp hành đúng nội quy quy chế nhà trường
2. Bài học về công tác giáo dục học sinh:
- Ngoài học giờ học chính khóa, thì giáo viên còn biết cách tổ chức các hoạt
động ngoại khóa nhằm phát triển năng lực của học sinh
- Luôn luôn quan tâm đến công tác giáo dục nhân cách và kỹ năng sống cho
học sinh rèn luyện tác phong cách cư xử đúng chừng mực. Tạo môi trường học
tập hợp tác, sáng tạo cho học sinh, rèn luyện tác phong cách cư xử đúng chừng
mực.
- Trong nhà trường luôn tạo môi trường thân thiện, thầy cô thương yêu học
sinh, các em tôn trọng và quý mến thầy cô, mỗi thầy cô thực sự là tấm gương để
học sinh noi theo.
- Quan tâm sâu sắc đến hoàn cảnh, chủ động nắm bắt tường đối tượng học
sinh để có cách giáo dục phù hợp.
- Nắm bắt rõ tâm sinh lý học để thấu hiểu học sinh.
- Tạo điều kiện cho các học sinh có học lực yếu kém tích cực học tập đưa kết
quả đi lên.
3. Bài học về tổ chức và quản lý học sinh
- Các tổ chức đoàn hoạt động khoa học, hiệu quả, hệ thống từ trên xuống
dưới, các đội thanh niên mỗi ngày đều thực hiện nhiệm vụ với nội dung gần gủi,

lành mạnh.

18


-

Biện pháp quản lý học sinh hiệu quả nhất đó là giáo dục, học sinh được giáo

dục tốt sẽ có ý thức tự quản lý được mình.
- Phải có trách nhiệm cao trong xây dựng, duy trì khối đoàn kết cơ quan trên
tinh thần cầu thị, tương thân, tương trợ giữa các giáo viên, cán bộ và nhân viên.
- Đầu tư cho công tác chủ nhiệm lớp, phát hiện những học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, học yếu kém, ham chơi, đau ốm tìm hiểu tâm lý của các học sinh..
- Tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể để có các tham vấn và tư vấn tâm lý kịp
thời, giải quyết vấn đề từ nguyên nhân.
4. Bài học về quá trình lên lớp của học sinh:
• Bài học rút ra trong quá trình dự giờ chuyên môn GDCD và giúp đỡ các học
sinh:
- Biết cách ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy, nhằm
phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
- Đổi mới cách dạy học, từ dạy học theo kiểu giáo viên hỏi học sinh trả lời bằng
cách thảo luận nhóm, xử lý tình huống tạo môi trường học tập hòa nhập và hợp
tác
- Cần biết cách nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, xác định các
nội dung dạy học và cụ thể hóa ở mỗi bài học: cụ thể là ở mỗi bài học cần xác
định nội dung chính và dựa trên trình độ của học sinh, phương tiên của lớp học
để đề ra phương án dạy học..
- Cần sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học thiết thực và hiệu quả nhưng
không quá xa đà

5. Bài học rút ra trong công tác chủ nhiệm tuần 28:
- Nắm bắt danh sách học sinh, BCS, BCH.
- Nắm bắt tình hình của lớp qua sổ đầu bài, sổ cờ đỏ…
- Quan tâm trò chuyện với học sinh để nắm bắt tình hình biết được điểm mạnh
điểm yếu để có hướng giải quyết.
- Phải bao quát, nắm rõ tình hình của lớp từ những việc nhỏ nhất, lường trước
các tình huống và định hướng cách giải quyết cho học sinh.
- Chỉ gợi ý cho ban cán sự và các thành viên trong lớp thực hiện chứ không
trực tiếp làm. Tuy nhiên vẫn đảm bảo hiệu quả, công bằng và tính đồng thuận
cao nhất.
- Đối với các trường hợp vi phạm giáo viên cần nhạy bén trong xử lý, chỉ ra
cái sai cho học sinh phải đi vào chi tiết, cho học sinh thấy được động lực để
phấm đấu.
- Những trường hợp tập thể không ra quyết định, giáo viên là người quyết
định cuối cùng nhưng phải kèm sự giải thích chính đáng.
19


-

Nắm tình hình phát của học sinh qua các tuần, tháng để so sánh nhằm kịp

thời định hướng phương pháp cho học sinh.
IV: CẢM XÚC BAN ĐẦU
Đến với ngôi trường THPT Đào Duy Từ - Quảng Bình một ngày se lạnh
mưa phùn mùa xuân, em cũng như bao bạn sinh viên khác mang trong mình một
cảm giác khó tả. Ở đó có cả vui mừng nhưng cũng đan xen cảm giác lo lắng, giờ
đây em và các bạn đứng trên vai trò là một “giáo sinh thực tập” sẽ bắt đầu một
hành trang mới trong cuộc đời của mình, được các cô cậu học sinh gọi hai từ
thân thương “Cô giáo”.

Về trường hình ảnh đầu tiên đập vào trong mắt em là một ngôi trường có
cơ sở hạ tầng rất khang trang, sạch đẹp; các phòng học và phòng làm việc được
bố trí rất khoa học và thuận tiên cho việc tìm hiểu và đi lại. Nơi đây, các thầy cô
cũng như các em học sinh rất thân thiện, gần gũi. Nhìn ngôi trường, nhìn bảng
đen phấn trắng, những tiếng cười đùa cả các cô cậu học sinh làm cho bao cảm
xúc thân quen lại ùa về trong em. Cũng từng một thời nô đùa dưới gốc Phượng,
Bàng, cũng một thời mình ngây ngô vô tư như những cậu học sinh kia… Bốn
năm trôi qua rồi, cứ ngỡ mọi thứ sẽ khó tìm lại được nhưng hôm nay khi được
về thực tập nơi đây thì bao kỷ niệm xưa cũ lại hiện lên trong tâm trí em. Cảm
giác xa lạ ban đầu bị xua tan, thay vào đó là một cảm giác thật thân quen và gần
gũi như em đang được trở về những ngày tháng cắp sách đến trường của mình
vậy. Và dường như những kỉ niệm một thời học sinh đã qua lại được tái hiện một
cách sống động ngay trước mắt em. Thế là bốn năm đã trôi qua, nhìn lại sao lại
nhanh đến vậy. Bây giờ em bước vào cánh cổng trường nhưng đã với môt tư
cách khác, tư cách của một người Cô.
Gác lại những kỷ niệm xưa cũ của thời học sinh, khi em về thực tập tại
Trường thpt Đào Duy Từ em được quý thầy cô trong trường tận tình hướng dẫn
tham quan trường. Nơi đây, môi trường thân thiện, quý thầy cô rất vui vẻ và
nhiệt các em học hòa đồng dễ mến đã làm cho cảm xúc lo lắng ban đầu của em
đã bị xóa bỏ, thay vào đó là cảm xúc hân hoan, quen thuộc trong em. Thực sự
ngôi Trường THPT Đào Duy Từ đã mang lại cho em rất nhiều cảm xúc mà em
không thể nào quên. Điều đó đã tạo động lực cho em bước tiếp trên con đường
mình đã chọn.
20


V. MONG MUỐN CỦA BẢN THÂN Ở ĐỢT THỰC TẬP
Là một sinh viên trường Đại học Sư phạm Huế dứơi sự phân công của nhà
trường, em được về trường THPT Đào Duy Tư thực tập. Bản thân em biết rõ
mình còn thiếu sót rất nhiều kinh nghiệm và không tránh khỏi những sai sót

trong quá trình thực tập. Em cũng như các bạn khác trong đoàn thực tập hi vọng
qúy thầy cô giúp đỡ em trên con đường đem con chữ đến với các em học sinh.
Đợt thực tập chỉ diễn ra trong thời gian 7 tuần nhưng bản thân em sẽ cố
gắng học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô đi trước từ công tác chủ nhiệm tới
công tác giảng dạy để làm hành trang quý báu cho bản thân mình khi đi gieo con
chữ.
Giờ đây, trên một vài trò mới là một “giáo sinh thực tập” em sẽ cố gắng
phát huy hết các năng lực của mình và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
trong đợt thực tập này. Sẽ có rất nhiều tình huống sư phạm sẽ xảy, sẽ có những
thiếu sót, những lỗi không may xảy ra em rất mong quý thầy cô giúp đỡ để em
có thể xử lý một cách hợp tình và hợp lí. Trong quá trình làm công tác chủ
nhiệm, vì thời gian chỉ vẹn tròn 7 tuần, một thời gian chưa thể gọi là dài để em
nắm bắt cụ thể tình hình và đặc điểm tâm sinh lí của các em học sinh lớp mình
chủ nhiệm nên không thể phát huy được hết khả năng của bản thân, sẽ còn rất
nhiều những thiếu sót trong công tác chủ nhiệm mong quý thầy cô hướng dẫn,
bảo ban cho em để hoàn thàng tốt công tác chủ nhiệm. Đối với công tác giảng
dạy, bản thân em biết mình còn rất nhiều thiếu sót, kinh nghiệm đứng giảng còn
nhiều khuyết điểm, kiến thức còn mơ hồ… vậy nên em rất mong nhận được sự
chỉ dẫn tận tình từ quý thầy cô.
Sau cùng, em hi vọng quý thầy cô yêu thương và giúp đỡ em trên con
đường chập chững bước vào nghề. Và em sẽ cố gắng cùng với các bạn trong
đoàn thực tập để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và cố gắng đưa trường
mình ngày càng một phát triển hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 01 tháng 03 năm 2018
Sinh Viên thực hiện:

21



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT Đào Duy Từ-Quảng Bình,
thầy Hiệu trưởng Dương Văn Trai cùng quý thầy cô giáo trong hội đồng sư
phạm nhà trường và quý thầy cô hướng dẫn đã giúp em nắm bắt được tình hình
giáo dục của tỉnh Quảng Bình nói chung và đặc biệt của trường THPT Đào Duy
Từ nói riêng. Để từ đó giúp em có thêm cái nhìn đúng đắn về nghề giáo và có
thêm nhiều hiểu biết giúp ích cho quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài
báo cáo này.
Trong quá trình thực tập, thời gian và kinh nghiệm của bản thân còn hạn
chế nên khó tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được những ý
kiến chỉ dẫn của quý thầy cô. Đó là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện bản
thân mình trên con đường gieo con chữ sau này.
Xin cảm ơn các em học sinh trường THPT Đào Duy Từ - Quảng Bình và
bạn bè đã đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại
trường.
Em xin chân thành cảm ơn!



×